30.12.16

MARKOWITZ Harry M., sinh năm 1927



MARKOWITZ Harry M., sinh năm 1927

Damien Gaumont
Harry M. Markowitz sinh tại Chicago, bang Illinois, Hoa Kì, năm 1927. Ông vào ủy ban Cowles năm 1952 lúc mới 25 tuổi, nhờ sự hỗ trợ của T. Koopmans (Nobel 1975) lúc bấy giờ muốn đào tạo một êkíp có hiệu quả trong việc áp dụng qui hoạch tuyến tính vào kinh tế học. Song song đấy ông thường xuyên gặp Dantzig và Wolfe tại Rand Corporation. Giáo sư tài chính và kinh tế tại Baruch College của New York, ông là chủ tịch American Finance Association năm 1982 và được Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển biểu dương năm 1990.
Print Friendly and PDF

28.12.16

Lời giới thiệu cuốn “Tuyển tập Dữ liệu lớn”

LỜI GIỚI THIỆU CUỐN “TUYỂN TẬP DỮ LIỆU LỚN

Khi bạn sử dụng sản phẩm của một trong năm đại gia GAFAM (Google, Amazon, Facebook, Apple, Microsoft) chắc bạn không ngờ rằng mình đã góp phần tạo ra dữ liệu lớn (Big Data). Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, các hoạt động hằng ngày của chúng ta (tiêu dùng, giao tiếp, di chuyển, ...) tạo ra các dữ liệu, mà dấu vết là những "mảnh vụn dạng số". Từ thực tế này, khoa học dữ liệu (Data Science) ra đời để xử lí, trong thời gian kỉ lục, những dữ liệu đa dạng, thường ít được cấu trúc, ngày càng tăng, liên tục thay đổi, với những ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực và tác động đến mọi mặt của cuộc sống.
Nhân dịp bước vào năm hoạt động thứ ba, trang Phân tích kinh tế chọn giới thiệu 20 bài về chủ đề “nóng” này được tập hợp trong tuyển tập thứ hai[1] của nhóm, gồm ba mục chính. Chín bài đầu của tuyển tập trình bày dễ hiểu thế nào là dữ liệu lớn qua một số minh họa và ứng dụng trong các ngành khác nhau như kinh tế, giáo dục, báo chí, sử học, quản lí đô thị, y khoa, v.v.. Chín bài tiếp theo đề cập vài vấn đề đang tranh luận, ví dụ như: những công nghệ tin học mới trong việc xử lý những dữ liệu cực lớn có thay đổi triết lí tin học không, sự chuyển đổi kinh tế và xã hội mà các công nghệ này tạo nên đặt ra những vấn đề nào cho sự riêng tư của cá nhân hay liệu có hay không một sự đoạn tuyệt mang tính khoa học luận, với sự chuyển tiếp từ các phương pháp giả thuyết và suy diễn mà dựa trên đó khoa học hiện đại đã được xây dựng đến một logic quy nạp, rất khác biệt với truyền thống. Và hai bài sau cùng giúp bạn đọc dễ hình dung người làm khoa học dữ liệu trong thực tiễn với việc phác họa những kĩ năng cần thiết của những ai phải làm việc hằng ngày với dữ liệu lớn.
Hi vọng là tuyển tập, với các góc nhìn đa chiều, sẽ giúp bạn đọc nhận diện những triển vọng và thách thức của một kĩ thuật mới còn trên đà phát triển mạnh hầu tỉnh táo đối mặt một cách chủ động với nó.   
Nhóm Phân tích kinh tế
Nguyễn Minh Cao Hoàng
Phạm Văn Minh
Trần Thị Minh Ngọc
Nguyễn Đôn Phước
Nguyễn Hoàng Mỹ Phương
Vũ Thị Thu Thanh
Huỳnh Thiện Quốc Việt

Mua sách trực tuyến tại:

Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: 844 3945 4661/ 3944 7280 - Fax: 844 3945 4660 - Email: lienhe@nxbtrithuc.com.vn.




