21.10.24

Có phải là lúc xây đường sắt cao tốc Bắc–Nam không?

CÓ PHẢI LÀ LÚC XÂY ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BẮC–NAM KHÔNG?

Đặng Đình Cung

Kỹ sư tư vấn

Từ khi chúng tôi đăng bài “Đường sắt cao tốc Bắc–Nam: Góc nhìn kỹ sư[i] 14 năm trước, tổng sản lượng của nước ta đã nhân lên mười một lần, ngoại thương của ta trở nên xuất siêu, đặc biệt với các nước Tây Âu có công nghệ tiên tiến và các hãng chấm điểm tài chính đã nâng điểm cho chúng ta. Điều này làm dễ dãi việc tìm được tài trợ cho các dự án của chúng ta. Nhưng những lý lẽ khác chúng tôi nêu trong bài đó để hoãn xây đường sắt cao tốc Bắc–Nam (ĐSCT) vẫn còn nguyên[ii].

Mục đích của dự án

Thời gian quá cảnh (transit time) là thời gian hàng chờ ở bến đi để được bốc lên phương tiện vận tải, cộng với thời gian phương tiện chở đến nơi nhận hàng, và cộng với thời gian hàng chờ để được bốc đến nơi xử lý. Thời gian này quan trọng để tính kế hoạch sản xuất (production plan) của một phân xưởng.

Khi nghiên cứu về hậu cần (trong nước gọi là logistics) các chuyên gia nhận thấy thời gian quá cảnh là 80 phần trăm chờ, 20 phần trăm vận chuyển và năng lượng cần thiết để vận chuyển tỷ lệ thuận với lũy thừa ba của tốc độ.

Print Friendly and PDF

20.10.24

Giải Nobel 2024: khi kinh tế học khám phá lịch sử

GIẢI NOBEL 2024: KHI KINH TẾ HỌC KHÁM PHÁ LỊCH SỬ

Daron Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson đã được Hội đồng giám khảo Ngân hàng Thụy Điển khen thưởng vì công trình nghiên cứu về những bất bình đẳng về phát triển giữa các quốc gia.

Từ trái sang phải, Daron Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson, ba người nhận được giải Nobel Kinh tế ở Stockholm ngày 14 tháng 10 năm 2024. Ảnh của Christine Olsson/AFP

Tại sao một số quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh hơn những quốc gia khác? Câu hỏi này đã làm đau đầu các nhà kinh tế học – và không chỉ họ – kể từ những bước đầu của ngành khoa học này, cho dù chỉ là với cha đẻ của nó, Adam Smith, với tác phẩm đầu tiên nổi tiếng của ông, Điều tra về bản chất và nguyên nhân của sự thịnh vượng của các quốc gia/Recherches sur la nature et les causes de la richesse des nations (1776).

Daron Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson đã nhận Giải thưởng của Hội đồng giám khảo Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel (được gọi là “Giải Nobel kinh tế”) năm 2024 vì đã đưa ra câu trả lời của riêng họ cho câu hỏi này hai mươi ba năm trước, trong một bài báo đã trở thành một trong những tài liệu được trích dẫn nhiều nhất trong tất cả các tài liệu kinh tế: “Nguồn gốc thuộc địa của sự So Sánh Phát Triển/The Colonial Origins of Comparative Development” (American Economic Review, n°91, 2001).

Ba tác giả - mặc dù người đầu tiên có quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, hai người còn lại là người gốc Anh, nhưng cả ba đều trải qua cả sự nghiệp của mình ở Hoa Kỳ - đã so sánh bảng tỷ lệ tử vong của những người định cư da trắng ở các thuộc địa khác nhau với tốc độ tăng trưởng hiện tại của các quốc gia được thành lập từ các thuộc địa này. “Họ kết luận rằng ở những nơi mà những người định cư có thể sinh sống/định cư, nhờ môi trường vệ sinh ít khắc nghiệt hơn, những vùng lãnh thổ quan trọng, họ đã có thể tạo ra các thể chế có khả năng đảm bảo các quyền - đặc biệt là quyền sở hữu – và thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và kinh tế. Trong khi ở những nơi môi trường độc hại, họ chỉ biến người lao động bản địa thành nô lệ hoặc nhập khẩu lao động để khai thác các tài nguyên địa phương, nông nghiệp hoặc từ hầm mỏ, nhằm trục lợi,” Philippe Aghion, giáo sư tại Collège de France giải thích.

