30.10.19

Thời đại Khai sáng ở châu Âu (4): Những yếu tố tạo nên con người thế kỷ 17


Giới thiệu: Không có một thời đại nào trong lịch sử tư tưởng loài người cho đến hôm nay lại mang tính thời sự, đồng thời gây ra nhiều giải thích khác nhau thậm chí mâu thuẫn nhau như thời đại khai sáng. Nhưng dù với xu hướng nào, cũng không ai nghi ngờ rằng, thế giới hiện đại như chúng ta thấy hôm nay được bắt đầu bằng những thành quả của thời đại khai sáng. Đối với người Việt Nam, trong bối cảnh văn hóa và tư tưởng còn thuộc độc quyền nhà nước và nguồn tin tức về lịch sử văn minh phương Tây còn hạn chế, việc tìm hiểu thời đại khai sáng lại càng thú vị hơn. Cho đến cuối năm 2019, chúng tôi sẽ phổ biến chừng 10 bài về đề tài này. Xin giới thiệu với độc giả bài thứ tư và mong được đón nhận nhiều góp ý, phê bình của độc giả.
THỜI ĐẠI KHAI SÁNG Ở CHÂU ÂU (4):
Tác giả: Tôn Thất Thông
Trong bài trước, chúng ta đã kết luận rằng, trào lưu khai sáng thăng hoa trong thế kỷ 18. Nhưng nói cho cùng, các thành quả của thế kỷ 18 cũng chỉ là bước tiến tất yếu của quá trình vận động khai sáng bắt đầu từ thế kỷ 17, được xem là gốc rễ, và cũng là xung lực cho những thành tựu về sau. Nhưng điều gì đã làm cho thế kỷ 17 quan trọng đến thế? Câu trả lời thật rõ ràng: Là con người! Là tư duy tự do và ý chí hành động của tầng lớp trí thức mới. Vậy yếu tố nào đã làm cho những con người trước đây chỉ biết thuần phục giáo điều ý thức hệ và quyền lực, bỗng trở nên những con người tự chủ đặc biệt của thế kỷ 17, có năng lực làm chuyện lấp biển vá trời, đưa cả lục địa thoát khỏi tình trạng lạc hậu trung cổ?
Để truy tìm nguyên do, chúng ta cần trở lại lịch sử 200 năm trước đó để khảo sát tình hình các hoạt động văn hóa và tư tưởng, sự thay đổi cấu trúc kinh tế và hoạt động thương mại, sự đảo lộn căn cơ về cấu trúc xã hội, sự thành hình tầng lớp trung lưu trí thức mới, các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên v.v.. Trong khuôn khổ một vài bài biên khảo ngắn, chúng ta chỉ có thể bàn luận những nét chính yếu được trình bày sau đây rất tóm tắt, cố gắng nêu lên những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên con người của thời đại đó, chứ không đi vào chi tiết các sự kiện lịch sử. Phần biên khảo này được chia làm ba đoạn. Sau đây là đoạn thứ nhất, khảo sát ba biến cố lịch sử đặc biệt: Đợt “di tản văn hóa”, việc phát minh kỹ thuật in ấn và cuộc cách mạng tôn giáo.
Print Friendly and PDF

28.10.19

Phóng sự ảnh: Khi Đài Loan biểu tình để ủng hộ Hồng Kông


PHÓNG SỰ ẢNH: KHI ĐÀI LOAN BIỂU TÌNH ĐỂ ỦNG HỘ HỒNG KÔNG
“Hãy đấu tranh vì tự do, hãy ủng hộ Hồng Kông”, “năm yêu cầu, không chấp nhận bớt đi dù là một”. Tấm biển thứ hai đề cập đến các yêu cầu của người biểu tình Hồng Kông: 1. rút hoàn toàn luật dẫn độ khỏi các cuộc thảo luận chính trị; 2. thiết lập phổ thông bầu cử trong chế độ dân chủ của Hồng Kông; 3. loại bỏ các từ “bạo loạn” và “người bạo loạn” khi mô tả các cuộc biểu tình và người biểu tình, được nhà nữ đặc khu trưởng hành chánh sử dụng, và do việc này, thả tự do cho bất kỳ người biểu tình nào bị cầm tù bằng cách từ bỏ mọi thủ tục tố tụng; 4. thành lập một ủy ban điều tra độc lập để soạn thảo các báo cáo về những hành vi bạo lực của cảnh sát và đưa ra ánh sáng tất cả những vụ mất tích không được giải thích và những cuộc tấn công lặp đi lặp lại của Hội Tam Hoàng Trung Quốc nhắm vào những người biểu tình đơn lẻ; 5. sự từ chức của nhà nữ đặc khu trưởng hành chánh, Carrie Lam. (Bản quyền: Naomi Goddard)
Đài Bắc, Chủ nhật, ngày 29 tháng 9. Một đám đông mang mặt nạ đen và ô dù màu vàng, tụ tập dưới một cơn mưa như trút nước, đặc trưng của cuối mùa hè ở châu Á. Các biểu tượng gợi lại phong trào biểu tình ở Hồng Kông trong những tháng vừa qua. Thế nhưng, chúng tôi đang ở cách thuộc địa cũ của Anh, ở Đài Loan, hơn 800 km, ở phía bên kia eo biển. Hai ngày trước lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, người Đài Loan đã tụ tập ở đây để ủng hộ những người láng giềng Hồng Kông của mình, đồng thời thể hiện sự phản đối mạnh mẽ đối với công thức “một quốc gia, hai chế độ”, được Bắc Kinh thúc đẩy.
Print Friendly and PDF

