30.9.15

Cách tiếp cận kinh tế phi chính thống đã chết như thế nào ở Đức


Christian Chavagneux

Cách tiếp cận kinh tế phi chính thống đã chết như thế nào ở Đức

Các nhà kinh tế phi chính thống Pháp đang đấu tranh để khỏi chết[*]. Đồng nghiệp Đức của họ không được may mắn như thế: họ đã biến mất khỏi vũ đài. Một phân tích chính xác cho thấy là trào lưu mainstream đã tổ chức những điều kiện thể chế dần dần đẩy họ ra rìa để rồi biến mất.

Nỗi ám ảnh Mĩ

Đối với các nhà nghiên cứu Arne Heise và Sebastien Thieme, thế hệ các nhà kinh tế trẻ thời hậu chiến, chủ yếu được đào tạo tại Hoa Kì, có một mặc cảm tự ti trước sự toán học hóa và hình thức hóa tăng dần của “khoa học” kinh tế Mĩ.
Print Friendly and PDF

28.9.15

Phỏng vấn Olivier Blanchard



Olivier Blanchard (1948-)

Phỏng vấn Olivier Blanchard

Olivier Blanchard hiện nay là Class of 1941 Professor of Economics tại đại học Massachusetts Institute of Technology. Ông được biết đến nhất nhờ những công trình về một số vấn đề kinh tế vĩ mô bao gồm tính cứng nhắc của giá cả, những hiệu ứng của chính sách tài khóa, nguyên nhân của thất nghiệp tương đối cao ở Tây Âu, và gần đây hơn về những vấn đề kinh tế gắn với sự chuyển đổi của Đông Âu.
Chúng tôi phỏng vấn Giáo sư Olivier Blanchard trong văn phòng của ông tại đại học Harvard, ngày 30 tháng mười 1997, trong thời gian một năm ông rời khỏi MIT.

Thông tin căn bản

Giáo sư bắt đầu học kinh tế lúc nào và ở đâu?
Tôi bắt đầu học kinh tế ở Paris năm 1966. Nhưng phải đợi đến những biến cố năm 1968 tôi mới thật sự quan tâm đến kinh tế. Tôi ở Pháp đến năm 1973 và sau đó sang MIT để học PhD và đỗ bằng này năm 1977.
Giáo sư được biết đến đặc biệt nhờ những công trình về kinh tế học vĩ mô. Điều gì đã khơi lên mối quan tâm của giáo sư đối với kinh tế học vĩ mô?
Print Friendly and PDF

Blanchard: Nhìn tới, nhìn lui

Olivier Blanchard (1948-)
Blanchard: Nhìn tới, nhìn lui
Olivier Blanchard sẽ thôi giữ chức Cố vấn Kinh tế và Giám đốc Vụ Nghiên cứu của IMF vào cuối tháng Chín.
Ông sẽ gia nhập Viện Peterson về kinh tế học quốc tế vào tháng Mười với tư cách là thành viên cao cấp C. Fred Bergsten đầu tiên, một vị trí được đặt tên theo người sáng lập viện chính sách 35 tuổi có ảnh hưởng này, và có trụ sở tại Washington.
Khi Blanchard, một người Pháp và là cựu chủ tịch của khoa kinh tế học tại Viện Công nghệ Massachusetts, gia nhập IMF vào ngày 1 tháng 9 năm 2008, ít người ý thức được rằng ông sẽ là tâm điểm của một cơn bão kinh tế toàn cầu. Hai tuần sau đó, ngân hàng Lehman Brother sụp đổ, đánh dấu điều mà nhiều người coi là sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-09.
Khủng hoảng là một sự kiện gây chấn thương tâm lý khiến tất cả chúng ta phải đặt thành vấn đề nhiều niềm tin từng được nâng niu”, Blanchard nói. Điều này bao gồm việc chất vấn nhiều giả định khác nhau về vai trò của chính sách tài khóa, bao gồm quy mô của các số nhân thuế khóa, việc sử dụng trái với thông lệ các biện pháp về chính sách tiền tệ và các công cụ cẩn trọng bảo vệ toàn bộ hệ thống tài chính, các luồng vốn và biện pháp để kiểm soát chúng, các chính sách thị trường lao động và vai trò của tính linh hoạt vi mô và vĩ mô. “Và được đứng ở vị trí phát biểu những nghi ngờ trên đã cho tôi cơ hội để tạo ảnh hưởng”, ông nói.
Print Friendly and PDF

