30.3.18

Thanh khoản



THANH KHOẢN

Liquidity
® Giải Nobel: HICKS, 1972 TOBIN, 1981
Thanh khoản chắc chắn là một trong những thuật ngữ được dùng nhiều nhất trong kinh tế học. Chúng tôi sẽ phân biệt thanh khoản trong số ít (liquidité) với thanh khoản trong số nhiều (liquidités) vốn là đồng nghĩa với tiền tệ hay phương tiện chi trả (ví dụ: les liquidités internationales). Nguồn gốc của thuật ngữ này không hoàn toàn rõ ràng. Đối với Hicks (1962), đây là một khái niệm keynesian, được chính ông ấy sử dụng ngay từ 1935 bằng cách qui chiếu về Chuyên luận về tiền tệ của Keynes (1930). Một số tác giả khác có những cách kiến giải khác và trích dẫn Fisher (1930) hay Menger (1930) nhiều hơn. Tuy nhiên chính Keynes là người đại chúng hoá thuật ngữ này trong Lí thuyết tổng quát (1936) trong đó ông đề xuất khái niệm ưa thích thanh khoản. Cuối những năm 1950 là thời kì khái niệm niệm này lên đến đỉnh điểm, đặc biệt là ở Anh với báo cáo Radcliffe.
Những nghiên cứu này và những nghiên cứu tiếp theo trong những năm 1960 sẽ cho phép mở rộng khái niệm trên. Khái niệm niệm rộng của thanh khoản được xác lập trong hai bước: một bước mà theo tinh thần của lí thuyết lựa chọn danh mục đầu tư sẽ nằm trong lĩnh vực tài chính với khái niệm rủi ro, và một bước khác mở rộng khái niệm này ra cho doanh nghiệp với việc tính đến sự bất trắc.
Print Friendly and PDF

28.3.18

Kinh tế học đã trở thành một tôn giáo như thế nào

 KINH TẾ HỌC ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT TÔN GIÁO NHƯ THẾ NÀO

Bộ quy tắc đạo đức của nó hứa hẹn sự cứu rỗi, các thầy tu cao cấp của nó duy trì sự chính thống của họ. Nhưng có lẽ có quá nhiều học thuyết của nó một cách vô ích đã thành đức tin.
Mặc dù nước Anh có một giáo hội lâu đời, nhưng có rất ít người trong chúng ta ngày nay quan tâm đến điều đó. Chúng ta tôn thờ một tôn giáo có thế lực hơn, mà dựa vào đó chúng ta đã định hướng cuộc sống của mình: đó là kinh tế học. Hãy suy nghĩ về điều đó. Kinh tế học mang lại một học thuyết toàn diện với một bộ quy tắc đạo đức hứa hẹn sự cứu rỗi cho các môn đồ trong thế giới này; một ý thức hệ quá hấp dẫn đến mức đức tin đã xây dựng lại toàn bộ xã hội để đáp ứng các yêu cầu của nó. Nó có người ngộ đạo, người thần bí và thuật sĩ, những người dùng ma thuật để gọi tiền hiện ra từ không khí, sử dụng các thần chú, chẳng hạn như "phái sinh" hoặc "phương tiện đầu tư cấu trúc". Và, giống như các tôn giáo xưa mà nó đã chiếm chỗ, nó có các nhà tiên tri, nhà cải cách, nhà đạo đức học và trên hết, các thầy tu cao cấp ủng hộ tính chính thống khi đối diện với dị giáo.
Print Friendly and PDF

27.3.18

Tôi đã đọc Marx trong hoàn cảnh nào (Diễn từ nhận giải nghiên cứu Phan Châu Trình)


Lữ Phương

DIỄN TỪ NHẬN GIẢI
GIẢI VĂN HÓA PHAN CHÂU TRINH 2018
Nhà nghiên cứu Lữ Phương

(Giải Nghiên cứu) 