[1] Tuyển tập thứ nhất là “Học và dạy “khoa học buồn thảm” thời hậu khủng hoảng”, NXB ĐHQG TP HCM, 2015.

Print Friendly and PDF

27.12.16

Goldman Sachs và Nhà Trắng, lịch sử của những cuộc hoán đổi nhiệm sở và lợi ích hỗ tương



Goldman Sachs và Nhà Trắng, lịch sử của những cuộc hoán đổi nhiệm sở và lợi ích hỗ tương
Donald Trump không là ngoại lệ, mặc cho diễn ngôn có tính thù địch của ông đối với giới tinh hoa, ông công bố ngay sự xuất hiện của ba cựu “đặc nhiệm của Goldman” (Goldman boys) vào các vị trí chủ chốt.
Nếu có một doanh nghiệp nào hưởng lợi từ việc Donald Trump đắc cử [tổng thống] tại Hoa Kỳ, thì đó chính là ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, mà giá cổ phiếu đã được cải thiện lên một phần ba kể từ ngày 8 tháng 11. Là một định chế tài chính nổi tiếng, Goldman Sachs từ lâu đã là nơi xuất thân và bãi đáp của các quan chức chính quyền cấp cao, đặc biệt là của Bộ Tài chính, theo động thái cửa quay (“revolving doors”, hay “portes tambour” trong tiếng Pháp, có nghĩa là sự chuyển hoạt động từ khu vực công sang khu vực tư nhân).
Print Friendly and PDF

26.12.16

Duy lí hạn chế (tính)



Duy lí hạn chế (tính)
Bounded rationality
® Giải Nobel: FRIEDMAN, 1976 SELTEN, 1994 SIMON, 1978
Lí thuyết tối ưu hoá là cách giải thích thống trị về những hành vi kinh tế. Thể theo lí thuyết này, các tác nhân ứng xử như thể quyết định của họ là kết quả của việc họ tối đa hoá những mục tiêu của bản thân (dù cho đó là lợi ích hay lợi nhuận) dưới một số ràng buộc (ví dụ ràng buộc về của cải, thời gian hay công nghệ).
Print Friendly and PDF

24.12.16

Những mối liên hệ nguy hiểm giữa tiền tệ và tài chính



NHỮNG MỐI LIÊN HỆ NGUY HIỂM GIỮA TIỀN TỆ VÀ TÀI CHÍNH

Dominique PLIHON
Trong ba thập niên qua, các thị trường tài chính đã trải qua một sự gia tăng quyền lực đầy ấn tượng. Đến mức biến đổi vai trò của các ngân hàng trong nền kinh tế và bản chất của tiền tệ mà ngân hàng đã tạo ra.
Tiền tệ, đối với mọi người, trước hết đó là một phương tiện thanh toán. Nhưng đó cũng là một công cụ dự trữ có giá trị, một trong những hình thức chiếm giữ của cải. So với các nhân tố gia sản khác – chẳng hạn như các chứng khoán, ví dụ (cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán tài chính khác) –  lợi thế của tiền tệ đó là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Một tài sản có tính thanh khoản có hai đặc điểm chính, và tiền tệ có cả hai đặc điểm này ở mức cao nhất. Thứ nhất, giá trị danh nghĩa của nó mang tính ổn định, không giống như các tài sản khác – tài sản thực và tài sản tài chính – mà giá cả biến động theo sự biến động của cung và cầu. Thứ hai, là nó mang tính có sẵn tức thì để thanh toán trong các giao dịch, không chậm trễ và không có chi phí đáng kể.
Print Friendly and PDF

