29.6.19

Chiến tranh thương mại: Việt Nam trong tầm ngắm của Bộ Tài chính Mỹ


CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI: VIỆT NAM TRONG TẦM NGẮM CỦA BỘ TÀI CHÍNH MỸ
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Việt Nam Trần Đại Quang tại phủ chủ tịch, ngày 12 tháng 11 năm 2017 tại Hà Nội. (Nguồn: CNN)
Điều này nằm trong logic của sự việc: cuộc chiến tranh thương mại do Donald Trump kích hoạt đang làm thay đổi các giao dịch thương mại của Hoa Kỳ với châu Á. Với việc gia tăng đánh thuế hải quan lên các sản phẩm của Trung Quốc, nổi lên một hiện tượng cơ bản: sự di dời các nhà xưởng đến Việt Nam. Điều này làm cho mức thâm hụt của Mỹ với đất nước này còn sâu hơn. Vào lúc này, ông chủ nhà Trắng chưa có gì phải tức giận. Nhưng ở Washington, Bộ Tài chính đang theo dõi xu hướng thật chặt chẽ.
Trong bốn tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ và của Hoa Kỳ sang Trung Quốc đã sụt giảm. Mức thâm hụt của Washington với Bắc Kinh đã giảm xuống 8% còn 113 tỷ USD, trong khi tổng mức thâm hụt gần như không thay đổi – trong khoảng từ 347 đến 349 tỷ USD.
Print Friendly and PDF

27.6.19

Lý thuyết Tiến hóa của Hayek bác bỏ Quan điểm Chính trị của chính ông như thế nào


LÝ THUYẾT TIẾN HÓA CỦA HAYEK BÁC BỎ QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH ÔNG NHƯ THẾ NÀO

Ông đang tranh luận với Stalin đấy, chứ không phải với Na Uy đâu.

Bài phỏng vấn Sam Bowles của David Sloan Wilson
Với vai trò là một người theo thuyết tiến hóa phê phán lĩnh vực kinh tế học, tôi từng cảm thấy mình giống như một người ngoài ngành mãi cho đến khi tôi bắt gặp công trình của Friedrich Hayek. Chính nhà kinh tế người Áo này đã phê phán lý thuyết cân bằng chung của Walras và đề xuất một lý thuyết thay thế triệt để: các hệ thống kinh tế là một hình thức trí tuệ phân tán vốn được tiến hóa thông qua quá trình chọn lọc nhóm văn hóa. Chúng vận hành mà không cần bất kì ai thiết kế.
Đó là lĩnh vực chuyên môn của tôi. Tôi đã phải ngưỡng mộ Hayek như một người tiên phong, đặc biệt vì quá trình chọn lọc nhóm là một niềm tin đi ngược với số đông và vì nghiên cứu về quá trình tiến hóa về mặt văn hóa của con người mới manh nha khi ông bắt đầu viết sách. Tuy nhiên, cả hai chủ đề này đều đã phát triển vượt bậc từ đó và không ủng hộ quan điểm của chính ông về việc các hệ thống kinh tế hoạt động tốt nhất khi không có bất cứ sự điều tiết nào. Thay vào đó, lý thuyết chọn lọc nhóm văn hóa đề xuất một con đường trung gian giữa tự do kinh tế và kế hoạch hóa tập trung có nhiều triển vọng.
Print Friendly and PDF

25.6.19

55 năm sau khi Chất độc màu da cam được sử dụng ở Việt Nam, một trong những công ti tạo ra nó đang phát triển mạnh ở đây


55 NĂM SAU KHI CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM, MỘT TRONG NHỮNG CÔNG TI TẠO RA NÓ ĐANG PHÁT TRIỂN MẠNH Ở ĐÂY

