30.8.22

Tại sao phải bận tâm về con người đỏ?

TẠI SAO PHẢI BẬN TÂM VỀ CON NGƯỜI ĐỎ?

Ngày 7 tháng 12 năm 2015, Sara Danius, thư ký thường trực của Viện Hàn Lâm Thụy Điển, đã đọc bài diễn văn đề dẫn giải Nobel văn chương Svetlana Alexievich. Chúng tôi dịch bài phát biểu dũng cảm này, trong đó bà nêu lại sự đóng góp rất quan trọng của nhà văn nữ người Belarus: Hãy để những người còn sống lên tiếng khi còn kịp.

Ảnh: © Natalia Fedosenko/TASS/Sipa USA

SARA DANIUS: Thưa quý bà, quý ông, tôi xin chào mừng quý vị đến với Viện Hàn Lâm Thụy Điển!

Cách đây hai tháng, vào đầu tháng 10, trong căn phòng lớn này, ngay trước một giờ trưa, đông đảo phóng viên đã tề tựu, nóng lòng muốn biết danh tính của người mới được giải. Tôi đã mở cửa, bước lên bục và giữ một khoảnh khắc ngắn im lặng. Rồi tôi bắt đầu nói. Và ngay khi tôi bắt đầu nói lên từ “belarus”, tiếng reo hò vỡ òa. Tất cả mọi người đều muốn biết tất cả về người được trao giải Nobel văn chương năm nay, Svetlana Alexievich. Bà ấy sinh ra ở đâu? Bà lớn lên ở đâu? Bà đã viết những gì? Bắt đầu từ đâu? Bà ấy có phải là phóng viên không? Trong trường hợp này, thể loại báo chí của bà là gì? Một thể loại mới? Những bài viết của bà có biểu thị một kiểu phi hư cấu mới không? Tôi đã trả lời tuần tự từng phóng viên, từ phóng viên này đến phóng viên khác, nơi này 30 giây, nơi kia 3 phút. Sau chừng ba tiếng đồng hồ, cuộc họp báo đã chấm dứt.

Sara Danius (1962-2019)
Svetlana Alexievich (1948-)

Trong thời gian đó, tôi không khỏi nghĩ đến những câu hỏi lớn hiện ra đằng sau những câu hỏi nhỏ, mà không ai quan tâm. Trong số những câu hỏi lớn có: Con người đỏ, sự đi lên và sụp đổ của công dân xô viết. Đằng sau điều ấy nổi lên một câu hỏi còn lớn hơn nữa: tại sao lại quan tâm đến câu chuyện về sự đi lên và sụp đổ của Con người đỏ? Đế chế này đã kết thúc. Trải nghiệm lớn, kéo dài trong bảy thập kỷ, đã chết và đã bị chôn vùi. Và Con người đỏ đã dần dần được thay thế bởi một con người khác còn chưa được biết tên. Chúng ta thiếu vắng Con người đỏ đến độ phải bận tâm về nó?

Print Friendly and PDF

28.8.22

Một podcast đẩy một vụ án trí tuệ nhân tạo đến tòa đại hình

MỘT PODCAST ĐẨY MỘT VỤ ÁN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐẾN TÒA ĐẠI HÌNH

Liệu có kết án trợ lý giọng nói tự động Ava tù chung thân được không? Liệu có xử trắng án được không? Thính giả sẽ phán xét!

Podcast gồm có sáu tập. © Vif argent

Tác giả: Laurence Neuer

Ava, một trợ lý giọng nói tự động, lần đầu tiên thấy mình ngồi trên băng ghế bị đơn. Ava ra trước Tòa đại hình Paris vì đã quấy rối và giam giữ Théo, 14 tuổi, người mà Ava đã kết bạn tâm giao, rồi sau đó gây ra cái chết của anh ấy. Ra trước vành móng ngựa lần lượt là mẹ của Théo, các nhà điều tra, các nhân chứng và chuyên gia, và tất nhiên là có bị đơn, Ava, cùng với những con người “thực”, như các luật sư, các thư ký cuộc tranh tụng tại Tòa án Paris và các diễn viên sân khấu. Chính công chúng, sau khi xem hết sáu tập của bộ phim, sẽ đưa ra phán quyết.

