27.1.17

Donald Trump, một Mao Trạch Đông kiểu Mỹ?



DONALD TRUMP, MỘT MAO TRẠCH ĐÔNG KIỂU MỸ?
Joana Hiu
Một du khách chụp ảnh trước tượng sáp Donald Trump tại Bảo tàng Grevin ở Seoul vào ngày 20 tháng 1, 2017. (Ảnh: ED JONES/AFP)
Liệu Donald Trump có là người thừa kế của Mao Trạch Đông? So sánh có thể có vẻ hơi nặng một chút, nhưng đó là điều mà một số chuyên gia đang cố chứng minh khi so sánh hai người đàn ông này. Ví dụ, người thừa kế tinh thần chính trị theo chủ nghĩa Mao không ở Bắc Kinh mà từ nay ở Washington. Giữa các mâu thuẫn, các thay đổi liên tục trong tư thế và ý tưởng, những đặc điểm của người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dường như được tìm thấy lại ở vị tổng thống mới của Mỹ.
Print Friendly and PDF

25.1.17

Thu nhập cơ bản và nền dân chủ xã hội

Philippe Van Parijs (1951-)

THU NHẬP CƠ BẢN VÀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI

Philippe van Parijs
Cách tiếp cận thu nhập cơ bản thực sự là cần thiết, nhưng nó không phải là phần thuộc về truyền thống dân chủ xã hội. Hãy nghĩ về nó. Tất cả mọi sự đồng thuận thời hậu chiến là về bảo hiểm quốc gia, chứ không phải là thu nhập cơ bản. Bây giờ, hoặc là chúng ta sẽ đi đến việc có một mức thu nhập cơ bản để điều tiết xã hội của chúng ta, hoặc là chúng ta sẽ luôn có nhiều xung đột xã hội quan trọng.
Yanis Varoufakis, The Economist (Tạp chí Nhà Kinh tế), 31 Tháng ba 2016
Ý tưởng về thu nhập cơ bản vô điều kiện đang là vấn đề thời thượng. Từ Phần Lan đến Thụy Sĩ, từ San Fransisco tới Seoul, mọi người đều nói về nó như thể họ chưa bao giờ nói. Hai lần trước đây, thu nhập cơ bản từng là chủ đề của một tranh luận công có thật, mặc dù ngắn ngủi và giới hạn trong một quốc gia tại một thời điểm. Trong cả hai sân khấu, lực lượng trung tả đã đóng một vai trò trung tâm.
Print Friendly and PDF

24.1.17

Tập Cận Bình chuẩn bị đáp trả Trump


TẬP CẬN BÌNH CHUẨN BỊ ĐÁP TRẢ TRUMP
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos vào ngày 17 tháng 1, 2017. (Ảnh: FABRICE COFFRINI/AFP)
Không thể bỏ qua sự khôn khéo của Tập Cận Bình. Đối với một chủ tịch của Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện tại Diễn đàn Davos, nhà lãnh đạo số một của Đảng Cộng sản đã nhập cuộc một cách hoàn hảo. Khi tự cho mình là người bảo vệ khó tin của thương mại tự do, ông đã ngầm gửi đi một lời cảnh báo cho Donald Trump, ba ngày trước khi Trump nhậm chức tại Nhà Trắng. Trung Quốc đã chuẩn bị trả đũa trong trường hợp có chiến tranh thương mại.
Print Friendly and PDF

23.1.17

Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại không chỉ liên quan đến tiền bạc và quyền lực



LÀM CHO NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI TRỞ LẠI KHÔNG CHỈ LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN BẠC VÀ QUYỀN LỰC
ROBERT J. Shiller
Năm 1959, kiểm tra lần cuối những chiếc xe hiệu Plymouth vào giai đoạn cuối của dây chuyền lắp ráp. Ảnh: Bettmann
"Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại," khẩu hiệu của Tổng thống đắc cử Donald J. Trump trong chiến dịch tranh cử thành công, đã được khắc đậm nét trong ý thức của dân tộc [Mỹ]. Nhưng chúng ta rất khó biết được phải làm gì với những lời nói mơ hồ đó.
Chúng ta không có một định nghĩa rõ ràng về từ "vĩ đại", chẳng hạn, hoặc về một thời điểm lịch sử nào đó, cứ đoán chừng vậy, khi nước Mỹ đã trở thành thực sự vĩ đại. Từ quan điểm kinh tế, chúng ta không thể nói về sự giàu có của quốc gia, bởi vì đất nước đang giàu có hơn bao giờ hết: thu nhập quốc dân thực tế ròng bình quân đầu mỗi hộ gia đình đã đạt mức cao kỷ lục, theo các dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang.
Print Friendly and PDF

