29.1.20

Chức năng xã hội của sử học ở miền Bắc Việt Nam (1954-1975): nghiên cứu trường hợp của sử luận Quang Trung -Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn


CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA SỬ HỌC Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM (1954-1975): NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SỬ LUẬN QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ VÀ PHONG TRÀO TÂY SƠN
Vũ Thị Thu Thanh
Tóm tắt
Sử học mang hai chức năng chính là chức năng xã hội và chức năng tri thức. Nhưng do sử học có liên quan mật thiết đến chính trị và nhà viết sử không thể thoát ra ngoài con người xã hội của mình nên hai chức năng này luôn luôn song hành trong một nghiên cứu lịch sử. Trong giai đoạn 1954-1975, sử học miền Bắc được giao hai nhiệm vụ cách mạng lớn: góp phần xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sử học trở thành một “vũ khí chiến đấu” trên mặt trận tư tưởng, vì thế chức năng xã hội lấn át chức năng tri thức. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng sử luận của sử gia miền Bắc về Quang Trung – Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn để phân tích nhằm minh chứng cho chức năng xã hội của sử học miền Bắc trong giai đoạn này.
Từ khóa: sử học, chức năng xã hội, chức năng tri thức, Quang Trung, Nguyễn Huệ, phong trào Tây Sơn
Print Friendly and PDF

24.1.20

Chúc mừng năm mới Canh Tý, 2020!


Print Friendly and PDF

Các nhà đầu tư bắt đầu không còn mặn mà với các doanh nghiệp dầu khí + Khi rủi ro khí hậu trở thành rủi ro tài chính


CÁC NHÀ ĐẦU TƯ BẮT ĐẦU KHÔNG CÒN MẶN MÀ VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ

Đứng trước tình trạng khẩn cấp của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, việc đặt cược vào việc khai thác các mỏ dầu được coi là ngày càng rủi ro.
Vào cuối tháng 11, công ty xếp hạng Moody đã chỉ ra rằng họ sẽ hạ thấp xếp hạng của công ty dầu mỏ ExxonMobil – nói cách khác là cho rằng tình trạng nợ của ExxonMobil có nhiều yếu tố rủi ro hơn – do không nỗ lực thích nghi với một nền kinh tế ngày càng hướng đến tiến trình hạ thấp carbon.
Nguồn lợi cạn kiệt
Thực vậy các doanh nghiệp dầu mỏ đang đối mặt với một vấn đề to lớn: cuộc chiến chống thời tiết nóng lên toàn cầu đang chuyển sang giai đoạn sử dụng dầu mỏ ít hơn, điều này sẽ buộc họ, vào một thời điểm chưa xác định, không khai thác và để một phần trữ lượng dầu nằm trong lòng đất. Trữ lượng dầu [không khai thác] đó sẽ chẳng có giá trị gì nữa, điều mà theo các nhà kinh tế gọi là “tài sản mắc cạn[*].”
Một nghiên cứu gần đây được hai nhà nghiên cứu công bố cho thấy các nhà đầu tư có thể đang bắt đầu xem xét chiều kích này. Họ đang xem xét diễn biến về giá trị của 679 công ty dầu mỏ Mỹ vào năm 1999 và năm 2918, để đo lường cụ thể tác động của các quy định pháp luật trong cuộc chiến chống lại tình trạng thời tiết nóng lên toàn cầu.
Họ đang cố gắng tìm hiểu xem liệu các nhà đầu tư có bắt đầu nghĩ rằng những công ty có trữ lượng dầu lớn có bị ảnh hưởng nhiều nhất hay không, và liệu người ta có nhìn thấy được điều này hay không trong việc định giá các công ty dầu mỏ đó.
Print Friendly and PDF

23.1.20

Số học chính trị


William Petty (1623-1687)