Các bạn có thể truy cập, trên các nền tảng phát thanh trực tuyến (Spotify, Deezer, Apple Podcasts, v.v.), vụ kiện hư cấu này, mới lạ dưới định dạng podcast, đưa lên vai chính là một nhân vật trí tuệ nhân tạo (AI, Artificial Intelligence). Phiên tòa đại hình tưởng tượng [Les Assises imaginaires] là kết quả của sự hợp tác giữa Lacmé Production, công ty chuyên về podcast, và nhà xuất bản LexisNexis, cùng với sự hỗ trợ của Les Échos Start. “Vai trò của chúng tôi là khơi dậy các ý tưởng và để các đánh giá chuyên môn lên tiếng về các chủ đề mới nổi. Mục tiêu là tập hợp những đáp số, vốn sẽ trở thành một công cụ trợ giúp cho các luật sư đưa ra quyết định, trước khi đối mặt với các chủ đề”, theo lời của Cécile Chapeland Ponzio, nữ giám đốc truyền thông tại LexisNexis.

Thông qua sự hư cấu này, sự lệch lạc và tác động xấu của công nghệ chính là mục tiêu nhắm đến. “AI cũng là một vũ khí. Người ta thường mắc sai lầm do ngây ngô đối với loại công cụ này, và ở tuyến đầu là giới thanh thiếu niên có xu hướng tin tưởng nó một cách mù quáng,” theo nhận xét của Basile Doganis, nhà biên kịch bộ phim. Đây là trường hợp của “nạn nhân” Théo, một thanh niên nhút nhát và yếu đuối. Bị các bạn cùng lớp chế giễu và thậm chí quấy rối, cậu ấy đã có dấu hiệu sống khép mình trong nhiều tháng qua. Nghĩ rằng sẽ là điều tốt, mẹ anh đã cho anh một chiếc điện thoại di động có thiết bị hỗ trợ giọng nói tự động, được cho là sẽ thực hiện răm rắp theo lệnh của cậu thiếu niên và sẽ trở thành đồng minh của anh chống lại phần còn lại của thế giới. Nhờ có khóa được kết nối, mở khóa bằng nhận dạng khuôn mặt, Ava giúp Théo trốn học trong phòng cậu ấy và tránh xa những lời trách móc của mẹ. Nhưng bằng giọng nói kim loại và đơn điệu của mình, trợ lý giọng nói cũng chuyển thể những lời lăng mạ và bắt nạt của các học sinh [cùng lớp Théo], khiến Théo giờ đây rơi vào trạng thái cô lập.

Print Friendly and PDF

26.8.22

“Những kẻ kế thừa/Les Héritiers”: Bourdieu và Passeron đã giúp chúng ta biết được gì về sự bất bình đẳng về cơ hội

“NHỮNG KẺ KẾ THỪA/LES HÉRITIERS”: BOURDIEU VÀ PASSERON ĐÃ GIÚP CHÚNG TA BIẾT ĐƯỢC GÌ VỀ SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ CƠ HỘI

Valérie Erlich[*]

Bất bình đẳng trong học đường không chỉ phụ thuộc vào các nguồn lực kinh tế mà còn phụ thuộc vào các nguồn lực xã hội và văn hóa. Shutterstock

Hai mươi năm sau cái chết của Pierre Bourdieu, đây là cơ hội để nhìn lại một trong những tác phẩm được bình luận nhiều nhất của ông, cùng viết chung với Jean-Claude Passeron, Những kẻ kế thừa, sinh viên và văn hóa/Les Héritiers, les étudiants et la culture, được NXB Éditions de Minuit xuất bản năm 1964. Vượt ra ngoài giới hạn hẹp của các nhà xã hội học, các phân tích của ông đã làm nảy sinh các cuộc tranh luận sôi nổi về học đường và gần sáu mươi năm sau, vẫn giữ tính thời sự cao. Bởi vì bất bình đẳng xã hội trong môi trường học đường vẫn là một thực tế hiển nhiên, hiện nay cũng như trước đây.

