29.11.16

Milton Friedman đã sai lầm: Các nhà sinh học tiêu diệt con người kinh tế



MILTON FRIEDMAN ĐÃ SAI LẦM: CÁC NHÀ SINH HỌC TIÊU DIỆT CON NGƯỜI KINH TẾ
Con người kinh tế so với sự thích nghi sinh học
David Sloan Wilson
Trong lĩnh vực kinh tế học, một trong những bài viết có ảnh hưởng lớn nhất là bài “The Methodology of Positive Economics” (Phương pháp luận của kinh tế học thực chứng) (1953) của Milton Friedman. Trong bài viết này, ông lập luận rằng mọi người đều hành xử như thể những giả định của lý thuyết kinh tế tân cổ điển là đúng, ngay cả khi chúng không phải như vậy. Còn trong lĩnh vực tiến hóa, một trong những bài viết có ảnh hưởng lớn nhất là bài “The Spandrels of San Marcos and the Panglossian Paradigm” (1979) của Stephen Jay Gould và Richard Lewontin với lập luận chống lại việc dựa quá đáng vào khái niệm về sự thích nghi.
Print Friendly and PDF

27.11.16

Ảo giác tiền tệ


Ảo giác tiền tệ

Monetary Illusion
® Giải Nobel: FRIEDMAN, 1976 LUCAS, 1995
Những cá thể mắc phải ảo giác tiền tệ khi hành vi của họ tuỳ thuộc vào giá trị danh nghĩa của những đại lượng kinh tế, chứ không vào giá trị thực tế của chúng; trong trường hợp này, có thể là hành vi thay đổi tiếp theo một biến thiên của mức giá chung trong lúc những giá tương đối vẫn không đổi. Những hành vi như thế thoạt nhìn mâu thuẫn với giả thiết tính duy lí kinh tế, điều này giải thích vì sao các hành vi này thường vắng bóng trong những phân tích tân cổ điển. Ngược lại, việc tính đến các hành vi này, đặc biệt trong việc xác định cung lao động, là cơ sở cho phân tích của Keynes để tác giả mở đầu Lí thuyết tổng quát (LTTQ) của ông trên chủ đề này (chương 2). Tuy nhiên sự tồn tại của ảo giác tiền tệ không chỉ vì những hành vi được giả định là không duy lí gây nên; ảo giác tiền tệ còn có thể tác động đến những cá thể duy lí nhưng lại nắm thông tin không đầy đủ hay sai lầm, như trong trường hợp của những phân tích trọng tiền của M. Friedman hay của R. Lucas.
Print Friendly and PDF

25.11.16

Bước tiến trên thế giới hướng đến một chế độ thu nhập cơ bản: cảm ơn đất nước Thụy Sĩ!



Philippe Van Parijs (1951-)

Bước tiến trên thế giới hướng đến một chế độ thu nhập cơ bản: cảm ơn đất nước Thụy Sĩ!

Philippe Van Parijs
Ngày 05 tháng 6 năm 2016 sẽ được nhớ đến như là một cột mốc quan trọng trong bước tiến trên toàn thế giới hướng đến việc triển khai chế độ thu nhập cơ bản vô điều kiện (UBI, Unconditional Basic Income). Vào ngày hôm đó, mọi công dân Thụy Sĩ đều được hỏi ý kiến về việc chấp thuận hay phản đối kiến nghị sau đây:
1.   Liên bang đưa một thu nhập cơ bản vô điều kiện thành luật.
2.   Thu nhập cơ bản phải tạo điều kiện cho toàn dân có được một cuộc sống xứng đáng và tham gia vào đời sống công cộng.
3.   Pháp luật sẽ xác định kinh phí và mức thu nhập cơ bản.
Kiến nghị này đã bị bác bỏ, với 76,9% số cử tri chống lại, 23,1% ủng hộ. Vì sao sự bác bỏ này có thể dự đoán được? Và vì sao đó là một bước quan trọng tiến lên phía trước?
Print Friendly and PDF

24.11.16

Con người trong vũ trụ? Vũ trụ trong con người?



CON NGƯỜI TRONG VŨ TRỤ? VŨ TRỤ TRONG CON NGƯỜI?

