30.6.15

Khoa học cổ điển trên đường xuất hiện


Khoa học cổ điển trên đường xuất hiện

Khái niệm Khoa học cổ điển là một cách gọi thuận tiện để chỉ chung quá trình tiến triển của tri thức từ giữa thế kỷ XVI tới cuối thế kỷ XVIII[1]. Khởi đầu là Copernic và thuyết nhật tâm của ông; ở đầu kia là thuyết tiến hoá của Lamark và cơ học phân tích của Lagrange, những chuẩn bị cho học thuyết của Darwin và khái niệm vật lý trường của thế kỷ XIX. Sự hình thành khoa học cổ điển là một trong những cuộc phiêu lưu lớn trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Từ nhiều năm trước đó, những góc nhìn mới đã được chấp nhận, dẫn tới sự đánh giá tốt hơn về nhiều khu vực ít nhiều bị bỏ hoang thời trước.
Nghiên cứu Khoa học cổ điển buộc ta phải mô tả những môi trường, những mối giao lưu, những định chế và cơ sở giáo dục. Đó là, ở đầu thế kỷ XVIII, sự nảy sinh của những học viện đầu tiên, những câu lạc bộ học giả, một cách giao tiếp xã hội mới được tạo thành bởi những người lữ hành ngày càng nhiều và bởi khối lượng lớn những trao đổi thư tín. Đó cũng là sự biến đổi của những cơ sở và nội dung giáo dục. Chẳng hạn, ở giao thời giữa thế kỷ XVI và XVII, một cải cách do Christophe Clavius đưa vào các trường học Dòng Tên sẽ thúc đẩy sự học môn toán học được gọi là hỗn hợp, ở biên giới giữa toán học và vật lý học; một không gian mới được mở ra cho những nghiên cứu thuộc phạm trù sẽ trở thành bộ môn vật lý toán kể từ Galilée.
Print Friendly and PDF

28.6.15

Huyền thoại của tăng trưởng chuyên chế


Dani Rodrik (1957-)

Huyền thoại của tăng trưởng chuyên chế

CAMBRIDGE – Vào một buổi sáng thứ bảy gần đây, hàng trăm nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã tụ họp tại quảng trường ở Moscow để phản đối việc chính phủ hạn chế quyền tự do hội họp. Họ giơ cao biểu ngữ có chữ "31", viện dẫn Điều 31 của Hiến pháp Nga, đảm bảo quyền tự do hội họp. Họ nhanh chóng bị cảnh sát bao vây, cố gắng giải tán cuộc biểu tình. Một nhà phê bình hàng đầu chống đối điện Kremlin và nhiều người khác đã bị vội vã kéo lê vào một chiếc xe cảnh sát và chở đi.
Những sự kiện như trên xuất hiện hầu như hàng ngày ở Nga, nơi mà Thủ tướng Vladimir Putin cai trị đất nước với một bàn tay cứng rắn, và việc đàn áp những người phản đối chính phủ, vi phạm nhân quyền, và lạm dụng pháp luật đã trở thành chuyện thường nhật. Vào một thời điểm khi mà nền dân chủ và nhân quyền đã trở thành những chuẩn mực toàn cầu, thì những vi phạm trên ít làm nâng cao uy tín của Nga trên thế giới. Các nhà lãnh đạo chuyên quyền như Putin hiểu rõ điều ấy, nhưng dường như họ xem đó như là cái giá phải trả để thực thi quyền lực vô hạn ở đất nước họ.
Điều mà các nhà lãnh đạo như ông Putin ít hiểu được là các chính sách của họ cũng gây hại đến tương lai kinh tế và vị thế kinh tế toàn cầu của đất nước họ.
Mối quan hệ giữa đường lối chính trị và triển vọng kinh tế của một quốc gia là một trong những chủ đề cơ bản nhất – và được nghiên cứu nhiều nhất – trong tất cả các ngành khoa học xã hội. Điều gì tốt hơn cho sự phát triển kinh tế – một chế độ cai trị cứng rắn không bị áp lực cạnh tranh chính trị, hay một chế độ đa nguyên về lợi ích cạnh tranh nhau, khuyến khích sự cởi mở trước những ý tưởng mới và các tác nhân chính trị mới?
Print Friendly and PDF