26.10.19

Một giải “Nobel” ngày càng bị tranh cãi

MỘT GIẢI “NOBEL” NGÀY CÀNG BỊ TRANH CÃI
Khi đang ăn mừng 50 năm được thành lập, bá quyền của giải của Ngân hàng Thuỵ Điển là đối tượng của những áp lực phê phán, và ngày càng có nhiều lựa chọn khác.
Hôm nay, ngày 14.10.2019, là lần thứ năm mươi Ngân hàng Thuỵ Điển trao giải của mình nhằm vinh danh công trình của các nhà kinh tế. Thật vậy, chính một ngân hàng trung ương trao giải này chứ không phải Uỷ ban Nobel: kĩ nghệ gia Nobel chưa bao giờ để lại một xu để biểu dương khoa học xã hội này. Đây là lúc nhìn lại sự ra đời của giải thưởng này, do các nhà kinh tế tự do đỡ đầu, được Ngân hàng Thuỵ Điển mua và nhằm phong cho các nhà kinh tế một cương vị khoa học.
Print Friendly and PDF

25.10.19

Mười giới hạn của phương pháp Duflo


MƯỜI GIỚI HẠN CỦA PHƯƠNG PHÁP DUFLO
Agnès Labrousse và Arthur Jatteau, hai nhà kinh tế nghiên cứu các thử nghiệm ngẫu nhiên, giải thích vì sao phải thận trọng với các cuộc thử nghiệm này.
Abhijit Banerjee (1961-)
Michael Kremer (1964-)
Việc trao giải kinh tế học của Ngân hàng Thuỵ Điển cho Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michaël Kremer thổi một ngọn gió hào hứng. Trao giải cho một phụ nữ, hơn thế nữa là một phụ nữ trẻ tuổi hơn tuổi trung bình của các khôi nguyên là một điều tuyệt vời vì ban giám khảo thường dè sẻn trên vấn đề này: đây là lần thứ hai trong vòng năm mươi năm qua. Đã thế, phần thưởng này đánh dấu một bước ngoặt thực nghiệm của kinh tế học thống trị mà ta có thể chào mừng. Cuối cùng, vấn đề nghèo khó – chủ đề nghiên cứu của ba nhà kinh tế này – quay trở lại đứng hàng đầu. Một điều mà ta chỉ có thể lấy làm vui mừng.
Các công trình của ba khôi nguyên nhắm vào những lĩnh vực cực kì khác nhau (dinh dưỡng, giáo dục, tiếp cận tín dụng, v.v.). Điểm chung của các công trình này là một phương pháp được họ mạnh mẽ góp phần đại chúng hoá và được Uỷ ban của Ngân hàng Thuỵ Điển đón nhận như là biện minh cho việc trao giải: các thử nghiệm ngẫu nhiên. Vậy các thử nghiệm này là gì?
Giống như các cuộc thử nghiệm lâm sàng được “ngẫu nhiên hoá”, người ta chia một tổng thể thành hai nhóm, được xác định bằng việc chọn ngẫu nhiên nhằm bảo đảm tính so sánh được – một khi số cá thể cấu thành mẫu là đủ nhiều thì có nhiều khả năng có được những nhóm giống nhau. Từ đó, để đo tác dụng của một “liệu pháp”, chỉ cần điều trị một nhóm duy nhất (gọi là nhóm kiểm định) và không dùng bất kì liệu pháp nào đối với nhóm kia (gọi là nhóm đối chứng). Sau một khoảng thời gian, so sánh hai nhóm cho phép xác định tác dụng của liệu pháp.
Phương pháp này, theo những người ủng hộ nó, các nhà randomista, có tham vọng cách mạng hoá các khoa học kinh tế và chính sách xã hội, đưa chúng thoát khỏi vòng kim cô ý thức hệ để đưa vào cõi thực tiễn và hiệu quả. Bằng cách kiểm định “điều gì là khả thi” với một sự chặt chẽ chưa từng có, kinh tế học phát triển sẽ bước vào thời đại của khoa học.
Tuy nhiên, một khi chú ý đến việc triển khai trong thực tiễn các thử nghiệm ngẫu nhiên trong kinh tế thì cần phải điều chỉnh nhiều những sắc thái của diễn ngôn này về tính mới mẻ và khoa học của phương pháp. Các thử nghiệm ngẫu nhiên có nhiều giới hạn. Chúng tôi sẽ đề cập mười trong số đó, mà không có tham vọng bao quát đầy đủ vấn đề[1].
Print Friendly and PDF