SỐ HỌC CHÍNH TRỊ

“Việc áp dụng những tính toán số học vào những chủ đề hay thực tiễn chính trị, như các thu nhập công, số dân, quy mô và giá trị đất đai, lệ phí, các ngành nghề, thương mại, công trường thủ công; vào tất cả những gì liên quan đến sự hùng cường, sức mạnh, của cải, v.v. của bất kì dân tộc hay nền cộng hoà nào”. Đó là định nghĩa trong Cyclopedia của E. Chambers (1728) và được dịch trong mục “chính trị số học” của Encylopédie (Bách khoa toàn thư) của Diderot và d’Alembert.
Lịch sử
Thuật ngữ “số học chính trị” do người Anh W. Petty sáng tạo trong những năm 1670 hầu như biến mất ngay từ đầu thế kỉ XIX. Đây là một trong những nỗ lực để đề cập các vấn đề chính trị, theo nghĩa rộng (nghĩa là có cả kinh tế, xã hội, v.v.) một cách chính xác, có phương pháp và duy lí. Ngày nay nhìn lại người ta thường cho rằng số học chính trị là tiền thân của dân số học; nói cách khác, người ta chủ yếu giữ lại việc đếm số dân và những ước đoán (ít nhiều thấm đậm phép tính xác suất) về dân số, sự phân bổ và tiến hoá của dân số.
Print Friendly and PDF

20.1.20

Trung Quốc: đặt cược vào Macao để tránh vết xe Hồng Kông, trò chơi ru-let Nga dành cho Đảng?

TRUNG QUỐC: ĐẶT CƯỢC VÀO MACAO ĐỂ TRÁNH VẾT XE HỒNG KÔNG, TRÒ CHƠI RU-LET NGA DÀNH CHO ĐẢNG?
Tại Venetian, một trong những sòng bạc lớn nhất ở Macao. (Nguồn: Culture Trip)
Đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông, Bắc Kinh đang tìm cách bảo vệ những tài sản tài chính của mình. Nhưng ý tưởng thành lập một sàn giao dịch chứng khoán hiệu quả ở Macao là một đặt cược rủi ro cao đối với một nền kinh tế Trung Quốc đang mắc nợ cao.
Ngày 12 tháng 12 vừa qua, hãng tin Reuters tường thuật mục tiêu chính trị của Bắc Kinh: chuyển đổi nền kinh tế Macao bằng cách làm cho nó ít phụ thuộc hơn vào ngành công nghiệp sòng bạc và du lịch. Các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước cũng được khuyến khích trợ giúp mạnh mẽ trong việc xây dựng những cơ sở hạ tầng mới nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập của cựu thuộc địa Bồ Đào Nha.
Trong số những chính sách mới cho khu vực cảng bán tự trị, có việc thành lập một sàn giao dịch chứng khoán thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, tăng tốc việc thành lập một trung tâm thanh toán bằng tiền Trung Quốc và chính sách giao đất ở đại lục để Macao phát triển. Bất kể tín hiệu rõ ràng được gửi đến Hồng Kông và cộng đồng quốc tế, hãy thử lùi lại một bước và đánh giá xem liệu các chính sách nói trên có thận trọng hay không, trước khi ủng hộ ý tưởng này – một ý tưởng đang ngày càng có sức đẩy – để Macao thay thế vị thế của cựu thuộc địa Anh.
Print Friendly and PDF