26.9.15

Chủ nghĩa thực dụng là điều tốt nhất trong việc cải cách kinh tế học

John Kay (1948-)

Chủ nghĩa thực dụng là điều tốt nhất trong việc cải cách kinh tế học

Chủ đề không giống như như triết học, trong đó giá trị đối với sinh viên nằm trong chính cuộc tranh luận.
Tuần trước tới Paris, tôi tham dự buổi hội thảo hàng năm của Viện Tư duy kinh tế mới (Institute for New Economic Thinking), một viện chính sách tập trung khuyến khích việc phát triển các lý thuyết mới và thực hành trên thực địa. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về việc cải cách chương trình giảng dạy kinh tế học tại đại học. Cuộc tranh luận tập trung vào một giáo trình sửa đổi về nhập môn kinh tế học được Wendy Carlin thuộc Đại học University College London và một nhóm các cộng tác viên hàn lâm soạn thảo. Chương trình giảng dạy mới đang được thử nghiệm ngày nay.
Print Friendly and PDF

24.9.15

Đại học Stanford tuyển các siêu sao về kinh tế học như thế nào



Đại học Stanford tuyển các siêu sao về kinh tế học như thế nào
Trọng tâm của lực hấp dẫn về tư tưởng kinh tế ở Hoa Kỳ từ lâu đã được tìm thấy nằm dọc theo hai dặm ở Cambridge, Massachusetts, chạy dài giữa Đại học Harvard và trường M.I.T. Nhưng đã có một sự cạnh tranh mới về danh hiệu đó, và nó ở khá xa về phía Tây.
Đại học Stanford đã thu hút một đội hình toàn sao các nhà kinh tế học đến Palo Alto, California, trong vài năm gần đây – và đánh bật Đại học Harvard và trường MIT (Massachusetts Institute of Technology) trong nỗ lực lôi kéo các nhà kinh tế học của Đại học Stanford.
Print Friendly and PDF

Nhà kinh tế học đối lại Kinh tế học



Dani Rodrik (1957-)

Nhà kinh tế học đối lại Kinh tế học

CAMBRIDGE – Kể từ cuối thế kỷ XIX, khi kinh tế học, ngày càng chấp nhận toán học và thống kê, và có tham vọng trở thành một bộ môn khoa học, thì các nhà kinh tế thực hành đã bị cáo buộc mắc phải nhiều tội lỗi. Những cáo buộc – bao gồm sự ngạo mạn, không chú ý đến các mục tiêu xã hội ngoài vấn đề thu nhập, chú ý quá nhiều đến các kỹ thuật hình thức, và thất bại trong việc dự đoán những phát triển kinh tế lớn như các cuộc khủng hoảng tài chính – thường phát sinh từ những người ngoài cuộc, hoặc từ một nhóm nhỏ theo phái phi chính thống. Nhưng gần đây có vẻ như là thậm chí các nhà lãnh đạo của giới kinh tế học cũng không hài lòng.
Paul Krugman, người đoạt giải Nobel và cũng là một cây bút bình luận cho các báo, có thói quen phê phán gay gắt thế hệ mới nhất các mô hình về kinh tế học vĩ mô vì đã xem nhẹ các chân lý lỗi thời của Keynes. Paul Romer, một trong những người sáng tạo lý thuyết tăng trưởng mới, đã cáo buộc một số tên tuổi hàng đầu, bao gồm Robert Lucas, người đoạt giải Nobel, về điều mà ông gọi là "mathiness (các nghiên cứu kinh tế lạm dụng quá mức các mô hình toán học - ND)" – sử dụng toán học để làm tối nghĩa hơn thay vì làm rõ nghĩa hơn.
Print Friendly and PDF

22.9.15

Đạo đức và thị trường

Jean Tirole (1953-)

Đạo đức và thị trường

Quan điểm của Jean Tirole, chủ tịch Trường Kinh tế Toulouse và giải Nobel Kinh tế năm 2014.

Các giới hạn đạo đức của thị trường ...