26.6.15

Rosa Luxemburg, nữ lý thuyết gia khắt khe và nhà cách mạng say mê


Rosa Luxemburg (1871-1919)

Rosa Luxemburg, nữ lý thuyết gia khắt khe và nhà cách mạng say mê

Là người phụ nữ có niềm tin và hành động, Rosa Luxemburg còn là một nữ lý thuyết gia lớn của kinh tế học chính trị. Tác phẩm của bà chủ yếu tập trung vào động thái của sự tích lũy tư bản.
Là người có đầu óc phóng khoáng và phê phán, bà đã dương đầu với các nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa chính đương thời.
Rosa Luxemburg là người phụ nữ đầu tiên xây dựng một tác phẩm lý thuyết nổi bật về kinh tế học, vốn là một ngành học cho đến bấy giờ chỉ dành cho nam giới (và phần lớn vẫn còn như vậy cho đến bây giờ). Vào thế kỷ XIX, đã có Jane Marcet và Harriet Martineau, nhưng công trình của họ chỉ tập trung vào việc phổ biến những tư tưởng tự do. Là người xã hội chủ nghĩa triệt để, Rosa Luxemburg vừa là người phụ nữ của niềm tin vừa là người phụ nữ hành động: nhà lãnh đạo chính trị, nhà báo có nhiều bài viết, đồng thời là nữ lý thuyết gia hàng đầu. Là nhà luận chiến đáng gờm, bà dị ứng với chủ nghĩa giáo điều và không ngại đương đầu với các nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa chính đương thời, đặc biệt là Bernstein, Kautsky, Lenine và Jaurès. Sự phê phán của bà đối với Marx, người mà bà vẫn viện dẫn, làm cho bà bị cô lập và bị khai trừ. Bị bỏ tù nhiều lần, bị ám sát năm 49 tuổi, bà trả giá cho sự dấn thân của bà bằng chính sinh mệnh mình.

Chống lại chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa Lêninit

Rosa Luxemburg bắt đầu hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi, trong lòng Đảng giai cấp vô sản của nước Ba Lan thuộc Nga. Năm 1893, cùng với người bạn trai Leo Jogiches, bà thành lập Đảng dân chủ xã hội của vương quốc Ba Lan, trước khi trở thành đảng viên tích cực và có ảnh hưởng của Đảng dân chủ xã hội Đức và của tổ chức Quốc tế thứ hai. Năm 1898, bà trở nên nổi tiếng khi đối lập với Eduard Bernstein, lãnh đạo của dòng tư tưởng xét lại trong phong trào xã hội chủ nghĩa. Trước ý tưởng biến đổi chủ nghĩa tư bản từng bước một và một cách hòa bình, Rosa Luxemburg đối lập sự cần thiết của một sự đột phá cách mạng, con đường duy nhất tiến lên lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, điều này cũng không dẫn bà đến phái của Lenin và chủ nghĩa Bolshevik. Trong khi nhà lãnh đạo cách mạng Nga, trong tác phẩm Làm gì? (1902), trình bày lý thuyết về đảng tiên phong như là mũi xung kích của cuộc cách mạng vô sản, thì trong tác phẩm Đình công đại chúng, đảng và các công đoàn, Rosa Luxemburg ngược lại nhắm vào sáng kiến ​​và s t phát cách mng ca giai cp công nhân và bác b ý tưởng v vai trò lãnh đạo ca đảng.
Print Friendly and PDF

24.6.15

Dữ liệu lớn (Big Data) phục vụ người nghèo nhất?



Thomas Roca

Dữ liệu lớn phục vụ người nghèo nhất?

