22.2.15

Công bằng



Công bằng

Justice
® Giải Nobel: ARRROW, 1972 BUCHANAN, 1986 NASH, 1994 SEN, 1998 VICKREY, 1996

Việc nghiên cứu những tiêu chuẩn công bằng phân phối là một lĩnh vực mà nhiều nhà kinh tế lưỡng lự xem như là hoàn toàn thuộc về bộ môn của mình. Tuy nhiên lĩnh vực này tập hợp một kinh văn quan trọng, mà sự phát triển đã tăng tốc từ những năm 1970. Trong lúc trước thời điểm ấy ít có những công trình tổng hợp thì gần đây nhiều tác phẩm đã xuất hiện chỉ ra rõ ràng tầm quan trọng của những công trình trong lĩnh vực này (đặc biệt xem Arrow et al., 1997; Fleurbaey, 1996; Kolm, 1997; Moulin, 1988, 1995; Roemer, 1996; Young, 1994). Quả thật rằng ảnh hưởng của triết lí đạo dức và chính trị trong bộ môn này là rất mạnh và đôi lúc ranh giới giữa hai bộ môn là mong manh (ví dụ xem Haussman & McPherson, 1995; Sen, 1987). Sự nghiệp triết lí của Rawls và của những người tiếp nối tác giả này đã để dấu ấn sâu đậm trong kinh tế học về công bằng phân phối, bằng cách khuyến khích những cách tiếp cận bình đẳng (xem Rawls, 1987). Nhưng cách tiếp cận kinh tế là đặc thù cả trong phương pháp (mô hình hoá toán học) và cả trong những đối tượng nghiên cứu của nó (gồm có nhiều vấn đề kinh tế vi mô, chứ không chỉ vấn đề công bằng xã hội một cách tổng quát). Chính xác hơn, có thể xác định lĩnh vực này như việc nghiên cứu những qui tắc lựa chọn xã hội và phân bổ từ những nguyên lí đạo đức tổng quát được thể hiện bằng những mô hình đặc biệt dưới dạng tiên đề, nghĩa là từ những đặc tính toán học mà những qui tắc này đòi hỏi.
Print Friendly and PDF

18.2.15

CHÚC TẾT ẤT MÙI

PTKT thân chúc bạn đọc, cộng tác viên cùng gia đình một năm mới dồi dào năng lượng, hiệu quả cao, nhiều thành đạt và niềm vui.
 
Print Friendly and PDF

Social Choice and Individual Value



Arrow Kenneth J.

New York, Wiley, 1951
Bản dịch tiếng Pháp: Choix collectif et préférences individuelles, Paris, Calman-Lévy, 1974

Sinh năm 1921, Kenneth Joseph Arrow trải qua thời trẻ ở New York. Năm 1941, tốt nghiệp cử nhân toán tại đại học Columbia, ông tiến hành tại đây luận án tiến sĩ sau khi chiến tranh kết thúc. Ông chọn kinh tế học, do chịu ảnh hưởng của Harold Hotelling, một nhà kinh tế độc đáo và sáng tạo. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ ngay từ 1950, khi năm trước đã chấp nhận làm thành viên ban giảng dạy của đại học Stanford, nơi ông sẽ tiến hành một phần lớn sự nghiệp hàn lâm. Toàn bộ những công trình của ông khiến tác giả nhận giải Nobel kinh tế năm 1972, và có thể nghĩ rằng chỉ những công trình vào đầu những năm 1950 đủ để ông nhận được giải này rồi. Tại Hoa Kì, thời kì cuối cuộc thế chiến thứ hai và những buổi đầu của cuộc chiến tranh lạnh tương ứng với những tiến bộ sẽ trở thành cột mốc của khoa học kinh tế. Lí thuyết ra quyết định cá nhân trong tình thế bất trắc có một bước tiến lâu bền. Tương tự như thế với lí thuyết trò chơi (von Neuman và Morgenstern, 1944; Nash, 1950 và 1951). Mặt khác, một số vấn đề chủ yếu do lí thuyết cân bằng chung cạnh tranh đặt ra cũng được giải quyết dứt điểm (Arrow, 1951; Arrow và Debreu, 1954). Cuối cùng luận án của Arrow nằm ở cội nguồn của một bộ môn mới gọi là lí thuyết lựa chọn xã hội và là nội dung của bài trình bày này. Được công bố lần đầu năm 1951, song chúng tôi sẽ chủ yếu dựa vào lần tái bản năm 1963, được tác giả làm phong phú thêm bằng những bình luận để phản ứng lại các phê phán. Tác phẩm của Fleurbaey (1996) là một tổng hợp xuất sắc bộ môn mới này.
Print Friendly and PDF