Monsanto đang mở rộng hoạt động tại một đất nước mà họ đã từng góp phần hủy diệt.
Dien Luong
30/08/2016 Cập nhật Ngày 31/10/2017
ẢNH KUNI TAKAHASHI VIA GETTY IMAGES. Một người lính Việt Nam đang bảo vệ khu vực bị nhiễm độc ở rìa sân bay Đà Nẵng vào ngày 1/7/2009 tại Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ đã tàng trữ hơn bốn triệu gallon thuốc diệt cỏ, trong đó có Chất độc màu da cam, tại căn cứ quân sự nay là căn cứ không quân và sân bay dân sự.
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Việt Nam – Vào tháng này năm mươi lăm năm trước, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu phun hàng triệu gallon chất độc gây rụng lá, còn được biết đến dưới tên gọi Chất độc màu da cam, trên các vùng đất rộng lớn ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay, thay vì oán giận và tránh xa Hoa Kỳ, đất nước này lại bị cuốn vào chứng sính Mỹ [Americanophilia].
Thành phố Hồ Chí Minh, từng là thủ đô của chế độ được Hoa Kỳ hậu thuẫn dưới tên gọi Sài Gòn, giờ đang đầy rẫy rất nhiều doanh nghiệp của McDonald và Starbucks. Trung tâm kinh tế hiện tại của Việt Nam cũng khoe khoang sự gia tăng các cửa hàng của Apple, nơi mà khách hàng lo lắng chờ đợi sự ra mắt của những chiếc iPhone mới nhất và thường được nhiều người ở đây coi là biểu tượng hợp thời trang của sự Mỹ hóa. Và với phần lớn dân số hơn 90 triệu người sinh ra sau năm 1975 (năm kết thúc chiến tranh), quần chúng có xu hướng nhìn về tương lai hơn là dai dẳng nghĩ về quá khứ cay đắng với người Mỹ.
Nhưng quá trình Mỹ hóa này và những gì báo hiệu điều đó, trong đó có sự mở rộng hoạt động của các công ty như công ty công nghệ sinh học khổng lồ Monsanto, có nguy cơ chôn vùi lịch sử Chất độc màu da cam được cho là đã gây thương vong cho hàng trăm ngàn người Việt Nam.
Print Friendly and PDF

23.6.19

Sự giáng cấp xã hội


SỰ GIÁNG CẤP XÃ HỘI

Đấu tranh giai cấp đã nhường chỗ cho sự giáng cấp xã hội, một từ nay đã tràn ngập trí tưởng tượng xã hội của chúng ta. Phân tích một hiện tượng đại chúng.
François-Guillaume Lorrain(*)
Đầu năm nay, Hiệp Hội cho việc làm của cán bộ[1] (APEC) đã cho xuất bản công trình nghiên cứu sâu đầu tiên về cán bộ từ những dữ liệu xã hội đã được thu thập tại các công ty. Ta hãy ghi nhận một con số: gần 10% cán bộ có cảm tưởng là bị giáng cấp. Con số này xác nhận điều rằng 15 đến 20% của dân số có viêc làm từng tượng trưng cho sự tăng trưởng của Pháp cũng bị cuốn vào cái vòng xoắn ốc của sự suy thoái và sự bất ổn. Trước đây, cán bộ là một người được ưu đãi; ngày nay, đó không còn là một thành trì chống lại sự thất bại và sự lo sợ về sự rơi ngã (sụp đổ). Cái thang máy xã hội để bị giáng cấp đã thay thế cho cái thang máy xã hội để thăng tiến.
Từ đó nảy sinh ra ý muốn gợi lên sự khó khăn không chỉ liên quan đến các cán bộ mà còn đến một bộ phận lớn của dân số: sự giáng cấp.
Print Friendly and PDF

