30.1.21

Philippe Descola: “Chúng ta phải suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa những con người và những gì không phải là con người”

PHILIPPE DESCOLA: “CHÚNG TA PHẢI SUY NGHĨ LẠI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHỮNG CON NGƯỜI VÀ NHỮNG GÌ KHÔNG PHẢI LÀ CON NGƯỜI”

Francis Lecompte


Patrick ALLARD/REA

Đối với nhà nhân học Philippe Descola, người nhận huy chương vàng Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia (Pháp)/CNRS năm 2012, đại dịch Covid-19 có thể là cơ hội để đặt vấn đề về mối liên hệ giữa con người phương Tây với thiên nhiên và để tưởng tượng ra những hình thái xã hội mới.

Ông được biết đến với cách tiếp cận mới về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Làm thế nào để hiểu cuộc khủng hoảng hiện tại dưới ánh sáng của các nghiên cứu của ông?

Philippe Descola[1]: Những quan sát của tôi trên thực địa với các xã hội người thổ dân Mỹ (amérindiens) ở vùng Amazon đã khiến tôi nhận thấy rằng những quần thể này không phân biệt giữa tự nhiên và xã hội, những gì không phải là con người được (họ) coi như là những con người. Sau đó, tôi dành một phần công việc của mình trong lĩnh vực nhân học so sánh để khảo sát các dạng quan hệ mà các tập thể con người có với những gì không phải là con người, điều này khiến tôi tự hỏi về tính phổ quát giả định trong quan niệm về thiên nhiên của chúng ta. Tuy nhiên, lãnh vực phi nhân bản được coi nằm bên ngoài con người, cái mà người phương Tây chúng ta gọi là Thiên nhiên, thực ra là một quan niệm gần đây, ra đời ở châu Âu cách đây nhiều nhất là bốn thế kỷ. Ý tưởng rằng con người ở bên ngoài thế giới - cái mà tôi gọi là chủ nghĩa duy thiên nhiên, tức là sự phân biệt giữa xã hội và tự nhiên - đã dẫn đến việc biến thiên nhiên thành một lĩnh vực điều tra, mà chúng ta tìm cách kiểm soát và coi đó như là một nguồn lực bên ngoài bản thân chúng ta.

Print Friendly and PDF

28.1.21

Lý thuyết kinh tế đã chết. Đây là những gì sẽ thay thế nó

LÝ THUYẾT KINH TẾ ĐÃ CHẾT. ĐÂY LÀ NHỮNG GÌ SẼ THAY THẾ NÓ.

Kinh tế học Mới có thể bước vào thời kỳ hậu Darwin ngay bây giờ.

Tác giả: David Sloan Wilson

Noah Smith

Mọi người dường như đồng ý rằng nghề kinh tế đã từng có kinh nghiệm cận kề cái chết vào năm 2008 và cần phải được hoặc đã được tái sinh trong một hóa thân khác. Những đánh giá lạc quan nhất cho rằng một cuộc cách mạng đã được tiến hành dựa trên hai việc triển khai: 1) Tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu thực nghiệm; và 2) một quan niệm khác về lý thuyết.

Một bài tiểu luận đáng suy nghĩ của blogger kinh tế Noah Smith có tiêu đề “The Death of Theory (“Cái chết của lý thuyết”) đề cập đến việc triển khai thứ nhất. Theo các con số của ông, tỷ lệ các bài báo lý thuyết trong thư tịch kinh tế đạt đỉnh cao từ năm 1973 đến 1993 và đã giảm dần kể từ đó. Ông mô tả phong trào kinh tế học hành vi giống như một thiên thạch đâm vào “những con khủng long kinh tế”, theo ông có nghĩa là hệ ý tân cổ điển. Ông kết luận bằng cách suy đoán rằng nhân loại đang đạt đến “sự kết thúc của Làn sóng Lý thuyết lớn” cho tất cả các chủ đề. Bất cứ điều gì có thể đạt được bằng lý thuyết lớn đều đã được hiện thực hóa, vì vậy chúng ta chỉ cần đi sâu vào dữ liệu.