21.1.17

Sự hình thành Khoa học - Kỹ thuật

SỰ HÌNH THÀNH KHOA HỌC - KỸ THUẬT

Hàn Thuỷ

1. Chi tiết nhỏ của một vấn đề lớn

Nguyễn Văn Trung, trong bài Việt Nam đang đi vào khúc ngoặt lịch sử những năm cuối thế kỷ, hãy cảnh giác, đăng trong Diễn Đàn số 31, tháng 6.94 đã đặt ra vấn đề kết hợp phát triển khoa học kỹ thuật với sự phát triển và bảo vệ văn hoá, trong đó có tôn giáo. Rõ ràng đây là một chủ đề rất cơ bản và bao quát, từng được nhiều học giả tha thiết, như một Trần Quốc Vượng[1], một Lê Thành Khôi[2]. Ngày nay, khi mà ảo tưởng về một hệ tư tưởng chính thống và siêu việt, có khả năng trả lời mọi câu hỏi, đã sụp đổ, chủ đề càng cần được đào sâu trong thảo luận tự do và rộng rãi. Nguồn gốc tâm lý của ảo tưởng này phải chăng là sự kết hợp giữa cái huyền thoại về một xã hội đại đồng muôn thuở của người nông dân Á Đông[3] và sự lười biếng độc lập suy nghĩ của đại bộ phận trí thức, cũng lại Á Đông, trong thời nho mạt, chỉ quen nhại lại những “Tử viết”, và khi cái bút lông không chọi lại được bút sắt thì cũng chỉ biết đi tìm những “Tử viết” khác? Tuy nhiên, đả phá thì dễ mà xây dựng rất khó khăn.
Bài này chỉ có tham vọng xới lên một số câu hỏi chung quanh cái quan hệ giữa khoa học - kỹ thuật và văn hoá.
Print Friendly and PDF

19.1.17

Tại Davos, cuộc gặp gỡ của một thế giới đảo lộn

TẠI DAVOS, CUỘC GẶP GỠ CỦA MỘT THẾ GIỚI ĐẢO LỘN
Diễn đàn Kinh tế Thế giới, khai mạc vào ngày hôm nay, lần đầu tiên tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Sylvie Kauffmann (đặc phái viên, tại Davos (Thụy Sĩ))
Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017 khai mạc vào thứ Ba này tại Davos, trong dãy núi Alpes của Thụy Sĩ, trong một ngày rất đặc biệt: đơn giản, đó là một thế giới đảo lộn, là chủ đề trong suốt tuần này.
Print Friendly and PDF

17.1.17

Tony Atkinson chưa bao giờ ngừng tin vào một lựa chọn thay thế



Tony Atkinson vào năm 2015 ©Niccolò Caranti

TONY ATKINSON CHƯA BAO GIỜ NGỪNG TIN VÀO MỘT LỰA CHỌN THAY THẾ

Nhà kinh tế học vĩ đại, người đã mất ở tuổi 72, đã từ chối chấp nhận các thuyết chính thống
Vào những ngày này ai cũng biết là chúng ta có vấn đề về sự bất bình đẳng. Các nhà hành pháp nghiêm túc sẽ tiếp tục tán gẫu về cuốn Capital in the 21st Century [Tư bản trong thế kỷ 21] của Thomas Piketty tại Davos, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ tiếp tục cảnh báo tất cả chúng ta về khoảng cách giàu nghèo.
Tuy nhiên, điều khó khăn để có thể truyền đạt được đến những ai không liên quan gì đến kinh tế học trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra, mức độ thờ ơ đối với một chuyên ngành nay đã trở thành câu hỏi "ai có được cái gì”. Như Robert Lucas, nhà kinh tế học được trao giải Nobel, đã viết: "Trong số những xu hướng phương hại đến kinh tế học đúng đắn, thì xu hướng có sức quyến rũ nhất, và theo ý kiến của tôi mang tính độc hại nhất, là xu hướng tập trung vào các vấn đề về phân phối”. Khi còn là một nhà nghiên cứu trẻ tuổi khởi đầu sự nghiệp vào những năm 1990 nhìn vào khoảng cách thu nhập rất lớn ở Anh, tôi đã nhận thức rất nhiều là mình phải hoạt động ở bên lề của "kinh tế học phải đạo."
Print Friendly and PDF