Hàn Thuỷ
1. Tâm điểm của vòng tròn là con chuồn chuồn
Cuối hạ sang thu, mặt hồ phẳng lặng. Một con chuồn chuồn đang bay lượn bỗng đáp xuống mặt nước, rồi lại bay đi. Sự cố (évènement) đó làm gợn trên mặt hồ một làn sóng vòng tròn truyền đi mỗi lúc một rộng. Tâm điểm của vòng tròn không phải là con chuồn chuồn, mà là chỗ nó đậu xuống mặt nước: sự thật của đời thường, chẳng có gì lạ. Sự thật của đời thường là chỗ thơ và toán cùng từ đó bay đi, theo những hướng khác nhau? đã hẳn. Nhưng toán, hay nói chung lý luận và thực nghiệm khoa học, đi đến tận cùng lại nhiều khi thơ mộng và hùng vĩ vô cùng, tuy rằng trên đường đi thường lắm đá sỏi khô khan.
Nếu cắc cớ hỏi tại sao sóng truyền đi thành vòng tròn lập tức nảy ra một chuỗi lý luận: rằng theo định nghĩa vòng tròn là tập hợp các điểm có khoảng cách bằng nhau từ tâm điểm; rằng vận tốc sóng truyền đi trên mọi hướng đều bằng nhau; cho nên lúc nào khoảng cách cũng bằng nhau, bởi thế sóng hình vòng tròn.
Print Friendly and PDF

21.11.16

Thách thức của việc cải cách Kinh tế học


THÁCH THỨC CỦA VIỆC CẢI CÁCH KINH TẾ HỌC

Cameron Murray
Không thể phóng đại thách thức của việc cải cách kinh tế học. Kinh tế học chính thống hiện đại vẫn còn giữ ưu thế trong những trường đại học của chúng ta và các chính phủ bất chấp chứng cứ áp đảo chống lại hầu hết những nguyên lý cốt lõi của nó, và bất chấp hàng thập kỷ với những cuộc cách mạng không thành công. Khái niệm về một trạng thái cân bằng tĩnh và phương pháp “tác nhân tiêu biểu” của phép gộp chỉ là hai ý kiến đã nhiều lần được chỉ ra là mâu thuẫn với chính logic nội tại của chúng; không phải bởi những người ngoài cuộc, mà bởi nhiều lãnh đạo của dòng chính thống. Nhưng họ vẫn tiếp tục thống trị khoa học này.
Vấn đề cốt lõi vẫn còn giữ nguyên.
Print Friendly and PDF

19.11.16

"Ba điều dối trá" về tài chính



"Ba điều dối trá" về tài chính
Mark Carney, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, cho rằng "các thị trường chỉ tự cân bằng trong sách giáo khoa mà thôi”. 2014 ẢNH: PRENSA INTERNACIONAL/ZUMA/REA
Sự thật xuất phát từ miệng của các quan chức ngân hàng trung ương. Trong một bài phát biểu vào ngày 21 tháng 9, 2015 Mark Carney, thống đốc hiện nay của Ngân hàng Trung ương Anh, đã nêu bật điều mà ông gọi là "ba điều dối trá" của nền tài chính hiện đại: làm cho người ta tin rằng có thể nợ nần vô hạn mà không rủi ro; nói rằng các thị trường tự cân bằng với nhau; khẳng định rằng các thị trường mang tính đạo đức. Đó quả là một quả bom nổ từ bên kia bờ biển Măng-sơ chống lại những gì được giảng dạy tại Đại học Harvard hoặc được Bruxelles (nơi có trụ sở của EU – ND) hay Bercy (nơi có trụ sở của Bộ tài chính Pháp – ND) lặp đi lặp lại.
Print Friendly and PDF

17.11.16

Học thuyết trọng tiền



Học thuyết trọng tiền

Monetarism
Học thuyết trọng tiền được định nghĩa như là toàn bộ những trào lưu tư tưởng lí thuyết dành một vai trò chính cho tiền tệ trong việc xác định những dao động kinh tế. Học thuyết trọng tiền vừa là một lí thuyết vừa là một chính sách. 

Học thuyết trọng tiền như là một lí thuyết kinh tế

Kinh nghiệm lịch sử của học thuyết trọng tiền. Châu Âu đã có cuộc trải nghiệm đầu tiên về học thuyết trọng tiền vào thế kỉ XVI, dưới sự thúc đẩy của những học thuyết trọng thương coi việc tích luỹ kim loại quí là nguồn gốc của sự thịnh vượng của các dân tộc. Tiếc là do không có nhiều quặng vàng và bạc nên châu Âu buộc phải tìm những giải pháp khác để làm giàu. Người Anh, nhờ một hệ thống những hợp đồng, buộc mọi nhà nhập khẩu phải mua bằng vàng những sản phẩm Anh trước khi rời đảo quốc này. Người Pháp, dưới thời Colbert, sản xuất với giá thấp những sản phẩm thủ công được Nhà nước bảo trợ để có thế cạnh tranh hơn ở nước ngoài. Được trả bằng vàng, những sản phẩm này tham gia vào việc làm tăng kim loại quí trong nước. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đi chinh phục Nam Mĩ để mang về kim loại quí và như thế làm giàu đáng kể cho hai nước này. Nhưng vàng mang về Tây Ban Nha đã gây nên một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Tăng trưởng kinh tế bị chậm lại và lạm phát phát triển. Tây Ban Nha dựa trên của cải của mình đã đúc thêm nhiều đồng tiền vàng, và như thế góp phần làm mất giá chất lượng tiền tệ qui chiếu này và củng cố gia tăng của giá cả.
Print Friendly and PDF