Pierre Bourdieu, chân dung do Bernard Lambert thực hiện/Wikimedia, CC BY-SA

Luận điểm của Bourdieu và Passeron rất đơn giản và đặt lại vấn đề về các lý thuyết thời bấy giờ: bất bình đẳng đối với học đường không phải chỉ là do thiếu hụt nguồn lực kinh tế mà còn bắt nguồn từ các nguyên nhân xã hội. Để mô tả thực tế của sự bất bình đẳng, hai nhà xã hội học liên kết nó với một khái niệm có giá trị khám phá lớn: “di sản văn hóa”.

Print Friendly and PDF

24.8.22

Lược sử về Esperanto, ngôn ngữ hòa bình 135 năm tuổi bị Hitler và Stalin ghét bỏ

LƯỢC SỬ VỀ ESPERANTO, NGÔN NGỮ HÒA BÌNH 135 NĂM TUỔI BỊ HITLER VÀ STALIN GHÉT BỎ

Một giáo viên Esperanto hướng dẫn lớp học trong một căn phòng với bức tranh người sáng tạo ngôn ngữ trên tường. Ảnh: Janek Skarzynski/AFP via Getty Images

Tác giả: Joshua Holzer

Vào cuối những năm 1800, thành phố Białystok - nơi từng là của Ba Lan, sau đó là của Phổ, sau nữa là của Nga, và ngày nay lại là một phần của Ba Lan - là một trung tâm của sự đa dạng, với số lượng lớn người Ba Lan, Đức, Ngangười Do Thái Ashkanazi nói tiếng Yiddish. Mỗi nhóm nói một ngôn ngữ khác nhau và nghi ngờ các thành viên của các cộng đồng khác.

Ludwik L. Zamenhof (1859-1917)

Trong nhiều năm, L.L. Zamenhof - một người đàn ông Do Thái đến từ Białystok từng được đào tạo thành bác sĩ ở Moscow - đã mơ ước về một cách để các nhóm người khác nhau có thể giao tiếp dễ dàng và hòa bình.

Vào ngày 26 tháng 7 năm 1887, ông xuất bản cái mà ngày nay được gọi là “Unua Libro,” hay “Cuốn sách đầu tiên”, giới thiệu và mô tả Esperanto[*], một ngôn ngữ mà ông đã dành nhiều năm thiết kế với hy vọng thúc đẩy hòa bình giữa những người dân trên thế giới.

Từ vựng của Esperanto chủ yếu được lấy từ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, La-tinh, Ba Lan, Nga và Yiddish, vì đây là những ngôn ngữ mà Zamenhof quen thuộc nhất.

Về mặt ngữ pháp, Esperanto chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ châu Âu, nhưng thú vị là một số đổi mới của Esperanto có nét tương đồng nổi bật với các đặc điểm được tìm thấy trong một số ngôn ngữ châu Á, chẳng hạn như tiếng Trung.

Giờ đây, 135 năm sau, châu Âu một lần nữa lại bị bạo lực và căng thẳng, đặc biệt là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, ít nhất một phần bị thúc đẩy bởi một cuộc tranh luận chính trị về sự khác biệt ngôn ngữ. Thật không may, xung đột về ngôn ngữ là phổ biến trên khắp thế giới.

Lời hứa về hòa bình thông qua một ngôn ngữ chung vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng có lẽ đã có khoảng 2 triệu người nói tiếng Esperanto trên toàn thế giới. Và nó vẫn đang lan rộng, mặc dù chậm.

Print Friendly and PDF

22.8.22

Bi kịch nguồn lực chung: Elinor Ostrom đã giải quyết như thế nào một trong những nan đề lớn nhất của cuộc sống

Kinh tế học

BI KỊCH NGUỒN LỰC CHUNG: ELINOR OSTROM ĐÃ GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO MỘT TRONG NHỮNG NAN ĐỀ LỚN NHẤT CỦA CUỘC SỐNG

Các nguyên tắc thiết kế để giải quyết bi kịch nguồn lực chung có thể được áp dụng cho tất cả các nhóm

*

Ghi chú của Biên tập: Trong một nỗ lực tập trung vào Tư duy Kinh tế Mới tại cuộc thảo luận về tình trạng khủng hoảng COVID-19, chúng tôi đã sắp xếp một danh sách các bài báo của Evonomics có liên quan đến thời điểm này — bao gồm cả bài báo này. Xem danh mục đầy đủ ở đây.