Print Friendly and PDF

19.10.24

Cùng với James Robinson, các giáo sư được vinh danh vì công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các thể chế chính trị

CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC DARON ACEMOGLU VÀ SIMON JOHNSON CỦA MIT CÙNG NHẬN GIẢI NOBEL

Cùng với James Robinson, các giáo sư được vinh danh vì công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các thể chế chính trị.

Peter Dizikes | MIT News

Daron Acemoglu (trái) và Simon Johnson

Nguồn ảnh: Acemoglu, Adam Glanzman; Johnson, được cung cấp bởi MIT

Các nhà kinh tế học của MIT, Daron Acemoglu và Simon Johnson (Tiến sĩ năm 1989), những người đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hệ thống chính trị và tăng trưởng kinh tế, vừa được trao Giải thưởng Sveriges Riksbank về Khoa học Kinh tế nhằm tưởng nhớ Alfred Nobel năm 2024. Nhà khoa học chính trị James Robinson từ Đại học Chicago, người đã hợp tác chặt chẽ với họ, cũng chia sẻ giải thưởng này.

“Những xã hội có pháp quyền yếu kém và các thể chế bóc lột dân chúng không tạo ra sự tăng trưởng hay thay đổi theo hướng tốt hơn”, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tuyên bố trong bài phát biểu trao giải Nobel. “Nghiên cứu của các nhà khoa học được vinh danh giúp chúng ta hiểu lý do tại sao.”

Sự hợp tác nghiên cứu dài hạn giữa Acemoglu, Johnson và Robinson kéo dài hơn hai thập kỷ đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng các nền dân chủ, nơi tuân thủ pháp quyền và đảm bảo các quyền cá nhân, đã thúc đẩy hoạt động kinh tế mạnh mẽ hơn trong 500 năm qua.

Print Friendly and PDF

18.10.24

Giải Nobel Kinh tế 2024 – Hỏi đáp cùng chuyên gia: Lịch sử thuộc địa giải thích tại sao các thể chế mạnh mẽ lại quan trọng đối với sự thịnh vượng của một quốc gia

GIẢI NOBEL KINH TẾ 2024 – HỎI ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA: LỊCH SỬ THUỘC ĐỊA GIẢI THÍCH TẠI SAO CÁC THỂ CHẾ MẠNH MẼ LẠI QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA MỘT QUỐC GIA

Ba nhà nghiên cứu vừa đoạt giải Nobel Kinh tế 2024. Từ trái sang: Daron Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson | France24.com

Giải Nobel Kinh tế 2024 đã được trao cho Daron Acemoglu và Simon Johnson của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và James Robinson của Đại học Chicago vì công trình nghiên cứu lý giải sự chênh lệch lớn về mức độ thịnh vượng giữa các quốc gia.

Trong diễn văn công bố giải, Chủ tịch ủy ban giải thưởng kinh tế - Jakob Svensson cho biết: “Một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta là thu hẹp mức chênh lệch lớn về thu nhập giữa các quốc gia”. “Nghiên cứu mang tính đột phá” của các nhà kinh tế đã mang lại cho chúng ta “hiểu biết sâu sắc hơn về nguyên nhân gốc rễ khiến các quốc gia thất bại hoặc thành công trong nỗ lực đó”.

Giải Nobel Kinh tế được thiết lập sau các giải Nobel đầu tiên vài thập kỷ, vào những năm 1960, có tên gọi chính thức là Giải thưởng Sveriges Riksbank về Khoa học Kinh tế. Các nhà nghiên cứu sẽ cùng chia sẻ giải thưởng và khoản tiền trị giá 11 triệu SEK Thụy Điển (khoảng 26,3 tỷ VND).

Chúng tôi đã trao đổi với Renaud Foucart, giảng viên cao cấp khoa Kinh tế tại Đại học Lancaster (Anh) để hiểu rõ hơn về công trình nghiên cứu đã đạt giải Nobel Kinh tế năm nay, và lý do tại sao công trình này quan trọng.