22.12.16

Tìm trật tự trong hỗn loạn



TÌM TRẬT TỰ TRONG HỖN LOẠN

Hàn Thuỷ 
... Bươm bướm luồn hoa lơ lửng lượn,
Chuồn chuồn đạp nước ngẩn ngơ bay...
Khúc Giang, Đỗ Phủ
(trích trong Đỗ Phủ, nhà thơ dân đen của Phan Ngọc)
1. Con bướm vỗ cánh ở Bắc Kinh...
Đời người ngắn ngủi. Kỳ trước[1] đã giới thiệu con chuồn chuồn, kỳ này xin hầu chuyện con bươm bướm. Không phải con bươm bướm mộng ảo trong giấc mơ Trang Tử, cũng không phải con bướm cảnh đẹp chóng qua trong cuộc đời đầy đau khổ của Đỗ Phủ. Ở đây chỉ xin nói tới con bươm bướm của nhà khí tượng học người Mỹ Edward Lorenz, một con bươm bướm thứ ba sẽ đi vào kinh điển. Con bướm này thực tế hơn, cánh vỗ của nó chỉ đón chào một ngành khoa học mới vừa ra đời: lý thuyết của sự hỗn loạn, mà Lorenz đi tiên phong khoảng đầu những năm 60. Dĩ nhiên bài báo này chỉ có tham vọng giới thiệu vài cuốn sách hay, phổ biến chủ đề “hỗn loạn”.
Print Friendly and PDF

20.12.16

Brussels lùi bước trước Bắc Kinh

BRUSSELS LÙI BƯỚC TRƯỚC BẮC KINH
Cảng Naples (Italia). Liên minh châu Âu mạo hiểm lớn khi giảm bớt những ràng buộc về nhập khẩu của Trung Quốc. SUDFOTO - ROPI/RÉA
Chúng ta có nên cấp quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc không? Thách thức [được mất] là rất cao. Việc cấp quy chế này cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể phải trả giá bằng hàng trăm ngàn việc làm thêm tại EU, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất thép, dệt may hoặc gốm sứ[1]. Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2001, nhưng họ có một quy chế đặc biệt, qua đó đặc biệt cho phép các đối tác thương mại áp đặt các mức thuế lên các mặt hàng xuất khẩu của họ, dễ hơn so với các nền kinh tế thị trường khác, khi đánh giá là có hiện tượng bán phá giá. Như vậy, trách nhiệm thuộc về Bắc Kinh để chứng minh rằng trong khuôn khổ thủ tục tố tụng của WTO giá cả các mặt hàng xuất khẩu của họ không thấp hơn một cách giả tạo.
Print Friendly and PDF

17.12.16

Phải chăng thời của lý thuyết đã qua?



Noah Smith

PHẢI CHĂNG THỜI CỦA LÝ THUYẾT ĐÃ QUA?

Noah Smith
Theo quan sát của tôi, kinh tế học đã và đang có một cuộc cách mạng lớn trong suốt trên dưới 35 năm qua.
Nhưng lý thuyết kinh tế học thống trị không hề thay đổi. Lý thuyết hẳn là đã thay đổi, chắc chắn rồi, nhưng bằng sự tiến triển hơn là bằng cách mạng – những loại như lý thuyết trò chơi và lý thuyết hành vi đã dần dần được pha trộn vào hệ chuẩn “tân cổ điển” siêu duy lý lâu đời.
Không phải như vậy, một cuộc cách mạng lớn đã và đang diễn ra ở chính vai trò của lý thuyết. Tìm đọc lại các nghiên cứu cũ ở những năm 1970 (tôi không dẫn ra bất cứ nghiên cứu cụ thể nào ở đây, vì nguyên tắc của tôi là không đơn cử tác giả nào cụ thể), bạn sẽ ngạc nhiên vì chúng không hề gắn với thực tiễn. Nhiều nghiên cứu trong số đó đã tốn rất nhiều công sức để xác định rằng không gian tìm thấy được giả định là không gian Borel, nhưng lại không thảo luận phương cách kiểm định mô hình xem có tương thích với dữ liệu thực tiễn hay không. Đó chính là “phương pháp suy diễn” nổi tiếng mà kinh tế học lấy làm tự mãn nhất. Thực ra, các nhà nghiên cứu chỉ cần xuất hiện, trình bày các giả định (nghĩa là phun ra thứ ngôn ngữ ngoài hành tinh), giải bài toán hệ quả để tìm ra các phương trình mượt mắt, và thế là xong việc.
Print Friendly and PDF

