31.1.15

Kinh tế học của con cái chúng ta


Kinh tế học của con cái chúng ta

Về Barry Eichengreen 
Barry Eichengreen là giáo sư kinh tế học tại trường Đại học California, Berkeley; giữ ghế của Giáo Sư Pitt tại Viện nghiên cứu  Lịch Sử Nước Mỹ và các Định Chế thuộc trường Đại học Cambrigde; và là nguyên cố vấn chính sách cao cấp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Cuốn sách mới nhất của ông; Hall of Mirrors: The Great Depression, the Great Recession, and the Uses – and Misuses – of History  (Hội trường của những chiếc gương: cuộc Đại khủng hoảng, cuộc Đại suy thoái, và sự vận dụng – và lạm dụng – lịch sử), sẽ được nhà xuất bản trường Đại học Oxford xuất bản trong tháng 12.

Kinh tế học của con cái chúng ta

TOKYO – Giới kinh tế bị cuộc khủng hoảng làm tổn thương nặng. Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị có lẽ đã kỳ vọng quá mức khi bà đưa ra một thắc mắc nổi tiếng về lý do tại sao các kinh tế gia không thể dự báo được tai họa, nhưng ai cũng có cảm giác rằng phần lớn các nghiên cứu của họ hóa ra không mấy xác đáng. Tệ hơn nữa, hầu hết các đề xuất do các kinh tế gia khuyến nghị không mấy hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách sử dụng nhằm tìm ra giải pháp hạn chế các hậu quả kinh tế và tài chính.
Thế hệ tương lai có làm tốt hơn không? Một trong những hoạt động thú vị mà tôi đã tham gia trong Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại Davos là nỗ lực tập thể để cùng nhau tưởng tượng ra nội dung của sách giáo khoa về Các nguyên lý trong Kinh tế học vào năm 2033. Các thành viên tham gia đã tranh luận về rất nhiều ý tưởng và chủ đề mà các cuốn sách giáo khoa hiện hữu đã không chú ý tới, cũng như là các ý tưởng và chủ đề đáng nhận được nhiều sự quan tâm hơn trong vòng 2 hai thập kỷ tới.
Print Friendly and PDF

29.1.15

AMARTYA SEN: Lương tâm của kinh tế


Amartya Sen: Lương tâm của kinh tế
Nhà kinh tế Amartyr Sen
(TBKTSG) - Đa số người ngoài ngành (và cả nhiều người trong ngành) thường nghĩ đến kinh tế như một khoa học giúp hoạch định những chính sách để quản lý, để phát triển, để tăng trưởng, để bình ổn. Những người có thiên kiến này sẽ ngạc nhiên khi đọc Amartya Sen, nhà kinh tế gốc Ấn Độ, người được trao tặng giải Nobel Kinh tế năm 1998. Ông là người châu Á đầu tiên được Nobel về ngành này.
Tuy đã đến tuyệt đỉnh danh vọng, Sen được ngưỡng mộ không chỉ vì những phần thưởng cao quý, nhưng còn vì kiến thức đa diện và quảng bác của ông, và vì lương tri của ông đối với những vấn đề xã hội, không những của quê hương ông mà còn của cả những quốc gia đang phát triển. Được trọng vọng trong xã hội trí thức cao nhất ở phương Tây (ông giảng dạy ở Cambridge từ năm 1971, và cũng có nhiều năm ở Harvard), Sen không bao giờ ngưng ưu tư về phúc lợi của những người bần cùng. Là một nhà kinh tế với kỹ năng toán logic vào hạng thượng thừa, ông cũng thấm nhuần triết học, Tây lẫn Đông. Là người có những đóng góp nền tảng cho kinh tế học hiện đại, Sen cũng hoài nghi về nhiều mặt của thứ kinh tế học này.
Từ nhỏ, Sen đã chứng kiến cũng như trải nghiệm những tai họa khó tưởng tượng. Năm 1943, khi Sen vừa lên mười, Bengal (quê ông, một tỉnh vùng Đông Bắc Ấn Độ, nơi có mật độ dân số thuộc hạng cao nhất thế giới) bị một nạn đói khủng khiếp. Năm 19 tuổi, ông bị ung thư vòm miệng, và đã điều trị bằng xạ trị (rất thô sơ lúc ấy ở Ấn Độ) vô cùng đau đớn. (Hậu quả giai đoạn xạ trị này vẫn còn đến ngày nay: xương Sen bị dễ gãy, răng cỏ của ông đều hư). Như Sen kể lại sau này, chính sự đau đớn ấy đã cho ông mối đồng cảm sâu xa với những người cùng khổ. Ung thư làm ông cảm thấy bị ô nhiễm, loại ra ngoài xã hội, bất lực. Trước khi bị bệnh, những gì ông chứng kiến chung quanh đã làm ông kinh hoàng, nhưng dù sao vẫn là xảy ra cho “kẻ khác”. Chính ung thư của ông đã khiến Sen đồng cảm trọn đời với những người thấp cổ bé miệng, bị thiếu thốn, bệnh tật, đớn đau.
Print Friendly and PDF