Trong con mắt các nhà kinh tế học, thị trường là một cơ chế phân bổ nguồn lực mạnh mẽ. Nó cũng bảo vệ công dân chống các cuộc vận động ở hành lang nghị viện và quyền tùy ý quyết định, vốn có mặt trong các nền kinh tế kế hoạch hóa, nơi mà các cơ chế phân bổ nguồn lực mang tính tập trung hơn. Vì những lý do trên, nó đóng vai trò trung tâm trong đời sống kinh tế. Nhưng việc hưởng lợi các ưu điểm của thị trường thường đòi hỏi phải xa rời tự do kinh doanh. Trong thực tế, các nhà kinh tế học đã dành nhiều nghiên cứu để nhận diện các khuyết tật của thị trường và cách thức điều chỉnh chúng bằng các chính sách công: luật cạnh tranh, sự điều tiết của các cơ quan ngành và cơ quan giám sát, đánh thuế các ngoại ứng môi trường hoặc các ngoại ứng tắc nghẽn, chính sách tiền tệ và bình ổn tài chính, cơ chế cung ứng các sản phẩm được bảo hộ như giáo dục và y tế, phân phối lại, v.v.
Các chuyên gia trong các ngành khoa học xã hội khác (các nhà triết học, nhà tâm lý học, nhà xã hội học, luật sư và nhà khoa học chính trị ...), một phần lớn xã hội dân sự, và hầu hết các tôn giáo đều có một tầm nhìn khác nhau về thị trường. Trong khi thừa nhận ưu điểm của thị trường, họ thường đổ lỗi các nhà kinh tế học do chưa xem xét đúng mức các vấn đề đạo đức, và nhu cầu thiết lập một ranh giới rõ ràng giữa các lãnh vực thị trường và phi thị trường.
Print Friendly and PDF

20.9.15

Ronald Coase, nhà tiên phong của kinh tế học thể chế mới



Ronald Coase (1910-2013)

Ronald Coase, nhà tiên phong của kinh tế học thể chế mới

Là một nhà kinh tế phi điển hình, quan tâm rất sớm đến kinh tế học công nghiệp, Ronald Coase đã làm nổi bật sự tồn tại của chi phí giao dịch và đặt nghi vấn về hiệu quả của các quy định công.
Ronald Coase đã thành lập Hội vì một kinh tế học thể chế mới, nhằm mục đích cải cách kinh tế học.
Ronald Coase chiếm một vị trí đặc biệt trên bàn cờ tư tưởng kinh tế đương đại. Là người theo trường phái xã hội chủ nghĩa từ thời trẻ, ông được Arnold Plant, giáo sư tại trường London School of Economics, thuyết phục về tính chính xác của ẩn dụ bàn tay vô hình của Adam Smith, những lợi ích của kinh tế thị trường và tác hại của sự can thiệp nhà nước. Nhưng ông cũng đồng thời phê phán rất mạnh kinh tế học chính thống (mainstream economics), trường phái kinh tế mà ông cáo buộc là tự nhốt mình trong những phân tích trừu tượng và không nghiên cứu sự vận hành thực sự của nền kinh tế. Kinh tế học này xử lý những thực thể như doanh nghiệp, thị trường, sự hài lòng của người tiêu dùng, mà không đặt câu hỏi về bản chất của các thực thể ấy. Bài viết của Coase về The Lighthouse in Economics (Ngọn hải đăng trong kinh tế học) (1974) đưa ra một minh chứng soi sáng vấn đề trên. Từ một nghiên cứu tỉ mỉ ghi chép về lịch sử của ngành hải đăng ở Anh từ thế kỷ XVI, ông cho thấy cách thức các nhà kinh tế lớn, từ John Stuart Mill đến Paul Samuelson, đã lạc lối khi "soi sáng" lập luận của họ bằng một ví dụ hoàn toàn không thỏa đáng, mà họ chưa bao giờ bõ công để nghiên cứu sự vận hành, chỉ dựa vào những định kiến.
Print Friendly and PDF

18.9.15

Sự mù lòa của các nhà kinh tế



Robert Boyer (1943)