Kính thưa Quý vị,
Trước hết cho phép tôi gửi đến các vị phụ trách Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh lời cám ơn đặc biệt vì đã tạo điều kiện cho tôi được đứng ở đây nhận sự vinh danh những bài viết của mình về một đề tài học thuật cực kỳ khó khăn và nhạy cảm là học thuyết Marx. Để đáp lại thạnh tình đó, trong bài phát biểu này, tôi không muốn đi sâu vào cái vấn đề gai góc sẽ làm mất thời giờ của quý vị, mà chỉ xin nói qua cái hoàn cảnh đặc biệt nào trước đây khiến tôi tìm đến học thuyết ấy và cùng với cái hoàn cảnh nào về sau này đã thúc đẩy tôi nhìn lại ngay từ cái nền tảng lý luận đã nâng đỡ nó. Tôi chắc rằng việc nhìn lại ấy không phải chỉ là cái ý hướng của bản thân tôi mà trong một chừng mực nào đó cũng có thể biểu hiện được tâm thức của một lớp người cùng thế hệ với tôi.
Thưa Quý vị,
Như mọi người đều biết, học thuyết Marx đã được du nhập vào Việt Nam không phải trong một hoàn cảnh bình thường của một xã hội bình thường ở đó người ta có thể coi việc nghiên cứu Marx như một thao tác nghề nghiệp mang tính học thuật hàn lâm thuần tuý. Đất nước bấy giờ chìm đắm trong bóng tối của sự bất bình thường: nhà nước dân tộc bị tước mất chủ quyền, nhân dân sống trong nô lệ, trí thức thì bơ vơ, tuyệt vọng. Chủ nghĩa Marx đã đến với chúng ta trong tình thế đó, và mặc dù không có đủ điều kiện để tìm hiểu đến nới đến chốn, chúng ta đã tiếp nhận học thuyết ấy như biểu tượng của sự giải phóng chói loà ánh sáng: không phải chỉ mang đến cho dân tộc biện pháp xây dựng hiệu nghiệm cuộc sống mới mà còn giúp người trí thức lấp đầy được cái khát vọng ngàn đời của mình về sự tồn tại của một trần gian ở đó con người có thể hoà giải vĩnh viễn với nhau. Trong khung cảnh tinh thần đó, việc tìm đến Marx đối với chúng ta đã mang nội dung một cuộc dấn thân toàn diện và triệt để, bấy giờ thường được xưng tụng là “hiện thực và khoa học”, nhưng thực chất lại rất giống với một hình thức tín ngưỡng nào đó, đặt niềm tin tuyệt đối vào một đấng bậc phi phàm có thể dẫn đường một cách kỳ diệu cho các kế hoạch mà chúng ta vạch ra để cải tạo thế giới, làm lại con người.
Print Friendly and PDF

24.3.18

Diễn từ nhận Giải Văn hoá Phan Châu Trinh, hạng mục Dịch thuật năm 2018 của nhà nghiên cứu Nguyễn Tùng


PTKT: Tối 24.3.2018, tại khách sạn Rex, Tp. Hồ Chí Minh, Quỹ Phan Châu Trinh đang tổ chức Lễ trao Giải Văn hoá Phan Châu Trinh (lần thứ XI, 2018).
PTKT trân trọng đăng dưới đây phát biểu của nhà nghiên cứu Nguyễn Tùng, chủ nhân giải Văn hoá Phan Châu Trinh, hạng mục Dịch thuật năm nay.
Nguyễn Tùng

DIỄN TỪ NHẬN GIẢI VĂN HOÁ PHAN CHÂU TRINH, HẠNG MỤC DỊCH THUẬT NĂM 2018 CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN TÙNG