21.6.19

Thị trường tài chính

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Financial Markets
Giải Nobel: MARKOWITZ, 1990 MERTON, 1997 MILLER, 1990 SCHOLLES, 1997 SHARPE, 1990
Thuật ngữ thị trường tài chính được dùng theo số ít hay số nhiều và không qui chiếu về những định chế chính xác, càng ít qui chiếu về những địa điểm mà về quá trình qua đó những cung và cầu tài trợ (còn gọi là những nguồn lực tài chính hay tài sản tài chính) ít nhiều trực tiếp đối mặt nhau.
Thị trường tài chính và tài chính trực tiếp đối lại ngân hàng thương mại và tài chính gián tiếp
Những nguồn lực thu được trên những thị trường tài chính từ những nhà đầu tư khác với những nguồn lực thu được theo logic tín dụng từ các ngân hàng. Thật vậy, trong truờng hợp những nguồn lực được tài trợ bằng tín dụng ngân hàng thì rủi ro được biểu trưng bằng người đi vay có mặt trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng (hay nhiều ngân hàng, nếu đó là một giao dịch trên những số tiền lớn). Cho nên những nguồn lực tài chính được huy động từ bên nợ của những bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng nhằm đối phó với những rủi ro có thể xảy ra và như thế phòng hộ cho những kí gởi trong các ngân hàng trước rủi ro mà ngân hàng gánh chịu vì hoạt động tín dụng của mình.
Việc các ngân hàng biến đổi những kí gởi thành tín dụng dựa trên những phương thức đặc biệt để chọn lọc hồ sơ và người đi vay. Còn việc tài trợ thông qua những thị trường tài chính theo một logic và những phương thức khác với những phương thức của tài trợ ngân hàng; sự khác biệt này làm cho Gurley và Shaw phân biệt, bằng một ngữ vựng biểu cảm, tài chính gián tiếp (hay ngân hàng) với tài chính trực tiếp (hay tài chính thông qua những thị trường tài chính).
Print Friendly and PDF

19.6.19

Việt Nam: bi kịch Con lai Đại Hàn, những đứa trẻ được sinh ra từ các vụ hãm hiếp trong chiến tranh


VIỆT NAM: BI KỊCH CON LAI ĐẠI HÀN, NHỮNG ĐỨA TRẺ ĐƯỢC SINH RA TỪ CÁC VỤ HÃM HIẾP TRONG CHIẾN TRANH
Hàng ngàn phụ nữ Việt Nam đã bị binh lính Hàn Quốc hãm hiếp trong Chiến tranh Việt Nam. (Nguồn: Vietnamvoices)
Con lai Đại Hàn, đó là những đứa trẻ được sinh ra từ các vụ hãm hiếp, tập thể, những phụ nữ và con gái Việt Nam do binh lính Hàn Quốc gây ra trong chiến tranh Việt Nam. Trong diễn đàn này, Jean Lévy, cựu cố vấn ngoại giao của François Mitterand và cựu đại sứ Pháp tại Cuba, kêu gọi Seoul mở một cuộc điều tra và cảm hóa và lưu ý cộng đồng quốc tế về thảm kịch không được biết đến này. Cuộc chiến chống bạo lực tình dục trong các cuộc xung đột vũ trang không thể bỏ qua những đứa trẻ được thụ thai trong các vụ hãm hiếp này. Thế nhưng, họ thường bị gạt ra ngoài lề trong chính xã hội của họ và những trường hợp của họ bị bỏ qua. Chỉ có sự thừa nhận các thảm kịch này bởi những quốc gia chịu trách nhiệm mới giúp đặt ra những nền tảng cho một nền hòa bình bền vững.
Print Friendly and PDF

17.6.19

Chào mừng quý khách đến với bữa tiệc tự chọn các món tự do

CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI BỮA TIỆC TỰ CHỌN CÁC MÓN TỰ DO
Thị trường tự do, thương mại tự do và tự do cá nhân không còn là một giao dịch trọn gói
Yuval Noah Harari
© FT Montage / Chris Tosic
Trong suốt thế kỷ thứ 20, có ba câu chuyện lớn đã cố gắng giải thích toàn bộ lịch sử loài người và phác họa viễn cảnh của thế giới trong tương lai.
Câu chuyện về chủ nghĩa phát xít đã giải thích lịch sử như là một cuộc đấu tranh giữa các quốc gia khác nhau, và đã hình dung ra một thế giới bị thống trị bởi một nhóm người khuất phục tất cả những người còn lại bằng bạo lực. Câu chuyện về chủ nghĩa cộng sản đã giải thích lịch sử như là một cuộc đấu tranh giữa các giai cấp khác nhau, và đã mường tượng ra một thế giới mà tất cả các nhóm được hợp nhất bởi hệ thống xã hội tập trung, hệ thống xã hội này đảm bảo sự bình đẳng thậm chí với cái giá phải trả là tự do.
Câu chuyện về chủ nghĩa tự do đã giải thích lịch sử như là một cuộc đấu tranh giữa tự do và chuyên chế, và đã viễn kiến một thế giới mà đại chúng hợp tác tự do và hòa bình, với sự kiểm soát tối thiểu từ trung ương thậm chí phải đánh đổi bằng một mức độ bất bình đẳng nào đó.
Print Friendly and PDF