Sự mù lòa của các nhà kinh tế

Kinh tế học là một “khoa học cứng” hay là một khoa học xã hội vận dụng cả chính trị học, xã hội học và lịch sử học? Cuộc tranh luận đến hồi quyết liệt giữa các nhà kinh tế chính thống và phi chính thống. Các nhà kinh tế phi chính thống bị Jean Tirole xem gần như là những kẻ “ngu dân” vô cùng quan ngại trước sự độc quyền của các nhà “tân cổ điển” trong giáo dục và nghiên cứu. Robert Boyer, cựu sinh viên trường Bách Khoa và nhà sáng lập trường phái điều tiết trả lời phỏng vấn của Mariane. Những suy tưởng loại bỏ các thói quen xưa cũ và mang tính đổi mới.
Mariane: Ông có thể tóm tắt nhanh cuộc xung đột đang chia rẽ các nhà kinh tế trong đại học Pháp?
Hàng trăm giảng viên và nhà nghiên cứu mong muốn mở ra một ban mới bổ sung cho ban “Các khoa học kinh tế” (Sciences économiques) hiện nay. Định chế “Các thể chế, kinh tế học, các lãnh thổ và xã hội” (Institutions, économie, territoires et société) sẽ sử dụng những công cụ của sử học, nhân học, và xã hội học để tìm hiểu thế giới. Ở phía đối lập, các nhà kinh tế chính thống sử dụng mọi phương tiện họ có trong tay để bảo tồn một kinh tế học chủ yếu mang tính toán học.
Print Friendly and PDF

16.9.15

Thông tin không đối xứng



Thông tin không đối xứng

Asymmetrical Information
® Giải Nobel: MIRRLEES, 1996
Thuật ngữ thông tin không đối xứng chỉ những tình thế trong đó tất cả các tác nhân kinh tế không có cùng một thông tin về những biến được tất cả quan tâm. Có hai loại thông tin không đối xứng. Khi thông tin liên quan đến một tham số ngoại sinh thì được gọi là thông tin bị che khuất và người ta gọi bằng lựa chọn nghịch những cơ chế kinh tế sinh ra từ tình thế không đối xứng này. Ngược lại, nếu đó là hành vi của một tác nhân không được (các) tác nhân khác quan sát thì người ta nói đến hành động bị che giấu và những cơ chế kinh tế tương ứng với trường hợp này được gọi là rủi ro đạo đức.
Một vài ví dụ sẽ minh hoạ những khái niệm trên. 1) Bảo hiểm: có thông tin bị che khuất khi người được bảo hiểm biết những rủi ro mình phải gánh chịu tốt hơn là người bảo hiểm (ví dụ giá trị thật sự của những sản phẩm được bảo hiểm mất trộm cắp), nhưng hành vi ít nhiều thận trọng của người được bảo hiểm thường là một hành động bị che giấu. 2) Hợp đồng lao động và những quan hệ uỷ quyền khác: lãnh đạo doanh nghiệp có thể chỉ biết một cách không hoàn hảo khả năng của một người được tuyển dụng, những khả năng này tương ứng với những thông tin bị che khuất, nhưng đóng góp của một người làm công ăn lương cũng còn tuỳ thuộc vào nhiệt tình lao động của người này, nhiệt tình này trong một chừng mực nhất định là một hành động bị che giấu. Quan hệ ủy quyền kết nối người làm công ăn lương với người làm công ăn lương với người sử dụng lao động có cùng một cấu trúc logic với cấu trúc logic, ví dụ, giữa một luật sư và thân chủ của luật sư này hay giữa một tổng giám đốc công ti và hội đồng quản trị công ti. Luật sư, bằng cách phân tích hồ sơ được giao, hiểu được những khó khăn để đạt được một kết cục thuận lợi của phiên toà, nhưng kết quả còn tuỳ thuộc vào những nỗ lực luật sư bỏ ra để bảo vệ thân chủ của mình. Tổng giám đốc có được những thông tin ưu tiên về viễn cảnh của công ti mà các cổ đông chỉ có được một cách gián tiếp, nhưng hội đồng quản trị công ti không biết được một số hành động của tổng giám đốc. 3) Tín dụng: nếu rủi ro mất khả năng thanh toán của một người đi vay là một đặc điểm nội tại của dự án được tài trợ bằng vốn vay ngân hàng thì ta đứng trước một thông tin bị che khuất, nhưng thực hiện những thương vụ rủi ro quá đáng mà ngân hàng không kiểm soát được là một hành động bị che giấu. 4) Quan hệ Nhà nước-doanh nghiệp: cũng có sự phân biệt này khi cấu trúc chi phí của một doanh nghiệp dịch vụ công cộng hay những nỗ lực quản lí của doanh nghiệp này không được biết đến một cách hoàn hảo.
Print Friendly and PDF