Print Friendly and PDF

17.10.24

Giải Nobel kinh tế năm 2024, Daron Acemoglu mới đây ca ngợi những cải cách của Emmanuel Macron

GIẢI NOBEL KINH TẾ NĂM 2024, DARON ACEMOGLU MỚI ĐÂY CA NGỢI NHỮNG CẢI CÁCH CỦA EMMANUEL MACRON

Ủng hộ cải cách hưu trí đã được thông qua năm 2023, nhà kinh tế học vẫn nêu lên một số phê phán với vị nguyên thủ quốc gia Pháp.

Tác giả: Maxime Birken

picture alliance / dpa/picture alliance via Getty I

Đã được huy chương John Bates Clark năm 2005, nay Daron Acemoglu đạt giải thưởng Nobel kinh tế vào ngày thứ hai 14 tháng 10 năm 2024.

KINH TẾ - Một chứng nhận khen thưởng. Người đạt giải Nobel kinh tế năm nay, cùng với de Simon Johnson và James A. Robinson, nhà kinh tế học người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ là Daron Acemoglu gần đây đã được nói đến nhiều vì ông đã có một nhận định tương đối tích cực về các cải cách kinh tế do Emmanuel Macron đề ra từ năm 2017.

Đọc thêm: Le prix Nobel d’économie remis au trio Daron Acemoglu, Simon Johnson et James A. Robinson - Giải Nobel kinh tế được trao cho bộ ba Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson

James A. Robinson (1960-)
Simon Johnson (1963-)

Hôm thứ hai này [14/10], ở Stockholm, Daron Acemoglu đã được khen thưởng cùng với các đồng nghiệp của ông về công trình “Hiểu biết những khác biệt của thịnh vượng giữa các quốc gia”. Trước khi nhận được giải thưởng nổi tiếng vào ngày thứ hai 14 tháng 10, vị giáo sư kinh tế học của Học viện Công nghê Massachusetts (MIT) đã chú tâm nghiên cứu trường hợp nước Pháp, theo một cuộc phỏng vấn trên tạp chí L’Express vào tháng bảy vừa qua.

Là chuyên gia về vai trò các thiết chế trong sự phát triển kinh tế và chính trị của các nước, ông cho rằng những cải cách kinh tế được thực hiện từ khi Emmanuel Macron lên nắm quyền “đã đem lại kết quả, nhìn một cách tổng thể.

Print Friendly and PDF

16.10.24

Họ cung cấp một cách giải thích cho lý do tại sao một số nước lại giàu, còn những nước khác lại nghèo

HỌ CUNG CẤP MỘT CÁCH GIẢI THÍCH CHO LÝ DO TẠI SAO MỘT SỐ NƯỚC LẠI GIÀU, CÒN NHỮNG NƯỚC KHÁC LẠI NGHÈO

Những người nhận giải [các khoa học kinh tế của ngân hàng Sveriges Riksbank để tưởng nhớ Alfred Nobel - ND] năm nay đã cung cấp những thấu nhận |insight| mới nhằm giải thích cho lý do tại sao lại có những khác biệt lớn như vậy về sự thịnh vượng giữa các quốc gia. Một cách giải thích quan trọng là những khác biệt tồn tại dai dẳng trong các thể chế xã hội. Bằng cách khảo cứu các hệ thống chính trị và kinh tế khác nhau do những người thực dân châu Âu đưa vào thực thi, Daron Acemoglu, Simon Johnson James A. Robinson đã có thể chứng minh một mối liên hệ giữa các thể chế và sự thịnh vượng. Họ cũng đã phát triển các công cụ lý thuyết có thể giải thích tại sao những khác biệt trong các thể chế vẫn tồn tại và các thể chế có thể thay đổi ra sao.

Hiện nay, 20% các nước giàu nhất thế giới giàu hơn 20% các nước nghèo nhất khoảng 30 lần. Hơn nữa, khoảng cách thu nhập giữa các nước giàu nhất và các nước nghèo nhất vẫn tồn tại dai dẳng; mặc dù các nước nghèo nhất đã trở nên giàu có hơn, song họ vẫn chưa bắt kịp với các nước thịnh vượng nhất. Tại sao lại vậy? Những người nhận giải [Nobel kinh tế - ND] năm nay đã tìm thấy chứng cứ mới và thuyết phục đối với một cách giải thích cho khoảng cách tồn tại dai dẳng này – những khác biệt trong các thể chế của một xã hội.