27.1.15

Phúc lợi và lựa chọn xã hội



Phúc lợi và lựa chọn xã hội

Welfare and social choice theory
® Giải Nobel: ARROW, 1972 BUCHANAN, 1986 DEBREU, 1983 HARSANYI, 1994 SAMUELSON, 1970 SEN, 1998 TINBERGEN 1969

Trong một thời gian dài, khoa học kinh tế đã được xem như một khoa học đạo đức. Adam Smith là giáo sư triết học đạo đức tại đại học Glasgow, ngày nay có lẽ John Stuart Mill được biết đến nhiều như là một triết gia hơn là như tác giả của một quyển sách kinh tế chính trị học và Henri Sidwick, mà ngày nay ở Pháp người ta mới khám phá The Methods of Ethics, cũng là một nhà kinh tế. Nhưng bao giờ cũng có những tác giả ưu tiên cho khiá cạnh thực chứng của khoa học kinh tế ví dụ các nhà trọng nông và David Ricardo. Hầu như lúc nào khiá cạnh này cũng gắn với một chủ nghĩa hình thức nhất định một bên là các nhà khoa học và một bên là các triết gia”. Cùng với Alfred Marshall và những người kế tục ông, ta đi đến những pha giữ thăng bằng trí tuệ cực kì ngoạn mục để xử lí phúc lợi kinh tế mà, theo những tác giả này, nằm ngoài mọi khiá cạnh chuẩn tắc. Những chương mở đầu của tác phẩm lớn của Pigou, The Economics of Welfare, là một minh hoạ đầy ấn tượng. Kết luận logic của những khó khăn này trong số các nhà kinh tế Anh là việc xuất bản quyển sách của Lionel Robbins, An Essay on the Nature and Significance of Economic Science, trong đó tác giả khẳng định là dường như, về mặt logic, không thể kết hợp khoa học kinh tế và đạo đức học mà chỉ có thể đặt chồng hai bộ môn này lên nhau. Tiêu chí chuẩn tắc duy nhất được Robbins thừa nhận một ý tưởng được hầu hết các nhà kinh tế sau này lấy lại là tiêu chí Pareto, một tiêu chí không đòi hỏi ta làm những so sánh liên cá thể (giữa những cá thể với nhau) về cường độ của những sở thích hay của những lợi ích. Một cách đại khái, tiêu chí này khẳng định rằng một tình thế là tối ưu nếu không có một tình thế khác được tất cả các cá thể ưa thích hơn. Nếu người ta tự bằng lòng với định nghĩa này về tính tối ưu thì ta có thể thu được một kết quả từng được Adam Smith phát biểu, tức là bằng cách tìm kiếm lợi ích của bản thân các cá thể góp phần vào lợi ích chung. Chính ý tưởng này đã được những định lí cơ bản của kinh tế học phúc lợi hình thức hoá nối liền những khái niệm cân bằng cạnh tranh và tối ưu Pareto.
Print Friendly and PDF