Dani Rodrik (1957-)


Các nhà bình luận khác tranh luận về tầm quan trọng liên tục của lý thuyết, nhưng là một loại lý thuyết khác. Nó chỉ là hệ thống phương trình toán học khép kín lấy cảm hứng từ vật lý Newton đã chết. Thay vào đó là một bộ công cụ gồm các phương pháp mô hình hóa giải quyết các chủ đề cụ thể và phải luôn được kiểm tra dựa trên dữ liệu thực nghiệm để vẫn có được cơ sở trong thực tế. Những nhà vô địch của quan điểm này bao gồm Dani Rodrik, người có cuốn Economics Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science[1] (Các quy tắc trong kinh tế học. Những cái đúng và sai của môn khoa học buồn thảm) được N. Emrah Aydinonat và Angus Deaton, người nhận giải Nobel kinh tế mới nhất (xem bài bình luận sâu sắc này của Justin Wolfers) điểm sách toàn diện.
Print Friendly and PDF

26.1.21

Về tổng lượng phát thải khí Carbon trên quy mô lớn do xi măng tạo ra và một số bước tiến trong việc sản xuất bê tông

VỀ TỔNG LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ CARBON TRÊN QUY MÔ LỚN DO XI MĂNG TẠO RA VÀ MỘT SỐ BƯỚC TIẾN TRONG VIỆC SẢN XUẤT BÊ TÔNG

Sản xuất xi măng là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm khí carbon nhất thế giới. Liệu với quy trình sản xuất xanh hơn với môi trường có thể giúp ích gì không?


Hình ảnh: sihuo0860371/Getty Images

MARCELLO ROSSI

13.11.2019

Vào buổi sáng tháng 7 nóng như thiêu đốt tại một cơ sở thử nghiệm bên ngoài thành phố Paris [Pháp], một nhóm nhỏ gồm các nhà khoa học, kỹ sư và kiến ​​trúc sư đội mũ cng và đeo kính bo h đang theo dõi qua lp kính bo v mt c máy nhào nn mt hn hp màu xám, lõng bõng thành nhng m có kích thước bng nhng khi gch. đằng xa, dc theo dây chuyền, một người điều khiển xe nâng cẩn thận xếp các khối vào một buồng đóng rắn xi măng giống như đang sắp đặt những ổ bánh mì trong một tiệm bánh.

Những gì họ đang chứng kiến ​​là mt chu trình chy th nghim ca mt quy trình sn xut bê tông mi do hãng Solidia Technologies phát triển, quy trình được công ty có trụ sở tại bang New Jersey [Hoa Kỳ] hy vọng sẽ định hình lại đáng kể cách thức loại vật liệu xây dựng này được sản xuất. Bằng cách điều chỉnh hợp chất hóa học của một trong những thành phần thiết yếu của bê tông — xi măng — và thay đổi quy trình đóng rắn, công ty cho biết họ có thể làm cho bê tông rẻ hơn so với quy trình truyền thống, đồng thời cắt giảm đáng kể lượng phát thải khí carbon liên quan đến quá trình sản xuất xi măng.

Print Friendly and PDF

25.1.21

Tư bản

TƯ BẢN

Capital

Giải Nobel: ALLAIS, 1988 - ARROW, 1972 - BECKER, 1992 - DEBREU, 1983 - HICKS, 1972 - MARKOWITZ, 1990 - MERTON, 1997 - SAMUELSON, 1970 - SCHOLES, 1997 - SCHULTZ, 1979 - SHARPE, 1990 - SOLOW, 1987 - TOBIN, 1981

Chắc chắn rằng tư bản là một trong những khái niệm khó nhất của kinh tế học và cũng là khái niệm gây nhiều bất đồng nhất. Thật vậy có điều gì chung giữa quan niệm của Marx về tư bản, một quan niệm nằm ở trung tâm của sự phê phán chủ nghĩa tư bản của ông và những lí thuyết đánh giá những tài sản rủi ro hay lí thuyết vốn con người? Những khó khăn và bất đồng là do tính nhiều hình thức của tư bản trong những nền kinh tế thị trường, do vai trò của tư bản trong việc hiểu động thái của những nền kinh tế và tính đa dạng của những cách tiếp cận về tư bản.

Lằn ranh phân biệt quan trọng nhất về tư bản nằm ở chỗ có thể nhìn tư bản theo một quan điểm thực tế hay theo một quan điểm tài chính. Trong trường hợp đầu, tư bản là một thuật ngữ chủng loại bao gồm toàn thể những phương tiện không phải là những nguyên vật liệu không sản xuất lẫn những dịch vụ lao động được triển khai cho việc sản xuất những sản phẩm và dịch vụ, và có thể được xem như những kho. Được hiểu như trên, tư bản là một khái niệm có khả năng được mở rộng gần như không giới hạn, tất cả hay gần như tất cả đều có khả năng là cần thiết cho việc sản xuất. Trong trường hợp thứ hai, tư bản có một nghĩa chính xác hơn: nó được định nghĩa như toàn thể những phương tiện tài chính chi phối việc thiết lập những quá trình sản xuất, ở cấp độ một công ti, một ngành hay cả toàn bộ nền kinh tế. Như thế tư bản được đo như một đại lượng tiền tệ.

