30.1.19

Lịch sử, “sàn diễn của những cá nhân vĩ đại”


LỊCH SỬ, “SÀN DIỄN CỦA NHỮNG CÁ NHÂN VĨ ĐẠI”

Tác giả: Antoine-Augustin Cournot*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Lịch sử là sàn diễn của những cá nhân vĩ đại. Nhiệm vụ chủ yếu của tâm lý học là giải thích xem cuộc sống của xã hội đã được phản ánh trong việc giáo dục cá nhân như thế nào, còn nhiệm vụ của sử học là chỉ cho ta thấy những con người ưu việt đã tác động lên xã hội ra sao – nghĩa là đã nâng cao mức trung bình của trí tuệ (khai dân trí), vực dậy ý thức và lòng dũng cảm của dân chúng khi chúng tụt đến đáy vực thẳm của biếng nhác và đồi bại (chấn dân khí) như thế nào. Nhưng nếu quả vậy, như chúng ta đều không thể nghi ngờ, thì khi tính ưu việt cá nhân ngày càng phôi pha trong các xã hội tuổi tác, hay khi ảnh hưởng của những người con ưu tú này ngày càng mờ nhạt dần, thì thanh điệu của quốc sử cũng như lòng tha thiết với quốc sử, tất yếu cũng đều rơi xuống mức u trầm. Khi sức mạnh của con người biến mất trước các lực lớn của thiên nhiên, trong số đó ta phải kể cả loại vận động quần chúng mù quáng, thì nhiệm vụ của lịch sử là cho ta nghe và thấy, thông qua loại nguyên nhân nhỏ mà con người còn làm chủ nào, những đám cháy lớn đã bắt lửa, và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người – nhưng nói chung thì ở đây báo chí là đủ[1]. Giai đoạn này phải xảy ra, ngay cả khi nhờ những định chế tốt, người ta có khả năng thay thế phần nào tác động bổ ích của những cá nhân ưu tú, và chặn đứng sự tụt xuống quá thấp các mức trung bình đang bị chấm điểm tệ như vậy trong mọi lĩnh vực. Các cuộc triển lãm thế giới và đoàn hợp xướng[2] không ban tặng năng khiếu sáng tạo cho nhà cơ khí, họa sĩ và nhạc sĩ. Chăm lo việc phổ biến giáo dục cơ bản sẽ luôn luôn là điều tốt đẹp, nhưng nó sẽ không tạo ra các thiên tài, anh hùng hay thánh nhân[3]; nó không miễn trừ sự tồn tại của tòa án và hiến binh; và quốc gia nào trông cậy vào một ông giáo làng[4] để phục hồi cái ưu thế đánh mất, sẽ gặp rủi ro là được tha hồ thỏa mãn với những vọng tưởng.
Print Friendly and PDF

28.1.19

Liệu ASEAN có hòa tan trong “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” không?


LIỆU ASEAN CÓ HÒA TAN TRONG “ẤN ĐỘ DƯƠNG-THÁI BÌNH DƯƠNG” KHÔNG?
Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi chơi thả diều​​ với Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Jakarta vào ngày 31 tháng 5 năm 2018, trong chuyến thăm đầu tiên cấp Nhà nước của ông tới Indonesia. (Nguồn: DNA INDIA)
“Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” đối lập với Con đường và Vành đai. Washington và Bắc Kinh đối đầu với nhau về mặt khái niệm kể từ khi Tập Cận Bình và Donald Trump lên nắm quyền hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, một vùng rộng lớn được nối kết bởi các vùng biển ấm áp của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương như được mô tả trong các sách giáo khoa về khoa học tự nhiên, đã trở thành một khái niệm chiến lược đối với Tokyo, Canberra và New Delhi, trước khi được chính quyền Mỹ sử dụng tại Diễn đàn Shangri-La về an ninh ở châu Á lần gần đây nhất. Các nhà quân sự Trung Quốc đã lập tức nhìn thấy một con hổ giấy mới. Liệu đó là một giọt nước so với hàng tỷ nhân dân tệ trong sáng kiến các Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc, hay đó là một vũ khí ý thức hệ thực sự? Điều chắc chắn là những nước đầu tiên liên quan đã không tham gia nhiều vào cuộc tranh luận. Mười nước thành viên ASEAN đã không tìm được một tiếng nói chung về chủ đề này.
Print Friendly and PDF