19.1.20

Lời giới thiệu Tuyển tập Bất bình đẳng


PTKT vui mừng thông báo là tuyển tập thứ ba của chúng tôi đã chính thức phát hành. Mời các bạn đặt mua sách tại đâytại đây.
LỜI GIỚI THIỆU
Tiếp nối truyền thống các tuyển tập Học và dạy “khoa học buồn thảm” thời hậu khủng hoảng[1]Big Data[2], cuốn Bất bình đẳng này tập hợp một số bài do Nhóm Phân tích kinh tế tuyển dịch trong hơn ba năm qua.
Mười bài đầu của tuyển tập phác họa thực trạng của sự bất bình đẳng. Ngày nay nhận định được sự đồng thuận cao, từ giới kinh tế học, các định chế quốc tế đến chính quyền và công chúng, là những bất bình đẳng trong các nước - bất luận là thuộc các nước công nghiệp phát triển, các nước mới nổi hay các nước đang phát triển -, đều ngày càng gia tăng trong vòng 30 năm qua. Sự gia tăng này có khả năng đe dọa trật tự chính trị, kinh tế, xã hội đã được xác lập. Dựa trên các dữ liệu phong phú hơn xưa, nhiều công trình thực nghiệm đã làm rõ nét nhiều chiều kích khác nhau của sự bất bình đẳng, vốn lúc đầu chỉ được nghiên cứu nhiều dưới khía cạnh kinh tế.
Nếu thực trạng của sự bất bình đẳng là khó phản bác thì việc truy tìm nguyên nhân của nó hiện vẫn còn là đối tượng của nhiều cuộc tranh luận, nhất là khi đặt vấn đề trong bối cảnh đầu thế kỉ XXI và sau cuộc khủng hoảng năm 2008-2009, với sự đan xen giữa những bất bình đẳng với các hiện tượng chính trị, toàn cầu hóa, tài chính hóa và sự phát triển vũ bão của những công nghệ mới. Mười bài tiếp theo của tuyển tập bước đầu tập hợp vài hướng phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng, toàn cầu hóa, công nghệ và tài chính.
Print Friendly and PDF

16.1.20

Dẫn nhập sách Hoàng đế Minh Trị của Donald Keene

HOÀNG ĐẾ MINH TRỊ THẾ GIỚI CỦA ÔNG
Tác giả DONALD KEENE

NGUYỄN XUÂN XANH
Giới thiệu
“Có quốc gia nào trung quân, ái quốc hơn (Nhật Bản) không?”
- “Không có”
(Trong tác phẩm Võ Sĩ Đạo)

Hởi các thần dân, hãy hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương đối với anh chị, hãy hoà thuận giữa vợ chồng, và chân thành với bè bạn; hãy sống khiêm tốn và điều độ, và vị tha đối với mọi người; theo đuổi sự học và vun xới nghệ thuật và khoa học, và qua đó phát triển các năng lực trí thức, hoàn thiện năng lực đạo đức.
 “Pháp lệnh Đế chế về Giáo dục” năm 1890

Bản dịch tiếng Việt, do Cty Đông A xuất bản tháng 11, 2019.
Có bản bìa mềm, bìa cứng và đặc biệt bìa da.

Năm 2018 kỷ niệm đúng 150 năm Minh Trị Duy Tân 1868-2018, một sự kiện rất đáng để người Việt Nam tìm hiểu lại công cuộc hiện đại hóa kinh điển của Nhật Bản thành công đầu tiên ở châu Á. Mô hình Nhật Bản vẫn là cái gì lôi cuốn như một thần kỳ châu Á. Tác phẩm Hoàng đế Minh Trị và Thế giới của ông, tác giả Donald Keene, ra mắt đúng lúc, để đọc giả Việt Nam hiểu thêm vị Hoàng đế và các nhà lãnh đạo của họ hơn trong thời khủng hoảng quốc gia 150 năm trước, các tính cách của họ, và tư tưởng làm sao để đưa Nhật Bản tiến lên thành một cường quốc công nghiệp đầu tiên ở châu Á một cách bền vững.
Print Friendly and PDF