Từng lúc một, chúng ta tạo ra dữ liệu. Từ Paris đến Dakar, từ Jakarta đến New York, các hoạt động hàng ngày của chúng ta (tiêu dùng, giao tiếp, di chuyển ...) tạo ra các dữ liệu, những "mảnh vụn dạng số" mà chúng ta để lại đằng sau chúng ta. Những thông tin đó tiềm tàng có ích cho sự phát triển. Như thế nào? Phỏng vấn Thomas Roca, kinh tế gia tại AFD.

"Dữ liệu lớn" là gì?

Khái niệm "dữ liệu lớn" là một tập hợp các dữ liệu không đồng nhất - nếu không muốn nói là hỗn tạp. Người ta thường mô tả chúng bằng ba chữ "V" là ba chữ viết tắt của "Vélocité (tốc độ cập nhật cao)", "Variété (đa dạng)" (hình ảnh, dữ liệu điện thoại di động, dữ liệu cảm biến, văn bản, v.v.) và "Volume (khối lượng)”, khối lượng thông tin phát sinh cực kì lớn. Tuy nhiên, mô tả này đặt yếu tố con người đằng sau dữ liệu, nó bỏ qua tác động của khối lượng thông tin này đến việc tổ chức các xã hội của chúng ta.

Những kiểu dữ liệu mới nêu trên đặt ra những thách thức nào?

Không nên xem những thách thức do việc dữ liệu hóa thế giới đặt ra chỉ là những vấn đề thuần túy kỹ thuật. Những thách thức này cũng đồng thời mang tính chính trị và đạo đức. Ai sở hữu các dữ liệu phát sinh từ điện thoại di động của chúng ta hoặc hoạt động của chúng ta trên các mạng xã hội? Làm thế nào để bảo vệ sự riêng tư của công dân? Làm thế nào để điều tiết những cách sử dụng các dữ liệu này?
Print Friendly and PDF

22.6.15

Kinh tế học về sự phát triển bền vững


Jeffrey D. Sachs (1954-)

Kinh tế học về sự phát triển bền vững

Về Jeffrey D. Sachs
Jeffrey D. Sachs, Giáo Sư về lĩnh vực Phát Triển Bền Vững, Giáo Sư về Chính Sách Sức Khỏe và Quản Lý, giữ chức Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Trái Đất tại Đại Học Columbia, kiêm Chuyên Gia Tư Vấn Đặc Biệt cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Các Mục tiêu Thiên Niên Kỷ (Millennium Development Goals - MDGs). Các tác phẩm của ông gồm The End of Poverty (Đoạn Cuối Của Sự Nghèo Đói), Common Wealth (Thịnh Vượng Chung), và gần đây nhất là The Age of Sustainable Development (Kỷ Nguyên của Sự Phát Triển Bền Vững).

Kinh Tế Học Về Sự Phát Triển Bền Vững

PARIS - Hiện tồn tại hai trường phái có xu hướng thống trị các cuộc tranh luận đương thời trong kinh tế học. Theo các kinh tế gia thuộc trường phái thị trường tự do, chính phủ nên cắt giảm thuế, nới lỏng các quy định, cải cách luật lao động, rồi tiếp đến là đứng sang một bên để cho người tiêu dùng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và người sản xuất tạo ra công ăn việc làm. Theo kinh tế học thuộc trường phái Keynesian, chính phủ nên thúc đẩy tổng cầu thông qua biện pháp nới lỏng định lượng và chính sách kích thích tài khóa. Tuy nhiên, không cách tiếp cận nào đang mang lại kết quả khả quan. Chúng ta cần kinh tế học mới về sự phát triển bền vững, mà theo đó, chính phủ thúc đẩy các loại hình đầu tư mới.
Kinh tế học thị trường tự do mang lại cho người giàu kết quả hoàn mỹ, trong khi những người khác lại nhận được kết cục rất đắng lòng. Chính phủ Mỹ và các chính phủ của một số nước châu Âu đang cắt giảm ngân sách dành cho chi tiêu xã hội, tạo công ăn việc làm, đầu tư cơ sở hạ tầng, và đào tạo nghề bởi lẽ chính giới chủ giàu có là những nhà tài trợ cho chiến dịch tranh cử của các chính trị gia đang rất ăn nên làm ra, ngay cả khi các xã hội xung quanh họ đang đổ nát.
Print Friendly and PDF