Trước hết tôi xin cảm tạ quý vị trong Quỹ Phan Châu Trinh đã quyết định trao cho tôi, một người đã vượt qua từ nhiều năm cái tuổi “cổ lai hi”, giải “dịch thuật” năm 2018. Điều khá lạ lẫm này đã khiến tôi nhớ lại những lần tôi leo lên khán đài để nhận phần thưởng vào cuối năm học ở trường Trần Quý Cáp (Hội An) và trường Phan Châu Trinh (Đà Nẵng). Với sự xúc động, tôi đã thử ôn lại con đường quanh co đã dẫn tôi đến việc dịch thuật.
Trong suốt thời kháng chiến chống Pháp, gia đình tôi đã tản cư lên sống ở   một làng thuộc vùng núi Quảng Nam,  trên tả ngạn của sông Thu Bồn, tiếp giáp với mỏ than Nông Sơn, nên tôi đã học tiểu học trong hoàn cảnh đói khổ và nhất là thiếu sách báo nghiêm trọng. Cũng may là ông thân sinh của tôi có mang được từ quê lên cuốn Đông châu liệt quốc, và nhất là hai bộ tạp chí Tri Tân và Thanh Nghị. Thế là, dù chỉ mới bảy, tám tuổi tôi đã đọc chúng không biết bao nhiêu lần. Chính nhờ thế mà tôi đã biết đến rất sớm các học giả khả kính như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh, v.v..  Tôi còn nhớ mãi kỷ niệm này: sau hiệp định Genève, vào khoảng tháng 8.1954, có hôm tôi đến một nhà trong làng mượn sách đọc tại chỗ đến khuya, khiến cho ông cụ tôi phải đốt đuốc đi tìm khắp làng. Ta không nên quên là vào thời điểm đó vùng kháng chiến ở Quảng Nam rất mất an ninh.
Đối với tôi, việc thiếu sách báo để đọc trong thời trẻ đã là một thiệt thòi rất lớn. Nó còn kéo dài cho mãi đến năm tôi học đệ ngũ (tức lớp 8 hiện nay), khi trình độ tiếng Pháp của tôi đã tạm đủ để đọc được các cuốn tác phẩm của Saint-Exupéry, Albert Camus, André Malraux, Jean-Paul Sartre mà tôi mượn của thư viện Pháp ở Đà Nẵng.
Print Friendly and PDF

22.3.18

Định lý cuối cùng của Fermat



ĐỊNH LÝ CUỐI CÙNG CỦA FERMAT

Nguyễn Xuân Xanh
Lời nói đầu. Đây là một bài toán đầy huyền bí định mệnh, lôi cuốn không biết bao nhiêu cái đầu vĩ đại, mà còn các nhà viết sử tên tuổi. Được đặt ra bởi Pierre de Fermat thế kỷ thứ 17, bài toán vẫn là một thách đố cho cả nhân loại hơn 300 năm qua, mãi cho đến khi người ta rất tình cờ tìm thấy chiếc chìa khóa của nó nằm tại Nhật Bản, nơi hai samurai trẻ thời hậu chiến đã đưa ra một giả thuyết không liên can gì đến bài toán, nhưng lại là để giải bài toán hóc búa kia. Và khi đưa ra xong, một trong hai tác giả đã tự sát, một điều không ai hiểu nổi. TS Lê Quang Ánh tái hiện lại câu chuyện hết sức ly kỳ này trong quyển sách dưới đây bằng những nghiên cứu riêng công phu và sâu sắc của ông. Sách sẽ chào đón Hội sách Thành phố trong những ngày tới của tháng ba. Tác giả

Dành tặng GS Đặng Đình Áng (1926-), người đã miệt mài đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên ngành toán học hiện đại tại Đại học Sài Gòn nửa thế kỷ liền, luôn luôn truyền cảm hứng và tình thương. Phải có tình thương thì mới làm được việc lớn, một trong những câu nói của người Thầy đáng kính yêu ngày nay lại càng có giá trị.

Xin giới thiệu nồng nhiệt với bạn đọc. Dưới đây là bài tiểu luận của tôi viết cho quyển sách, chẳng đặng đừng trước câu chuyện ly kỳ và sự kể chuyện hay của tác giả. NXX
Print Friendly and PDF

20.3.18

Dữ liệu lớn đang giúp các bang Mỹ đánh bật người nghèo ra khỏi hệ thống phúc lợi như thế nào


DỮ LIỆU LỚN ĐANG GIÚP CÁC TIỂU BANG HOA KÌ ĐÁNH BẬT NGƯỜI NGHÈO RA KHỎI HỆ THỐNG PHÚC LỢI NHƯ THẾ NÀO

Sean Illing
Shutterstock
Những hệ thống này khiến những giá trị của chúng ta hiển hiện ra theo một cách thức kêu gọi chúng ta đến với sự tính toán về mặt đạo đức.”
Virginia Eubanks
Công nghệ đang được sử dụng để cố tác động đến và trừng phạt người nghèo ở Hoa Kì, theo nội dung cuốn sách mới của tác giả Virginia Eubanks, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học SUNY Albany [New York, Hoa Kì].
Đây là một ví dụ: Năm 2014, thống đốc tiểu bang Maine [Hoa Kì], ông Paul LePage đã công bố dữ liệu cho công chúng biết chi tiết hơn 3.000 giao dịch từ người nhận phúc lợi có sử dụng thẻ EBT trong tiểu bang. (Thẻ EBT giống như thẻ ghi nợ do tiểu bang phát hành, và có thể được sử dụng để phân phối các khoản trợ cấp như tem phiếu thực phẩm.)
Print Friendly and PDF