15.12.16

Kinh tế học Hành vi có làm lung lay Nhà nước Phúc lợi không?


James Kwak

KINH TẾ HỌC HÀNH VI CÓ LÀM LUNG LAY NHÀ NƯỚC PHÚC LỢI KHÔNG?

James Kwak
Đó là tiêu đề một bài viết của Mike Konczal, trong đó tác giả trả lời “không” cho câu hỏi trên. Karl Smith đưa ra câu hỏi này dựa trên một tiểu luận của Bryan Caplan và Scott Beaulier. Tiểu luận này chỉ rõ rằng những chính sách phúc lợi mở rộng sự lựa chọn sẵn có cho mọi người; điều này hoàn toàn phù hợp với kinh tế học truyền thống nhưng khi ta nghĩ theo hướng con người càng có khuynh hướng đưa ra những lựa chọn tồi tệ (“kinh tế học hành vi”), thì những chương trình phúc lợi càng khiến người dân gia tăng nguy cơ đưa ra những quyết định tồi tệ và gây bất lợi cho chính mình. Đây là một vấn đề đặc biệt, như Caplan và Beaulier từng tuyên bố: “có những lý do thực nghiệm để nghĩ rằng kinh tế học hành vi mô tả người nghèo tốt hơn là mô tả các nhóm dân cư còn lại” (tr.4). Nói cách khác, nếu cho rằng người nghèo sẽ phi lý hơn thì việc họ có thêm lựa chọn sẽ khiến chính họ bị tổn thương nhiều hơn những người khác.
Ta hãy bắt đầu với khẳng định trên. Làm sao có thể nói rằng “[một nhánh nghiên cứu hàn lâm lại có thể] mô tả [nhóm người nghèo] tốt hơn là mô tả những nhóm còn lại”? Với tôi, dường như ở đây có một lỗi sai về mặt phạm trù. Kinh tế học hành vi mô tả loài người, và thành phần tham gia chủ yếu trong hầu hết các thí nghiệm là những sinh viên đang theo học ở các trường đại học danh tiếng. Nếu những kết quả tìm thấy trong nghiên cứu bị lệch theo một cách nào đó thì độ lệch nằm ở đây.
Print Friendly and PDF

13.12.16

Thư ngỏ của các nhà khoa học gửi Tổng thống đắc cử Trump về vấn đề biến đổi khí hậu



THƯ NGỎ CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC GỬI TỔNG THỐNG ĐẮC CỬ TRUMP VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hơn 800 nhà khoa học về khoa học Trái đất và các chuyên gia về năng lượng (và những người có quan tâm) thôi thúc tổng thống vừa mới được bầu thực thi 6 bước cốt yếu về vấn đề biến đổi khí hậu
Năm 2015 là năm nóng nhất trong lịch sử; năm 2016 vẫn còn nóng. Ảnh: NASA khoa học Visualization Studio, Goddard Space Flight Center
Tổng thống đắc cử Trump đã gọi vấn đề biến đổi khí hậu là một trò chơi khăm của Trung Quốc, hứa sẽ dỡ bỏ các chính sách về khí hậu và năng lượng sạch của Mỹ, và bổ nhiệm những người phủ nhận vấn đề biến đổi khí hậu có quan hệ với ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch vào nhóm chuyển giao quyền lực và Nội các của ông.
Đáp lại, hơn 800 nhà khoa học về khoa học Trái đất và các chuyên gia về năng lượng tại 46 bang đã ký một bức thư ngỏ gửi đến Donald Trump, thôi thúc ông thực thi 6 bước then chốt nhằm xử lí vấn đề biến đổi khí hậu để giúp bảo vệ "nền kinh tế, an ninh quốc gia, y tế và an toàn công cộng của nước Mỹ."
Print Friendly and PDF