Một lằn ranh phân biệt thứ hai, được biết đến nhiều trong kinh tế, nằm ở tầm nhìn kinh tế vĩ mô về tư bản hay ngược lại ở tầm nhìn kinh tế vi mô về vốn. Cuối cùng một số trào lưu gắn bó với một phân tích tĩnh về tư bản trong lúc một số trào lưu khác ưu tiên cho một viễn cảnh có tính thời gian. Việc có nhiều cách tiếp cận, tính đa dạng của những vấn đề gắn với hay tuỳ thuộc vào tư bản giải thích sự sống chung của nhiều trào lưu lí thuyết về tư bản.

Print Friendly and PDF

23.1.21

Các nhà kinh tế học giữa phân biệt chủng tộc và tính duy lý

CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC GIỮA PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC VÀ TÍNH DUY LÝ

Làm thế nào để chứng minh sự phân biệt chủng tộc gây ra sự phân biệt đối xử trên thị trường lao động? Giữa lý thuyết cạnh tranh và vô số nguyên nhân, rất khó để chứng minh điều này mặc dù đã quan sát thấy sự bất bình đẳng.
George Floyd (1973-2020)
Gary Becker (1930-2014)
Kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình gắn với cái chết của George Floyd, nhiều người Mỹ đã tự hỏi về cách ứng xử của họ và cách thức mà họ cũng có thể góp phần vào các hành vi phân biệt đối xử. Các nhà kinh tế học cũng không là ngoại lệ. Là một nhà kinh tế học lao động, tôi đã giảng dạy về sự phân biệt đối xử và những lý do khiến người Mỹ da đen bị trả lương thấp hơn và thường thất nghiệp nhiều hơn. Sự phân biệt đối xử thống kê theo đề xuất của Gary Becker, người đoạt giải Nobel, là một trong những lý giải được các nhà kinh tế học yêu thích. Nói một cách đơn giản, ông cho rằng khi một doanh nghiệp thiếu thông tin về người lao động thì họ có thể sử dụng, một cách duy lý, nguồn gốc sắc tộc để cố gắng khoanh vùng năng suất của họ. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể cho rằng người da đen ít học hơn người da trắng, bởi vì ở Hoa Kỳ họ ít học hơn. Tuy thế, nếu có ai đó cho rằng không có hành vi phân biệt chủng tộc mà chỉ là sự phân biệt đối xử thống kê duy lý, thì gần như không thể chứng minh điều ngược lại. Vì thế, lý thuyết phân biệt đối xử thống kê này có thể được sử dụng để biện minh cho tình trạng trì trệ chính trị hiện tại.
Print Friendly and PDF

22.1.21

Những kẻ điên và những nhà hiền triết - Suy nghĩ về sự kết thúc của nhiệm kỳ của Tổng thống Trump

 NHỮNG KẺ ĐIÊN VÀ NHỮNG NHÀ HIỀN TRIẾT - SUY NGHĨ VỀ SỰ KẾT THÚC CỦA NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG TRUMP

Jacques Rancière (1940-)

Sau vụ tấn công Đồi Capitol, ta có thể ngạc nhiên khi thấy những người ủng hộ Trump kiên quyết phủ nhận sự thật đến mức rơi vào bạo lực cuồng tín. Một số coi họ là những kẻ cả tin bị những tin tức giả lừa gạt. Nhưng làm sao ta vẫn có thể tin được câu chuyện hoang đường này khi ta đang sống trong một thế giới mà thông tin và những bình luận “giải mã” thông tin tràn ngập? Thực tế, nếu ta từ chối điều hiển nhiên, đó không phải vì ta ngu ngốc mà là để chứng tỏ rằng ta thông minh. Dấu hiệu của một sự lệch lạc được ghi trong chính cấu trúc lý trí của chúng ta.