15.6.19

Rác thải nhựa của chúng ta sẽ không thể tràn ngập Đông Nam Á nữa, theo công ước Basel (nếu được tôn trọng) + Tái chế? Không, rác thải nhập của chúng ta đang tràn ngập Đông Nam Á


RÁC THẢI NHỰA CỦA CHÚNG TA SẼ KHÔNG CÒN TRÀN NGẬP ĐÔNG NAM Á, THEO CÔNG ƯỚC BASEL (NẾU ĐƯỢC TÔN TRỌNG)
Bãi rác ở Sumengko, gần Mojokerto (Đông Java) ở Indonesia, vào tháng 8/2018. (Bản quyền: Aude Vidal)
Các nước phương Tây sẽ không còn có thể xuất chất thải không tái chế đến các nước ký kết công ước Basel và các nước không là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Đây là quyết định được thông qua tại hội nghị Geneva về chất thải nguy hại vào ngày 10 tháng 5 vừa qua. Do kể từ khi Trung Quốc quyết định không chấp nhận việc nhập bất kỳ rác thải nhựa nào trên đất nước mình, nên Đông Nam Á đã trở thành điểm tập kết rác thải nhựa bị phương Tây thải hồi. Nhưng liệu quyết định này, được đưa ra trong khuôn khổ của Công ước Basel, có được ngành công nghiệp [nhựa] tôn trọng hay không? Có lẽ đó không phải là Hoa Kỳ, nơi mà chính phủ đã bác bỏ một biện pháp như vậy.
Đã một năm trôi qua, kể từ khi Trung Quốc quyết định chấm dứt hoàn toàn việc nhập rác thải nhựa trên lãnh thổ của mình. Thế làm thế nào để điều tiết sự giao thương rác thải nhựa? Đây là câu hỏi được đặt ra bởi một hội nghị quốc tế gắn với Hội nghị về Biến đổi Khí hậu (COP) của Liên Hiệp Quốc, từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5 vừa qua tại Geneva, trong khuôn khổ của Công ước Basel. Tình hình đã trở nên nghiêm trọng ở Đông Nam Á: khu vực đang tiếp nhận một phần chất thải được đề cập, xuất phát từ châu Âu và các nước phương Tây (đọc bài dưới đây Tái chế? Không, rác thải nhựa của chúng ta đang tràn ngập Đông Nam Á). Một lực lượng lao động phổ thông giá rẻ đi phân tách những yếu tố cuối cùng còn có giá trị, tính tuân thủ kém đối với các quy định pháp luật lỏng lẻo về môi trường và các biện pháp thực thi yếu kém, đã làm cho Malaysia và Indonesia, trong số các nước khác, trở thành nơi tập kết rác thải nhựa. Được vận chuyển từ đầu bên kia của thế giới, được phân loại lần cuối trước khi bị đem thiêu hủy hoặc đơn giản bỏ phế ra thiên nhiên, rác thải nhựa được xử lý hoàn toàn ngoại trừ về mặt sinh thái, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cộng đồng, những người hy vọng việc tái chế sẽ giải quyết được vấn đề rác thải nhựa – mà chỉ có một phần trong số đó có thể tái chế được một cách hiệu quả.
Print Friendly and PDF