15.1.20

Tư duy lại văn hoá về sự nghèo khổ


TƯ DUY LẠI VĂN HÓA CỦA SỰ NGHÈO KHỔ
Nicolas Duvoux[1]
Nicolas Duvoux

Một số đặc biệt của tạp chí do các nhà xã hội học Mỹ David Harding, Michèle Lamont, Mario Small phối hợp khảo sát các mối quan hệ giữa văn hóa và sự nghèo khổ. Các tác giả trở lại với văn hóa của sự nghèo khổ vốn đã trở thành cấm kỵ vào những năm 1970 vì đã bị diễn giải theo chiều hướng bảo thủ và kỳ thị chủng tộc. Một cái nhìn đa dạng và uyển chuyển về văn hóa giúp họ gỡ rối mối quan hệ giữa văn hóa và chủng tộc vốn nuôi dưỡng diễn ngôn bảo thủ.
Về cuốn Reconsidering Culture and Poverty (Xét lại khái niệm Văn Hóa và sự Nghèo Khổ) của David J. Harding, Michèle Lamont, Mario Luis Small, chủ biên, Tạp chí The Annals of the American Academy of Political and Social Science, Vol. 629, May 2010.
Nhà nhân học Oscar Lewis đã định nghĩa khái niệm văn hóa của sự nghèo khổ như là một tổng hợp những chuẩn mực và những thái độ có tác dụng là giam hãm các cá nhân trong một tình trạng nghèo khó, vốn thành hình lúc ban đầu như là phản ứng đối với những hoàn cảnh bất lợi, nhưng vẫn tồn tại khi được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau, bất chấp sự tiến hóa của những hoàn cảnh. Luận đề nhân học này sớm trở thành đối tượng của một sự diễn giải lại mang tính bảo thủ ở Mỹ. Sự nghèo khổ trong các thành phố lớn bị quy cho sự tan rã của gia đình người da đen Mỹ bị nghi ngờ là sản xuất ra một văn hóa đích thực của sự lệ thuộc đối với chế độ cứu trợ xã hội. Sự diễn giải lại này đã có hậu quả là loại bỏ mọi sự quy chiếu đối với văn hóa trong những công trình nghiên cứu về sự nghèo khổ trong hàng thập kỷ. Thật vậy, người nào gán sự nghèo khổ cho những nguyên nhân văn hóa đều bị tố giác như là khiển trách nạn nhân, duy trì một sự kỳ thị chủng tộc không còn được diễn đạt một cách công khai và tất nhiên hạ thấp mọi chính sách xã hội.
Print Friendly and PDF

12.1.20

BÁN THÂN - Lịch sử của bài kiểm tra Myers-Briggs cho thấy các bài kiểm tra tính cách đã trở thành một công cụ tư bản chủ nghĩa


BÁN THÂN
LỊCH SỬ CỦA BÀI KIỂM TRA MYERS-BRIGGS CHO THẤY CÁC BÀI KIỂM TRA TÍNH CÁCH ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT CÔNG CỤ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Người lao động bán thân mình cho văn hóa công ty.
Bài kiểm tra tính cách Myers-Briggs [MBTI] được cho là không có cơ sở khoa học, không đáng tin cậy nhưng lại cực kỳ phổ biến. Vậy, có phải các kết quả mà bài kiểm tra tính cách này mang lại có thực sự là không quan trọng không? Đúng vậy, nó không thực sự nói lên bất cứ điều gì có ý nghĩa về tính cách của chúng ta cả, nhưng 88% số công ty trong danh sách Fortune 500 vẫn yêu cầu nhân viên của họ thực hiện bài đánh giá này.
Merve Emre

Câu chuyện về cách bài kiểm tra Myers-Briggs [MBTI] trở thành một phần chính không thể thiếu trong nghề nghiệp của chúng ta - điều này đã được khám phá trong cuốn sách mới được xuất bản của Merve Emre The Personality Brokers [tạm dịch: Những Người môi giới Tính cách], phản ánh sự phát triển rộng lớn hơn của văn hóa nơi làm việc. Ngày nay, người lao động không những phải bán các kỹ năng của họ, mà còn bán toàn bộ bản thân họ.
Print Friendly and PDF