14.9.15

Trào lưu phi chính thống trong kinh tế học, một cơ may của nước Pháp

James Galbraith (1952-)
Trào lưu phi chính thống trong kinh tế học, một cơ may của nước Pháp
James Galbraith, tác giả của La Grande Crise: comment en sortir autrement[1] (Le Seuil, 2015), và giáo sư đại học Texas ở Austin (Hoa Kì) cung cấp cho Médiapart một bài biện hộ cho các nhà kinh tế phi chính thống mà sự công nhận có thể đặt nước Pháp vào “một vị thế tốt hơn vị thế của nhiều nước khác hiện nay”.
Vụ ám sát nhà kinh tế Bernard Maris gây chấn động và cướp đi của nước Pháp một khuôn mặt kinh tế đang ở đỉnh cao năng lực. Nhưng biến cố bi thảm này nhắc nhở thế giới rằng tại Pháp kinh tế học còn giữ được truyền thống về tính đa nguyên, độc đáo, phi chính thống và vì lợi ích chung. Thật vậy, các truyền thống này là một trong những điểm mạnh của đời sống hàn lâm Pháp và một trong những đặc trưng của tiếng nói nước Pháp trên trường quốc tế. Ngày nay, trong các đại học Pháp, có khoảng 600 nhà kinh tế phi chính thống, tức một phần tư các nhà kinh tế trong đại học.
Print Friendly and PDF

12.9.15

Friedrich Hayek, nhà kinh tế học phi chính thống và tự do


Friedrich Hayek (1899-1992)

Friedrich Hayek, nhà kinh tế học phi chính thống và tự do

Friedrich Hayek tự khẳng định như là nhà lý thuyết chính của dòng tư tưởng mới về tự do dồn dập đổ về từ những năm 1970. Cận cảnh một người không tuân phục ở đất nước của những người tự do.
Friedrich Hayek không tin vào một kinh tế học tự chủ.
Nếu Keynes là nhà tư tưởng lớn nhất của chủ nghĩa can thiệp ở thế kỷ XX, thì Hayek chắc chắn là nhà lý thuyết vĩ đại nhất của chủ nghĩa tự do. Hai tác giả, là bạn của nhau, lại đối lập nhau dữ dội từ những năm 1920 đến những năm 1940. Sự qua đời của Keynes, năm 1946, đồng thời đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa can thiệp và chủ nghĩa Keynes. Hayek sau đó bắt đầu một hành trình dài và đơn độc qua sa mạc, nhưng không ngừng rao giảng những phẩm hạnh của chủ nghĩa tự do. Tuyên ngôn của ông năm 1944, The Road to Serlfdom (Đường về nô lệ), trong đó ông khẳng định rằng chủ nghĩa can thiệp tất yếu dẫn đến chủ nghĩa toàn trị, được so sánh như một con khủng long có thể đã sống sót qua sự chọn lọc của tự nhiên. Vừa là nhà tư tưởng vừa là người hành động, Hayek triệu tập ở Mont-Pèlerin, Thụy Sĩ, năm 1947, khoảng bốn mươi nhà trí thức lo lắng trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội và tương lai của chủ nghĩa tự do. Hội Société du Mont-Pèlerin sau đó được thành lập, trở thành một vec-tơ chủ yếu của sự hồi sinh của chủ nghĩa tự do kể từ những năm 1970. Việc trao “giải thưởng để tưởng nhớ Nobel[*] cho Hayek năm 1974 đánh dấu sự thoát ra khỏi sa mạc đối với Hayek, ngay cả khi phải chia sẻ giải thưởng đó với Gunnar Myrdal, một người theo chủ nghĩa dân chủ xã hội. Được bà Margaret Thatcher, một người bạn của ông, ca ngợi tại Nghị viện Anh, người đã khuyến khích các đại biểu đọc tác phẩm của ông, ông tự đặt mình từ lúc đó như là nhà lý thuyết chính của chủ nghĩa tân tự do.
Print Friendly and PDF