24.10.19

Giải "Nobel" kinh tế: Esther Duflo, môn đồ chống lại các mô hình


GIẢI “NOBEL” KINH TẾ: ESTHER DUFLO, MÔN ĐỒ CHỐNG LẠI CÁC MÔ HÌNH
Esther Duflo, tại Paris, ngày 17 tháng 6 năm 2013. Ảnh Serge Picard. VU
Nữ giáo sư người Pháp, tại Viện Công nghệ Massachusetts, và các nhà nghiên cứu người Mỹ Abhijit Banerjee và Michael Kremera đã được Ngân hàng Thụy Điển trao giải thưởng Nobel, vào hôm thứ hai, vì các công trình của họ về giảm nghèo.
Michael Kremer (1964-)
Abhijit Banerjee (1961-)
Phải nói rằng khi bước đầu thực hiện các công trình của họ, được khởi đầu cách đây hơn hai mươi năm, ba người này được coi là những người lập dị sống cách xa nhiều năm ánh sáng với một khoa học kinh tế bị chi phối bởi các mô hình tự phụ, nhồi đầy các công thức toán và các số liệu thống kê khác. Ở trung tâm của các định chế viện trợ phát triển quốc tế, không ai (hay gần như không ai) tin vào phương pháp của họ. Ngày nay, đó là một sự ngọt ngào lớn nhất, chính họ là chủ nhân của giải thưởng về kinh tế học của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel”, được gọi một cách không chính xác là giải Nobel kinh tế. Đây là giải thưởng thứ 51 dành cho ba chuyên gia trong cuộc chiến chống lại nghèo khó, trong đó nhà kinh tế nữ người Mỹ gốc Pháp Esther Duflo (từng là người viết chuyên mục thời luận cho báo Libération từ năm 2002 đến năm 2009), là người trẻ tuổi nhất nhận giải thưởng trong lịch sử, ở tuổi 46. Nhà nữ nghiên cứu, chồng của bà là người Mỹ gốc Ấn Độ Abhijit Banerjee và một người Mỹ khác là Michael Kremer đã giới thiệu một cách tiếp cận mới [dựa vào thử nghiệm] để có được những đáp án đáng tin về cách tốt nhất để giảm nghèo trên thế giới”, theo lời công bố của Göran Hansson, Tổng thư ký của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia, tại Stockholm.
Print Friendly and PDF

23.10.19

Các khôi nguyên ‘giải Nobel’ Duflo và Banerjee không giải quyết tận gốc các nguyên nhân nghèo khổ


CÁC KHÔI NGUYÊN ‘GIẢI NOBEL’ DUFLO VÀ BANERJEE KHÔNG GIẢI QUYẾT TẬN GỐC CÁC NGUYÊN NHÂN NGHÈO KHỔ
Lars Pålsson Syll
Một số người đã đi quá xa để khăng khăng cho rằng những giải pháp can thiệp vì sự phát triển nên được thực hiện theo các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trong y học, theo đó người ta đối chứng nhóm “thí nghiệm” (treatment group) với nhóm kiểm soát (control group). Những thử nghiệm loại như vậy được tung ra để đánh giá tác động của rất nhiều dự án - đủ thứ từ viên lọc nước cho đến các chương trình tín dụng vi mô, từ các lớp phổ cập kiến thức tài chính đến tiền thưởng thành tích cho giáo viên ...
Vấn đề thực sự với cơn sốt về “tính hiệu quả của viện trợ” nằm ở chỗ nó thu hẹp sự chú ý của chúng ta vào những can thiệp vi mô ở tầm địa phương vốn cho ra kết quả trong ngắn hạn. Thoạt nhìn, cách tiếp cận này có vẻ hợp lý và thậm chí đầy lý thú. Nhưng nó lại có xu hướng bỏ qua các nguyên nhân mang tính kinh tế vĩ mô, chính trị, và thể chế bao quát hơn của tình trạng nghèo khổ và kém phát triển. Các dự án viện trợ có thể mang lại những kết quả đáng hài lòng ở tầm vi mô, nhưng nhìn chung những dự án đó ngay từ đầu không có chút tác động nào thay đổi các hệ thống đã sinh ra các vấn đề. Thay vào đó, điều chúng ta cần là giải quyết tận gốc rễ tình trạng nghèo khổ, bất bình đẳng và biến đổi khí hậu ...
Nếu chúng ta quan tâm đến tính hiệu quả, thì thay vì đánh giá tác động ngắn hạn của các dự án vi mô, chúng ta nên đánh giá toàn bộ chính sách công ...  Khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng chồng chéo có quy mô cực lớn, chúng ta cần tư duy ở tầm hệ thống ...
Print Friendly and PDF