10.1.20

Khảo sát PISA: Những biến đổi kì lạ của điểm số của Trung Quốc


KHẢO SÁT PISA: NHỮNG BIẾN ĐỔI KÌ LẠ CỦA ĐIỂM SỐ CỦA TRUNG QUỐC

Giải thích thế nào về vị trí đứng đầu của Trung Quốc trong bảng xếp hạng PISA của OCDE (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) về trình độ của các học sinh trung học cơ sở?
Cuối tháng 11 vừa rồi, OCDE đã cho công bố kết quả của kỳ khảo sát PISA (Programme for International Student Assesment - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) được tổ chức năm 2018 trong các nước thành viên, chương trình đã thực hiện từ năm 2000. Hơn 600.000 người trẻ 15 tuổi đã tham gia các khảo sát về khả năng đọc, toán và khoa học. Các khảo sát này không hướng quá nhiều đến việc đo lường kiến thức lý thuyết của học sinh, mà hướng đến việc đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức này để giải quyết các vấn đề của cuộc sống thường nhật.
Các nước trong tổ chức OCDE đạt được tiến bộ chút ít trong bảng xếp hạng này. Mỹ được xếp thứ 13, Đức thứ 20 và Pháp là 23. Các nước Á châu là các quốc gia thống trị: Hàn Quốc, Singapore hay Đài Loan, các tỉnh của Trung Quốc vừa mới tham gia và vượt lên dẫn đầu.
Print Friendly and PDF

8.1.20

Đẳng thức đối lại đồng nhất thức


ĐẲNG THỨC ĐỐI LẠI ĐỒNG NHẤT THỨC
Equality vs Identity
Jacques Lecaillon (1925-2014)
Trong kinh tế học, khái niệm đẳng thức gắn chặt với khái niệm cân bằng. Ví dụ, người ta nói là một thị trường ở thế cân bằng khi cung và cầu bằng nhau; trong trường hợp này không có dư cung lẫn dư cầu khiến cho có thể đạt đến một giá cân bằng; giá cân bằng là giá duy nhất có thể được duy trì lâu dài; ở giá này mỗi tác nhân trao đổi những lượng sản phẩm mình muốn. Ngược lại, mọi bất đẳng thức, trong chiều này hay chiều khác, giữa những lượng được cung và được cầu kéo theo sự hụt hẫng của một số tác nhân và việc khởi động của những lực, mà trên nguyên tắc, sẽ lập lại giá cân bằng. Quá trình này thường đòi hỏi thời gian cho nên các giá chênh lệch ít hay nhiều khỏi mức giá cân bằng của chúng.
Tuy nhiên, trong tất cả mọi trường hợp, nếu có diễn ra những cuộc trao đổi, tất yếu ta sẽ nhận thấy sự bằng nhau giữa giá trị những mua sắm và giá trị những bán buôn được thực hiện; người ta nói là có một đồng nhất thức và điều này không kéo theo sự tồn tại của một tình thế cân bằng của thị trường. Nói cách khác, khái niệm đồng nhất thức thể hiện một sự tương đương thường xuyên, đo được hay có tính kế toán, giữa hai đại lượng, trong lúc đẳng thức kinh tế của hai đại lượng này chỉ là kết quả của một quá trình điều chỉnh những sở thích hay những dự án của các tác nhân có liên quan. Sự phân biệt giữa đẳng thức và đồng nhất thức có nhiều ứng dụng quan trọng trong kinh tế học vi mô lẫn kinh tế học vĩ mô.
Print Friendly and PDF

6.1.20

Lịch sử tư tưởng khoa học, ý thức về sự đột biến của trí tuệ con người


LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KHOA HỌC, Ý THỨC VỀ SỰ ĐỘT BIẾN CỦA TRÍ TUỆ CON NGƯỜI
Tác giả: Alexandre Koyré[1]
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
(1940)
Alexandre Koyré (1892-1964)