Việc cung cấp chứng cứ cho điều này không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Một mối tương quan giữa các thể chế trong một xã hội và sự thịnh vượng của xã hội đó không nhất thiết có nghĩa là cái này là nguyên nhân của cái kia. Các nước giàu có khác với các nước nghèo trên nhiều phương diện – không chỉ ở các thể chế của họ – thế nên, có thể có những lý do khác cho cả sự thịnh vượng lẫn loại hình thể chế của họ. Có lẽ sự thịnh vượng tác động lên các thể chế của một xã hội, chứ không phải ngược lại. Để đi tới câu trả lời của mình, những người nhận giải đã sử dụng một cách tiếp cận thực nghiệm mang tính cách tân.

Print Friendly and PDF

15.10.24

Những bài học thực sự của giải Nobel hoà bình

NHỮNG BÀI HỌC THỰC SỰ CỦA GIẢI NOBEL HOÀ BÌNH

Tác giả: Luis Lema

(Xã luận của báo Le Temps - Thụy Sĩ ngày 11.10.2024)

Ông Shigemitsu Tanaka, Đồng Chủ tịch Hội Nihon Hidankyo trong một buổi họp báo ở Nagasaki ngày 11.10.2024

Đấu tranh cho một thế giới không còn bị đe doạ bởi hiểm hoạ hạt nhân là một nỗ lực vô cùng đáng kính. Nhưng đấy có phải là điều thật sự cần nhấn mạnh năm 2024?

Thế giới có đáng có một giải Nobel hoà bình 2024? Hay ngược lại, hội đồng giải Nobel ở Stockholm lẽ ra có nên đánh dấu năm nay bằng một lỗ đen lớn, tượng trưng cho một trái đất mất viễn tượng, bất lực trước những cuộc chiến không lối ra, những qui tắc cơ bản bị chà đạp, sự ích kỷ thắng thế? Tại sao không.

Một điều hiển nhiên: vinh danh bao nhiêu cũng không đủ đối với những người Nhật sống sót ở Hiroshima và Nagasaki. Những khổ đau họ phải chịu, sức thuyết phục của những chứng từ, cuộc đấu tranh của họ để giải trừ mọi vũ khí huỷ diệt hàng loạt, phải được tuyệt đối trân trọng. Khi sự đe doạ của hiểm hoạ hạt nhân vẫn còn bao phủ bầu trời (chung quanh nước Nga, bán đảo Hàn quốc, ở Trung Đông ...), sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn phải là điều cấm kỵ. Điều kiện của sống còn.

Print Friendly and PDF

14.10.24

Han Kang, Giải thưởng Nobel văn chương 2024. Tất cả những linh hồn bị tổn thương

HAN KANG, GIẢI THƯỞNG NOBEL VĂN CHƯƠNG 2024

TẤT CẢ NHỮNG LINH HỒN BỊ TỔN THƯƠNG

Của Volker Weidermann, Tuần báo DIE ZEIT, ĐỨC
Ngày 10 tháng 10 năm 2024, 17:20 giờ

Người dịchĐỗ Thị Thu Trà

Hiệu đính: Nguyễn Xuân Xanh

Thời gian như một con sóng, gần như tàn nhẫn trong sự khắc nghiệt của nó khi nó cuốn trôi cuộc sống của cô, một cuộc sống mà cô phải liên tục nỗ lực để nó không tan vỡ.”

― Han Kang, The Vegetarian

Cơn mưa này là nước mắt của những linh hồn đã khuất.
― Han Kang, Human Acts

Lời nói đầu

Xin gửi đến anh chị đọc giả bài biết sau đây của tác giả Volker Weidermann trên tuần báo Đức DIE ZEIT, ngày 10/10/2024. Bài viết có lẽ muốn khắc họa tâm trạng, cảm xúc và cả nhân sinh quan của Han Kang đã là động lực thôi thúc bà cầm bút. Bạo lực là đề tài chính mà con người gây cho nhau, và cho các sinh linh trên trái đất, xuất hiện dưới nhiều hình thức từ thô bạo, tàn nhẫn đến tinh tế. Có lẽ các nhà văn, nhà phê bình văn học mới đánh giá được tốt hơn các tác phẩm của bà. Nhưng DIE ZEIT đã đưa ra một ý kiến của họ. Volker Weidermann là một cây bút, nhà phê bình văn học, tác giả của nhiều quyển sách về lịch sử văn học, và nhà văn có giá trị. Có thể xem bio hoạt động của ông tại đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Volker_Weidermann

Đề tài bạo lực cũng thích hợp cho mùa giải Nobel năm nay khi Giải Nobel Hòa bình 2024 vừa được trao cho tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản, một phong trào cơ sở của những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử. Bạo lực hiện đang đe dọa nhân loại nghiêm trọng.