25.1.15

Kenneth J. Arrow và những hạn chế của sự lựa chọn tập thể



Kenneth J. Arrow và những hạn chế của sự lựa chọn tập thể

Kenneth J. Arrow
Là một người rườm rà từ năm mươi năm nay, Kenneth Arrow được đặc biệt minh họa bởi lý thuyết về sự lựa chọn xã hội của ông và lý thuyết cân bằng chung cạnh tranh, trong đó ông đã phân tích những hạn chế.
Đối với Kenneth Arrow, xã hội chịu trách nhiệm về phúc lợi của toàn thể người dân.
Vào đầu những năm 1950, cùng với Gerard Debreu, Kenneth J. Arrow được biết đến khi chứng minh sự tồn tại của tình thế cân bằng chung cạnh tranh. Điều này đã giúp họ đoạt được giải thưởng của Ngân hàng trung ương Thụy Điển. Đóng góp này, giống như hầu hết nhiều tác phẩm khác của Arrow, mang tính rất trừu tượng và kỹ thuật. Arrow là một trong những người tiên phong đưa các kỹ thuật toán học phức tạp vào trong lý thuyết kinh tế học. Nhưng ông cảnh báo về những nguy hiểm và hạn chế của những phương pháp đó để hiểu được thực tế kinh tế và xã hội phức tạp. Nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xem xét lịch sử và các thể chế, ông không xem kinh tế học như là một khoa học đóng.
Quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng xã hội, ông tự định vị thuộc cánh tả trên vũ đài chính trị. Những phiên tòa án của Moscow khiến ông dị ứng với chủ nghĩa cộng sản theo kiểu Liên Xô và, mặc dù rất nhạy cảm với các tác phẩm của Marx, ông chưa bao giờ ủng hộ thuyết quyết định luận máy móc của chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, không vì thế mà ông ngừng tự xem mình là người có cảm tình với chủ nghĩa xã hội, cho rằng xã hội chịu trách nhiệm về phúc lợi của toàn thể công dân và thể chế dân chủ xã hội là cách tốt nhất để đạt được điều đó. Phê phán rất mạnh sự lệch hướng của thuyết tân tự do ở Hoa Kỳ, với sự đề cao chủ nghĩa cá nhân, ông tin chắc rằng không có sự đối lập giữa bình đẳng và tự do.
Print Friendly and PDF

23.1.15

Quản trị tri thức để tránh bẫy tri thức: liên hệ so sánh giữa vài quốc gia Đông Nam Á