27.1.19

Xã hội học văn chương

XÃ HỘI HỌC VĂN CHƯƠNG
Trần Hữu Quang
I. Vài nét tổng quát
Gisèle Sapiro (1965-)

Đối tượng của môn xã hội học văn chương là nghiên cứu về sự kiện văn chương xét như một sự kiện xã hội. Nói như vậy có nghĩa trước hết là coi văn chương như một hiện tượng xã hội trong đó có nhiều định chế và cá nhân tham gia vào việc sản xuất, phân phối, tiêu thụphê bình các tác phẩm. Đồng thời cũng có nghĩa là quan tâm tới những dấu ấn của thời đại và đặc trưng của xã hội nằm trong các văn bản sáng tác văn chương (Gisèle Sapiro, 2014, tr. 5).
đây, người ta có thể nêu ra một loạt câu hỏi khác nhau. Chẳng hạn, chúng ta cần nghiên cứu về tác phẩm nào, có phải là tác phẩm do chính tác giả công bố? Nếu vậy thì nói thế nào về những tác phẩm của Kafka mà Max Brod xuất bản sau khi ông qua đời? Hay là đối với những phiên bản khác nhau do cùng một tác giả công bố? Hoặc những dị bản mà người ta khám phá qua các nguồn bản thảo khác nhau? Chúng ta cần chú trọng tới quá trình sinh thành của sản phẩm và đặt nó trong “dự phóng sáng tạo” (projet créateur) của tác giả như Sartre nói, hay là phải chú ý tới những cách lý giải về sản phẩm ấy, vốn có thể hết sức khác nhau tùy theo từng nhóm độc giả và từng thời kỳ lịch sử? (G. Sapiro, 2014, tr. 5)
Print Friendly and PDF

24.1.19

Joseph Stiglitz bàn về trí tuệ nhân tạo: “Chúng ta đang hướng tới một xã hội bị phân hóa nhiều hơn”


JOSEPH STIGLITZ BÀN VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO: “CHÚNG TA ĐANG HƯỚNG TỚI MỘT XÃ HỘI BỊ PHÂN HÓA NHIỀU HƠN”
Công nghệ có thể cải thiện đáng kể cuộc sống, nhà kinh tế học nói – nhưng chỉ khi nào điều tiết được một cách thích đáng những gã khổng lồ về công nghệ đang kiểm soát nó. Những gì chúng ta đang có bây giờ hoàn toàn không thỏa đáng
Ian Sample, biên tập viên khoa học
Bức tranh chính: “Tất cả những xu hướng tồi tệ nhất của khu vực tư nhân trong việc lợi dụng con người đã được các công nghệ mới này làm trầm trọng thêm”... Joseph Stiglitz. Ảnh: Alexandre Isard/Paris Match/Contour/Getty Images
Joseph Stiglitz phải rất khó khăn để giữ mình là một người lạc quan khi đối mặt với tương lai ảm đạm mà ông lo sợ có thể sẽ xảy đến. Người được trao giải Nobel và là cựu kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới đã có suy nghĩ cẩn trọng về cách thức trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đến cuộc sống của chúng ta. Ở mặt sau của công nghệ, chúng ta có thể tự mình xây dựng một xã hội giàu có hơn và có thể tận hưởng một tuần làm việc ngắn hơn, ông nói. Nhưng có vô số cạm bẫy phải tránh trên đường. Những gì mà Stiglitz suy nghĩ trong đầu hầu như không hề tầm thường. Ông lo lắng về những động thái vụng về dẫn đến sự khai thác thường nhật trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, làm cho xã hội càng phân hóa hơn bao giờ hết và đe dọa đến các nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ.
Trí tuệ nhân tạo và robot hóa có tiềm năng làm tăng năng suất của nền kinh tế và, trên nguyên tắc, có thể làm cho mọi người có cuộc sống tốt hơn,” ông nói. Nhưng chỉ khi chúng được quản lý tốt.”
Print Friendly and PDF

22.1.19

Nhà kinh tế và nhà văn, anh em cùng chung chiến tuyến nhưng không nhìn cùng một hướng


NHÀ KINH TẾ VÀ NHÀ VĂN, ANH EM CÙNG CHUNG CHIẾN TUYẾN NHƯNG KHÔNG NHÌN CÙNG MỘT HƯỚNG?