10.9.15

Kinh tế học công nghiệp



Kinh tế học công nghiệp

Industrial Economics
® Giải Nobel: COASE, 1991
Ngay từ đầu thế kỉ XIX, Jean-Baptiste Say giảng một giáo trình kinh tế học công nghiệp tại Viện bảo tàng quốc gia nghệ thuật và công nghệ[*]. Năm 1879, A. và M. Marshall xuất bản tác phẩm The Economics of Industry. Tiếp đấy bộ môn được phát triển lên và chưa bao giờ ngừng. Như vậy bộ môn đã thâm nhập vào lí thuyết về cạnh tranh, lí thuyết kinh tế vi mô, lí thuyết tổ chức và lí thuyết đổi mới. Từ nay bộ môn lấn sang trường của kinh tế học công cộng thông qua lí thuyết về những qui định, thậm chí cả vào lí thuyết lao động. Tóm lại, không mấy ngạc nhiên khi J. Tirole, trong phần giới thiệu tác phẩm có tính qui chiếu của ông về lí thuyết kinh tế công nghiệp lại có thể viết: Cuối cùng tôi muốn tránh đề xuất một định nghĩa chính xác của lĩnh vực này vì những ranh giới của nó là rất mờ (Théorie de lorganisation industrielle, 1993, t. 1, trang 4-5).
Print Friendly and PDF

Hợp đồng



Hợp đồng

Contract
® Giải Nobel: COASE, 1991 MIRRLEES, 1996 SCHOLES, 1997.
Trên nhiều thị trường, ta đứng trước những quan hệ cá nhân hoá giữa những tác nhân chỉ định rõ những cam kết với nhau, tuỳ theo thông tin sẵn có và có thể chuyển nhượng cho nhau: đó là những hợp đồng. Khái niệm này cho phép xử lí, với cùng một công cụ phân tích, những quan hệ nội bộ của các tổ chức (đặc biệt là các doanh nghiệp) và những quan hệ bên ngoài trên thị trường. Do đó lí thuyết hợp đồng vừa là một lí thuyết những thị trường vừa là một lí thuyết những tổ chức.
Những khái niệm cơ bản
Có thể định nghĩa những khái niệm cơ bản của lí thuyết hợp đồng trong khuôn khổ của mô hình người uỷ quyền-người đại diện. Mô hình nay hình thức hoá những quan hệ giữa hai tác nhân: một trong hai tác nhân, được gọi là người uỷ quyền, đề nghị một hợp đồng mà đối tác của mình, được gọi là người đại diện, có thể chấp nhận hay không, trong một bối cảnh thông tin không đối xứng. Một hợp đồng thật ra là một thoả thuận chỉ định một số nghĩa vụ các bên phải tuân thủ (hoàn thành một số thành tựu, những số lượng trao đổi, những thanh toán phải chi trả, những điều kiện gia hạn phải đề nghị ) trong một khoảng thời gian nhất định, tuỳ theo những tín hiệu kiểm tra được và những thông điệp được phát ra. Một tín hiệu được gọi là kiểm tra được khi nó tương ứng với những thông tin mà người uỷ quyền và người đại diện, và cả một người thứ ba, quan sát được. Nói cách khác, thông tin là kiểm tra được khi nó được cảm nhận dưới một dạng đủ khách quan để có thể điều kiện hoá một số điều khoản của hợp đồng, bằng cách cầu viện đến một toà án trong trường hợp một trong các bên không tôn trọng các điều khoản này. Tuy nhiên đôi lúc người ta chỉ giữ lại đơn giản một giả thiết về tính quan sát được chứ không phải giả thiết kiểm tra được: thường đó là vì những lí do gắn với danh tiếng của các tác nhân (người uỷ quyền hay nguời đại diện) khiến họ phải tôn trọng thoả thuận trong lúc một toà án không thể bắt buộc họ. Trường hợp này được gọi là có hợp đồng ngầm.
Print Friendly and PDF