13.6.19

Những điều Alan Krueger đã dạy chúng ta về lương tối thiểu, giáo dục và bất bình đẳng

NHỮNG ĐIỀU ALAN KRUEGER ĐÃ DẠY CHÚNG TA VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU, GIÁO DỤC VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG
Các công trình của kinh tế gia quá cố đã thay đổi hoàn toàn cuộc tranh luận về mỗi chủ đề
Alan Krueger, và kế bên ông là Tổng thống Barack Obama vào năm 2011, khi được ông Obama chỉ định vào vị trí Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế [của nhà Trắng] (CEA). Ảnh: Win McNamee/công ty Getty Images
Kinh tế gia của Đại học Princeton Alan Krueger đã chết do tự tử vào cuối tuần trước [ngày 16/03/2019] ở tuổi 58, trường Princeton đã công bố vào thứ Hai [ngày 18/03/2019].
Những người quan sát chính trị bình thường có thể biết Krueger nhiều nhất qua bốn năm ông phục vụ trong chính quyền Obama, đầu tiên là trợ lý thư ký của Bộ Tài chính về chính sách kinh tế và sau đó là chủ tịch của Hội đồng Cố vấn Kinh tế — chính thức là một kinh tế gia hàng đầu của Nhà Trắng.
David Card (1956-)
Joshua Angrist (1960-)
Nhưng đối với những người cùng ngành, Krueger được biết đến như người đã đưa tính chính xác trong nghiên cứu kinh tế lên một tầm mới và đánh đổ một số tư tưởng mộ đạo cố hữu. Công trình của ông và David Card thuộc đại học Berkeley đã gợi ý rằng những tiên đoán đơn giản thái quá được dạy trong môn Nhập môn Kinh tế học (Econ 101) về việc tăng lương tối thiểu tất yếu làm giảm việc làm không phải lúc nào cũng đúng. Công trình của ông về giáo dục với các đồng tác giả như Joshua Angrist thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Stacy Dale thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Mathematica đã khiến người ta chú ý nhiều hơn về những cách mà các phân tích thống kê tối giản có thể dẫn đến những kết luận sai, và phổ biến các phương pháp mới để cải thiện những phân tích này.
Và các công trình nghiên cứu cùng các phát biểu của ông tại Nhà Trắng dưới thời Obama đã đưa bất bình đẳng kinh tế trở thành vấn đề tranh luận chính vào đầu những năm 2010, tác động đến đời sống chính trị nước Mỹ nhiều năm sau đó.
Sau đây là bốn bài học lớn mà Krueger đã dạy chúng ta.
Print Friendly and PDF

11.6.19

Ba mươi năm sau vụ Thiên An Môn, “nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại đột ngột, thì rắc rối sẽ xuất hiện trở lại”


BA MƯƠI NĂM SAU VỤ THIÊN AN MÔN, “NẾU TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CHẬM LẠI ĐỘT NGỘT, THÌ RẮC RỐI SẼ XUẤT HIỆN TRỞ LẠI”
Trang bìa của bộ truyện tranh “Tiananmen 1989, nos espoirs brisés [Thiên An Môn 1989, Niềm hy vọng tan vỡ]”, kịch bản của Adrien Gombeaud và Lun Zhang, hoạt hình của Améziane, Seuil Delcourt. (Bản quyền: Seuil Delcourt)
Chính sách đúng đắn”. Đó là thuật ngữ mà Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa [Wei Fenghe], Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đã định nghĩa về vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn vào đêm 3 rạng sáng 4 tháng 6 năm 1989. Vị tướng quân sự đã phát biểu tại Diễn đàn Đối thoại An ninh Khu vực Shangri-La tại Singapore, vào hôm Chủ nhật tuần này, ngày 2 tháng 6 năm 2019. Tuyên bố này là điều rất bất thường ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, nơi mà những người kế nhiệm Đặng Tiểu Bình đã chọn cách không nói bất cứ điều gì về những “sự kiện” đã tắm máu Bắc Kinh ba mươi năm trước, đúng vào ngày này. Chính quyền ngày nay có vẻ bớt day rứt hơn khi nói về vụ giết người đó. Có thể bởi vì họ đã thành công trong việc xóa bỏ vụ đó khỏi ký ức tập thể của một đại bộ phận dân chúng, qua việc sử dụng một hệ thống kiểm duyệt kỹ thuật số cực kỳ tinh vi. Trang Asialyst đã gặp Lun Zhang, cựu lãnh đạo phong trào Thiên An Môn, người đã chọn cách gìn giữ ký ức về vụ thảm sát qua bộ truyện tranh.
Print Friendly and PDF