QUẢN TRỊ TRI THỨC ĐỂ TRÁNH BẪY TRI THỨC: LIÊN HỆ SO SÁNH GIỮA VÀI QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

1. Đặt vấn đề: Tri thức cho sự phát triển

Giữa thế kỷ 20 diễn ra một bước ngoặt trong chính sách phát triển. Câu hỏi đặt ra là: quốc gia nghèo tài nguyên làm thế nào để phát triển trong một thế giới mà nhu cầu và giá cả của nguyên liệu thô, nhất là nhiên liệu hóa thạch, ngày càng tăng? Làm thế nào để mua được năng lượng hóa thạch và kim loại nặng với giá ngày càng cao trong quá trình phấn đấu lên vị trí một nước công nghiệp hóa? Trong khu vực Đông Nam Á, câu hỏi này được đặt ra đối với Việt Nam, Malaysia và Thái Lan, trong khi không hề được đặt ra ở Brunei Darussalam (một quốc gia nhiều dầu lửa).
Cần sử dụng nguồn lực con người như thế nào để đất nước vượt khỏi mức thu nhập thấp? Báo cáo Phát triển của Ngân hàng Thế giới năm 1998 - 1999 đã tổng kết ý tưởng khi nhận diện “tri thức” là nhân tố mới của sản xuất. So sánh con đường phát triển của Hàn Quốc và Ghana, Ngân hàng Thế giới kết luận rằng các yếu tố đầu vào truyền thống cho sản xuất như đất đai, vốn, lao động cơ bắp, chỉ giải thích được một phần nhỏ sự khác nhau trong trình độ phát triển giữa hai quốc gia. Phần còn lại được quy cho đầu vào/đầu ra cao hơn của “tri thức” trong những nỗ lực phát triển của Hàn Quốc. Đây cũng là điều giải thích vì sao Hàn Quốc đã vươn lên thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu thế giới, còn Ghana thì tụt hậu. Lập luận này thực ra hơi đơn giản, nhưng kể từ đó đến nay nó đã thúc đẩy sự tăng cường đầu tư nghiên cứu đối với “tri thức cho phát triển” (knowledge for development, K4D) và cho một loạt các chương trình phát triển.
Nhiều người thường dẫn chứng Singapore như là hình mẫu về một quốc gia từ chỗ không có tài nguyên thiên nhiên trở thành một quốc gia công nghiệp công nghệ cao do quyết liệt thực hiện liên tục một chính sách tri thức và khoa học nhất quán. Phương pháp đánh giá tri thức (Knowledge Assessment Method, KAM) của Ngân hàng Thế giới và ngân hàng dữ liệu này đã trở thành công cụ giá trị cho các nhà lập kế hoạch phát triển trên toàn thế giới. Ý tưởng này tự nó không phải là mới. Ngay từ đầu những năm 1930, khi chứng kiến Đế chế Anh đang tan rã, Winston Churchill trấn an “những đế chế của tương lai sẽ là những đế chế của tinh thần”. Lịch sử thế giới sau đó cho thấy điều tự an ủi này đã thành một lời tiên tri.
Print Friendly and PDF

21.1.15

BECKER Gary (1930-2014)



BECKER Gary (1930-2014)

Gary Becker
Gary Becker sinh tại Pottsville, bang Pennsylvania, Hoa Kì, năm 1930. Sau khi tốt nghiệp cử nhân đại học Chicago năm 1953, ông dạy tại đây năm 1954 trước khi đỗ tiến sĩ kinh tế năm 1955. Ông là giáo sư đại học Columbia từ 1957 đến 1969 để rồi trở về làm giáo sư đại học Chicago kể từ 1969. Thành viên của Viện Hoover, năm 1967 ông được huy chương John Bates Clark dành cho một nhà kinh tế dưới 40 tuổi. Ông là chủ tịch American Economic Association năm 1987 và là phó chủ tịch Hội Mont-Pèlerin năm 1989. Ông được Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển biểu dương năm 1992.
Luận án tiến sĩ của Becker chứng minh rằng việc phân biệt đối xử (nhất là phân biệt chủng tộc) là tốn kém đối với những ai thực hiện nó vì phải trả cao hơn cho người được thụ hưởng sự phân biệt này (1957). Không hề có tư tưởng hám lợi, ông đưa vào phân tích kinh tế một cách tiếp cận những hành vi con người (1975), với tham vọng đưa khoa học kinh tế trở thành một bộ môn về toàn thể những hành vi con người và những quyết định gắn với những hành vi này. Điều định nghĩa kinh tế học không phải là tính hàng hoá của vấn đề phải xử lí mà bản chất của vấn đề này: mọi vấn đề đặt ra một vấn đề phân bổ các nguồn lực và những lựa chọn trong khuôn khổ của một tình thế khan hiếm được đặc trưng bởi những cứu cánh cạnh tranh nhau đều thuộc về kinh tế học và có thể được xử lí bằng phân tích kinh tế (1957).
Print Friendly and PDF