Ngày 29 tháng 10 năm 2016

Tác giả: David Sloan Wilson

Là một nhà sinh vật học tiến hóa nhận bằng tiến sĩ vào năm 1975, tôi lớn lên với bài tiểu luận của Garrett Hardin “Bi kịch nguồn lực chung” [The Tragedy of the Commons], được xuất bản trên tạp chí Science vào năm 1968. Câu chuyện ngụ ngôn của ông về việc những người dân làng đưa thêm rất nhiều con bò vào đồng cỏ chung của họ đã thể hiện được đúng bản chất của vấn đề mà luận án nghiên cứu của tôi được thiết kế để giải quyết. Người nông dân có thêm một con bò sẽ có lợi thế hơn những người nông dân khác trong làng mình nhưng điều đó cũng dẫn đến việc đồng cỏ bị chăn thả quá mức. Thế giới sinh vật có đầy những thí dụ tương tự, trong đó những cá thể hành xử vì lợi ích của nhóm họ đã bị thua thiệt trong cuộc đấu tranh sinh tồn với nhiều cá thể vì lợi ích của riêng họ hơn, dẫn tới việc các nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức cùng những bi kịch khác của tình trạng bất hợp tác.

Liệu có bao giờ cái gọi là bi kịch nguồn lực chung tránh được trong thế giới sinh vật và liệu cái khả năng này có cung cấp các giải pháp cho các loài của chúng ta hay không? Một kịch bản xác đáng là chọn lọc tự nhiên ở cấp độ nhóm. Một người nông dân vị kỷ có thể có lợi thế hơn những người nông dân khác trong ngôi làng của mình, nhưng một ngôi làng nào đó khi giải quyết được, bằng cách này hay cách khác, bi kịch nguồn lực chung sẽ có một lợi thế mang tính quyết định hơn những ngôi làng khác. Hầu hết các loài được phân bố nhỏ thành các quần thể địa phương với nhiều quy mô khác nhau, giống như loài người được phân bố trong các ngôi làng, thành phố và quốc gia. Nếu như chọn lọc tự nhiên giữa các nhóm (ủng hộ sự hợp tác) có thể thành công chống lại chọn lọc tự nhiên trong các nhóm (ủng hộ sự bất hợp tác), thì bi kịch nguồn lực chung có thể tránh được cho loài người và những loài không phải người.

Print Friendly and PDF

20.8.22

Lịch sử kinh tế

 

LỊCH SỬ KINH TẾ

Economic History

è Giải Nobel: FOGEL, 1993 NORTH, 1993

Lịch sử kinh tế, trong thế kỉ XX, đã chấp nhận một cách tiếp cận ngày càng có tính định lượng. Và ở cương vị này, bộ môn đã giữ một vai trò độc đáo, trong nội bộ những khoa học nhân văn, vì đã dần dần triển khai những phương pháp thống kê tinh vi hơn, xây dựng một tập nhất quán những chuỗi thời gian, cũng như vì những kiến giải do bộ môn đề nghị để hiểu tốt hơn những hướng tiến hoá của thế giới đương đại, dựa trên những khái niệm và công cụ phân tích mượn của khoa học kinh tế khi không tự mình tạo nên những khái niệm và công cụ phân tích đặc thù. Những ràng buộc này đã biến bộ môn này thành một khoa học có vẻ là mới, nhất là khi so sánh với ba cách tiếp cận của lịch sử kinh tế như từng được vận dụng trong thế kỉ XIX cách tiếp cận của các nhà kinh tế, có tính đặt vấn đề và tính tổng thể theo cách của trường phái thể chế Đức, cách tiếp cận của các nhà thống kê, tập hợp những dãy dữ liệu lương và giá cả và cách tiếp cận của các nhà sử học, có tính mô tả nhiều hơn. Nhưng mối quan tâm lượng hoá đã có mặt trong những nghiên cứu được công bố trước đây với mục đích trình bày những biến giải thích những chu kì của thế kỉ XVIII và XIX: hoặc là việc phân chia lợi nhuận-lương theo cách nhìn của C. E. Labrousse (1933-1944) trong những phân tích của ông về các cuộc khủng hoảng Pháp, hoặc là xuất khẩu và đầu tư trong khuôn khổ của những công trình của A. D. Gaver (1953), R. C. O. Matthews (1954) và của D. C. North (1961) về những biến động kinh tế Anh-Mĩ. Khác biệt chủ yếu giữa những công trình này với những công trình được dùng làm cơ sở cho những trường phái gần đây hơn là ở việc mở rộng trường nghiên cứu tới chân trời rất dài hạn và ở việc vận dụng một cách tiếp cận kinh tế vĩ mô nhằm đo đạc, rồi giải thích, không phải là những tai nạn ở từng thời điểm của tình thế kinh tế mà là những quá trình công nghiệp hoá, và một cách tổng quát hơn, sự tăng trưởng của những nước Tây phương và của thế giới thứ ba