Nhà kinh tế và nhà văn, người nào mới là người phản ánh tốt nhất thực trạng kinh tế? Nếu dựa vào số chuyên gia được chọn phát biểu trên báo chí hay truyền hình để đưa ra đánh giá, thì có vẻ như diễn ngôn kinh tế về những cách biểu trưng thế giới tỏ ra áp đảo hơn. Song, cần phải nhớ rằng, trước khi khoa học kinh tế ra đời, thì từ rất xa xưa, văn học đã chứa đựng những tham chiếu liên quan tới đồng tiền, lao động, thương mại và sản xuất. Trong kinh thánh, sách vở của nhiều tác giả cổ đại, ngụ ngôn thời Trung Cổ và trước tác của Montaigne, của các nhà luân lí học thời cổ điển … không hề thiếu suy ngẫm về kinh tế và của cải. Tiền chính là động lực trong tác phẩm L’avare [Lão hà tiện] và nhiều cảnh kinh điển nhất của vở kịch Fourberies de Scapin [Những thói xảo quyệt của Scapin]. Trong sáng tác của La Fontaine, người nông dân truyền lại cho con cái một sự thật rằng: “lao động là vinh quang” và con ve sầu hoang phí trái ngược hẳn với chú kiến chăm chỉ và tằn tiện. Ta có thể dẫn ra vô vàn ví dụ, nhưng nền văn học Pháp cho tới thế kỉ XVII, dù đã phản ánh thực trạng kinh tế một cách dày đặc lại thường không hề thật sự tìm hiểu sự hình thành và lô-gích của những dữ liệu kinh tế đó.
Print Friendly and PDF

20.1.19

"Kinh tế học liên đới không phải là một nghịch dụ"


“KINH TẾ HỌC LIÊN ĐỚI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỊCH DỤ”
Bài phỏng vấn GAËL GIRAUD do PASCAL RICHE thực hiện
Tiền galais, một đồng tiền địa phương được chỉ số hóa theo giờ, cho phép việc thanh toán mua hàng với một mạng lưới các thương nhân và nhà cung cấp dịch vụ của vùng Ploërmel (Morbihan)
Đối với nhà kinh tế học không tuân phục Gaël Giraud, thật sai lầm khi giới thiệu lợi ích ích kỷ như là động cơ tự nhiên của nền kinh tế. một cách khác khả thi hơn, nếu chúng ta ủng hộ các nguồn lực chung.
Xe đạp tự phục vụ (ở đây là xe đạp Vélib ở Paris), một mô hình mà trong đó sự chia sẻ thay thế cho sự sở hữu. (A. Gelebart/20 MINUTES/SIPA)
Kinh tế là một thế giới cạnh tranh, trong đó người ta cố gắng tối đa hóa lợi nhuận bằng cách gây áp lực lên người khác (người làm công hưởng lương, nhà cung cấp…). Một số người mơ tưởng đến một kinh tế học nhân từ, nhưng đó gần như là một nghịch dụ.
Print Friendly and PDF

19.1.19

Những cuốn sách quan trọng nhất dành cho các nhà kinh tế không phải là những tác phẩm học thuật


Ý TƯỞNG MỚI LẠ
NHỮNG CUỐN SÁCH QUAN TRỌNG NHẤT DÀNH CHO CÁC NHÀ KINH TẾ KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG TÁC PHẨM HỌC THUẬT
Văn học và lí thuyết kinh tế thường nói về cùng một thứ, nhưng bằng những ngôn ngữ khác nhau.
Là một nhà nghiên cứu, tôi nghiên cứu việc lí thuyết kinh tế có thể được sử dụng để thúc đẩy quá trình phát triển như thế nào. Giống như hầu hết các nhà kinh tế, tôi bị lôi cuốn bởi các vấn đề phức tạp mà chuyên ngành của tôi nỗ lực giải quyết. Là con gái của một giáo sư văn học, tôi lớn lên trong những câu chuyện kể. [Tôi phát hiện] có một mối liên kết quan trọng giữa hai lĩnh vực này [kinh tế học và văn học].
Print Friendly and PDF