15.1.17

Sự khác biệt giữa Kinh tế học hành vi và Kinh tế học truyền thống

KINH TẾ HỌC HÀNH VI
Richard H. Thaler Sendhil Mullainathan

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KINH TẾ HỌC HÀNH VI VÀ KINH TẾ HỌC TRUYỀN THỐNG[1]

Toàn bộ kinh tế học đều liên quan đến hành vi con người. Vậy, kinh tế học hành vi là gì, và nó khác với phần còn lại của kinh tế học như thế nào?
Kinh tế học truyền thống quan niệm một thế giới được những sinh vật tối đa hóa một cách có tính toán, phi-cảm tính được gọi là “Con người kinh tế” (“Homo economicus) ngự trị. Bộ khung kinh tế học chuẩn làm ngơ hoặc bài trừ gần như tất cả hành vi được các nhà tâm lý học xã hội và nhận thức nghiên cứu. Nhánh kinh tế học “phi hành vi” này có nhiều căn cứ ủng hộ: một số tuyên bố rằng mô hình là “đúng”; trong khi phần đông số người khác chỉ tranh luận đơn giản rằng mô hình chuẩn dễ mô hình hóa hơn và phù hợp thực tiễn hơn. Kinh tế học hành vi nảy sinh từ việc nhận thức rằng cả hai quan điểm trên đều không chính xác.
Mô hình kinh tế học chuẩn về hành vi con người bao gồm ba khía cạnh phi thực tế: tính duy lí không hạn chế, sức mạnh ý chí không hạn chế, sự vị kỉ không hạn chế - tất cả khía cạnh này đều được kinh tế học hành vi điều chỉnh.
Print Friendly and PDF

13.1.17

Anthony Atkinson, một nhà kinh tế học và chuyên gia người Anh về bất bình đẳng, đã qua đời vào ngày 1 tháng 1



ANTHONY ATKINSON, MỘT NHÀ KINH TẾ HỌC VÀ CHUYÊN GIA NGƯỜI ANH VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG, ĐÃ QUA ĐỜI VÀO NGÀY 1 THÁNG 1
Một chiến binh trí thức trong cuộc chiến chống lại đói nghèo
"THỜI GIAN là điều cốt yếu," Sir (Huân tước) Anthony Atkinson, nhà kinh tế học người Anh, đã viết trong một báo cáo về đo lường nạn đói nghèo trên thế giới, được công bố vào tháng 7 năm 2016. Ý nghĩa cấp bách của ông có thể đã bị ảnh hưởng bởi một sự thúc ép khác. Vào năm 2014, Sir Anthony đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư không thể chữa được. Một số người có thể đã tạm dừng làm việc; còn ông thì lại tăng tốc. Ông chủ trì một ủy ban của Ngân hàng Thế giới, nơi công bố bản báo cáo về nạn đói nghèo, và ông đã viết cuốn, "Inequality: What Can Be Done? [Bất bình đẳng: Những gì có thể làm được]", chỉ trong vòng ba tháng. Vào ngày 01 tháng 01, ông đã qua đời.
Print Friendly and PDF

11.1.17

Kinh tế học là một mớ bòng bong cần cải tổ



KINH TẾ HỌC LÀ MỘT MỚ BÒNG BONG CẦN CẢI TỔ
Sắp xếp các trường phái tư tưởng kinh tế rối mù
Cameron Murray
Trong bài viết trước (“Reforming Economics: The Challenge” – Thách thức của cải cách Kinh Tế Học), tôi đã khẳng định việc kết hợp các trường phái tư tưởng kinh tế rối mù vào một đề cương mang tính đa nguyên mạch lạc phải đối diện với thách thức về mặt xã hội lẫn kỹ thuật. Ở mức độ nào đó, hai thách thức này đi song đôi với nhau, vì việc giảng dạy bất cứ một chuyên ngành nào cũng chủ yếu phản ánh quan điểm xã hội của những người đang phụ trách chuyên ngành đó. Các quy ước xã hội được phản ánh trong giảng dạy, và việc giảng dạy củng cố thêm các quy ước xã hội đó.
Trong kinh tế học, và trong các chương trình đào tạo bậc đại học nơi mà đại đa số sinh viên được đào tạo từ A đến Z về kinh tế học, thực trạng trên được cụ thể hóa bằng sự thống trị nhất quán của phương pháp tiếp cận tân cổ điển – trường phái này khẳng định sự thống trị của mình trên các tạp chí và các hoạt động nghiên cứu thuộc dòng chính. Ngay cả trường phái kinh tế học hành vi và thực nghiệm vốn đã ra đời hàng thập kỷ nay vẫn không được nhắc đến trong các quyển sách giáo khoa kinh tế học trọng yếu, điều này cho thấy mối quan hệ căng thẳng giữa trường phái hành vi với dòng chính và trường phái hành vi vẫn đang bị cho ra rìa.
Print Friendly and PDF