19.1.15

Human Capital: A Theoretical and Empirical Anlaysis, with Special Reference to Education



Becker Gary S.
Human Capital: A Theoretical and Empirical Anlaysis, with Special Reference to Education
Journal of Law and Economics, New York, Columbia University Press for the NBER
[2nd ed., 1975, 3rd ed, 1993, Chicago University Press]
[http://www.nber.org/chapters/c3730.pdf]
Vốn con người là toàn bộ những năng lực lâu dài mà việc sở đắc và sở hữu khiến con người có năng suất hơn trong những hoạt động khác nhau của mình. Những năng lực này, một phần là bẩm sinh và một phần là sở đắc nhờ những đầu tư của con người để tự nguyện huy động những nỗ lực và phí tổn cá nhân. Bản chất những đầu tư con người này là vô cùng đa dạng và bao gồm kiến thức, kĩ năng, sức khỏe, sự dịch chuyển và động cơ của các tác nhân. Một thời gian dài bị xem nhẹ vì những lí do ý thức hệ, vốn con người đã được lí thuyết kinh tế công nhận, rồi dần dần đi vào ngôn ngữ thông thường, kể từ lần xuất bản đầu tiên tác phẩm của Becker: Human Capital [Vốn con người] (1964).  
Gary Stanley Becker được 34 tuổi vào lúc tác phẩm này được xuất bản, từ đó quyển sách được tái bản hai lần, năm 1975 và 1993, và mỗi lần đều có bổ sung. Bảy năm trước đó, ông đã thể hiện mối quan tâm đối với những vấn đề “xã hội”, thoát ra khỏi một quan niệm hạn hẹp về phạm vi của phân tích kinh tế do truyền thống áp đặt khi cho xuất bản luận văn tiến sĩ của mình, The Economics of Discrimination [Kinh tế học về sự phân biệt đối xử] (1957). Trong suốt sự nghiệp của mình, phong cách rất dễ nhận diện của Gary Becker mang một dấu ấn kép: ông không ngừng mở rộng trường của phân tích kinh tế và tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên lí kinh tế của học thuyết chính thống về tính duy lí của các tác nhân và về sự cân bằng của các thị trường. Đặc biệt, ta gặp lại phong cách này trong tác phẩm chủ yếu thứ hai của ông là A Treatise on the Family [Chuyên luận về gia đình] (1981).
Print Friendly and PDF

17.1.15

Công lợi (học thuyết)



Công lợi (học thuyết)
Utilitarianism
® Giải Nobel: BECKER, 1992 HARSANYI, 1994 HAYEK, 1974 HICKS, 1972 SAMUELSON, 1970 SEN, 1998 STIGLER, 1982. 

Thuật ngữ này chỉ một trào lưu tư tưởng ra đời ở Anh vào thế kỉ XVIII, theo sáng kiến của Jeremy Bentham; trào lưu này đã thống trị tư tưởng kinh tế, triết học đạo đức, chính trị và luật pháp cũng như xã hội học ở Anh trong thế kỉ XIX và có những bước tiếp nối quan trọng đến tận thế kỉ XX. Ba nhân vật đã đặc biệt để lại ấn tượng trong lịch sử của trào lưu này: Jeremy Bentham (1748-1832), James Mill (1773-1836) và John Stuart Mill (1806-1873).
Jamery Bentham phát triển trong nhiều tác phẩm một học thuyết mà tinh tuý kết tinh trong những mệnh đề sau: a) Một hành động là đạo đức nếu đề nghị lấy phúc lợi cá thể làm cứu cánh. b) Không có cá nhân nào là quan trọng hơn một cá nhân khác; do đó mỗi cá nhân chỉ được tính như một đơn vị. c) Mục đích của hành động tập thể là làm cực đại lợi ích của cộng đồng hay, theo cách nói của ông, tìm kiếm hạnh phúc lớn nhất cho số đông. Một học thuyết như thế do đó có những hệ quả không chỉ kinh tế: tầm với của nó lan tới lĩnh vực đạo đức học, pháp lí và triết học chính trị. Điều này giải thích là trào lưu tư tưởng này trong thế kỉ XIX ở Anh có tên gọi đầy tham vọng là triệt để luận triết học. Phần trình bày dưới đây chỉ đề cập đến trường ứng dụng kinh tế của học thuyết này.
Print Friendly and PDF