Ngày nay, may mắn thay, nhấn mạnh trên lợi ích và sự lý thú của việc nghiên cứu lịch sử khoa học không còn là điều thiết yếu nữa. Và cũng không còn cần thiết (...) phải nhấn mạnh trên lợi ích và sự phong phú của hướng nghiên cứu này cho triết học. Thật vậy, những công trình nghiên cứu về sự tiến hóa của (và các cuộc cách mạng về) những ý tưởng khoa học cho ta thấy trí tuệ của con người đã phải vật lộn với hiện thực như thế nào; bởi vì chỉ có lịch sử khoa học (cùng với môn liên thông với nó là lịch sử kỹ thuật) mới mang lại cho cái khái niệm từng được vừa tôn vinh, vừa bị gièm pha rất nhiều là sự tiến bộ, một ý nghĩa. Lịch sử khoa học tiết lộ với chúng ta những thất bại, các chiến công của trí tuệ con người, khiến ta thấy nó đã phải trả giá cho mỗi bước tiến trong sự khả tri hóa hiện thực bằng những nỗ lực siêu phàm nào – các nỗ lực đôi khi mở ra một cuộc “đột biến” thực sự của trí tuệ con người, nghĩa là một chuyển đổi nhờ đó những ý niệm đã được các thiên tài vĩ đại nhất “phát minh” một cách nhọc nhằn, nay đã không những chỉ trở thành tiếp cận được, mà còn là dễ dàng, thậm chí hiển nhiên đối với mọi học sinh.
Một đột biến như vậy – một trong những cái lớn nhất, nếu không phải là cái lớn nhất kể từ khi tư tưởng Hy Lạp phát minh ra ý tưởng Cosmos – chắc chắn là cuộc cách mạng khoa học ở thế kỷ XVII, một biến đổi trí tuệ sâu sắc mà vật lý học hiện đại, hay chính xác hơn, vật lý học cổ điển, vừa là biểu hiện vừa là thành quả.
Print Friendly and PDF

4.1.20

Đối mặt với Trung Quốc, châu Âu phải xoá bỏ sự chia rẽ

ĐỐI MẶT VỚI TRUNG QUỐC, CHÂU ÂU PHẢI XÓA BỎ SỰ CHIA RẼ
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 4 tháng 11 năm 2019. (Nguồn: Planète Business)
Hơn bất kỳ giai đoạn nào khác gần đây, tháng 11 năm 2019 đã làm nổi bật những phức tạp trong cách tiếp cận của châu Âu đối với Trung Quốc: chính sách mở cửa cho nguồn vốn Trung Quốc đổi lấy yêu sách về các giải pháp có qua có lại.
Trong khi tổng thống Emmanuel Macron vừa có chuyến thăm cấp nhà nước lần thứ hai tới Bắc Kinh, thì người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Athens, nơi mà Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis đang đợi ông – bản thân Kyriakos Mitsotakis cũng mới trở về từ Thượng Hải. Trong thành phần [chuyến thăm tới Bắc Kinh], tổng thống Pháp đã nỗ lực châu Âu hóa chuyến đi của mình càng nhiều càng tốt, khi trong phái đoàn của ông có một ủy viên châu Âu, Phil Hogan [người Ailen], và bà Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu Đức, Anja Karliczek, và kết hợp Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc với các cuộc họp mặt của ông. Nhưng bất chấp những nỗ lực nói trên, việc Tập Cận Bình chọn đến thăm Hy Lạp không phải là điều ngẫu nhiên. Từ nhiều năm nay, trong số các nước châu Âu, chính phủ Athens đã áp dụng một chính sách nước đôi lớn nhất với Trung Quốc – và thuận lợi nhất cho Trung Quốc.
Điều chắc chắn là, trong năm 2019, Hy Lạp đã không ngăn chặn việc áp dụng chiến lược EU-Trung Quốc mới vào tháng 3, cũng như đã không ngăn chặn cơ chế mới về việc sàng lọc các khoản đầu tư nước ngoài vào Liên minh vào tháng 4, cho phép Ủy ban châu Âu xem xét những dự án đầu tư của Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ nhạy cảm và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chính phủ mới của Hy Lạp, được bầu vào tháng 7 năm 2019, đã không từ bỏ bất kỳ cam kết nào của người tiền nhiệm. Cựu Thủ tướng Alexis Tsipras đã tham dự Diễn đàn các con đường tơ lụa mới tại Bắc Kinh vào tháng 4, và tham gia vào sáng kiến “16 + 1”, mà cho đến bây giờ chỉ dành riêng cho Trung Âu và Đông Âu, trong đó có các nước vùng Balkans. Các khoản đầu tư của Trung Quốc vào nguồn vốn của chính quyền cảng Piraeus từ nay được coi là một phần không tách rời của sáng kiến “vành đai và con đường” (Belt and Road Initiative hay BRI, tên chính thức của sáng kiến các “Con đường tơ lụa mới”) – mặc dù sự can dự của Trung Quốc vào Hy Lạp đã khởi động từ năm 2009, sáng kiến BRI đã được Tập Cận Bình đề cập lần đầu tiên vào năm 2013.
Print Friendly and PDF