22.10.19

Esther Duflo và các đồng tác giả của cô đã tạo ra cuộc cách mạng trong một lĩnh vực thiết yếu, lĩnh vực viện trợ phát triển


NHÀ KINH TẾ HỌC, DANIEL COHEN NHẬN XÉT  “ESTHER DUFLO VÀ CÁC ĐỒNG TÁC GIẢ CỦA CÔ ĐÃ TẠO RA CUỘC CÁCH MẠNG TRONG MỘT LĨNH VỰC THIẾT YẾU, LĨNH VỰC VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN”
Theo Daniel Cohen, trưởng khoa kinh tế Đại học Normale Supérieure (ENS), giải Nobel kinh tế này có thể so sánh với Giải Nobel về y học, bởi lẽ, những “nghiên cứu này sẽ giúp người dân thoát nghèo”.
 Esther Duflo và Abhijit Banerjee, cả hai vợ chồng đều là khôi nguyên giải Nobel kinh tế 2019, tại Cambridge (Massachussets) ngày 14.10.2019 (BRYCE VICKMARK/MIT)
“Esther Duflo và các đồng tác giả của cô đã tạo ra cuộc cách mạng trong một lĩnh vực thiết yếu, lĩnh vực viện trợ sự phát triển”, nhà kinh tế học, Daniel Cohen đã nhận xét như thế sau khi giải Nobel kinh tế được trao cho bộ ba các chuyên gia trong việc chống đói nghèo (Esther Duflo, chồng của cô, một người Mỹ gốc Ấn tên là Abhijit Banerjee và Michael Kremer cũng là công dân Mỹ). Daniel Cohen là trưởng khoa kinh tế của Trường Đại học Sư phạm (Normale Supérieure - ENS), ông đã từng là một trong các giáo sư của Esther Duflo ở Pháp.
Print Friendly and PDF

Châu Phi, thực địa nghiên cứu của ba khôi nguyên giải thưởng Nobel


CHÂU PHI, THỰC ĐỊA NGHIÊN CỨU CỦA BA KHÔI NGUYÊN GIẢI THƯỞNG NOBEL KINH TẾ
Nông nghiệp, giáo dục, ngừa thai, y tế... Công trình của các nhà nghiên cứu Duflo, Banerjee và Kremer đã đánh giá sự viện trợ phát triển, đặc biệt là trên lục địa.
Trong một trường tiểu học ở Nairobi, thủ đô của Kenya, tháng 10 năm 2017. Thomas Mukoya/REUTERS
Tại sao hàng trăm tỷ đô la, từ năm này qua năm khác, ngốn tiền của các chính sách phát triển lại có vẻ tạo ra quá ít hiệu quả? Khi được đặt câu hỏi này, Ester Duflo – một trong ba người được trao giải Nobel về kinh tế vào hôm thứ Hai, ngày 14 tháng 10 – đặt ngang hàng việc quy trách nhiệm hiện trạng này cho sự thiếu hụt trong việc huy động tiền, như Jeffrey Sachs nghĩ hay cho những hậu quả tai ác của viện trợ phát triển như William Easterly đã tố cáo.
Print Friendly and PDF