18.3.18

Homo oeconomicus [Con người kinh tế]



HOMO OECONOMICUS 

[Con người kinh tế]

02/09/2017 │ Hồ sơ đặc biệt n°006
Có vẻ như thuật ngữ homo oeconomicus ra đời vào cuối thế kỷ XIX dưới ngòi bút của John Stuart Mill ít lâu trước khi ông mất, để phê phán phân tích của Stanley Jevons, người mà khi xuất bản cuốn The Theory of Political Economy [Lý thuyết kinh tế chính trị] vào năm 1871, đã đặt nền tảng cho phân tích “tân cổ điển”. Thật vậy, Mill đã ưu tiên (giống như tất cả các nhà kinh tế học cổ điển) cho cách tiếp cận kinh tế vĩ mô, trong trường hợp của ông có nhuốm màu sắc xã hội, trong cuốn Principes d’économie politique [Các nguyên lý của kinh tế chính trị] (1848) rằng “luật pháp cần đảm bảo trợ giúp người nghèo hợp pháp hơn là dựa vào công tác từ thiện của các tổ chức tư nhân”. Vilfredo Pareto đã lặp lại cụm từ đó trong cuốn Manuel d’économie politique [Chuyên luận kinh tế học chính trị] từ năm 1906 để bảo vệ lập luận nói trên: “Cơ học thuần lý, khi quy giản các vật thể thành những điểm vật chất tầm thường, và kinh tế học thuần túy, khi quy giản con người thực thành con người kinh tế, đều sử dụng những khái niệm trừu tượng hoàn toàn tương tự.” Homo oeconomicus, một sự đơn giản hữu ích hay có tính đánh lừa?
Print Friendly and PDF

16.3.18

Thế nào là người trí thức?

THẾ NÀO LÀ NGƯỜI TRÍ THỨC?

 Tác giả: Paul Alexandre Baran*
Người dịch: Phạm Trọng Luật
Paul A. Baran là một nhà kinh tế học người Mỹ theo chủ nghĩa Marx. Tiểu luận The Commitment of the Intellectual (Sự Dấn thân của Người Trí thức), đăng trên nguyệt san Monthly Rewiew tháng 5 năm 1961, đã được dịch sang Pháp ngữ dưới tựa đề Qu’est-ce qu’un intellectuel trên tạp chí Partisans tháng 10 năm 1965. Trong bản dịch tiếng Việt này, một mặt, chúng tôi sử dụng bản gốc, tuy thường đối chiếu với bản Pháp văn và giữ lại tựa đề của bản sau như trên, mặt khác, chúng tôi cũng đặt thêm một số tiểu tựa cho dễ đọc, đồng thời bổ túc phần cước chú (có ký tên người dịch) khi thấy cần thiết.
Trong tiểu luận xuất sắc được giới thiệu ở đây, khi lập đường phân thủy giữa “trí thức” với “lao động trí thức”, Baran đã đưa ra một sự phân biệt hợp lý và cần thiết[1]. Và mặc dù được khai sinh trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, thật ra nó đã vượt thoát khuôn khổ của môi trường này. Phê phán của ông đối với một thành phần xã hội nào đó ở Hoa Kỳ vẫn còn nguyên giá trị, nếu đường ranh trên được áp dụng trong một khung cảnh khác, quốc gia chậm tiến hay chủ nghĩa xã hội đương tồn.
Print Friendly and PDF

14.3.18

Đồng Bitcoin, ảo ảnh của một đồng tiền tự do

ĐỒNG BITCOIN, ẢO ẢNH CỦA MỘT ĐỒNG TIỀN TỰ DO

Sandra Moatti

Đồng Bitcoin, đồng tiền ảo được tạo ra cách đây năm năm, muốn thoát khỏi các tổ chức trung gian và các tổ chức phát hành. Ngày nay, nó được coi như là một tài sản đầu cơ hơn là một phương tiện thanh toán.
Print Friendly and PDF

12.3.18

Khi kinh tế học hành vi bắt tay với các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên: Ví dụ từ chính sách công của Canada