16.1.19

Trung Quốc: tại sao Huawei nằm ở trung tâm các căng thẳng với Hoa Kỳ

TRUNG QUỐC: TẠI SAO HUAWEI NẰM Ở TRUNG TÂM CÁC CĂNG THẲNG VỚI HOA KỲ
East is Red [Đông Phương Hồng]
Mạnh Vãn Chu [Meng Wanzhou], giám đốc tài chính tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc, đã bị bắt vào ngày 1 tháng 12 năm 2018 tại sân bay Vancouver vì đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. (Nguồn: Nikkei Asian Review)
Gọi vụ Huawei (Hoa Vi) bằng tên gì? Đó là một cuộc xung đột trên tất cả các mặt trận. Chúng ta được nghe nói về một “cuộc đình chiến” trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ? Vào ngày 1 tháng 12, vào đúng lúc Donald Trump và Tập Cận Bình dùng bữa tối tại Buenos Aires để thảo luận về một thỏa thuận có thể, thì sân bay Vancouver là sân khấu của một vụ bắt giữ vang dội. Đó là vụ bắt giữ giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông khổng lồ Trung Quốc, phạm tội vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Nhất quán với chính mình, tổng thống Mỹ đã vội vã đề cập đến một sự can thiệp có lợi cho bà nếu điều đó cho phép đạt được một thỏa thuận có lợi với Trung Quốc. Để hiểu rõ về vụ này, chúng ta phải quay trở lại với việc Huawei là gì và vai trò của nó trong các căng thẳng với nước Mỹ, điều không phải là mới.
Print Friendly and PDF

15.1.19

Émile Zola: Tôi tố cáo!


J’ACCUSE!
TÔI TỐ CÁO!
(Émile Zola)
Nguyễn Xuân Xanh
Tôi chỉ có một niềm đam mê, đó là đam mê khai sáng, nhân danh nhân loại vốn đã chịu đau khổ rất nhiều trong khi họ phải có quyền hạnh phúc. Sự phản kháng cháy bỏng của tôi đơn giản là tiếng kêu gào của linh hồn tôi.
(Je n’ai qu’une passion, celle de la lumière, au nom de l’humanité qui a tant souffert et qui a droit au bonheur. Ma protestation enflammée n’est que le cri de mon âme.)
― Émile Zola, J’accuse!
Bản dịch tiếng Anh còn có sự diễn giải thêm:
Tôi chỉ có một niềm đam mê: đó là khai sáng những ai còn bị kềm giữ trong bóng tối, nhân danh nhân loại vốn đã chịu đau khổ rất nhiều trong khi họ phải có quyền hạnh phúc. Sự phản kháng cháy bỏng của tôi đơn giản là tiếng kêu gào của linh hồn tôi.
(“I have but one passion: to enlighten those who have been kept in the dark, in the name of humanity which has suffered so much and is entitled to happiness. My fiery protest is simply the cry of my very soul.”)
Đó là bản cáo trạng được xem là nổi tiếng nhất của đại văn hào Pháp Émile Zola (1840-1902) từng dấy lên, được đăng trong tờ báo cánh tả L’Aurore (Hừng đông) ngày 13 tháng giêng năm 1898, tức hơn 120 năm trước, phản kháng bản án được dàn cảnh chống lại một sĩ quan trong quân đội Pháp tên Alfred Dreyfus, xử ông chung thân năm 1894 tại tòa án quân sự ở Rennes, và đày ông đến Đảo Quỷ thuộc Guyane Pháp, nổi tiếng là đảo chết chóc như Côn Đảo Việt Nam. Chỉ vài giờ sau khi xuất bản, hơn hai trăm nghìn số báo L’Aurore đã bán hết. J’accuse một tuyệt tác của văn chương chính trị gửi cho Tổng thống Pháp Félix Faure.
Print Friendly and PDF