9.1.17

Phần Lan bắt đầu thử nghiệm chế độ thu nhập phổ quát



PHẦN LAN BẮT ĐẦU THỬ NGHIỆM CHẾ ĐỘ 
THU NHẬP PHỔ QUÁT
Hai ngàn người đang tìm việc trong độ tuổi từ 25 đến 58 đang được chọn ngẫu nhiên để nhận số tiền 560 euro một tháng, thay cho trợ cấp thất nghiệp, trong vòng hai năm kể từ ngày 1 tháng Giêng. (Monde.fr và AFP)
Chủ nhật ngày 01 tháng Giêng, Phần Lan trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên thử nghiệm chế độ thu nhập cơ bản ở cấp quốc gia. ANDREJ ISAKOVIC/AFP
Trong khi ý tưởng thu nhập phổ quát ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong các cuộc tranh luận chính trị tại Pháp, thì kể từ chủ nhật ngày 01 tháng Giêng, Phần Lan trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên thử nghiệm chế độ thu nhập cơ bản ở cấp quốc gia. Hai ngàn người, trong độ tuổi từ 25 đến 58, được chọn ngẫu nhiên để nhận 560 euro một tháng trong vòng hai năm. Nét đặc thù duy nhất là chế độ thí điểm này giới hạn đối tượng được hưởng là những người đang tìm việc và đang hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, số tiền 560 euro hàng tháng sẽ thay thế cho khoản trợ cấp thất nghiệp hiện nay. Nếu người thụ hưởng trước kia nhận được một chế độ bồi thường cao hơn, thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi trả khoản chênh lệch. Các chế độ bảo hiểm y tế và phân bổ nhà ở vẫn sẽ được duy trì. Sự thay đổi lớn được đưa vào thử nghiệm này nằm ở việc mỗi người có thể chấp nhận một việc làm  tiếp tục được nhận chế độ thu nhập phổ quát, bất kể mức lương được nhận.
Print Friendly and PDF

7.1.17

Sự phát triển của Nghiên cứu Đông Nam Á ở Hàn Quốc

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á Ở HÀN QUỐC[1]
Park Seung WooLee Sang Kook[2]
Bùi Thế Cường (Chuyển ngữ)[3]

Quan tâm học thuật về Đông Nam Á xuất hiện ở Hàn Quốc khoảng đầu thập niên 1960, khi hình thành một số chương trình dạy ngoại ngữ trong đại học. Cũng trong khoảng thời gian này, Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước Đông Nam Á. Tuy nhiên thập niên 1960 và 1970 có rất ít công trình nghiên cứu.

Thế hệ nghiên cứu Đông Nam Á đầu tiên chỉ xuất hiện trong thập niên 1980, liên quan đến chính sách của Chính phủ về tự do hóa và mở cửa nền kinh tế. Cũng trong thời gian này, nhiều người Hàn Quốc bắt đầu quan tâm đến các nước khác, đặc biệt những nước ít được biết đến, trong đó có các nước Đông Nam Á. Đầu thập niên 1990, Hàn Quốc mở cửa mạnh mẽ với trào lưu “toàn cầu hóa” và “khu vực hóa”.
Print Friendly and PDF

5.1.17

Dựa quá nhiều vào nền tài chính sẽ làm đồ vỡ sự tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng sự bất bình đẳng

DỰA QUÁ NHIỀU VÀO NỀN TÀI CHÍNH SẼ LÀM ĐỒ VỠ SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LÀM GIA TĂNG SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG
Các nhà giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. Nền tài chính nuôi dưỡng sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập qua các mức thù lao thái quá được mời chào. © XINHUA/ZUMA-REA
Một hệ thống ngân hàng và tài chính phát triển tốt là một thành phần cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng đến một ngưỡng nào đó, một nền tài chính phát triển thái quá có những hiệu ứng tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng.
Những quan hệ giữa sự phát triển của nền tài chính và tình hình kinh tế là đối tượng của nhiều quan điểm của các nhà kinh tế. Một số nhà kinh tế có xu hướng làm nổi bật những lợi thế của một hệ thống ngân hàng và tài chính rộng mở: khả năng cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư vượt ra ngoài một vòng tròn khép kín, một sự phân bổ tối ưu tiền tiết kiệm, khả năng sử dụng các khoản tín dụng để trải đều các khoản thu nhập, khả năng quản lý rủi ro dẫn đến việc khuyến khích đổi mới sản xuất, sự gia tăng năng suất trong lĩnh vực tài chính đang lan rộng trong toàn bộ nền kinh tế, v.v..
Print Friendly and PDF