14.1.15

Bernard Maris


(Cập nhật ngày 14/01/15)
Bìa báo Charlie Hebdo số đầu tiên ra mắt sau vụ thảm sát

Tout est pardonné

(Tha thứ tất cả)
Đấng tiên tri Mahomet cầm tấm bảng “Je suis Charlie”
 

Bernard Maris

Bernard Maris (1946-2015)
PTKT: Một trong số 12 nạn nhân của cuộc ám sát khủng bố tại Paris ngày 7.01.2015, chống tờ tuần báo trào phúng Charlie Hebdo là nhà kinh tế Bernard Maris. PTKT giới thiệu dưới đây ba chứng từ về Bernard Maris của ba đồng nghiệp và một bài của Bernard Maris viết sau cái chết của Gilles Dostaler (tác giả bài Giải Nobel kinh tế: một sự huyễn hoặc khéo léo và loạt chân dung về các nhà tư tưởng lớn được lần lượt dịch trong chuyên mục Những nhân vật lớn trong tư tưởng kinh tế).
Print Friendly and PDF

11.1.15

Có một phép màu Hy Lạp không?

Có một phép màu Hy Lạp không?
Phép màu Hy Lạp. Đó là cụm từ Ernest Renan đặt ra để nói về sự phát triển văn hoá thần kỳ mở ra ở Hy Lạp vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Trong vài thành quốc ở bán đảo Hy Lạp, một cuộc cách mạng văn hoá chưa từng có đã nổ ra. Các nhà kiến trúc, nhà điêu khắc, hoạ sĩ tạo ra những tác phẩm đẹp lạ thường: đền Parthénon và tượng Người ném đĩa là những tuyệt phẩm được biết đến nhiều nhất trong số đó. Văn học cũng nở rộ không kém với giai đoạn hoàng kim của sân khấu bi kịch (Eschyle, Sophocle, Euripide) hay hài kịch (Aristophane). Về phần mình, Herodote và Thucydide sáng tạo ra thể loại sử ký: Herodote bằng những câu chuyện kể trong Những cuộc điều tra về phong tục của những người nước ngoài và lịch sử các cuộc chiến tranh với Mèdes[1], còn Thucydide nổi tiếng với tác phẩm Cuộc chiến tranh ở Péloponèse.
Cùng thời, một chuyên ngành học thuật xuất hiện: triết học. Theo chính những người Hy Lạp thì triết học đã nảy sinh ở Ionie, với Thalès Milet. Nhưng phải đợi một thế kỷ sau, cũng vào đúng thời kỳ thiết yếu này, thì ngành học mới này mới thực sự được phát triển, với những triết gia tiền-Socrate (Heraclite, Parménide, Zénon ở Elée, Empédocle, Anaxagore, v.v.), rồi Socrate và Platon. Triết học là một cách mới để tìm hiểu thế giới. Nó đặt ra những câu hỏi về những nguyên tắc tiên khởi của mọi vật – con người, xã hội, vũ trụ – và đưa ra phương pháp dựa trên sự lý luận và sự tìm kiếm những bằng chứng.
Ở thời đại đó, triết học không thực sự tách rời cái mà người ta bây giờ gọi là khoa học. Vì triết gia cũng là một học giả quen thuộc với hình học, với toán và thiên văn học. Truyền thuyết nói rằng Platon đã muốn ghi trên cửa vào Học viện của ông: “Nếu bạn không biết hình học thì đừng bước vào đây”.
Print Friendly and PDF