12.1.19

"Tăng trưởng không phải là một chỉ báo thích hợp để đáp ứng những thách thức của thế kỷ XXI"

Florence Jany-Catrice: “TĂNG TRƯỞNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CHỈ BÁO THÍCH HỢP ĐỂ ĐÁP ỨNG NHỮNG THÁCH THỨC CỦA THẾ KỶ XXI”
Adrien Franque phỏng vấn Florence Jany-Catrice
Nhà kinh tế học điểm lại thực trạng về sự giáo điều của sự tăng trưởng và về những chỉ báo thay thế về sự giàu có, đặc biệt đứng trước tính khẩn cấp của sự biến đổi khí hậu.
“Nếu chúng ta vẫn bị kìm hãm trong những chỉ báo của thế giới cũ, như tỷ lệ tăng trưởng, tất nhiên chúng ta sẽ có cảm tưởng là chúng ta đang thụt lùi”: tháng vừa rồi trên tờ Libération, nhà nghiên cứu về vật lý thiên văn Aurélien Barrau đã chỉ những chỉ báo hiện nay về sự giàu có như là một trong những nguyên nhân của một mô hình kinh tế và xã hội đã dẫn đến sự nóng lên của khí hậu và những hậu quả tai hại của nó. Mười lăm ngày trước đó, diễn đàn của một nhóm giáo sư đại học của toàn bộ Âu Châu đã có lời kêu gọi để thoát khỏi cái giáo điều về sự tăng trưởng, khi cho rằng nó không tương hợp với sự ràng buộc về mặt sinh thái và hạnh phúc của các dân tộc.
Sự phê phán việc sử dụng tỷ lệ tăng trưởng của Tổng Sản Lượng Quốc Gia GDP như là kim chỉ nam chính trị không phải là mới. Từ hai mươi năm nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu đặt lại vấn đề cái giáo điều này về sự tăng trưởng, trước hết ở Pháp là nhà triết học và xã hội học Dominique Méda. Năm 2008, Ủy ban Stiglitz, được thành lập dựa trên một đề xuất của [tổng thống Pháp - ND] Nicholas Sarkozy, đã chính đáng hóa những công trình của những nhà nghiên cứu này khi khởi xướng một sự suy nghĩ về việc sử dụng những chỉ báo này và đặt câu hỏi về những công cụ khác có thể được sử dụng. Xuất phát từ Ủy Ban trên, Diễn Đàn cho những chỉ báo khác về sự giàu có (FAIR) đã tiếp nối sự phê phán này. Tháng tư năm 2015, luật SAS đã được thông qua và đã quyết định về một bản báo cáo sẽ được xuất bản hàng năm vào tháng 10 khi quốc hội bắt đầu cuộc thảo luận về những định hướng của ngân sách, nhằm định hướng cho các chính sách công. Trong bản báo cáo này mười chỉ báo được nêu bật (như dấu ấn carbone, hay kỳ vọng trung bình về một cuộc sống có sức khỏe). Năm ngoái, bản báo cáo này đã được nộp trễ bốn tháng, vào tháng hai năm 2018. Một lần nữa, năm nay chính phủ cũng đã trễ hẹn, một bằng chứng của sự thờ ơ đối với những chỉ báo thay thế về sự giàu có (NIR).
Print Friendly and PDF

10.1.19

Khủng hoảng toàn cầu hóa: Cuộc chiến không thể tránh khỏi?

James Galbraith (1952-)

KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU HÓA: CUỘC CHIẾN KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI?