16.2.15

Bất bình đẳng



Bất bình đẳng

Economic inequalities
® Giải Nobel: DEBREU, 1983 MIRRLEES, 1996 SEN, 1998

Việc tìm kiếm một thước đo khách quan những bất bình đẳng rập theo khuôn những thước đo vật lí là vô vọng: thật vậy, thước đo những bất bình đẳng phụ thuộc vào quan điểm của các thành viên xã hội về công bằng phân phối. Do đó điều đáng mong muốn là những quan điểm làm chỗ dựa cho các thước đo những bất bình đẳng phải được xác định rõ ràng nhất có thể. Chính sự quan tâm này nằm ở cội nguồn của một số lớn công trình kể từ đầu những năm 1970 mà mục tiêu chung là xây dựng và đặc trưng hoá những chỉ số thoả mãn một số đặc tính được đặt thành bấy nhiêu tiên đề. Bài viết dưới đây trình bày những chỉ số này mà ta sẽ gọi là những chỉ số chuẩn tắc.
Print Friendly and PDF

13.2.15

Lựa chọn xã hội và phúc lợi xã hội


Về Amartya Sen 
Amartya Sen là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel.
Lựa chọn xã hội và phúc lợi xã hội
CAMBRIDGE – Con người vốn dĩ luôn sống theo quần thể, và cuộc sống cá nhân của con người lúc nào cũng phụ thuộc vào quyết định của tập thể. Tuy nhiên, những thách thức mà lựa chọn tập thể đặt ra có thể khó lòng mà chinh phục được, đặc biệt là trong điều kiện có sự khác biệt về lợi ích và các mối quan tâm của các thành viên trong quần thể. Vậy thì, nên đưa ra quyết định tập thể như thế nào?
Một nhà độc tài muốn kiểm soát mọi phương diện trong cuộc sống của con người sẽ tìm cách phớt lờ đi sở thích cá nhân của thiên hạ. Nhưng quả là không dễ đạt được mức độ quyền lực như vậy. Quan trọng hơn là chế độ độc tài thuộc bất kỳ thể loại nào đều có thể bị cho là một đường lối tệ hại để cai trị xã hội.
Do đó, vì các lý do mang tính đạo đức lẫn thực tiễn, các nhà khoa học xã hội từ lâu đã nghiên cứu bằng cách nào mà các mối quan tâm của các thành viên trong xã hội có thể được bày tỏ thông qua các quyết định tập thể của xã hội bằng cách này hay cách khác ngay cả khi xã hội không thuần dân chủ. Ví dụ, vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, Aristotle ở Hy Lạp và Kautilya ở Ấn Độ đã nghiên cứu nhiều khả năng của vấn đề lựa chọn xã hội trong các tác phẩm cổ điển của họ, quyển viết về Chính trị của Aristotle và quyển viết về Kinh tế của Kautilya (tác phẩm của Kautilya có tựa đề tiếng Phạn là Arthashastra, dịch theo nghĩa đen là “kỉ luật của sự sung túc về vật chất”). 
Print Friendly and PDF

10.2.15

Amartya Sen, kinh tế học phục vụ cho sự phát triển con người



Amartya Sen, kinh tế học phục vụ cho sự phát triển con người

Là nhà kinh tế học vừa là triết gia, quan tâm đến đạo đức, phát triển, nghèo nàn và nạn đói, Sen nghiên cứu thực tế xã hội bằng cách kết hợp chặt chẽ lý thuyết và phân tích thực tế.
Năm 1998, Amartya Sen nhận được giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng niệm Alfred Nobel, vì những đóng góp của ông cho lý thuyết về phúc lợi. Năm trước, giải thưởng đã được trao, vì sự phát triển của những phương pháp mới cho sự tiến hóa của các công cụ tài chính phái sinh, cho các nhà bác học người Mỹ Robert C.Merton và Myron S.Scholes, chuyên gia cố vấn của quỹ đầu cơ LTCM, một tổ chức được Cục Dự trữ Liên bang cứu vớt khỏi sự phá sản vào tháng 9 năm 1998. Sự tương phản rất ấn tượng, đến mức người ta có thể nghi ngờ Ủy ban chấm giải muốn được tha thứ cho sự lựa chọn của mình vào năm 1997. Sen đã được báo chí Anh gọi là "Giải thưởng Nobel của người nghèo".
Print Friendly and PDF

6.2.15

Định lí bất khả



Định lí bất khả

Impossibility Theorem
® Giải Nobel: ARROW, 1972 SEN, 1998

Lí thuyết lựa chọn xã hội là một trong những sản phẩm khoa học chủ yếu của cuối thế kỉ XVIII (Borda năm 1781, Condorcet năm 1785 và Bentham năm 1789). Đối tượng của lí thuyết chủ yếu là việc nghiên cứu những quan hệ giữa các tác nhân và xã hội trong đó họ là những thành viên, giữa những nguyện vọng cá nhân và những lựa chọn tập thể. Một cách đặc thù hơn, cách tiếp cận này tập trung vào những phương pháp cho phép gộp những sở thích hay những đánh giá cá nhân sao cho thực thể xã hội được xác định bởi toàn thể các tác nhân có liên quan có khả năng quyết định, lựa chọn giữa nhiều cơ hội đối chọn có thể.