KHI KINH TẾ HỌC HÀNH VI BẮT TAY VỚI CÁC THỬ NGHIỆM ĐỐI CHỨNG NGẪU NHIÊN: VÍ DỤ TỪ CHÍNH SÁCH CÔNG CỦA CANADA

Robert French, Philip Oreopoulos
Kinh tế học hành vi đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong chính sách công trên toàn thế giới, và đối với Canada, nó cũng không ngoại lệ. Bài viết này phác thảo các bước mà Canada đang tiến hành để kết hợp những nhận thức sâu sắc từ nghiên cứu vào các chính sách của mình. Nó cũng làm nổi bật sự nhấn mạnh rằng nhiều cơ quan ở Canada đang tiến hành kiểm nghiệm những can thiệp hành vi trong tương lai của họ thông qua các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (randomised control trial).
Print Friendly and PDF

10.3.18

Pitch hay nghệ thuật hùng biện trong kỷ nguyên của các công ty khởi nghiệp

PITCH HAY NGHỆ THUẬT HÙNG BIỆN TRONG KỶ NGUYÊN CỦA CÁC CÔNG TY KHỞI NGHIỆP

Marc Mousli
Nguồn: Marko Djurica /Reuters
Trong 20 năm qua, việc truyền thông trực tiếp với các cổ đông chính hoặc với các nhà đầu tư tương lai của mình đã trở thành một điều bắt buộc đối với CEO của các công ty lớn được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Họ dành nhiều thời giannhiều ngày, thậm chí nhiều tuầncho các hoạt động lưu diễn [roadshow]. Các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp [start-up], cũng biết đến một hoạt động tương đương, theo cấp độ của họ, dưới một cái tên giản dị hơn được gọi là pitch [trình bày, giới thiệu sản phẩm/cơ hội đầu tư].
Print Friendly and PDF

8.3.18

Lịch sử văn minh châu Âu (1a): Lúc khởi đầu, mọi dân tộc đều như nhau



LÚC KHỞI ĐẦU, MỌI DÂN TỘC ĐỀU NHƯ NHAU
Tôn Thất Thông, CHLB Đức
Lịch sử nền văn minh châu Âu là một đề tài rất rộng, khó lòng trình bày một cách đầy đủ trong khuôn khổ báo mạng. Vì thế, chúng tôi chỉ có thể trình bày trên trang mạng này những bài biên khảo ngắn thuộc đề tài trên, nhưng có tính chất độc lập, không theo thứ tự thời gian, cũng không theo một chuẩn mực có hệ thống. Tùy lượng thời gian cho phép và điều kiện tiếp cận tài liệu cần thiết, tác giả sẽ lần lượt phổ biến kết quả nghiên cứu để góp phần vào diễn đàn tranh luận. Nếu có lúc vài ba tháng chưa viết xong bài nào vì độ phức tạp của nó, thì cũng là chuyện có thể xảy ra, mong quí độc giả thông cảm.
Xin mời độc giả theo dõi bài đầu tiên như một lời dẫn nhập, bao gồm hai phần 1a và 1b. Tác giả rất mong được đón nhận nhiều ý kiến phản hồi. Mọi phê bình khen chê đều có ích cho những bài biên khảo tiếp theo.
Kể từ thế kỷ 17, lục địa châu Âu đạt những bước tiến nhảy vọt hơn hẳn các nước khác, mọi phát minh lớn có ảnh hưởng sâu sắc lên đời sống nhân loại đều xuất phát từ châu Âu. Tình trạng đó kéo dài liên tục vài thế kỷ, cho nên không tránh khỏi nhiều phán đoán chủ quan cho rằng, người châu Âu – hay nói rõ hơn là người da trắng – vốn thông minh, ưu việt và có tư chất phát triển hơn các giống dân da mầu. Cũng không ít người dùng những thuật ngữ cường điệu như dân tộc ưu việt, giống dân thượng đẳng, v.v..
Những phán đoán đó xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau. Hoặc với dụng ý chính trị để tuyên truyền cho một chính sách nào đó trong một thời điểm nhất định, nhưng động cơ mạnh nhất vẫn xuất phát từ lối suy nghĩ mang tính kỳ thị chủng tộc.
Print Friendly and PDF