Trong cuốn sách gần đây nhất của bà, Kari Polanyi Levitt nhận xét rằng không thể tìm thấy thuật ngữ “toàn cầu hóa” trong các từ điển Oxford Shorter English trước năm 1994, cũng như trong các chương trình kiểm tra chính tả. Thuật ngữ này nổi lên từ hư không vào thời đó và vì một lý do: soi sáng một tin tốt lành không tránh khỏi vào dự án bá quyền mà phương Tây dâng hiến như là một tương lai tiếp theo sau sụp đổ của Liên Xô.
Hôm nay, khi tôi viết bài nhân sinh nhật lần thứ 200 của Karl Marx, thì dự án này đã không đạt được mục tiêu và tự thân nó có thể đang lảo đảo trên bờ vực sụp đổ. Vì ba lý do chính. Lý do thứ nhất là Trung Quốc. Lý do thứ hai là Nga. Và lý do thứ ba và quan trọng nhất là sự quản lý tồi về mặt tài chính của các chính phủ ở Hoa Kỳ và Châu Âu.
Ý tưởng lớn của những năm 1990 là một trật tự thế giới tự do mở cửa và thống nhất bị thống trị bởi các ngân hàng có thể mang lại nền dân chủ và thịnh vượng cho phương Đông. Đúng vậy, ý tưởng này đã được thử nghiệm kể từ đầu những năm 1980 ở phương Nam [một thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến những nước kém phát triển, từng được gọi là “thế giới thứ ba” – ND], và tên gọi cho trải nghiệm đó là “Thập niên mất mát”. Nhưng ở phương Đông, ý tưởng này rất mới mẻ – đồng thời, ở một mức độ nào đó, được tin một cách đích thực, ở những thời khắc phấn khởi, của sự biến mất của chủ nghĩa xã hội hạng hai ở châu Âu.
Print Friendly and PDF

8.1.19

Thế hệ đan chéo


THẾ HỆ ĐAN CHÉO
Overlapping Generations
® Giải Nobel: ALLAIS, 1988 SAMUELSON, 1970
Mô hình thế hệ đan chéo biểu trưng động thái của nền kinh tế có những thế hệ cá thể sống qua nhiều thời kì. Ở mỗi thời kì đều có những cuộc trao đổi giữa các tác nhân sống trong thời kì đó. Thường người ta nghiên cứu trường hợp của hai thời kì với những trao đổi giữa những tác nhân trẻgià. Đời sống của nền kinh tế là vô tận.
Samuelson (1958) xét một nền kinh tế trao đổi, các tác nhân có những chu cấp ngoại sinh về sản phẩm tiêu dùng không lưu kho được. Không có trao đổi giữa người trẻ và người già, mỗi thế hệ sống trong vòng tự cung tự cấp. Sự có mặt của một sản phẩm sản phẩm tồn kho được nhưng không tiêu dùng được, tiền tệ, cho phép có những trao đổi giữa các thế hệ: người trẻ cung một phần chu cấp sản phẩm của mình đổi lấy tiền tệ do người già nắm giữ; khi bản thân họ trở nên già, vào thời kì sau, họ đề nghị đổi tiền này lấy những sản phẩm tiêu dùng được. Kiểu tiền tệ này không có lợi ích nội tại, nhưng được dùng làm phương tiện chuyển nhượng giá trị. Sự có mặt của nó có thể cải thiện phúc lợi của tất cả các thế hệ. Có sự không thể xác định những giá cân bằng, những giá này tuỳ thuộc vào những dự kiến của các tác nhân. Giả thiết những dự báo hoàn hảo không cho phép tháo gỡ tính không thể xác định này. Ta cũng có thể quan niệm những trao đổi giữa những người già và trẻ sống chung với nhau mà không có chỗ dựa rõ rệt. Đó là một cách tiếp cận cân bằng chung kiểu Arrow-Debreu theo đó tất cả các thị trường của tất cả các thời kì đều cân bằng hoàn hảo và đồng thời. Có một continuum những cân bằng như thế không biết đến thời gian trôi qua và vai trò của những dự kiến.
Print Friendly and PDF