9.6.19

Tự do trí tuệ và những kẻ thù mới của nó

TỰ DO TRÍ TUỆ VÀ NHỮNG KẺ THÙ MỚI CỦA NÓ
Các biện pháp gần đây của chính phủ các nước châu Âu cựu Cộng sản đã tạo ra một môi trường trí tuệ ngày càng ngột ngạt. Và việc phi dân chủ hóa nền giáo dục đại học và khoa học nói chung chỉ là bước đầu tiên hướng tới việc áp đặt các chuyên gia phục vụ cho các mục tiêu phản dân chủ rộng lớn hơn.
BUDAPEST - Triển lãm Thế Chiến thứ nhất tại Nhà Lịch sử Châu Âu ở Brussels (Bỉ) mang đến cho du khách một cảnh tượng bắt mắt. Trong một hành động đơn giản nhưng đầy kịch tính, bảo tàng đã đặt khẩu súng lục được sử dụng trong vụ ám sát [thái tử đế quốc Áo - Hung] Archduke Franz Ferdinand vào tháng 6 năm 1914 trong một tủ kính ngay giữa căn phòng.
Người hướng dẫn viên thông báo cho nhóm chúng tôi rằng, sau nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, bảo tàng đã đồng ý thay đổi các vật thể được trưng bày theo thời gian, để các quốc gia khác nhau có thể trưng bày các di tích lịch sử quý giá nhất của họ. Nhưng khi tôi nhận xét một cách gay gắt rằng khẩu súng ngắn mà [cậu học sinh 18 tuổi lúc đó] Gavrilo Princip sử dụng ở Sarajevo (Bosnia) là không thể thay thế, thì người phụ trách trưng bày của bảo tàng trả lời rằng hiện có 4 bảo tàng ở châu Âu tuyên bố đang trưng bày khẩu súng thật.
Print Friendly and PDF

7.6.19

Lịch sử của khoa học có ích cho ngay chính sự tiến bộ của khoa học (1926)


LỊCH SỬ CỦA KHOA HỌC CÓ ÍCH CHO NGAY CHÍNH SỰ TIẾN BỘ CỦA KHOA HỌC (1926)
Tác giả: Paul Langevin[1]
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Paul Langevin (1872-1946)
Louis-J. Thénard (1777-1857)
Thời còn là sinh viên tại Ecole Normale (Trường Sư phạm)*, tôi đã phải làm một bài giảng về hyđro peoxit, như chúng tôi đều vẫn phải lần lượt làm. Sách giáo khoa – loại “giáo lý” đáng ngưỡng mộ của khoa học thực nghiệm – đã cho biết mọi đặc tính vật lý của nó, cũng như những phản ứng mà chất thể này có thể tạo ra, v.v.. Nhưng tôi lại có ý tham khảo các báo cáo khoa học của Thénard[2] là người đã khám phá ra hyđro peoxit kia! Đọc những trước tác đáng ngưỡng mộ này – dù tuổi đã hơn một thế kỷ mà ngay cả ngôn từ sử dụng vẫn còn là yến tiệc thực sự –, tôi chợt nhận ra rằng những điều thú vị nhất, đặc biệt là cách Thénard đã được đặt lên con đường khám phá, cũng như những suy tư rất sâu sắc và rất thời sự của ông về cơ chế oxy hóa, đều bị bỏ qua một cách cẩn thận trong loại thông tin gián tiếp mà chúng ta thường nhận được ngày nay. Những gì đã thấm qua được sự gạn lọc của nhiều thế hệ tác giả sách giáo khoa đều ít thú vị hơn nhiều. Khổ thay, chúng lại quá thường xuyên là như vậy; tốt hơn là nên quay lại đầu nguồn, tiếp xúc càng thường xuyên và đầy đủ càng tốt, với những người đã làm ra khoa học, những kẻ hơn ai hết đã định hình khía cạnh sống động nhất của khoa học.
Print Friendly and PDF