Xin giới thiệu và cảm ơn tuần báo DIE ZEIT.

CẬP NHẬT ngày 12/10/2024: Chúng tôi vừa thêm vào bài viết phần cuối đã bị bỏ sót do hôm qua sơ suất. Một số chỗ trong bản dịch cũng được tu chỉnh cho rõ nghĩa và tốt hơn. Cảm ơn một người bạn cũ phương xa đã bỏ công đọc kỹ, nhiệt tình và nhắc nhở. 

Nguyễn Xuân Xanh

Với các tác phẩm văn học của mình, nhà văn Han Kang đã làm lay chuyển nền tảng của thế giới chúng ta, một thế giới được xây dựng trên bạo lực. Ủy ban Nobel đã đưa ra một quyết định tuyệt vời.

Han Kang tại Stockholm, tháng 3 năm 2024 © Alexander Mahmoud/imago images

Print Friendly and PDF

13.10.24

Giải Nobel Vật lý được trao cho những nhà khoa học tiên phong về mạng neuron, đặt nền móng cho AI

GIẢI NOBEL VẬT LÝ ĐƯỢC TRAO CHO NHỮNG NHÀ KHOA HỌC TIÊN PHONG VỀ MẠNG NEURON, ĐẶT NỀN MÓNG CHO A.I.

Christine Olsson / TT / EPA

Giải Nobel Vật lý năm 2024 đã được trao cho hai nhà khoa học John Hopfield và Geoffrey Hinton “vì những phát minh và khám phá nền tảng đã mở đường cho lĩnh vực học máy với mạng neuron nhân tạo”.

Lấy cảm hứng từ các ý tưởng trong ngành vật lý và sinh học, Hopfield và Hinton đã phát triển những hệ thống máy tính có khả năng ghi nhớ và học hỏi từ các mẫu dữ liệu. Dù chưa từng trực tiếp cộng tác, họ đã dựa vào nghiên cứu của nhau để cùng phát triển nền móng cho cú “bùng nổ” hiện nay ở lĩnh vực học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI).

Mạng neuron là gì? (Và nó liên quan gì đến vật lý?)

Mạng neuron nhân tạo là nền móng của nhiều công nghệ AI mà chúng ta sử dụng ngày nay.

Giống như não bộ con người có các tế bào thần kinh kết nối với nhau thông qua các khớp thần kinh, mạng neuron nhân tạo cũng có những neuron kỹ thuật số được kết nối theo các cấu hình khác nhau. Từng neuron riêng lẻ không có gì đặc biệt. Điều đặc biệt nằm ở mô hình và cường độ của các kết nối giữa chúng.

Các neuron trong mạng nhân tạo được “kích hoạt” bởi các tín hiệu đầu vào. Những tín hiệu này được truyền từ neuron này sang neuron khác sao cho có thể chuyển đổi và xử lý thông tin đầu vào. Qua đó, mạng nhân tạo có thể thực hiện các nhiệm vụ mang tính tính toán như phân loại, dự đoán và ra quyết định.

Print Friendly and PDF

12.10.24

Tác giả là cả một đám đông

TÁC GIẢ LÀ CẢ MỘT ĐÁM ĐÔNG

Tiphaine Samoyault[*]

Về cuốn Qu’est-ce qu’un auteur mondial? Le champ littéraire transnational/Một tác giả thế giới là gì? Trường văn học xuyên quốc gia

Qu’est-ce qu’un auteur mondial?/Tác giả toàn cầu là gì? Cuốn sách chắc hẳn sẽ trở thành một tác phẩm kinh điển của khoa học xã hội và nhân văn. Là sự tổng hợp của 25 năm nghiên cứu về xã hội học văn học, cuốn sách của Gisèle Sapiro[**] gây ấn tượng bởi sự trong sáng, phong phú của tài liệu và tầm nhìn sâu rộng của nó. Nó mô tả và tra vấn cơ chế của sự công nhận văn học đồng thời trình bày lịch sử của quá trình toàn cầu hóa trường (văn học - ND). Thế nào là một tên tuổi lớn? Một tác phẩm kinh điển? Một tác phẩm kinh điển thế giới? Nó được chế tạo như thế nào? Dưới đây là một số câu trả lời cho các câu hỏi trên trong cuốn sách hấp dẫn này.