8.9.15

Đưa kinh tế học trở lại đời sống học thuật tự do



Hugh Goodacre

Đưa kinh tế học trở lại đời sống học thuật tự do

Thưa ngài, sự hấp hối của thuyết chính thống hiện như là một cái vòng kim cô xiết các phân khoa kinh tế học ở đại học, theo bình luận của Wolfgang Münchau, sẽ không tránh khỏi đối mặt với một thách thức, và điều này "sẽ đến từ bên ngoài môn học và sẽ rất tàn bạo" ("Macroeconomists need new tools to challenge consensus - Các nhà kinh tế vĩ mô cần những công cụ mới để thách thức sự đồng thuận", ngày 13 tháng 4). Bản thân thuyết chính thống đã tự chuốc lấy viển cảnh ảm đạm này thông qua sự tàn bạo trong việc đã thanh lọc những phân khoa trên của bất kỳ trường phái tư tưởng nào khác nó.
Thật vậy, trong phiên bản cực đoan của nó, thuyết chính thống đơn giản cho rằng "không có trường phái tư tưởng trong kinh tế học", một sự khẳng định toàn trị đúng tất trong hầu hết các phân khoa kinh tế học ngày nay, thanh lọc không thương xót các đối chọn khác. Kết quả là, nhiều cách tiếp cận khác nhau các vấn đề kinh tế của Adam Smith, Bentham, Ricardo, Marshall, Keynes, Friedman và v.v. tất cả đều bị loại ra ngoài lề của "lịch sử tư tưởng kinh tế".
Print Friendly and PDF

Một số hồi đáp về đề thi môn kinh tế học năm 1953 của trường Harvard



Dani Rodrik (1957-)

Một số hồi đáp về đề thi môn kinh tế học năm 1953 của trường Harvard

Cho đến nay, đây là bài đã đăng được đọc nhiều nhất trên blog Mostly Economics. Tổng lượt vào blog trong một tháng (hoặc nhiều hơn) đã được thực hiện trong vòng một ngày. Rõ ràng là người ta có đôi chút cảm nhận được việc giảng dạy kinh tế học thay đổi như thế nào trong nhiều năm qua. Trên trang Twitter, có những lời bình luận đại loại kiểu liệu sinh viên có trả lời được bất cứ câu hỏi nào trong số đó hay không, làm thế nào mà kinh tế học đã không đề cập đến những vấn đề trọng yếu và vân vân.
Giáo sư Holt đã viết về nhiều câu hỏi đặt ra cho ông có liên quan đến đề thi:
Tôi đã nhận được một số thư điện tử cá nhân về đề thi kinh tế học của trường Harvard vào ngày 29/4/1953, mà tôi đã gửi ra vào tuần rồi. Đa số mọi người thắc mắc có phải đề thi đó là dành cho trình độ đại học hay không. Đây là bài thi viết tổng quát dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp đại học. Bài thi có thời lượng là ba giờ, được chia ra làm hai phần. Tùy theo sự lựa chọn của giám khảo, bài thi có thể được thực hiện ở dạng vấn đáp, “nếu người ta nghi ngờ về điểm số của sinh viên.”
Print Friendly and PDF

7.9.15

Nông dân trong cấu trúc phân tầng xã hội


NÔNG DÂN TRONG CẤU TRÚC PHÂN TẦNG XÃ HỘI[1]

Peasantry In Configuration Of Social Stratification
TÓM TẮT

Ở Việt Nam, vấn đề nông dân luôn là vấn đề trung tâm suốt chiều dài lịch sử và đến tận hôm nay. Sau khi nắm được chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam nỗ lực giải quyết “vấn đề nông dân” bằng chinh sách công hữu hóa ruộng đất, áp dụng rộng rãi mô hình hợp tác xã nông nghiệp, đặt trong bối cảnh toàn bộ nền kinh tế được công hữu hóa và vận hành theo kế hoạch mệnh lệnh hành chính. Giải pháp mang tính cách mạng ấy tạo nên cấu trúc xã hội mới chưa từng có trong lịch sử nông dân-nông thôn. Do giải pháp này không thành công, chính sách “Đổi Mới” đã được áp dụng, kiến tạo nên một cấu trúc xã hội khác trước. Người nông dân chiếm vị thế như thế nào trong cấu trúc phân tầng xã hội hiện nay? Bài viết bắt đầu với việc nêu lên tỷ trọng của nông dân trong cấu trúc nghề nghiệp-xã hội trên cả nước trong khoảng thời gian 2008-2014 và Đông Nam Bộ 2010. Tiếp theo, bài viết đề cập đến ba nguồn lực chủ yếu mà nông dân thụ đắc (kinh tế, tri thức, và quyền lực), so sánh với các nhóm xã hội-nghề nghiệp khác, dựa trên số liệu khảo sát ở Đông Nam Bộ. Sau đó, đề cập đến di động xã hội của nông dân trong cấu trúc phân tầng xã hội. Cuối cùng, bài viết nêu nhận xét về tương lai của nông dân trong cấu trúc phân tầng xã hội 2020, thời điểm đã xác định là cột mốc quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, Việt Nam về căn bản trở thành nước công nghiệp.