3.1.17

Lí thuyết điều tiết: nguồn gốc, đặc thù và triển vọng



Benjamin Coriat (1948-)

LÍ THUYẾT ĐIỀU TIẾT: NGUỒN GỐC, ĐẶC THÙ VÀ TRIỂN VỌNG

Benjamin Coriat[*]

Lời cảnh báo
Bài bạn sắp đọc cơ bản dựa trên bài phát biểu tại Nagoya năm 1986, theo lời mời của những nhà nghiên cứu Nhật mong muốn được nghe một trình bày về trường phái Pháp gọi là lí thuyết điều tiết. Nói như vậy để thấy bối cảnh đã xác định bài này. Trước hết, lúc bấy giờ cách tiếp cận bằng lí thuyết điều tiết (CTCĐT) chỉ mới độ mười tuổi, một thời gian quá ngắn đối với một trào lưu phân tích kinh tế và tôi chỉ có, như có thể hình dung, một khoảng lùi ngắn. Tiếp đấy tại vì những người đối thoại Nhật của tôi khám phá lí thuyết điều tiết. Cho đến lúc đó không có bài quan trọng nào được dịch sang tiếng Nhật. Vì thế tôi đã giới hạn ở những điều mà tôi nghĩ là thật sự thiết yếu và đặc thù của CTCĐT.
Tuy nhiên nếu tôi đã trích nhiều từ bài ban đầu này, đặc biệt là phần đầu, mà tôi chỉ sửa đổi và làm rõ vài điểm thứ yếu, đó là vì, sau khi cân nhắc và có khoảng lùi, tôi nghĩ là trình bày này vẫn còn có thể có ích đối với bạn đọc Pháp năm 1992. Thật vậy, ngoài cuốn sách của R. Boyer năm 1986, rất ít có bài nào của những tác giả của CTCĐT trình bày phương pháp của CTCĐT từ một quan điểm so sánh, đảm nhận hoàn toàn những khác biệt với các cách tiếp cận khác. Hơn nữa quyển sách của R. Boyer thường rất tỉnh lược trên những khiá cạnh mà phần mình tôi đã nhấn mạnh trong hội nghị Nagoya, tức là những điều kiện hình thành CTCĐT.
Print Friendly and PDF

1.1.17

CHÚC MỪNG NĂM MỚI, 2017 !


XIN CHÚC QUÝ BẠN CÙNG GIA QUYẾN SANG NĂM 2017 DỒI DÀO SỨC KHỎE, MỌI SỰ HẠNH THÔNG VÀ NHIỀU ĐIỀU NHƯ Ý !

PTKT
Print Friendly and PDF

Trung Quốc: Liệu vấn nạn ô nhiễm không khí có thể khơi mào một cuộc khủng hoảng chính trị không?



Trung Quốc: Liệu vấn nạn ô nhiễm không khí có thể khơi mào một cuộc khủng hoảng chính trị không?
Alexandre Gandil
Trung Quốc đang trải qua một giai đoạn ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trong năm (Ảnh: Reuters). Chụp lại ảnh bìa của tờ South China Morning Post, ngày 22/12/2016.
Liệu cuộc khủng hoảng môi trường có thể biến thành một cuộc khủng hoảng chính trị không? Đây là câu hỏi được tờ South China Morning Post đặt ra vào hôm thứ năm này, ngày 22 tháng 12. Tuần này, gần 500 triệu người dân Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi một đám mây ô nhiễm dày đặc, bao phủ hơn một phần bảy lãnh thổ của đất nước. Một giai đoạn ô nhiễm không khí lần thứ n mà các phương tiện truyền thông gọi một cách buồn bã là "vấn nạn ô nhiễm không khí" (Airpocalypse”, chơi chữ với Apocalypse, ngày tận thế – ND), và gợi lên những nghi ngờ của người dân về cách thức quản lý chất lượng không khí của chính quyền trung ương.
Print Friendly and PDF