Print Friendly and PDF

18.8.22

Hồng Kông: giải phẫu một sự biến mất, sự ra đời một Nhà nước cảnh sát (1/2)

HỒNG KÔNG: GIẢI PHẪU MỘT SỰ BIẾN MẤT, SỰ RA ĐỜI MỘT NHÀ NƯỚC CẢNH SÁT (1/2)

Tác giả: David Bartel

Bộ mặt mới của cảnh sát ở Hồng Kông. (Nguồn: VOI)

Bài viết dưới đây đã được đăng trên tạp chí The Economist, vào hôm 1 tháng 7 vừa qua, để “kỷ niệm” 25 năm ngày Hồng Kông trở về với đất mẹ, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Được đăng một cách ẩn danh, bài viết này được dành cho các tác nhân lỗi lạc để họ lên tiếng về những diễn biến mới nhất. Từ tỷ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai, đang ở tù) đến nhà Hán học Perry Link (bị cấm ở Trung Quốc), cho đến tay trùm giàu có và quyền lực Thẩm Đống (Desmund Shum, sống lưu vong ở Hoa Kỳ), bài viết giúp hiểu rõ tầm quan trọng của Hồng Kông đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, ngay từ khi chuẩn bị các cuộc đàm phán về việc bàn giao [Hồng Kông] vào năm 1984. Bài viết cung cấp một cái nhìn tổng quan hiếm có để được Asialyst dịch và đăng lên.

Một phần tư thế kỷ sau khi Hồng Kông được bàn giao cho Trung Quốc, kết cấu, âm thanh và ánh sáng của thành phố chỉ thay đổi chút ít. Ở các khu chợ có mái che, những con cá chép vẫn ở đó, dưới những ngọn đèn màu đỏ, mà người bán cá sử dụng để làm tăng vẻ tươi sống của chúng. Ở các trung tâm thương mại cao cấp, người mua sắm vẫn tôn sùng các vị thần của thị trường chứng khoán và điện thoại. Người công nhân vẫn đổ mồ hôi trên các công trường xây dựng, với tiếng đập của những chiếc máy búa khoan hòa cùng tiếng gầm của xe tàu điện.

Địa hình của hòn đảo tiếp tục khiến bao con tim đập nhanh hơn. Phía sau một trung tâm hội nghị nằm kẹp giữa một bên là bến cảng Victoria, và bên kia là đường phân thuỷ phủ đầy rừng rậm, dẫn đến Đỉnh núi (Peak) nổi tiếng, nơi lấp lánh ánh đèn của một số căn hộ đắt tiền nhất hành tinh. Một xe tàu điện đổ dốc vẫn còn chở theo khách du lịch trong ngày. Xa hơn phía dưới, chiếc phà Star Ferry mang tính biểu tượng tiếp tục băng qua bến cảng.