Thật dễ dàng để chế nhạo những sự lầm lạc của Donald Trump và phẫn nộ trước sự bạo lực của những người cuồng tín ủng hộ ông. Nhưng sự bùng nổ của tính phi lý thuần túy nhất ngay ở trung tâm của quá trình bầu cử của đất nước được xây dựng tốt nhất để quản lý sự luân phiên trong chế độ đại nghị cũng đặt ra câu hỏi về thế giới mà chúng ta chia sẻ với nó: một thế giới mà chúng ta nghĩ là thế giới của tư duy thuần lý và của nền dân chủ thanh bình. Và câu hỏi đầu tiên tất nhiên là: làm thế nào có thể cố chấp không chấp nhận những sự kiện đã được chứng thực tốt nhất và làm thế nào mà sự cố chấp này lại có thể được chia sẻ hoặc ủng hộ rộng rãi đến như vậy?

Print Friendly and PDF

21.1.21

Cử tri bầu Donald Trump và sự suy giảm của nền công nghiệp chế tạo Hoa Kỳ

 CỬ TRI BẦU DONALD TRUMP VÀ SỰ SUY GIẢM CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO HOA KỲ

Tác giả: WILLIAM B. BONVILLIAN, Giáo Sư MIT

Người dịch: Lê Nguyễn

Tóm lược: Bài viết này ra đời cách đây đã hơn bốn năm, nhưng nội dung của nó vẫn còn nguyên giá trị. Là một học giả về công nghiệp sản xuất chế tạo Mỹ, tác giả cho chúng ta thấy một số vấn đề của xã hội Hoa Kỳ qua phân tích về sự suy giảm của lĩnh vực này cũng như liên hệ của nó đến sự xuất hiện của Donald Trump. Lĩnh vực công nghiệp sản xuất chế tạo Hoa Kỳ đã không được đánh giá đúng mức bởi các lý thuyết kinh tế thiếu trải nghiệm thực tế. Lĩnh vực này khi tương tác với thị trường thương mại toàn cầu nhất là với thị trường Trung Quốc, đã phải chịu đựng sức ép rất lớn bởi chính sách tân trọng thương (neo-mercantilism) và thương mại kiểu lợi ích quốc gia (nationalism) chỉ nhằm đạt được lợi ích riêng chứ không vì sự thịnh vượng chung toàn cầu theo nghĩa thương mại để cùng có lợi. Hoa Kỳ có thể sẽ rút ra được kinh nghiệm và điều chỉnh cho lĩnh vực này vì nó có thể tạo cộng hưởng với các yếu tố khác như kỳ thị chủng tộc, gây ra hậu quả chính trị rất lớn. Mặc dù nhiệm kỳ Trump sắp chấm dứt, nhưng những nguyên do đưa đến hiện tượng Trump vẫn còn hiện hữu, và nếu chính phủ Hoa Kỳ không giải quyết rốt ráo, nó có thể sẽ trở lại sau này. Kinh nghiệm này không chỉ có giá trị cho Hoa Kỳ, mà cho mọi quốc gia công nghiệp.

William B. Bonvillian

* * *

Việc Hoa Kỳ bỏ qua lĩnh vực sản xuất chế tạo đã gây tổn thất đến sáng kiến đổi mới và đời sống của các tầng lớp công nhân lao động. Các hậu quả, nhất là về mặt chính trị, có thể rất lớn.

Print Friendly and PDF

20.1.21

Một chủ nghĩa Trump không có Donald Trump?

 MỘT CHỦ NGHĨA TRUMP KHÔNG CÓ DONALD TRUMP

Jerome Karabel[*]

Felipe Jesus Consalvos. - “Hypnotic America” (Nước Mỹ bị thôi miên), 1920-1960. Courtesy the Gallery of Everything, London

Sau nhiều ngày hồi hộp chờ đợi, ông Joseph (“Joe”) Biden cuối cùng đã thắng ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Nhưng chiến thắng gập ghềnh này không đáng giá bằng sự loại bỏ vĩnh viễn mà phe Dân chủ đã khát khao mong muốn. Thực vậy, cuộc bầu cử đã tỏ ra khá thảm hại đối với họ. Mặc dù đã quyên góp được món tiền kếch sù để tài trợ cho chiến dịch bầu cử (1,5 tỷ đô la chỉ trong ba tháng, từ tháng bảy đến tháng chín[1]), phe Dân chủ đã không chiếm lại được Thượng Viện, họ đã mất một số ghế ở Hạ Viện và không đạt được đa số trong các cơ quan lập pháp Nhà nước là những cơ quan nắm quyền hành rất lớn trong hệ thống liên bang của Mỹ.