Gisèle Sapiro | Qu’est-ce qu’un auteur mondial? Le champ littéraire transnational. EHESS/Gallimard/Seuil, 448 p., 25 €

Chúng ta đã quá quen với việc liên kết một tác phẩm với tác giả của nó đến nỗi chúng ta kết hợp vinh quang với một cái tên (hoặc sự sỉ nhục, như tiểu luận Peut-on dissocier l’œuvre de l’auteur?/Chúng ta có thể tách tác phẩm khỏi tác giả không? từng cho thấy và được NXB Seuil xuất bản vào năm 2020) mà không đặt quá nhiều câu hỏi. Điều chúng ta học được từ nghiên cứu tỉ mỉ của nhà xã hội học (đồng thời là thành viên ban biên tập của tạp chí En attendant Nadeau) là một tác phẩm kinh điển thế giới được chế tạo, với nhiều tác nhân. Một mạng lưới chặt chẽ các định chế và cá nhân góp phần tạo nên sự công nhận mà cuối cùng chỉ làm nổi bật một cái tên: dịch giả, người trung gian, nhà xuất bản, người đai diện văn học, giám khảo các giải thưởng, cả một đám đông vây quanh tác giả. Giới phê bình văn học từ lâu đã cho rằng tác giả không đơn độc. Tác giả cần độc giả của mình. Với xã hội học văn học, đội ngũ nhân sự được mở rộng và các điều kiện cho phép tác giả nam hay nữ đảm bảo, mở rộng và duy trì khả năng tiếp nhận mình bao gồm nhiều giai đoạn và mạng lưới.

Print Friendly and PDF

11.10.24

Giải Nobel Vật lý được trao cho những nhà tiên phong trong lĩnh vực học máy

GIẢI NOBEL VẬT LÝ ĐƯỢC TRAO CHO NHỮNG NHÀ TIÊN PHONG TRONG LĨNH VỰC HỌC MÁY

John Hopfield và Geoffrey Hinton là những nhà tiên phong trong các phương pháp tính toán cho phép phát triển các mạng lưới nơron.

Bởi Elizabeth Gibney và Davide Castelvecchi

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm công bố những người chiến thắng. Ảnh: Jonathan Nackstrand/AFP qua Getty

Hai nhà nghiên cứu phát triển các công cụ giúp hiểu các mạng nơron vốn hỗ trợ sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay đã giành giải Nobel Vật lý năm 2024.

John Hopfield tại Đại học Princeton ở New Jersey và Geoffrey Hinton tại Đại học Toronto, Canada cùng chia sẻ giải thưởng trị giá 11 triệu kronor Thụy Điển (1 triệu đô la Mỹ), theo công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm vào ngày 8 tháng 10.

Cả hai đều sử dụng các công cụ từ vật lý để đưa ra các phương pháp vận hành mạng nơron nhân tạo, vốn khai thác các cấu trúc phân lớp lấy cảm hứng từ bộ não để học các khái niệm trừu tượng. Những khám phá của họ "hình thành các khối cơ sở của học máy, có thể hỗ trợ con người đưa ra quyết định nhanh hơn và đáng tin cậy hơn", Ellen Moons, chủ tịch ủy ban vật lý Nobel, nhà vật lý tại Đại học Karlstad, Thụy Điển, cho biết trong buổi công bố giải thưởng. "Mạng nơron nhân tạo đã được sử dụng để thúc đẩy nghiên cứu trên nhiều chủ đề vật lý đa dạng như vật lý hạt, khoa học vật liệu và vật lý thiên văn".

Print Friendly and PDF

10.10.24

Năng lượng tối: Phạm Quang Hưng (Virginia)

NĂNG LƯỢNG TỐI

Phạm Quang Hưng

Dept. of Physics, University of Virginia

Tôi như con thuyền đã chọn sông Hương làm bến đỗ.