11.12.16

Trung Quốc và Lý thuyết hợp đồng không đầy đủ



TRUNG QUỐC VÀ LÝ THUYẾT HỢP ĐỒNG KHÔNG ĐẦY ĐỦ

Andrew Sheng[1], Xiao Geng[2]

HONG KONG – Năm nay, Giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế đã được trao cho Oliver Hart thuộc Đại học Harvard và Bengt Holmström thuộc Đại học MIT vì những công trình tiên phong của họ trong kinh tế học về quyền sở hữu và lý thuyết hợp đồng. Vào thời điểm mà Trung Quốc đang nỗ lực chuyển đổi một cách khó khăn từ một hệ thống hợp đồng không đầy đủ sang một chế độ quyền sở hữu mạnh mẽ, thì tầm quan trọng thực tế của những đóng góp này là điều hiển nhiên.
Không có hợp đồng nào có thể xác định được tất cả các tình huống. Vì vậy, các hợp đồng, thay vào đó, phải giải thích rõ ràng sự phân cấp các quyền "kiểm soát" – người nào có thể đưa ra quyết định và trong những hoàn cảnh nào. Đối với một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đang nỗ lực phân cấp nhiều quyền hạn hơn cho thị trường, thì những kiểu hợp đồng như vậy là điều vô giá – ít nhất là lúc ban đầu.
Print Friendly and PDF

9.12.16

Lời giới thiệu "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" của Max Weber

Bài “Lời giới thiệu” sau đây đã được in trong quyển Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản của Max Weber (Hà Nội, Nxb Tri thức, 2008), trang 11-46 và được đưa lên đây với sự đồng ý của các tác giả.
Lời giới thiệu
Trần Hữu Quang
Bùi Văn Nam Sơn
        Max Weber (tên đầy đủ là Maximilian Carl Emil Weber) (1864-1920), nhà xã hội học người Đức, là một trong số ít tác giả có tầm ảnh hưởng lớn lao trong ngành xã hội học, và được xem là một trong những ông tổ của ngành khoa học xã hội này, bên cạnh những tác giả tên tuổi như Karl Marx, Emile Durkheim, Vilfredo Pareto, Georg Simmel... Một số luận điểm và công trình nghiên cứu của ông đã và vẫn còn tiếp tục là đề tài gây tranh luận trong giới học thuật, kể cả về phía những người ngưỡng mộ lẫn về phía những kẻ phê phán. Kể từ khi có bản dịch đầu tiên sang tiếng Nga cho tới những bản dịch sang tiếng Nhật sau này, các công trình của ông đã không ngừng gây ảnh hưởng lớn lao tới các bước phát triển của ngành xã hội học ở hầu như tất cả các nước trên thế giới.
        Nhưng Weber không chỉ là một nhà xã hội học, ông còn được biết đến như là một nhà triết học, nhà luật học, nhà kinh tế học và nhà sử học với những kiến thức và lý giải uyên thâm. Khối lượng công trình đồ sộ của Weber có thể được xếp làm bốn loại chính sau đây: (a) các công trình phương pháp luận trong khoa học xã hội và triết học, (b) các công trình sử học, (c) các công trình xã hội học về tôn giáo, và (d) công trình quan trọng nhất của Weber là quyển Wirtschaft und Gesellschaft (Kinh tế và xã hội) (1922).[1] Vốn được coi là một trong những nhà sáng lập của bộ môn xã hội học, Weber đã để lại những dấu ấn đặc trưng về mặt tư duy phương pháp luận xã hội học. Cũng giống như Georg Simmel (1858-1918), một nhà triết học và xã hội học Đức và cũng là bạn của ông, Max Weber còn được coi là một nhà tư tưởng về tính hiện đại (Modernität) – tính hiện đại xét như là hệ quả của quá trình lý tính hóa (Rationalisierung) toàn bộ đời sống xã hội trong quá trình chuyển từ các xã hội cổ truyền sang các xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại ở châu Âu.
Print Friendly and PDF

7.12.16

Liệu nền tài chính có thể giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu không?