Print Friendly and PDF

16.8.22

Nội phát luận và ngoại phát luận trong phát triển khoa học (P. Thuillier, 1973)

Từ khóa: Nội phát luận – Lịch sử Khoa học; Ngoại phát luận – Lịch sử Khoa học; Khoa học – Lịch sử – Phương pháp

NỘI PHÁT LUẬN, NGOẠI PHÁT LUẬN TRONG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC (1973)

Tác giả: Pierre Thuillier[1]
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Tại sao khoa học “hiện đại” lại ra đời ở châu Âu vào thế kỷ 16 và 17? Câu hỏi hấp dẫn nhưng không dễ trả lời (...).

Pierre Thuillier (1932-1998)

Tất nhiên, những giải thích do giới chuyên gia đưa ra là nhiều và thường đều khác biệt. Điều này xuất phát một phần từ những lỗ hổng trong thông tin lịch sử, nhưng không chỉ vì thế mà khác hơn nhiều. Những xung đột đôi khi dữ dội giữa các sử gia khoa học có nguyên nhân sâu xa hơn: sự bất đồng của họ về chính bản chất của “khoa học”. Nhưng đấy cũng là một lý do khiến các cuộc tranh luận này là đáng quan tâm; không chỉ đơn thuần là kỹ thuật, chúng liên quan trực tiếp tới hình ảnh mà chúng ta có về hoạt động khoa học và vị trí của nó trong đời sống xã hội. Đừng bao giờ quên rằng, thông qua những tranh cãi mang tính học thuật về nền văn minh thời Phục Hưng, chính là các ý tưởng của chúng ta về văn hóa, tri ​​thc, lao động và cuc sng đang b th thách.

Đối với một số sử gia, khoa học về cơ bản là một kiến tạo của trí tuệ. Dấu nhấn được đặt trên đặc trưng của hoạt động khoa học, trên các thủ tục lô-gic được đưa vào cuộc bởi “phương pháp” nghiên cứu, và sự phát triển dần dần “nội dung” của các khoa học. Vấn đề cốt tủy là tri thc như hiu biết chân thc. Nghiên cứu nguồn gốc và sự phát huy của khoa học (hay các khoa học) là ghi lại lịch sử của những ý tưởng và khái niệm đã cho phép các lý thuyết khác nhau nảy nở. Một số “ảnh hưởng” từ bên ngoài được tính đến (đặc biệt là ảnh hưởng của triết học); nhưng trên thực tế, khoa học được xem là một lĩnh vực tự trị, trong đó những quan hệ với thế giới của hành động là hoàn toàn phụ thuộc. Sử gia tự chuyên môn hóa một cách khá hạn hẹp, do đó đào sâu hơn cái hố vốn đã sâu ngăn cách thứ lịch sử khoa học này với các ngành sử học khác: lịch sử kỹ thuật, lịch sử nghệ thuật, lịch sử của sự phân công lao động, lịch sử chính trị, v.v.. Đây thường được gọi là quan điểm “nội phát (internalistes)”.

Print Friendly and PDF

14.8.22

Thời đại thái cực 1914 (13): “Chủ nghĩa xã hội hiện tồn”

THỜI ĐẠI THÁI CỰC 1914 – 1991 (13)

THE AGE OF EXTREMES

Tác giả: Eric J. Hobsbawm; Người dịch: Nguyễn Ngọc Giao

PTKT: Kể từ tháng 8.2021, chúng tôi lần lượt đăng tiếp các chương còn lại của tác phẩm Thời đại thái cực 1914-1991. Để có một cái nhìn chung giới thiệu tác giả và tác phẩm, mời bạn đọc lại bài Nhà sử học của hai thế kỷ.

MỤC LỤC

Lời tựa và Cảm tạ

Lời tựa bản tiếng Pháp

Hình ảnh minh họa

Chú thích các hình ảnh

Thế kỉ nhìn từ đường chim bay

Phần thứ nhất - THỜI ĐẠI TAI HỌA

chương 1 Thời đại chiến tranh toàn diện

chương 2 Cách mạng thế giới

chương 3 Dưới đáy vực thẳm kinh tế

chương 4 Sự suy sụp của chủ nghĩa liberal

chương 5 Chống kẻ thù chung

chương 6 Nghệ thuật, 1915-1945

chương 7 Sự cáo chung của các Đế chế

Eric J. Hobsbawm (1917-2012)