21.10.19

Giải Nobel kinh tế học 2019: Lí do Barnejee, Duflo và Kramer giành chiến thắng

GIẢI NOBEL KINH TẾ 2019: LÍ DO BANERJEE, DUFLO VÀ KREMER GIÀNH CHIẾN THẮNG

Những người đoạt giải. EPA-EFE
Giải thưởng của Ngân hàng Thuỵ Điển về Khoa học Kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel 2019 (thường được gọi là Giải Nobel Kinh tế) đã được trao cho Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer “vì cách tiếp cận thực nghiệm của họ để giảm nghèo toàn cầu”. Qua giải thưởng này, Ủy ban Nobel đã công nhận cả tầm quan trọng của kinh tế học phát triển trên thế giới hiện nay và các phương pháp tiếp cận sáng tạo do ba nhà kinh tế này phát triển.
Angus Deaton (1945-)
Nghèo đói toàn cầu tiếp tục là một thách thức lớn. Trước đó, vào năm 2015, giải thưởng này được trao cho Angus Deaton cho những đóng góp của ông cho kinh tế học phát triển — lĩnh vực nghiên cứu nguyên nhân của nghèo đói toàn cầu và cách tốt nhất để chống lại nó — đặc biệt, ông nhấn mạnh vào lựa chọn tiêu dùng của mọi người và đo lường an sinh, đặc biệt là an sinh của người nghèo.
Lí thuyết được phát triển tốt có thể làm nổi bật những gì gây ra nghèo đói và, dựa trên điều này, đề xuất các chính sách để chống lại nó. Nhưng nó không thể cho chúng ta biết chính xác các biện pháp chính sách cụ thể mạnh mẽ như thế nào trong thực tế. Đây chính xác là câu hỏi mà Banerjee, Duflo và Kremer trả lời. Các bài dẫn của Uỷ ban Nobel đưa ra một số ví dụ về ảnh hưởng của họ, bao gồm cách mà nghiên cứu của họ đã giúp giáo dục, y tế và tiếp cận tín dụng cho nhiều người ở các nước đang phát triển, nhất ở Ấn Độ và Kenya.
Print Friendly and PDF

20.10.19

Esther Duflo, một lựa chọn mới lạ cho giải Nobel 2019

ESTHER DUFLO, MỘT LỰA CHỌN MỚI LẠ CHO GIẢI NOBEL KINH TẾ 2019
Nhà nghiên cứu Pháp là đồng khôi nguyên với các nhà kinh tế Mĩ Abhijit Banerjee và Michael Kremer, cả ba được trao giải vì những thử nghiệm trên thực địa của họ trong cuộc chiến chống nghèo khó. Duflo là người trẻ nhất và là phụ nữ thứ hai từng được giải này.  
Antoine Reverchon
Esther Duflo nhận giải Nobel kinh tế tại đại học MIT, Cambridge, Massachussets ngày 14/10. Joseph Presiobo/AFP
Là người trẻ nhất (46 tuổi), một trong hai phụ nữ tới nay (sau Elionore Ostrom vào năm 2009), nhà kinh tế Pháp thứ tư (so với 62 khôi nguyên người Mĩ) được giải của Ngân hàng (trung ương) Thụy Điển về khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel, Esther Duflo “rơi” vào các ô đánh dấu phiên bản năm 2019 của giải Nobel kinh tế. “Nói một cách thành thực, tôi không nghĩ rằng là có thể được giải Nobel khi còn trẻ thế”, bà Duflo đã phản ứng như vậy trong buổi điện đàm với Viện hàn lâm khoa học hoàng gia. Bà lấy làm tiếc là hiếm có phụ nữ trong danh sách các khôi nguyên vì “đơn giản là không có nhiều nhà kinh tế nữ”. “Nhưng điều đó đang thay đổi”, bà khẳng định và hi vọng là với giải này mình có thể đại diện cho một “kiểu mẫu”.
Nhưng trong thực tế, chính thông qua bà và hai đồng khôi nguyên – nhà kinh tế Mĩ Abhijit Banerjee và Michael Kremer – mà các công trình của tổ chức nghiên cứu Abdul Latif Jameel Poverty Action Lab (J-PAL) được tưởng thưởng.
Print Friendly and PDF

19.10.19

Giải thưởng Nobel về kinh tế - Esther Duflo: Người nghèo sống như thế nào


GIẢI THƯỞNG NOBEL VỀ KINH TẾ - ESTHER DUFLO: NGƯỜI NGHÈO SỐNG NHƯ THẾ NÀO
PHỎNG VẤN. Nhà kinh tế nữ người Mỹ gốc Pháp và hai nhà nghiên cứu người Mỹ Abhijit Banerjee và Michael Kremer đã được trao giải thưởng vì những công trình của họ về giảm nghèo.   
 Cuộc phỏng vấn do Gérard Desportes thực hiện
Sửa đổi ngày 14/10/2019 lúc 14:20 - Đăng ngày 14/10/2019 lúc 12:31 | Le Point.fr    
Esther Duflo là nữ giáo sư về kinh tế học tại trường MIT. © PATRICK KOVARIK/AFP
Cuộc phỏng vấn này đã được đăng, ban đầu, vào tháng 12 năm 2011.