7.1.15

Nhận thức của bộ não về kinh tế học



Nhận thức của bộ não về kinh tế học

Về Ricardo Haussman
Ricardo Haussman, người từng giữ chức Bộ trưởng Bộ kế hoạch Venezuela và từng là Kinh tế trưởng Ngân hàng phát triển liên châu Mỹ, là Giáo sư thực hành phát triển kinh tế tại trường Đại học Harvard, nơi mà ông kiêm chức Giám đốc Trung tâm phát triển quốc tế.
Nắm bắt kinh tế học theo kiểu của bộ não con người
CAMBRIDGE – Trong tác phẩm mở đường xuất bản năm 2005 mang tựa đề On Intelligence (tạm dịch: Trên Nền Trí Tuệ), Jeff Hawkins đã đưa ra một mẫu hình khoa học khác về cách thức mà não người hoạt động. Theo quan điểm của tác giả, bộ não không phải là một cỗ máy Turning dùng để xử lý các ký tự tuân theo một bảng quy tắc, vốn là mô hình nền tảng của máy tính và trí tuệ nhân tạo. Thay vào đó, não người là bộ nhớ khổng lồ có phân cấp không ngừng ghi nhận những gì nó cảm nhận được và dự báo điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Não dự báo bằng cách tìm ra những điểm tương đồng giữa các mô thức dữ kiện thu nhận được bằng giác quan và những kinh nghiệm đã tích lũy trước đó và được lưu trữ trong bộ nhớ khổng lồ của nó. Não phối chọn các âm thanh rời rạc trong biển tiếng ồn với một bản nhạc đã từng nghe, hoặc gương mặt một người đang ngụy trang với gương mặt của con cái bạn. Ý tưởng tương tự như chức năng tự hoàn chỉnh trong hộp tìm kiếm của Google – liên tục dự đoán ký tự nào bạn sẽ nhập kế tiếp dựa trên những gì bạn đã gõ trước đó.
Print Friendly and PDF

5.1.15

Vốn con người


VỐN CON NGƯỜI
Về tác giả
Gary S. Becker là giáo sư kinh tế học và xã hội học tại trường Đại học Chicago, giáo sư tại trường Đào tạo Sau đại học về Kinh doanh, là thành viên cao cấp giữ ghế của Rose-Marie & Jack R. Anderson tại Viện Hoover thuộc trường Stanford. Ông là người tiên phong trong nghiên cứu về vốn con người và đã được trao giải Nobel năm 1992 về Khoa học Kinh tế.
Đối với hầu hết mọi người, vốn có nghĩa là một tài khoản ngân hàng, một trăm cổ phiếu của IBM, dây chuyền sản xuất, hay các nhà máy thép ở khu vực Chicago. Tất cả đều là các dạng thức của vốn theo nghĩa chúng là tài sản tạo ra thu nhập và những đầu ra có ích khác trong thời gian dài.
Tuy nhiên, những dạng thức hữu hình đó không là loại vốn duy nhất. Việc đi học ở trường, khóa đào tạo về máy tính,  chi tiêu cho chăm sóc y tế, và những bài giảng về giá trị của thói quen đúng giờ và đức tính trung thực cũng chính là vốn. Bởi vì chúng góp phần cải thiện thu nhập, tăng cường sức khỏe, hay trang bị thêm những thói quen tốt cho cá nhân trong phần lớn cuộc đời của anh ta. Do vậy, các nhà kinh tế xem chi tiêu cho giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, và v.v… là đầu tư vào vốn con người. Chúng được gọi là vốn con người vì con người không thể tách rời khỏi kiến thức, kỹ năng, sức khỏe, hay những giá trị khác của bản thân tương tự như kiểu tách rời con người khỏi tài sản tài chính và tài sản vật chất của họ.
Print Friendly and PDF