6.6.19

Phân tích các hệ thống-thế giới

Immanuel Wallerstein (1930-)

PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG-THẾ GIỚI

Immanuel Wallerstein
Đại học Yale

Từ khóa: Phân tích các hệ thống-thế giới, nhận thức luận phổ quát/cá biệt, phát triển/hiện đại hóa không thời gian, nhịp điệu chu kì và những xu hướng trường kì

Mục lục
  1. Nguồn gốc lịch sử của phân tích các hệ thống-thế giới
  2. Các khái niệm cơ bản của phân tích các hệ thống-thế giới
  3. Các phê phán phân tích các hệ thống-thế giới
Chú giải
Thư mục trích dẫn
Vài nét tiểu sử
Hướng dẫn trích dẫn

Tóm lược

Phân tích các hệ thống-thế giới là một phong trào tri thức được dựng lên từ những năm 1970 và cũng là sự phê phán các phương thức phân tích thống trị các khoa học xã hội trong thế kỉ XIX. Nó nhấn mạnh vào ba trọng tâm: (1) Các hệ thống-thế giới (không phải các quốc gia dân tộc [nation-state]) là đơn vị phân tích xã hội cơ bản; (2) Cả nhận thức luận cá biệt lẫn nhận thức luận phổ quát đều không thể cho phép tạo ra những phân tích hữu dụng về thực tại xã hội; (3) Các ranh giới phân ngành trong các ngành khoa học xã hội không còn mang ý nghĩa tri thức nữa.

Phân tích các hệ thống-thế giới không phải là một phân ngành của khoa học xã hội. Đây là một cách tiếp cận hay quan điểm khác về cách thức mà ta nên thực hiện các phân tích xã hội về thực tại lịch sử. Là một phương thức phân tích, chính nó phải được đặt trong bối cảnh lịch sử của mình, là nơi chúng ta bắt đầu. Sau đó, chúng ta sẽ thảo luận về các tính chất đặc biệt của phân tích các hệ thống-thế giới. Và cuối cùng, chúng ta sẽ chuyển sang xem xét các lập luận với những nhà phê bình lý thuyết này.
Print Friendly and PDF

3.6.19

Fernand Braudel, 1902-1985


Fernand Braudel (1902-1985)

FERNAND BRAUDEL, 1902-1985

Immanuel Wallenstein
Senior Research Scholar tại Yale University
Nhà sáng lập và cựu giám đốc Trung Tâm Ferdinand Braudel của Binghamton University
Nhà nghiên cứu tại Maison des Sciences de l’Homme (Braudel F.)
Fernand Braudel là đại diện nổi bật của thế hệ thứ hai của truyền thống Annales (Biên niên sử), một truyền thống đặt cơ sở trên việc nghiên cứu “lịch sử toàn diện”. Braudel phát triển bốn chủ đề lớn: nền kinh tế-thế giới, thời gian dài, khoa học liên ngành, sự phân biệt đậm nét giữa thị trường và chủ nghĩa tư bản.
Nền kinh tế-thế giới (économie-monde)
Braudel không muốn sử dụng thuật ngữ chuẩn của các nhà kinh tế học, économie mondiale (kinh tế thế giới), vì ông nghĩ rằng mình không phân tích nền kinh tế của thế giới nhưng là phân tích một nền kinh tế vốn là một thế giới, một cấu trúc chỉ có thể bao phủ một phần của trái đất (cho tới gần đây điều này là bình thường). Chính một nền kinh tế-thế giới như vậy mà ông có tham vọng phân tích trong tác phẩm lớn đầu tiên của mình là La Méditerranée (Địa Trung Hải) ([1949], 1999). Đây là một biến đổi sâu sắc của đơn vị phân tích của thuật viết sử cho phép chỉ ra bằng cách nào đời sống thường nhật của các dân tộc và những cách thực hành chính trị và văn hoá phụ thuộc vào sự tiến hoá chậm của nền kinh tế-thế giới như một thực thể được định nghĩa như trên.
Print Friendly and PDF