Print Friendly and PDF

4.9.15

Vì sao Jean Tirole e ngại kinh tế học phi chính thống


Jean Tirole (1953-)

Vì sao Jean Tirole e ngại kinh tế học phi chính thống

Jean Tirole nói rằng kinh tế học phi chính thống cổ vũ cho “tương đối luận về tri thức” và là “bước đệm cho chính sách ngu dân.” Xem phản hồi của Hội Kinh Tế Chính Trị Pháp (Association Française D'Économie Politique -  AFEP) ở đây[1]. Bối cảnh là việc sáng lập ra một bộ phận mới của Hội Đồng Quốc Gia Các Trường Đại Học (National Council of Universities – CNU), bộ phận này sẽ kết hợp các cách tiếp cận phi chính thống vào trong kinh tế học, vấn đề này đã từng được thảo luận ở đâyở đây[2].
Tirole cho rằng trừ khi bạn công bố bài báo trên các tạp chí dòng chính, và có được sự công nhận của những nhân vật có vai vế, đã từng đoạt giải “Nobel” (của Ngân hàng Thụy Điển), giải Clark hay giải Yrjö Jahnsson, nếu không thì bạn không là gì cả. Các kinh tế gia phi chính thống căn bản là “một nhóm tạp nham, gặp rắc rối với các tiêu chuẩn đánh giá được quốc tế công nhận.”
Print Friendly and PDF

2.9.15

Laffont Jean-Jacques, Tirole Jean



Laffont Jean-Jacques, Tirole Jean

A Theory of Incentives in Procurement and Regulation
Cambridge (Mass.), The MIT Press, 1993
Một lí thuyết động viên cho các chính sách mua sắm công cộng và qui định hóa là đỉnh điểm của mười năm nghiên cứu về một cách tiếp cận mới trong kinh tế học về sự quy định hóa và những mua sắm công cộng. Năm 1988, Jean Tirole công bố một tổng hợp tuyệt vời những tiến bộ, đạt được nhờ việc vận dụng lí thuyết trò chơi, trong tổ chức công nghiệp (Tirole, 1988). Kinh tế học về sự quy định hóa và những mua sắm công cộng, theo một nghĩa nào đó, là sự nối dài của tổ chức công nghiệp trong kinh tế học công cộng. Chuyên ngành này nghiên cứu sự can thiệp của các cơ quan công quyền vào sự tổ chức công nghiệp của nền kinh tế. Cũng như tổ chức công nghiệp đã được lí thuyết trò chơi biến đổi một cách sâu sắc, kinh tế học về sự quy định hóa và những mua sắm công cộng được lí thuyết hợp đồng, “đứa con tinh thần” của lí thuyết trò chơi biến đổi.
Trong lí thuyết hợp đồng, chủ đề trung tâm là thông tin không đối xứng giữa người ủy quyền (principal) và người đại diện (agent). Chính vì thế mà lí thuyết này thường được gọi dưới tên tổng quát hơn là kinh tế học thông tin[*]. Người ủy quyền đề nghị một hợp đồng với người đại diện cho mình, được giả định là có thông tin tốt hơn người ủy quyền trên một điểm thiết yếu của hợp đồng này. Để là tối ưu, hợp đồng này phải tính đến một cách rõ ràng những biện pháp động viên người ủy quyền trong việc tận dụng thông tin của mình. Ví dụ, trong kinh tế học về sự quy định hóa, người ủy quyền là người ra quy định và người đại diện là doanh nghiệp bị quy định ràng buộc. Doanh nghiệp có thông tin tốt hơn về năng lực sản xuất (ví dụ, các chi phí) của mình. Vai trò của người ra quy định là thiết kế một hợp đồng cho phép tối thiểu hóa chi phí sản xuất của sản phẩm bị quy định hóa.
Print Friendly and PDF