20.6.15

Knut Wicksell, người bài báng truyền thống không được thừa nhận


Knut Wicksell (1851-1926)

Knut Wicksell, người bài báng truyền thống không được thừa nhận

Là kiến ​​trúc sư ln ca lý thuyết tân c đin, Knut Wicksell còn là mt nhà ci cách cp tiến và là mt nhà tư tưởng t do. Keynes cũng như Hayek đều viện dẫn ông.
Knut Wicksell có thể được coi là nhà sáng lập trường phái Stockholm; ông đã, một phần, tạo cảm hứng cho "mô hình Thụy Điển".
Knut Wicksell là một nhân vật đầy màu sắc: ông vừa là một trong những kiến ​​trúc sư chính ca lý thuyết tân c đin và va là mt nhà ci cách cấp tiến kiên quyết thuộc cánh tả trên bàn cờ chính trị và ý thức hệ của Thụy Điển thời bấy giờ. Ông không ngừng tố cáo sự hám của, sự ích kỷ và sự ham muốn quyền lực của người giàu. Là người phê phán chủ nghĩa mác-xít, tuy vậy ông vẫn cho rằng sự đăng quang của chủ nghĩa xã hội, mà ông hy vọng là mang tính dân chủ, là điều tất yếu. Các tổ chức lao động, công đoàn và chính trị đã không sai khi coi ông là một đồng minh ưu tiên và đi viếng tại đám tang của ông. Ngay cả những người vô chính phủ cũng coi ông là một đồng minh của họ. Để phản đối việc một người trẻ vô chính phủ bị kết án là báng bổ mà ông quyết định, khi gần 60 tuổi, viết một bài châm biếm về sự thụ thai trong trắng trong một hội thảo mang tên "Ngai vàng, bàn thờ, thanh kiếm và túi tiền." Điều đó khiến ông bị bỏ tù hai tháng vào năm 1909, khoản thời gian mà ông đã sử dụng để viết một cuốn sách về dân số. Là người theo học thuyết tân Malthus, Wicksell ủng hộ sự ngừa thai và, khi thích hợp, sự phá thai.
Print Friendly and PDF

18.6.15

Dân chủ đối lại tăng trưởng?



Harold James (1956-)

Dân chủ đối lại tăng trưởng?

PRINCETON – Tình trạng bất ổn hiện nay của châu Âu đã khơi lại cuộc tranh luận cũ về vấn đề hình thức chính quyền nào tạo ra hiệu quả kinh tế tốt hơn. Có phải đó là các chế độ chuyên quyền, với khả năng áp đặt những lựa chọn mất lòng dân, nhưng hiệu quả hơn trong việc tạo ra tăng trưởng? Hay đó là chế độ dân chủ tự do, đặt cơ sở trên sự kiểm soát và cân bằng, mới mang lại sự thịnh vượng vật chất lớn hơn?
Đó là một cuộc thảo luận mà các bằng chứng hỗ trợ dường như dao động từ bên này đến bên kia trong những thập niên gần đây. Trong những năm 1980, thành tựu kinh tế ở Chile, dưới chế độ độc tài của tướng Augusto Pinochet, và ở Singapore, dưới chế độ của Lee Kuan Yew ôn hòa hơn, nhưng vẫn là chuyên quyền, là rất ấn tượng. Trong khi đó, các nước dân chủ của thế giới công nghiệp hóa đang vật lộn với suy thoái và trì trệ.
Print Friendly and PDF