15.11.16

15.11.2014 - 15.11.2016



15.11.2014 - 15.11.2016

Khi chúng tôi viết những dòng này để kỉ niệm ngày đầu tiên PTKT lên mạng, lượt người vào đọc trang này đã vượt qua con số 220.000. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã động viên chúng tôi bằng mỗi cú nhấp chuột như vậy khiến ngày hôm nay kho tư liệu hiện lưu giữ 420 bài, mà danh sách vừa được cập nhật trong Bài đã đăng trên thanh ngang đầu trang.
Ngoài việc truy cập thẳng vào mỗi bài trong danh sách trên, bạn cũng có thể tập trung vào một chuyên mục hay hồ sơ nhất định trong số chuyên mục và nhãn nằm trên thanh thẳng đứng bên phải trang. Hoặc theo chủ đích điền bất kì từ nào vào khung Tìm kiếm trên trang này. Và ngay trong mỗi bài, bạn cũng có thể nhanh chóng truy cập vào bản gốc (với đường dẫn đặt ở cuối bài) và tài liệu/ý kiến đang bàn đến được hiển thị bằng các cụm từ bôi màu có gạch chân (nguyên tác tài liệu/ý kiến) hay không (bài đã được PTKT đăng).   
Hi vọng là các tiện ích trên phần nào giúp ích để “hành trình gian khổ trên đường khám phá miền kinh tế học bớt nhọc nhằn” nhằm cùng nhau “tự đào tạo, cập nhật, hệ thống hóa và bổ sung kiến thức để tự tin hội nhập thế giới” như hai năm trước chúng tôi đã hầu chuyện bạn trong lời Giới thiệu.
PTKT
Print Friendly and PDF

14.11.16

Vấn đề biến đổi khí hậu: Trump có một khả năng gây tác hại hạn chế

VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: TRUMP CÓ MỘT KHẢ NĂNG GÂY TÁC HẠI HẠN CHẾ

Bài phỏng vấn của ANTOINE DE RAVIGNAN
Ứng cử viên tổng thống Trump trong một chuyến tham quan tại một công ty luyện kim Alumisource, Pennsylvania, vào tháng 6 năm 2016. ©HILARY SWIFT/THE NEW YORK TIMES-REDUX-REA
MICHEL COLOMBIER
Giám đốc, Viện Phát triển bền vững và quan hệ quốc tế (Iddri)
Việc bầu Donald Trump, vào ngày 08 tháng 11, làm tổng thống của Hoa Kỳ rõ ràng là một tin rất xấu đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng không nên phóng đại khả năng gây tác hại của vị tổng thống hoài nghi về biến đổi khí hậu này. Thế giới sẽ tiếp tục tiến lên mà không cần có ông ấy, kể cả ở Mỹ, như lời giải thích của Michel Colombier, giám đốc khoa học của viện Iddri (Viện Phát triển bền vững và quan hệ quốc tế).
Print Friendly and PDF

13.11.16

Sự lớn mạnh của các chủ nghĩa dân túy: cách giải thích kinh tế hay cách văn hóa?


SỰ LỚN MẠNH CỦA CÁC CHỦ NGHĨA DÂN TÚY: CÁCH GIẢI THÍCH KINH TẾ HAY CÁCH VĂN HÓA?

Christian Chavagneux

Poster Donald Trump, Iowa, Hoa kì. ©DAMON WINTER/The New York Times-REDUX-REA 
Từ Le Pen tới Brexit, từ Trump đến AfD ở Đức và trong nhiều nước khác nữa, các diễn ngôn dân túy lên như diều gặp gió và thu được phiếu trong các cuộc bầu cử. Cách giải thích được đề xuất là những người bị toàn cầu hóa và tiến bộ kĩ thuật loại bỏ cuối cùng đã nổi dậy. Đối với nhà xã hội học Ronald F. Inglehart và nhà khoa học chính trị Pippa Norris, còn phải tính đến những hiện tượng khác nữa. 