6.1.19

Chủ nghĩa bảo hộ đối với những người tự do

CHỦ NGHĨA BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI TỰ DO
Khả năng của các công ty nhằm phân bổ việc làm trên toàn cầu làm thay đổi bản chất cuộc thảo luận về “lợi ích từ thương mại”. Trong thực tế, không còn những “lợi ích” được đảm bảo, ngay cả trong dài hạn, đối với những nước xuất khẩu công nghệ và việc làm.
LONDON – Sự ghê tởm của các nhà tự do đối với các chính sách dối trá và thô lỗ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã biến thành một biện hộ cứng nhắc của sự toàn cầu hóa định hướng thị trường. Đối với người tự do, tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ và tự do dịch chuyển tư bản và lao động gắn liền với chính sách tự do. Chủ nghĩa bảo hộ “Nước Mỹ trên hết” của Trump không thể tách rời khỏi chính sách bệnh hoạn của ông.
Nhưng đây là một quan niệm sai lầm nguy hiểm. Trong thực tế, không có điều gì có nhiều khả năng phá hủy chính sách tự do hơn sự thù địch cứng nhắc đối với bảo hộ thương mại. Sự bộc phát của phong trào “dân chủ không khoan nhượng” ở phương Tây, suy cho cùng, là kết quả trực tiếp của những tổn thất mà người lao động phương Tây phải gánh chịu (một cách tuyệt đối và tương đối) như là một hậu quả của việc không ngừng theo đuổi toàn cầu hóa.
Print Friendly and PDF

4.1.19

Phá hủy mang tính sáng tạo hay sáng tạo có tính phá hủy?


PHÁ HỦY MANG TÍNH SÁNG TẠO HAY SÁNG TẠO CÓ TÍNH PHÁ HỦY?

Vijay Raju

Xe cộ di chuyển dọc theo Trung tâm thương mại Connaught Place ở New Delhi vào buổi tối.
Hình ảnh: REUTERS / Anindito Mukherjee
Joseph Schumpeter đặt ra cụm từ “Phá hủy mang tính Sáng tạo” (Creative Destruction), đây là tiền đề mà qua đó những cách tân mới phá hủy các doanh nghiệp đã thành lập và tạo ra các thị trường mới. Clayton Christensen, đặt ra thuật ngữ “Cách tân mang tính Triệt phá” (Disruptive Innovation), ở đây ông sử dụng cách tiếp cận do dữ liệu định hướng để chứng minh bằng cách nào mà các công ty đã thành lập đang hoạt động bị những công ty mới gia nhập [thị trường] phá vỡ, những công ty này tạo ra các bất cân xứng về kĩ năng và động lực để ngăn chặn những công ty đang hoạt động phản ứng với các mối đe dọa của chúng.
Bây giờ, chúng ta đang nói về các cách tân và những phá hủy mang tính sáng tạo, những thứ từ bỏ cái cũ và mở đường cho cái mới để duy trì động cơ tăng trưởng. Đó là một câu chuyện tích cực.
Nhưng có một khía cạnh khác trong câu chuyện cách tân này. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy 50-80% nỗ lực phát triển sản phẩm mới thất bại, và không phải tất cả các cách tân ​​đều có tác động tích cc lên người tiêu dùng cui cùng.
Print Friendly and PDF

2.1.19

Chiến tranh thương mại: cái giá Châu Á phải trả


CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI: CÁI GIÁ CHÂU Á PHẢI TRẢ
Tổng thống Mỹ Donald Trump chụp ảnh chung với lãnh đạo các nước, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập tổ chức ASEAN tại Manila, ngày 13 tháng 11 năm 2017. (NguồnAsia Nikkei)
Sau một năm bất động, Donald Trump đã triển khai vào năm 2018, bằng nhiều đợt liên tiếp, các lời đe dọa chiến tranh thương mại mà ông đã tuyên bố trước khi được bầu. Trung Quốc đặc biệt nằm trong tầm nhắm, và đằng sau đó là toàn bộ các chuỗi giá trị châu Á. Tác động của các biện pháp trừng phạt của Mỹ và trả đũa, cho tới bây giờ, ở mức hạn chế: xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc đang chịu đựng tốt, kể cả sang Hoa Kỳ; mức sụt giảm tỷ giá hối đoái sẽ bù đắp cho các biện pháp mới nhất của Mỹ; phần còn lại của châu Á vẫn giữ được triển vọng kinh tế thuận lợi. Nhưng các hiệu ứng ngành đôi khi diễn tiến mạnh bạo và người ta bắt đầu cảm nhận được tác động gián tiếpcác thị trường chứng khoán châu Á rực lên một màu đỏ. Nhất là các kịch bản cho năm 2019 ngày càng trở nên bi quan hơn. Nếu chiến tranh thương mại tiếp tục và mở rộng, thì cái giá phải trả trong năm 2019 sẽ rất cao.
Print Friendly and PDF