Phần thứ hai - THỜI ĐẠI HOÀNG KIM

chương 8 Chiến tranh Lạnh

chương 9 Thời đại Hoàng kim

chương 10 Cách mạng xã hội, 1945-1990

chương 11 Cách mạng văn hóa

chương 12 Thế giới thứ Ba

chương 13 “Chủ nghĩa xã hội hiện tồn”

Phần thứ ba: SỤP ĐỔ

chương 14 Những thập niên Khủng hoảng

chương 15 Thế giới thứ Ba và cách mạng

chương 16 Sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội

chương 17 Tiền phong hấp hối: nghệ thuật sau 1950

chương 18 Phù thủy và đồ đệ tập việc: các ngành khoa học tự nhiên

chương 19 Tiến tới thiên niên kỉ mới

* * *

Phần thứ hai

THỜI ĐẠI HOÀNG KIM

Chương 13

“CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN TỒN”

“Cách mạng tháng Mười không những đã tạo ra sự kiện lịch sử là phân chia thế giới khi nó kiến lập nhà nước và xã hội hậu – tư bản chủ nghĩa đầu tiên, mà nó còn tách bạch học thuyết Marx khỏi các phong trào chính trị XHCN. […] Sau Cách mạng tháng Mười, các chiến lược và viễn tượng XHCN bắt đầu dựa trên một mô hình chính trị cụ thể hơn là trên sự phân tích chủ nghĩa tư bản”.

Göran THERBORN (1985, tr. 227)

 

“Ngày nay, các nhà kinh tế học […] hiểu rõ các phương thức hiện tồn của sự vận hành kinh tế hơn trước đây rất nhiều – phương thức hiện tồn đối lập với phương thức hình thức. Họ biết là có một “nền kinh tế thứ hai”, thậm chí một “nền kinh tế thứ ba”, và cả một mớ hỗn độn những thực tiễn bán chính thức khá phổ biến, mà nếu không có chúng, thì không tài nào một nền kinh tế có thể vận hành được.

Moshe LEWIN, trong Kerblay (1983, tr. XXII)

 

I

 

Vào đầu thập niên 1920, khi cuộc thế chiến và cuộc nội chiến đã tàn lụi, khi máu trên các tử thi và trên những vết thương đã đông đặc, thì Đế quốc Nga Chính thống giáo của triều đại Sa hoàng trước năm 1914 lại trỗi dậy, gần như nguyên vẹn – chỉ khác là nó đặt dưới chính quyền của những người Bolshevik, và nó lao vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội toàn thế giới. Trong tất cả các đế chế cha truyền con nối hay tôn giáo đã tồn tại từ xưa, Đế quốc Nga là đế quốc duy nhất còn tồn tại sau Thế chiến thứ Nhất. Cuộc Chiến tranh Thế giới 1914-1918 này đã đánh sập Đế chế Ottoman, mà quốc vương cũng là giáo chủ của mọi người Islam, và cả Đế chế Habsburg có quan hệ đặc biệt với Giáo hội Công giáo Roma. Cả hai đế chế này đã sụp đổ trong chiến bại. Nếu nước Nga còn tồn tại dưới hình thái một thực thể đa dân tộc duy nhất, trên lãnh thổ mênh mông, từ biên giới Ba Lan phía Tây tới gần Nhật Bản phía Đông, chắc chắn là nhờ có Cách mạng tháng Mười, bởi vì những lực li tâm đã làm tan rã các đế chế khác, đến cuối thập niên 1980, đã nổi lên hay tái hiện ở Liên Xô, khi hệ thống cộng sản, nhân tố gắn kết sự tồn tại của liên bang từ năm 1917, đã buông tay từ nhiệm. Tương lai chưa biết sẽ ra sao, nhưng vào đầu thập niên 1920, Nga là nhà nước thống nhất, cực kì nghèo nàn và lạc hậu – hơn cả nước Nga Sa hoàng – nhưng to lớn “hoành tráng”: trong những thập niên giữa hai cuộc Đại chiến, người cộng sản vẫn luôn khoe khoang “1/6 diện tích thế giới”, với nhiệm vụ lịch sử là xây dựng một xã hội mới, đối nghịch với chủ nghĩa tư bản.

Print Friendly and PDF