Phạm Quang Hưng

Phạm Quang Hưng (1950-2024), hưởng thọ 74 tuổi.
P.Q. Hung Ph.D., 1978, UCLA

Lời nói đầu

Giáo sư Phạm Quang Hưng vừa mất chiều 7-10 tại Virginia (Mỹ) tức ngày sáng ngày 8/10/2024 giờ Việt Nam, hưởng thọ 74 tuổi. Đây là một mất mát to lớn cho cộng đồng khoa học, vật lý, và cho Việt Nam. GS Hưng là một nhà vật lý hạt thành đạt và dấn thân cho các hoạt động vật lý cho Việt Nam, cho giáo dục, cho hướng dẫn nghiên cứu sinh Việt Nam.

Anh có trong diễn đàn edu-sci của chúng tôi từ thập niên 2000, tham gia vào số Kỷ yếu Max Planck 2008. Dưới đây tôi xin đăng lại bài của Anh, để tưởng nhớ Anh.

Sau Cao Huy Thuần, Chu Phạm Ngọc Sơn, Võ Tòng Xuân và nhiều người “lính già” kiên cường khác trên mặt trận khoa học, học thuật, đến lượt Phạm Quang Hưng ra đi. Làm sao nói hết nỗi thương tiếc các anh? Các anh là những chiến sĩ, các anh không chết, mà chỉ phai nhạt dần. Xin Anh hãy bình yên ở cõi Vĩnh Hằng. Việt Nam sẽ vẫn tưởng nhớ đến Anh, cùng các bạn chiến đấu thế hệ trước, cho một nước Việt Nam phát triển, tươi sáng và hạnh phúc.

Nguyễn Xuân Xanh

Abstract. The invention of Quantum Theory and the Theory of Relativity at the beginning of the 20th century have led to the most important revolution in physics which is continuing to influence the way we understand the structure of matter at its deepest level and the universe from its infancy to its far-distant future. The startling discovery in 1998 of an expansion of our universe which is accelerating instead slowing down as earlier expected reveals the “presence” of an unknown form of energy, the so-called Dark Energy, which could have a profound impact on our understanding of the physical universe. In this article, we will present the development of crucial ideas from Quantum Theory and the Theory of Relativity to the Standard Model of Elementary Particles which successfully describes the interactions of the building blocks of matter, and finally to the mystery of the Dark Energy and its implications.

Print Friendly and PDF

8.10.24

Số phụ nữ đoạt giải Nobel Vật lý chỉ đếm trên một bàn tay – những người chiến thắng gần đây có lời khuyên cho phụ nữ trẻ trong lĩnh vực này

SỐ PHỤ NỮ ĐOẠT GIẢI NOBEL VẬT LÝ CHỈ ĐẾM TRÊN MỘT BÀN TAY NHỮNG NGƯỜI CHIẾN THẮNG GẦN ĐÂY CÓ LỜI KHUYÊN CHO PHỤ NỮ TRẺ TRONG LĨNH VỰC NÀY

Giải Nobel được coi là một trong những huy chương danh giá nhất trong khoa học. Angela Weiss/Pool Photo qua AP, File
Trong số 225 người được trao giải Nobel Vật lý, chỉ có năm người là phụ nữ. Đây là một con số rất nhỏ, và chắc chắn là nhỏ hơn 50% – tỷ lệ phụ nữ trong dân số loài người.

Mặc dù có hàng loạt nghiên cứu chỉ ra những rào cản đối với phụ nữ trong khoa học và nhiều nỗ lực nhằm tăng cường sự đại diện của họ, vật lý vẫn là lĩnh vực do nam giới thống trị. Cứ mỗi 5 nhà vật lý thì chỉ có 1 là phụ nữ, con số này không thay đổi kể từ năm 2010.

Ba trong số năm giải Nobel Vật lý được trao cho phụ nữ đều diễn ra trong thập kỷ qua. Là một nhà vật lý nữ, tôi vô cùng phấn khích khi thấy ba phụ nữ gia nhập đội ngũ những người đoạt giải Nobel Vật lý chỉ trong vài năm gần đây.