Print Friendly and PDF

4.2.15

PIERRE BOURDIEU

PIERRE BOURDIEU 


I. ĐỘNG LỰC ĐỊNH HƯỚNG
Pierre Bourdieu sinh năm 1930 và lớn lên ở một làng miền núi hẻo lánh ở vùng Pyrénées, phía tây nam nước Pháp, nơi mà cha của ông là một nông dân lĩnh canh và sau đó là một người đưa thư. Cuối thập niên 1940, ông đã chuyển đến Paris để học Trường École Normale Supérieure (Trường Đại học sư phạm) danh giá. Vào thời điểm đó triết học là ngành học vua và là môn bắt buộc cho bất cứ người nào muốn được công nhận như là trí thức. Nhưng rồi ông nhanh chóng không thỏa mãn với “triết học về chủ thể” mà đại diện là thuyết hiện sinh của Sartre – lúc ấy là thuyết thống trị – và hướng đến “triết học về khái niệm” vốn gắn liền với các công trình của nhà nhận thức luận Gaston Bachelard, Georges Canguilhem và Jules Vuillemin, cũng như đến những lý thuyết hiện tượng học của Edmund Husserl và Maurice Merleau-Ponty. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, Bourdieu đã từ bỏ dự án nghiên cứu mà ông đã từng dự định về đời sống tình cảm vốn phối hợp triết học, y học và sinh học, và cũng như những học viên lẫy lừng khác của trường École Normale Supérieure, chẳng hạn như Émile Durkheim và Maurice Halbwachs đã từng làm trước ông, ông đã chuyển sang [lãnh vực] khoa học xã hội.
Việc chuyển đổi này được thúc đẩy bởi sự kết hợp của hai sự kiện. Ở cấp độ cá nhân, việc đối mặt trực tiếp với những thực tại kinh khủng của chính sách thực dân và cuộc chiến tranh ở Algeria (nơi mà ông đã được gởi đến để thi hành nghĩa vụ quân sự) đã thúc đẩy Bourdieu chuyển sang ngành Dân tộc học và Xã hội học để hiểu cuộc biến động lớn về mặt xã hội mà sự xung đột giữa chủ nghĩa tư bản thống trị và chủ nghĩa quốc gia sở tại gây ra. Do đó, những công trình đầu tiên của ông, Người dân Algeria (The Algerians), Lao động và những người lao động ở Algeria (Work and Workers in Algeria) và Mất gốc rễ: Sự khủng hoảng của nền nông nghiệp truyền thống ở Algeria (The Uprooting: The Crisis of Traditional Agriculture in Algeria) (Bourdieu 1958/1962, Bourdieu và cộng sự, 1963, Bourdieu và Sayad 1964) đã phân tích tổ chức xã hội và nền văn hóa của xã hội bản địa và ghi chép sự sụp đổ trầm trọng của nó dưới sức ép của chế độ lao động được trả lương, quá trình đô thị hóa, và chính sách mang danh nghĩa bình định của quân đội Pháp, trong một nỗ lực để soi sáng và trợ giúp cho sự ra đời đau đớn của một đất nước Algeria độc lập. Cũng vào khoảng thời điểm này, Bourdieu đã sử dụng những công cụ mới phát hiện của ngành khoa học xã hội quay trở lại ngôi làng thời ấu thơ của chính mình để cố gắng thấu hiểu sự sụp đổ của xã hội nông nghiệp ở Âu châu đã phát triển mạnh vào những thập niên sau chiến tranh và nét riêng biệt của chính cái nhìn xã hội học (Bourdieu 2002/2007)[1].
Print Friendly and PDF

2.2.15

Bất bình đẳng về thu nhập

Bất bình đẳng về thu nhập
Income Inequalities
® Giải Nobel: SEN, 1998
Trong một tác phẩm như quyển sách này, thuật ngữ trên tất yếu qui chiếu về những bất bình đẳng kinh tế. Tuy nhiên cần nhắc lại rằng có nhiều hình thức bất bình đẳng khác trong xã hội, gắn liền hay không với những bất bình đẳng về thu nhập. Ví dụ, trong châu Âu ở thế kỉ XVIII, là thành viên của một đẳng cấp là một điều quan trọng hơn thu nhập. Trong một số nước châu Phi, những khác biệt sắc tộc quyết định thứ bậc: người định cư, thường là cựu nô lệ của người chăn nuôi, ít được coi trọng bằng người chăn nuôi cho dù có thu nhập cao hơn. Mặt khác có hai hình thức bất bình đẳng, bất bình đẳng thu nhập hay bất bình đẳng di sản. Trước khi trình bày những bất bình đẳng thu nhập, cần nói vắn tắt về những bất bình đẳng di sản. Những bất bình đẳng di sản bao giờ cũng lớn hơn những bất bình đẳng thu nhập. Những bất bình đẳng này biến đổi nhiều tuỳ theo tuổi tác, cho nên nên so sánh những hộ gia đình thuộc cùng lứa tuổi. Cuối cùng, ở cùng một mức thu nhập, người lao động độc lập hay người sử dụng lao động trung bình có một di sản lớn hơn người làm công ăn lương.
Hai câu hỏi đầu tiên phải trả lời khi nghiên cứu những bất bình đẳng về thu nhập là: chọn chỉ báo bất bình đẳng nào? chọn đơn vị thu nhập nào?
Print Friendly and PDF