Sau khi giữ ghế giáo sư chủ nhiệm môn Kiến thức chống nghèo khó của trường Collège de France, thành lập một phòng thí nghiệm ở trường MIT Boston để đưa ra những câu trả lời cụ thể, Esther Duflo tiếp tục cuộc chiến của mình. Lần này bằng ngòi bút. Với cuốn Repenser la pauvreté [Suy nghĩ lại về Nghèo khó] (NXB Seuil)[*], cùng với người hướng dẫn luận văn tiến sĩ của mình, Abhijit V. Banerjee (cũng là người nhận giải Nobel 2019, BBT), nhà kinh tế Esther Duflo đã ký tên một tiểu luận vừa mang tính tư liệu vừa gây bối rối.
Một tỷ người sống với số tiền ít hơn 1 US$ một ngày. Họ sống như thế nào? Họ đang nghĩ đến điều gì vậy? Luận đề Suy nghĩ lại về Nghèo khó xuất phát từ một trực giác đơn giản cho rằng chúng ta chỉ có thể đánh bại sự khốn khổ một cách hiệu quả nếu hiểu biết nhiều hơn về lối sống của người nghèo. Không có lòng trắc ẩn hay sự dễ dãi nào hết. Tai họa ở đây đã được phân tích kỹ và mặc kệ nếu nhận định, đôi khi, có đụng chạm và gây khó chịu. Tại sao người nghèo không tiêm phòng cho con cái họ và tại sao một người đói lại chọn mua ba con tôm thay vì mua một kí-lô gạo? Khác xa với hình ảnh thời Victoria dính chặt vào đuôi áo của một số nhà hoạt động và rất nhiều quan chức quốc tế, những người vẫn cho rằng người nghèo phải được bảo vệ chống lại chính bản thân họ trước những bản năng thấp hèn của mình, Esther Duflo đã lựa chọn sự phức tạp thay vì ý thức hệ.
Print Friendly and PDF

18.10.19

Nghiên cứu để giúp đỡ người nghèo trên thế giới


NGHIÊN CỨU ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI
Đâu là cách tốt nhất để thiết kế các biện pháp giảm nghèo trên toàn cầu? Với những nghiên cứu tiên tiến dựa trên các thí nghiệm thực địa, Abhijit Banerjee, Esther DufloMichael Kremer đã đặt nền móng để trả lời câu hỏi sống còn này của nhân loại.
Trải qua hai thập kỉ, mức sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. An sinh kinh tế (tính theo GDP bình quân đầu người) tăng gấp đôi ở các nước nghèo nhất từ năm 1995 đến 2018. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em đã giảm một nửa so với năm 1995 và Tỉ lệ trẻ em đi học đã tăng từ 56% đến 80%.
Bất chấp những tiến bộ này, nhiều thách thức khổng lồ vẫn hiện hữu. Còn hơn 700 triệu người vẫn sống trên mức thu nhập cực thấp. Hàng năm, 5 triệu trẻ em chết trước lần sinh nhật thứ 5, thường là do các bệnh có thể được ngăn ngừa hoặc được chữa khỏi bằng các phương pháp điều trị tương đối rẻ tiền và đơn giản. Một nửa số trẻ em trên thế giới khi rời ghế nhà trường mà không có kĩ năng đọc viết và làm toán cơ bản.
Print Friendly and PDF

17.10.19

Giải khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel được trao cho Banerjee, Duflo và Kremer


GIẢI KHOA HỌC KINH TẾ ĐỂ TƯỞNG NHỚ NOBEL ĐƯỢC TRAO CHO BANERJEE, DUFLO VÀ KREMER
(Alex Tabarrok)
Giải tưởng nhớ Nobel được trao cho Abhijit BanerjeeEsther Duflo and Michael Kremer (các đường dẫn đến trang riêng của các nhà kinh tế) về những nghiên cứu thí nghiệm thực địa trong kinh tế học phát triển. Esther Duflo đã đạt Huy Chương John Bates Clark, thắng giải “Thiên Tài” MacArthur, và hiện là người phụ nữ thứ hai giành giải khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel và là người trẻ tuổi nhất từng giành giải Nobel kinh tế học (trước đó Arrow là người đoạt giải trẻ tuổi nhất!). Duflo và Banerjee đã kết hôn vì vậy họ cũng là cặp vợ chồng đầu tiên giành giải khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel mặc dù họ không phải cặp vợ chồng đầu tiên giành các giải Nobel - còn có một cặp vợ chồng giành các giải Nobel mà một trong hai người là khôi nguyên của khoa học kinh tế. Bạn có thể kể tên cặp vợ chồng đó không?[*]
Print Friendly and PDF