Print Friendly and PDF

6.10.24

Nguồn gốc phép biện chứng (kỳ 4)

NGUỒN GỐC PHÉP BIỆN CHỨNG (KỲ 4)

(Nguyễn Thị Minh dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, trích dịch từ “Main Currents of Marxism” của Leszek Kolakowski, bản dịch tiếng Anh của P. S. Falla, Clarendon Press, Oxford 1978.)

MỤC LỤC KỲ 1
1. Sự bất tất của hiện hữu người
2. Sự tự cứu độ của Plotinus
3. Plotinus và thuyết Plato mang màu sắc Kito giáo. Một sự truy tầm lý tính sáng tạo

Leszek Kolakowski (1927-2009)

MỤC LỤC KỲ 2
4. Eriugena và thần hệ Kito giáo
5. Eckhart và phép biện chứng của sự thánh hóa
6. Nicholas of Cusa. Những mâu thuẫn của Tồn tại Tuyệt đối

MỤC LỤC KỲ 3
7. Boehme và tính nhị nguyên của Tồn tại
8. Angelus Silesius và Fénelon: cứu rỗi thông qua hư vô hóa
9. Thời Khai minh. Sự hiện thực hóa của con người trong sơ đồ của chủ nghĩa tự nhiên
10. Rousseau và Hume. Phá hủy niềm tin vào sự hòa điệu tự nhiên

MỤC LỤC KỲ 4
11. Kant. Tính nhị nguyên của tồn tại người, và giải pháp cho điều ấy
12. Fichte và sự tự chinh phục của tinh thần
13. Hegel. Tiến trình của ý thức hướng đến cái Tuyệt đối

* * *
Immanuel Kant (1724-1824)

11. Kant. Tính nhị nguyên của tồn tại người, và giải pháp cho điều ấy.
  1. Kant cho lý tính con người có quyền tối cao trái ngược với niềm tin vào một trật tự tự nhiên mà lý tính chỉ là một phần biểu hiện của nó. Trong triết học của mình Kant bác bỏ niềm hi vọng rằng lý tính có thể phát hiện ra được quy luật tự nhiên, một sự hòa hợp trước – hiện hữu, hay một Thượng Đế duy lý, hay có thể diễn giải chính mình trong sự hòa hợp đó. Như Hume có thể tranh luận, điều này không có nghĩa là mọi tri thức của chúng ta bị quy giản vào tính bất tất hay các tri giác tách biệt. Không phải mọi phán đoán của ta đều là thường nghiệm hoặc chỉ là phân tích: các phán đoán tổng hợp tiên nghiệm, tức là các phán đoán không thường nghiệm nói cho ta điều gì đó về hiện thực, khuôn định cột trụ của tri thức của ta và đảm bảo tính hợp thức cùng tính hiệu lực phổ quát của nó. Nhưng – và đây là một trong những kết luận chính của Phê phán lý tính thuần túy – các phán đoán tổng hợp tiên nghiệm chỉ liên hệ đến các đối tượng của kinh nghiệm khả hữu. Điều này có nghĩa là chúng không thể cung cấp nền tảng cho một siêu hình học duy lý, vì siêu hình học sẽ phải bao gồm các phán đoán tiên nghiệm tổng hợp chỉ trong trường hợp các phán đoán này là khả hữu. Tất cả những gì ta có thể hi vọng là một siêu hình học nội tại trong hình dạng một mã của các quy luật tự nhiên không phải được rút ra từ kinh nghiệm mà có thể được xác định một cách tiên nghiệm. Mọi tư tưởng kì cùng đều liên quan đến tri giác, còn những kiến tạo có tính tiên nghiệm mà lý trí của ta tất yếu phải hình thành nên chỉ có nghĩa trong chừng mực chúng có thể được áp dụng vào thế giới thường nghiệm mà thôi. Vì thế trật tự của tự nhiên, trong chừng mực liên quan đến các năng lực cấu tạo của chúng, không được tìm thấy trong tự nhiên, mà do trật tự của chính tâm thức ta áp đặt lên tự nhiên. Trật tự này thuộc về sự xếp đặt của các đối tượng trong không gian và thời gian, như nền tảng của sự lĩnh hội thuần túy, và thêm vào là hệ thống các phạm trù, tức là các khái niệm phi – toán học trao sự thống nhất cho thế giới thường nghiệm nhưng không có nguồn gốc từ trong thế giới thường nghiệm đó.
Print Friendly and PDF