1.6.19

Karl Marx và Tây Đức thời hậu chiến + Thần Kỳ Kinh Tế Tây Đức giai đoạn 1949-1969


KARL MARX VÀ TÂY ĐỨC THỜI HẬU CHIẾN
Tôn Thất Thông, CHLB Đức
Xã hội tư sản vẫn tiếp tục vật lộn với nạn thất nghiệp. Hệ thống kinh tế thế giới vẫn tiếp tục gây thiệt thòi cho các nước thế giới thứ ba. Đấy là chưa kể hệ lụy của quá trình công nghiệp hóa vẫn tiếp tục hủy hoại môi trường sống. Những hiện tượng ấy tất nhiên có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân ấy là xu hướng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mà Marx đã phân tích một cách sâu sắc[1].
Giáo sư chính trị học Walter Euchner, đại học Göttingen.
Trong thế kỷ 19, không ai đã để lại nhiều tác phẩm và lý thuyết làm thay đổi tiến trình lịch sử loài người trong thế kỷ 20 như Karl Marx. Nếu như lịch sử không diễn ra đúng như Karl Marx dự kiến, và nếu một phần lớn của học thuyết Marx đến cuối thế kỷ 20 được xem như thất bại, điều đó cũng không làm phai nhạt ảnh hưởng to lớn nói trên[2].
Karl Marx sinh ngày 5.5.1818 tại Trier, con của luật gia Heinrich Marx, một tín đồ Do Thái giáo cải đạo sang Tin Lành. Karl Max theo học môn triết và luật ở các đại học lớn Bonn, Berlin và bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1841 tại đại học Jena với một công trình nghiên cứu triết học. Không có gì phải bàn cãi rằng, Karl Marx là vị học giả uyên thâm, tinh thông nhiều lĩnh vực từ triết học tới khoa học, văn học, nghệ thuật và cả y khoa. Vì không khí ngột ngạt chính trị tại Đức, Karl Marx cùng vợ là Jenny di dân qua Pháp, nơi ông tiếp cận với phong trào xã hội cấp tiến Pháp, cũng là nơi ông kết bạn với Friedrich Engels năm 1844 để bắt đầu một tình bạn độc nhất vô nhị kéo dài suốt cuộc đời. Engels cũng là người luôn luôn có mặt để giúp đỡ tài chánh lúc gia đình Marx có khó khăn.
Những người vô sản không có gì để mất ngoài những xiềng xích trói buộc. Họ có cả thế giới để hưởng thắng lợi. Vô sản tất cả các nước, hãy đoàn kết lại[3]!
Karl Marx (1818-1883)
Nguồn: John Jabez Edwin Mayall – International Institute of Social History in Amsterdam, Netherland. Tải từ commons.wikipedia.org, vùng công cộng.
Tác động của Marx lên thế giới thực mang bản chất chính trị hơn là kinh tế. Ông là một chiến sĩ đấu tranh chứ không phải là kiến trúc sư xây dựng kinh tế như Adam SmithJohn Maynard Keynes và bao nhiêu người khác trong trào lưu cổ điển. Trong đời sống, cho dù Marx là người đấu tranh binh vực giới lao động nhưng ông chưa có ngày nào làm việc với tính cách là công nhân xí nghiệp. Dù thế, tư tưởng của Marx đã tác động rất mạnh khắp mọi nơi, trong mọi thời kỳ đấu tranh chống bất công xã hội, chống bóc lột lao động, chống chủ nghĩa tư bản, chống đế quốc thuộc địa.
Print Friendly and PDF