Alain Grandjean (1955-)
LIỆU NỀN TÀI CHÍNH CÓ THỂ GIÚP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHÔNG?
Nền kinh tế thế giới phải được đặt trên một "quỹ đạo 2 °C" (có nghĩa là sao cho sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu không được vượt quá 2 °C so với mức nhiệt độ thời tiền công nghiệp). Điều này đòi hỏi ngay từ bây giờ và trong nhiều thập kỷ tới những hoạt động chuyển nhượng đầu tư khổng lồ (từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng phi các-bon, và đồng thời từ việc sản xuất năng lượng sang việc kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng). Và điều này cũng có nghĩa là kêu gọi những đầu tư bổ sung mới so với những đầu tư mà dù sao đi nữa cũng sẽ được thực hiện trong lĩnh vực năng lượng.
Ngoài ra, các chương trình đầu tư này còn phải xem xét các tác động hiện tại và dự đoán được của sự biến đổi khí hậu và như vậy tích hợp vấn đề về sự thích nghi của người dân và của các cơ sở hạ tầng.
Print Friendly and PDF

5.12.16

Châu Á đối mặt với Trump: một con hổ giấy?



Châu Á đối mặt với Trump: một con hổ giấy?
Chân dung của Tổng thống đắc cử Donald Trump trên tạp chí Global People của Trung Quốc, trong một ki-ốt ở Thượng Hải, ngày 14 tháng 11 năm 2016 (Ảnh: AFP PHOTO/Johannes EISELE).
Nạn nhân đầu tiên của Tổng thống đắc cử Donald Trump là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị Tổng thống mới đắc cử cáo buộc là tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc. Thế nhưng, không những ông không tán thành hiệp định mà còn cho đó là một sự xâm lược nước Mỹ! Nhà Trắng đã tuyên bố từ bỏ việc đệ trình hiệp định ra trước Quốc hội trong những tuần cuối cùng của ông Barack Obama sau cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11. Có nghĩa là trong giai đoạn mà Tổng thống chỉ còn là một "con vịt què", người không có quyền lực.
Đánh dấu sự thất bại của chính sách "xoay trục" sang châu Á, sự trở mặt của Mỹ sẽ làm xói mòn vị thế của Mỹ trong khu vực trong một thời gian dài. Vào tháng 8, nhân cuộc họp với Tổng thống Obama, Thủ tướng Singapore đã tuyên bố: "Các quốc gia đối tác của ngài, các quốc gia thân hữu của ngài [...] đã vượt qua các sự phản đối chính trị [...] để đạt được thỏa thuận và nếu, khi họ chờ đợi dưới chân bàn thờ, mà vị hôn thê không đến, [...] thì một số quốc gia sẽ cảm thấy rất bị xúc phạm." Sau những thái độ của Tổng thống Philippines chống lại Tổng thống Obama và chuyến công du của Thủ tướng Malaysia đến Bắc Kinh, sự thất bại của TPP sẽ mở đường cho việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), điều mà Trung Quốc mong muốn, một hiệp định không có tham vọng "vượt ra ngoài ranh giới" của TPP. Cuối cùng, chính sách nước Mỹ trên hết là một tin xấu đối với các nước châu Á, bởi vì nó có nghĩa là một sự công nhận ưu thế của Trung Quốc.
Print Friendly and PDF