16.10.19

Esther Duflo, người có những ý tưởng phong phú


ESTHER DUFLO, NGƯỜI CÓ NHỮNG Ý TƯỞNG PHONG PHÚ
Tania Kahn – ngày 2 tháng 7 năm 2013 (cập nhật ngày 14 tháng 10 năm 2019)
Esther Duflo, tháng 6 năm 2013, Paris. Serge PICARD
Nhà kinh tế nữ người Pháp, người nghiên cứu về nghèo khổ, đã được trao giải thưởng Nobel về kinh tế vào hôm thứ Hai, cùng với các nhà nghiên cứu Abhijit Banerjee và Michael Kremer. Báo “Libération” đã phỏng vấn bà vào năm 2013 cho chuyên mục chân dung nhân vật, mà giờ chúng tôi đăng tải lại.
Với mái tóc cắt vuông kín đáo, khuôn mặt có dáng đẹp mà không cần trang điểm hay tạo dáng, bà có nét tự nhiên uốn cong đến phần rỗng của vai, từ lâu trung thành với sự khiêm tốn theo đạo Tin lành. Tên của bà không làm chúng ta ngạc nhiên. Esther, nhà kinh tế nữ chuyên về nghèo khổ, có điểm chung với vị nữ hoàng trong kinh Cựu Ước, người vợ của vua Ba Tư Assuérus, mà bà đã trau giồi một sự tu luyện khổ hạnh tự phát, cùng với lòng vị tha sôi nổi.
Print Friendly and PDF

14.10.19

Khi kinh tế học phát triển được thử thách trên thực địa

PTKT: Hôm nay, giải khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel của ngân hàng Sveriges Riskbank được trao cho ba nhà kinh tế Abhijjt Banergie, Esther Duflo và Michael Kremer vì cách tiếp cận thực nghiệm của họ để giảm bớt nghèo khổ trên toàn cầu.
PTKT đăng lại dưới đây bài phỏng vấn năm năm trước đây (và được cập nhật hôm nay) Esther Duflo, nhà nữ kinh tế thứ hai và là khôi nguyên trẻ tuổi nhất vào lúc được giải này.
Giáo dục, tín dụng nhỏ, chính sách y tế, … 
Làm thế nào kiểm định thật sự hiệu quả của một chính sách công? Esther Duflo trình bày những nguyên lí của phương pháp thực nghiệm được bà tinh chỉnh trên thực địa ở nhiều nơi trên thế giới.
Esther Duflo, sinh năm 1972, cựu sinh viên Trường đại học sư phạm Paris (ENS) và tiến sĩ kinh tế, hiện là giáo sư kinh tế học phát triển tại đại học MIT, đồng sáng lập và giám đốc Abdul Latif Jameel Poverty Action Lab. Năm 2010 bà được giải John Bates Clark của Hội kinh tế Mĩ dành cho nhà kinh tế làm việc ở Hoa Kì dưới 40 tuổi, và giải Calgo-Armengol về những đóng góp của bà cho lí thuyết và sự hiểu biết các cơ chế tương tác xã hội.
Trong cuộc trò chuyện dưới đây, Esther Duflo đề cập lại cách tiếp cận ngẫu nhiên trong kinh tế học, bản chất những dự án đã tiến hành và cách quản lí chúng; bà cũng trả lời những băn khoăn mà đôi lúc một cách tiếp cận như thế gợi lên.
Esther Duflo là nhà kinh tế phát triển tại đại học Masachussets Insititute of Technology. Tháng giêng 2009, bà giảng dạy chuyên ngành Kiến thức chống nghèo khó tại Pháp quốc học viện. Là nhà đồng sáng lập tổ chức Abdul Latif Jameel Poverty Action Lab, bà bảo vệ việc tiến hành thử nghiệm in vivo (trong cuộc sống) trong kinh tế. Theo khuôn mẫu của những thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trong các khoa học cứng, các thí nghiệm ngẫu nhiên này có những lợi thế nhất định, đặc biệt là trong việc kiểm tra các tham số có thể làm chệch việc phân tích các cơ chế được nghiên cứu. Tuy nhiên các thử nghiệm này cũng đặt ra những vấn đề đạo đức và khoa học luận.  
Florian Mayneris
Phó giáo sư kinh tế học tại Đại học công giáo Louvain (Bỉ)

Đánh giá các chính sách phát triển

Bà là nhà kinh tế phát triển, giáo sư môn Kiến thức chống nghèo khó tại Pháp quốc học viện, nơi bà trình bày các nghiên cứu đang tiến hành về kinh tế học phát triển. Thế nào là phương pháp thực nghiệm, hay như bà gọi là những thử nghiệm ngẫu nhiên?
Print Friendly and PDF

13.10.19

Lực lượng hàng hải và hải quân Trung Quốc + Trung Quốc đã trở lại hàng đầu sâu khấu thế giới như thế nào