Print Friendly and PDF

18.1.21

Thế hệ bị phong tỏa (Lockdown generation): COVID-19 đảo lộn kế hoạch của sinh viên châu Á

Giới trẻ châu Á phải đối mặt với viễn cảnh tương lai ảm đạm vì tác động của việc mất cơ hội và sự cô lập xã hội do các chính sách hạn chế sự lây lan của coronavirus mới làm nảy sinh một “thế hệ bị phong tỏa/lockdown generation.” © Minh hoạ của Michael Tsang

THẾ HỆ BỊ PHONG TỎA (LOCKDOWN GENERATION): COVID-19 ĐẢO LỘN KẾ HOẠCH CỦA SINH VIÊN CHÂU Á

Với kinh nghiệm ở trường đại học còn bị treo, con đường truyền thống dẫn đến thành công được xem xét lại

AKANE OKUTSU và KENTARO IWAMOTO, phóng viên báo Nikkei

TOKYO/SINGAPORE -- Trước khi đăng ký vào một trường cao đẳng nghệ thuật Tokyo cho ngày tựu trường vào tháng 4, một thiếu nữ Nhật Bản 18 tuổi đã mong chờ có một cuộc sống sinh viên tràn ngập những cuộc gặp gỡ mới kết hợp với quá trình đào tạo thực tiễn nghiêm ngặt. Nhưng thay vào đó, loại coronavirus mới đã buộc cô phải ngồi ở nhà hàng tháng trước máy tính để tham gia các lớp học trực tuyến.

Giờ đây, khi các doanh nghiệp và thậm chí cả các trường tiểu học và trung học khởi động lại, nhiều cơ sở giáo dục đại học, bao gồm cả trường của cô ấy, vẫn đóng cửa nhân danh nguyên tắc ngăn ngừa sự lây lan của bệnh lây nhiễm. Mang bí danh Maki trên mạng Twitter, Cô nói với các nhà báo của Nikkei Asian Review: “Dĩ nhiên là chúng tôi [sinh viên đại học] cảm thấy chúng tôi là những người duy nhất bị cách ly và bị hy sinh”.

Cảm xúc của cô ấy đã tìm thấy lối thoát vào tháng 7 sau khi cô ấy tìm thấy một sự kiện trực tuyến quảng bá tình hình tại các trường đại học với hashtag “cuộc sống sinh viên đại học cũng rất quan trọng.” Bài đăng của Maki, được viết và minh họa theo phong cách manga hoặc truyện tranh, kể lại sự cô lập và cô đơn ngày càng tăng của cô, thu hút hơn 417.000 lượt “thích” trên phiên bản tiếng Nhật của nền tảng mạng xã hội.

Nó mô tả cuộc đấu tranh của cô với cơ chế học trực tuyến, sự ức chế đẫm nước mắt khi thấy các công ty và trường học mở cửa trở lại, sự hoang mang trước chiến dịch khuyến khích du lịch trong nước của chính phủ và cái thực tế phải trả khoản học phí như trước cho việc học từ xa. Và cô ấy than thở về việc ngày càng có nhiều sinh viên gián đoạn việc học, bỏ học hoàn toàn và thậm chí phải chống chọi với chứng trầm cảm, và kết luận rằng: “Sinh viên đại học phải chịu đựng điều này bao lâu?”

Print Friendly and PDF

16.1.21

Bạo lực ở Đồi Capitol và biểu tình ở Hồng Kông: sự tuyên truyền đến cùng của Trung Quốc

 BẠO LỰC Ở ĐỒI CAPITOL VÀ BIỂU TÌNH Ở HỒNG KÔNG: SỰ TUYÊN TRUYỀN ĐẾN CÙNG CỦA TRUNG QUỐC

David Bartel

Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vào ngày 7 tháng 1 năm 2021 trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh: “Khi các sự kiện tương tự [hành động bạo lực của những người ủng hộ Donald Trump ở Điện Capitol] diễn ra ở Hồng Kông, thì một số người Mỹ và truyền thông Mỹ đã phản ứng một cách khác.” (Nguồn: FT)