6.3.18

Đồng thuận Trung Quốc đối lại Đồng Thuận Washington



ĐỒNG THUẬN TRUNG QUỐC ĐỐI LẠI ĐỒNG THUẬN WASHINGTON
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là một cú sốc đối với niềm tin vào những thị trường tài chính hoàn toàn tự do. Nhưng nhiều bình luận của phương Tây về nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục dựa trên các giả định tân tự do thống trị của “Đồng thuận Washington” trước đây.
EDINBURGH - Năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khiến nhiều nhà kinh tế học phương Tây phấn khởi khi cam kết một “vai trò quyết định” cho thị trường trong nền kinh tế Trung Quốc. Bốn năm sau, kỳ vọng cải cách theo định hướng thị trường đáng chú ý đã bị phá vỡ, và ảnh hưởng của nhà nước đối với nền kinh tế đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển nhanh chóng và có thể sẽ vẫn như vậy. Nếu thế, những giả định lâu đời về sự cân bằng tối ưu của cơ chế nhà nước và thị trường trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế sẽ bị thách thức nghiêm trọng.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là một cú sốc đối với niềm tin vào những thị trường tài chính hoàn toàn tự do. Nhưng nhiều bình luận của phương Tây về nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục dựa trên các giả định tân tự do thống trị của "Đồng thuận Washington"[1] trước đây. Người ta cho rằng việc tự do hóa thị trường tài chính sâu hơn có thể rèn luyện nền kinh tế thực tốt hơn và dẫn đến việc phân bổ vốn hiệu quả hơn. Tự do hóa tài khoản vốn sẽ ngăn chặn sự đầu tư lãng phí vào các dự án trong nước đem lại lợi nhuận thấp. Và việc giảm vai trò của các doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế sẽ mở ra sự đổi mới và năng động kinh tế.
Print Friendly and PDF

4.3.18

Các chiều bất bình đẳng ở Việt Nam



CÁC CHIỀU BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM
Oxfam VN
BỐI CẢNH
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 30 năm qua, với thu nhập bình quân tăng và số người nghèo giảm đều và đáng kể. Trên thực tế, gần 30 triệu người đã vượt chuẩn nghèo chính thức từ thập niên 1990[1] khi thu nhập GDP tính theo đầu người tăng từ 100 USD vào năm 1990 lên 2.300 USD vào năm 2015. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bình quân đạt 5-6% trong ba thập kỷ qua, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân khoảng 6,4% trong thập niên 2000. Mặc dù tăng trưởng nhanh như vậy nhưng so với một số nước, bất bình đẳng ở Việt Nam đã không tăng nhiều. Điều này một phần do những chính sách tích cực của Việt Nam về giảm bất bình đẳng. Mặc dù vậy, hiện nay Việt Nam vẫn phải đương đầu với một thách thức lớn: với sự tăng trưởng chậm lại và tình trạng bất bình đẳng về kinh tế cũng như bất bình đẳng về tiếng nói và cơ hội gia tăng, làm thế nào để Việt Nam có thể tăng trưởng toàn diện và bền vững để tất cả người nghèo cùng hưởng lợi?
Cuộc cải cách Đổi mới, khởi đầu năm 1986, đã dẫn tới những thay đổi chính sách đáng kể. Doanh nghiệp tư nhân phát triển, gồm đầu tư của các công ty nước ngoài. Với việc trở thành thành viên ASEAN và WTO, Việt Nam đã hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Vào năm 2009, Việt Nam đạt vị thế nước có thu nhập trung bình thấp, và gần đây đạt hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng từ 0,476 vào năm 1990 lên nhóm trung bình với mức 0,666 vào năm 2014[2]. Tiến bộ ghi nhận đáng kể ở các chiều phúc lợi khác, gồm tỷ lệ nhập học tiểu học cao, đạt 98,96% trong năm học 2013-2014[3], và các cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong[4].
Print Friendly and PDF

2.3.18

Thời gian



THỜI GIAN

Time
® Giải Nobel: ALLAIS, 1988 BECKER, 1992 FRISCH, 1969 HAYEK, 1974 HICKS, 1972 MODIGLIANI, 1985 SEN, 1998 SOLOW, 1987 TOBIN, 1981
Trong phân tích kinh tế, việc xử lí thời gian là rất khác nhau; thời gian đã được hình dung như một thời lượng, hay như một thời điểm, như một sản phẩm và tất nhiên như một quá trình rời rạc hay liên tục mà đặc điểm thiết yếu có lẽ là tính không thể đảo ngược.
Print Friendly and PDF