LỰC LƯỢNG HÀNG HẢI VÀ HẢI QUÂN TRUNG QUỐC: 70 NĂM VÀ CUỐI CÙNG CŨNG NẰM Ở TRUNG TÂM CỦA SỨC MẠNH
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt binh danh dự Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngay trước khi lên boong tàu khu trục hạm Xining 117 của Trung Quốc để kỷ niệm 70 năm ngày thành lập PLA vào ngày 23 tháng 4 năm 2019, ngoài khơi cảng Thanh Đảo. (Nguồn: SCMP)
Một đoàn tàu sắt chở đầy binh bính. Vào hôm thứ ba vừa qua, ngày 1 tháng 10, Bắc Kinh đã kỷ niệm ngày mà Mao Trạch Đông, từ ban công Thiên An Môn, đã tuyên bố sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đó là sự kiện 70 năm về trước tại Bắc Kinh. Về phần mình, lực lượng Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã kỷ niệm ngày thành lập lực lượng Hải quân vài tháng trước đó. Trong sương mù dày đặc, ở vùng biển Hoàng Hải.
Ở ngoài khơi cảng Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông ở phía đông Trung Quốc, dự báo khí tượng không thật sự tốt, vào ngày thứ ba đó, ngày 23 tháng 4 năm 2019. Và thời tiết xám xịt này khá tồi tệ, bởi vì đích thân đồng chí Tập Cận Bình vừa mới lên khu trục hạm Xining 117. Chiến hạm dài hơn 150 mét này, vào năm 2017, đã trở thành chiếc khu trục hạm thứ năm lớp 052D tham gia biên chế của lực lượng hải quân của chế độ cộng sản, và là chiếc khu trục hạm đầu tiên gia nhập hạm đội phương Bắc, nói một cách chính xác hơn.
Print Friendly and PDF

11.10.19

Chính sách ngoại giao xã hội của các công ty đa quốc gia


CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO XÃ HỘI CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
Trong khi một hiệp ước quốc tế về trách nhiệm xã hội của các công ty đa quốc gia đang được đàm phán ở Liên Hiệp Quốc, Marieke Louis cho thấy các công ty đã thâm nhập vào các vũ đài của sự cai trị thế giới như thế nào và làm nổi bật những quan hệ đôi chiều giữa các Nhà Nước và các công ty đa quốc gia.
Tiểu luận này là một trích đoạn của cuốn sách “Quyền lực của các công ty đa quốc gia” do Marieke Louis và Christian Chavagneux làm chủ biên, sẽ được xuất bản vào ngày 10/10/2018 trong Bộ Sưu Tập PUF/Vie des Idées.
Marieke Louis[*]
Marieke Louis
Susan Strange (1923-1998)
Thoạt nhìn, bàn về chính sách ngoại giao của các công ty đa quốc gia có vẽ là nghịch lý. Thật vậy, ngoại giao thường được xem như là một lĩnh vực dành riêng cho Nhà Nước. Nhưng, cũng như Susan Strange đã cho thấy rõ trong những công trình nghiên cứu tiên phong của mình trong lĩnh vực kinh tế học chính trị quốc tế, chính trị không phải là (thậm chí chưa bao giờ là) một hoạt động chỉ dành cho những người đại diện chính thức mà thôi[1]. Cũng như biết bao tổ chức phi chính phủ khác, các công ty đã trở thành những tác nhân không thể tránh trong sự định hình chính sách ngoại giao của các Quốc Gia và các định chế cai trị thế giới[2]. Như vậy, thì hoạt động chính trị này (của các công ty) là những hoạt động nào, và trong khuôn khổ này, thì quan hệ giữa các công ty và các Quốc Gia là như thế nào?
Trong tiểu luận này, chúng tôi sẽ đề cập đến một khía cạnh ít được nghiên cứu về hoạt động quốc tế của các công ty đa quốc gia, mà chúng tôi gọi là “ngoại giao xã hội”. Thuật ngữ nay chỉ toàn bộ những hoạt động được các công ty khởi sự trong lĩnh vực điều tiết xã hội những hoạt động kinh tế của họ: đó là những cuộc đàm phán về các điều kiện lao động của các nhân viên của họ, hay gần đây, những cuộc tranh luận về trách nhiệm xã hội và sinh thái của các công ty, trong một bối cảnh mang dấu ấn của sự nhân lên các vụ tai tiếng xã hội, vệ sinh y tế và sinh thái với sự liên lụy của các công ty đa quốc gia. Chúng tôi sẽ bàn đến hai chiều kích của chính sách ngoại giao xã hội của các công ty đa quốc gia. Trong chiều kích thứ nhất, các công ty đa quốc gia vừa được xem như là đối tượng và tác nhân của sự điều tiết trong lĩnh vực xã hội[3]. Trong chiều kích thứ hai, tính đại diện có tổ chức (hay vô tổ chức) của các công ty đa quốc gia trên phạm vi toàn thế giới sẽ được xem xét, dựa trên sự phân tích mối liên hệ giữa sự xé nhỏ của sự đại diện đó và tính chất không bền của những điều tiết hiện có.
Print Friendly and PDF