Chủ nghĩa dân túy: một định nghĩa


Theo hai tác giả trên, chủ nghĩa dân túy được đặc trưng bằng ba yếu tố chính. Trước hết là một triết lí bài tinh hoa. Theo định nghĩa, dân bao giờ cũng minh triết hơn các thành viên của các giới tinh hoa chính trị, kinh tế và trí thức. Như thế, về bản chất “dân” là một tập hợp đồng nhất, tốt và có phẩm hạnh.
Print Friendly and PDF

12.11.16

9 bản đồ giải thích những vấn đề được mất của các cuộc bầu cử Mỹ

9 BẢN ĐỒ GIẢI THÍCH NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC MẤT CỦA CÁC CUỘC BẦU CỬ MỸ

Trump so với Clinton. Cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai ứng cử viên cho cuộc chạy đua vào phòng bầu dục của Nhà Trắng cho thấy hố ngăn cách đào sâu giữa hai nước Mỹ hoàn toàn đối lập với nhau. Những người thuộc Đảng Cộng hòa chống lại những người thuộc Đảng Dân chủ, người giàu chống lại người nghèo, thành thị chống lại nông thôn, thanh niên chống lại người lớn tuổi, người theo đạo Tin Lành chống lại người vô thần, người da đen chống lại người da trắng... những đường rạn nứt chia cắt xã hội Mỹ là rất nhiều và rất sâu. Nói có sách, mách có chứng.
Print Friendly and PDF

11.11.16

Chương trình kinh tế của Donald Trump theo bảy chủ đề chính



CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ CỦA DONALD TRUMP THEO BẢY CHỦ ĐỀ CHÍNH

Một số đề xuất của ứng cử viên Donald Trump đi ngược lại lợi ích của các doanh nghiệp. Liệu Tổng thống có triển khai các đề xuất đó không? ©DAMON WINTER/THE NEW YORK TIMES-REDUX-REA
Donald Trump sẽ là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Vì vậy cần phải xem kỹ những gì ông đã tuyên bố về mặt kinh tế trong chiến dịch của ông. Có thể tóm tắt chương trình kinh tế của ông trong một vài biện pháp chủ lực lớn được coi là sẽ xác định tương lai của nước Mỹ.
Print Friendly and PDF

10.11.16

Tại "tòa Monsanto", các nhà hoạt động xã hội muốn đưa vấn đề môi trường vào trung tâm của luật học quốc tế



Tại "tòa Monsanto", các nhà hoạt động xã hội muốn đưa vấn đề môi trường vào trung tâm của luật học quốc tế

Trong hai ngày tại thành phố The Hague, những nhân chứng đến​​ từ khắp nơi trên thế giới đã kể ra những tác hại của tập đoàn Mỹ [Monsanto]: thuốc trừ sâu, GMO (Genetically Modified Organism – sinh vật biến đổi gen), hạt giống có bảo hộ...
PTKT: Có thể tìm hiểu thêm về tập đoàn Monsanto qua phóng sự điều tra Cây trồng biến đổi gen – Thế giới của Monsanto
Điều gì chung ở một người nuôi ong Mexico, một nông dân nữ người Bangladesh, và các nhà nông người Pháp, Argentina hoặc Burkina Faso? Tất cả đã chứng kiến, trong hai ngày tại phiên điều trần của Tòa án công dân phi chính thức đối với các đơn kiện chống lại tập đoàn Monsanto, tại thành phố The Hague vào hôm thứ Bảy 15 và Chủ Nhật 16 tháng 10, về những tác hại mà công ty về công nghệ sinh học nông nghiệp của Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm. Những lời tố cáo như các sinh vật biến đổi gen (GMO), thuốc trừ sâu trong đó có chất glyphosate, vấn đề độc ​​quyền về giống, mùa màng bị hủy hoại, động vật bị nhiễm độc, trẻ em bị bệnh... liên tục được đưa ra một cách nặng nề chống lại tập đoàn khổng lồ của Mỹ.
Print Friendly and PDF

Cử tri của Trump và Clinton đánh giá khác nhau về tương lai


CỬ TRI CỦA TRUMP VÀ CLINTON ĐÁNH GIÁ KHÁC NHAU VỀ TƯƠNG LAI
So với cách đây 50 năm, cuộc sống với các người như bạn ở Hoa Kì là...
So với cuộc sống hiện nay, thế hệ sắp tới những người Mĩ sẽ sống
Số liệu điều tra của Prw Research Center

Nguồn: Les électeurs de Trump et de Clinton n'ont pas la même vision de l'avenir, alterecoplus.fr, 26/09/2016
Print Friendly and PDF