2.1.20

Khoa học đối với nghệ thuật kể chuyện và tại sao điều này là quan trọng đối với chúng ta trong vai trò là những nhà nghiên cứu


KHOA HỌC ĐỐI VỚI NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN, VÀ TẠI SAO ĐIỀU NÀY LẠI QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CHÚNG TA TRONG VAI TRÒ LÀ NHỮNG NHÀ NGHIÊN CỨU
Trong khoảng một năm trở lại đây [năm 2012], thế giới tâm lý học đã bị rung chuyển bởi những vụ bê bối gian lận khoa học (scientific fraud) liên quan đến dữ liệu giả mạo và các kỹ thuật phân tích không đáng tin cậy, bên cạnh những thứ khác. Các cuộc tranh luận tiếp theo trong ngành này đã làm lộ ra một loạt các vấn đề khác như thiên lệch kết quả tích cực trong việc công bố nghiên cứu (positive result publication bias), tức là các nghiên cứu có kết quả tích cực ủng hộ giả thuyết được các tạp chí học thuật yêu thích.
Ngoài ra, các nghiên cứu có các kết quả gây ngạc nhiên hay phản trực giác thường có cơ hội được công bố tốt hơn, đây là tin tốt cho tạp chí (vì nhiều người có thể tải các bài nghiên cứu xuống và vì chuyện này mang lại một khoản tiền cho nhà xuất bản tạp chí) và cho cả học giả, những người muốn công khai kết quả nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông chính thống đây không phải là tin xấu cho CV (sơ yếu lý lịch) của một người!
Một cuộc tranh luận sôi nổi khác gần đây xoay quanh giải pháp được đề xuất cho vấn đề gian lận khoa học: đó là vấn đề tái lập nghiên cứu (replication). Độ tin cậy của khoa học nói chung dựa trên khả năng nhân rộng các kết quả nghiên cứu của nó, nói khác đi liệu một nhà nghiên cứu khác có thể thực hiện lại một nghiên cứu đặc thù và tạo ra lại những kết quả tương tự hay không. Nếu không đúng như thế, thì, ta đừng nên quá tin rằng nghiên cứu ban đầu tiết lộ bất cứ điều gì có ý nghĩa về thế giới này. Vấn đề duy nhất đó là các tạp chí học thuật quan tâm nhiều hơn đến những kết quả mới có sự đóng góp đáng kể cho ngành hơn là chuyện công bố các kết quả nghiên cứu nhằm xác nhận (hay bác bỏ) kết quả nghiên cứu hiện hữu trong khi những nghiên cứu có các kết quả tiêu cực (negative result) có thể bác bỏ một lý thuyết thì ít có khả năng được công bố chuyện này dẫn đến một sự thiên lệch đối với các nghiên cứu có các kết quả tích cực nhưng sai lạc.
Print Friendly and PDF