Phe đối lập đã bị tiêu diệt ở Hồng Kông. Hôm Thứ Tư, ngày 6 Tháng 1, cảnh sát đã bắt giữ 53 người chống đối Hồng Kông, trong đó có một số nhân vật nổi tiếng như Đồ Cẩn Thân [James To], Doãn Triệu Kiên [Andrew Wan] và Lâm Trác Diên [Lam Cheuk Ting], nhân danh luật an ninh quốc gia mới, hầu hết với cáo buộc “phản loạn”. Một luật sư người Mỹ nằm trong số những người bị bắt giữ, trong chiến dịch rộng lớn nhất được thực hiện theo luật hà khắc đó được Bắc Kinh áp đặt vào ngày 30 tháng 6 vừa qua. Cũng vào chính ngày 6 tháng 1 đó, Điện Capitol, thánh địa của nền dân chủ Mỹ, đã bị một đám đông cực đoan, bị kích động tột độ bởi Donald Trump, tràn vào để ngăn việc chứng nhận chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11, vốn được tất cả các cơ quan bầu cử ở Hoa Kỳ xác nhận. Trung Quốc, thông qua người phát ngôn bộ ngoại giao của mình, đã nhanh chóng đối chiếu với những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông vào năm 2019.

Điều đó đã được dự liệu trước! Vào lúc mà cảnh sát Hồng Kông bắt giữ hơn 50 người, viện cớ họ có ý đồ lật đổ chính quyền Hồng Kông vào tháng 7 năm ngoái, bằng cách tổ chức một cuộc bỏ phiếu không được công nhận để đề cử các ứng cử viên Dân chủ cho cuộc bầu cử quốc hội, vốn đã bị hoãn lại vô thời hạn [sine die], vì lý do đại dịch Covid-19 (và có thể vì khả năng chiến thắng của phe Dân chủ), chính phủ Trung Quốc, thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao, đã dám so sánh những sự kiện ở Điện Capitol với hành động của những người biểu tình Hồng Kông tràn vào trụ sở của LegCo (Hội đồng Lập pháp), Quốc hội Hồng Kông, vào ngày 1 tháng 7 năm 2019.

Mức độ ác ý, và nụ cười của bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, tin chắc vào chiến thắng của mình, đã nói lên rất nhiều điều về sự dễ dàng của chính quyền Bắc Kinh trong việc vn dụng các tiêu chuẩn kép.

Print Friendly and PDF

14.1.21

Một trình bày thống kê về giai cấp trung lưu và công nhân lao động ở VN thập niên 2010

MỘT TRÌNH BÀY THỐNG KÊ VỀ GIAI CẤP TRUNG LƯU VÀ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM THẬP NIÊN 2010

Bùi Thế Cường

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Tóm tắt

Bùi Thế Cường
Từ nhiều thập niên, giới nghiên cứu quan tâm chủ đề các giai cấp trung lưu và giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang diễn ra ở Việt Nam. Bài viết trình bày một khung phân loại sáu giai cấp xã hội dựa trên nghề. Tiếp theo, dựa trên số liệu Tổng Điều tra dân số và nhà ở 2009 và 2019 và niên giám thống kê thập niên 2010, bài viết mô tả cơ cấu định lượng các giai cấp trung lưu và công nhân dựa trên nghề ở Việt Nam thập niên 2010. Kết quả cho thấy
tỷ trọng giai cấp trung lưu dựa trên nghề ở Việt Nam rất thấp và không thay đổi nhiều trong thập niên 2010. Tỷ lệ giai cấp trung lưu quản lý trong cơ cấu nghề hết sức nhỏ. Tỷ lệ giữa các giai cấp trung lưu chuyên môn tỏ ra chưa hợp lý. Nhìn chung không khác biệt giới đáng kể trong cơ cấu giai cấp xã hội dựa trên nghề. Tuy nhiên, vẫn có những khác biệt giới rõ nét thể hiện bất bình đẳng giới ở giai cấp trung lưu quản lý và ở giai cấp công nhân không kỹ năng.

Từ khóa: cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề, giai cấp trung lưu, giai cấp công nhân, Việt Nam

Abstract

A STATISTICAL ANALYSIS OF MIDDLE AND WORKING CLASSES IN VIET NAM DURING 2010s.

During several decades, the scholarly has paid high attention to the topic of middle and working classes in the process of the rapidly on-going industrialization and modernization in Vietnam. The article firstly presents a model of the six occupation-based social classes. Then, using statistical results of the 2009 and 2019 Censuses and in the year books of the 2010s published by the Statistical Office of Vietnam, the paper outlines the quantitative figures of middle and working classes based on occupation in Viet Nam in the period 2009-2019. The analysis indicates that the size of occupational middle classes in Vietnam is low and it changes slowly in the 2010s. The share of managerial middle class is very small. The quantitative structure of technical middle classes seems to be unrational. Generally, there is no significant difference by gender in the occupational figure. However, the gender inequality takes place in the managerial middle class and in the non-skilled working class.

Print Friendly and PDF