16.6.15

Sự kiến tạo xã hội các khoa học



R. K. Merton (1910-2003)

Sự kiến tạo xã hội các khoa học

Trong một thời gian dài, khoa học nằm ngoài trường của những công trình xã hội học. Giống như nhiều người, các nhà xã hội học là nạn nhân của những huyền thoại bao quanh khoa học: nhà nghiên cứu là một người ẩn cư, thậm chí là khắc khổ, và sống giam hãm trong phòng thí nghiệm; tri thức khoa học không phải là một kiến thức như những kiến thức khác mà đúng hơn là chân lí mạc khải; các nhà nghiên cứu chỉ vén lên (“khám phá”) chân lí này.
Việc xã hội học về các khoa học thật sự phát triển mạnh mẽ là kết quả của những công trình nghiên cứu cơ bản của nhà xã hội học Mĩ Robert K. Merton, vào khoảng năm 1940. Ngày nay không thể bác bỏ sự sống động của chuyên ngành này của xã hội học, đặc biệt do cường độ của những tra vấn xã hội về vị trí của khoa học. Một cách tổng quát, xã hội học về các khoa học cố gắng trả lời hai loại câu hỏi: thứ nhất, những câu hỏi về các phương thức hoạt động và tổ chức của không gian khoa học (cộng đồng khoa học hoạt động như thế nào? các định chế khoa học được tổ chức ra sao?); thứ hai, những câu hỏi về bối cảnh sản xuất các kiến thức (kiến thức do các nhà khoa học thiết lập có phụ thuộc vào những điều kiện xác lập chúng không? Đâu là tác động của những tình huống xã hội, văn hóa, ý thức hệ hay kinh tế trên các kiến thức được sản xuất?). Loại tra vấn cuối này cũng gắn với vấn đề tính đặc thù của tri thức khoa học so với những kiểu tri thức khác.
Những câu trả lời của các nhà xã hội học là vô cùng đa dạng: không chỉ tại vì các vấn đề phải giải quyết rất khác nhau mà còn vì những quan niệm được thiết kế để xử lí chúng thuộc về những quan điểm khoa học luận rất đa dạng. Xã hội học về các khoa học còn lâu mới có được một hệ ý độc nhất: vả lại, đây là một trong những lí do của sự sống động của bộ môn này. Bởi thế ở đây, chúng tôi xin tự bằng lòng với việc nêu một vài công trình và lí thuyết chính của xã hội học về các khoa học.
Print Friendly and PDF

14.6.15

Qui luật tiêu trường


Qui luật tiêu trường

Says Law
Khái niệm theo đó cung tạo nên chính cầu của nó, hay chính xác hơn là theo đó để có một người yêu cầu thì phải có một người cung cấp, đã được biết đến trong lí thuyết kinh tế trước Jean-Baptiste Say. Có thể tìm thấy khái niệm này trong kinh văn trọng nông và trong Của cải của các dân tộc của Adam Smith (1776). Trong cách phát biểu đơn giản nhất của khái niệm này thì đó chỉ là một sự lặp trùng. Ta luôn có thể nói rằng mệnh đề này bao giờ cũng đúng, cũng như dễ dàng khẳng định rằng nó bao giờ cũng sai ít hay nhiều như đối với những phiên bản tầm thường của lí thuyết định lượng về tiền tệ (Blaugh, 1977, cho một quan hệ chặt chẽ giữa hai qui luật này). Còn đối với những phiên bản tinh tế hơn, vấn đề thật sự không phải là qui luật này là đúng hay sai, mà đúng hơn là xác định dưới những điều kiện nào qui luật này có hiệu lực. Vấn đề này đã gây nên những cuộc tranh luận lớn giữa các nhà kinh tế cổ điển. Trong thời kì đình trệ hậu Napoléon, khiá cạnh thực tiễn của cuộc tranh luận được biết đến như là cuộc tranh luận về sự tắt nghẽn đại trà. Sau này, trong thế kỉ XIX và vào đầu thế kỉ XX, qui luật rơi vào một sự lãng quên tương đối, nhưng được Keynes làm sống lại trong Lí thuyết tổng quát (1936) khi ông trình bày qui luật Say như một tóm tắt của tất cả những gì là sai lầm trong kinh tế học cổ điển (hay có lẽ ngay cả trong kinh tế học trước Keynes). Có lẽ Keynes chưa bao giờ nghiên cứu chính ngay Say một cách sâu sắc nhưng ông đề cập đến qui luật tiêu trường bằng một con đường vòng nhân nghiên cứu tiểu sử Malthus. Người ta nói là cả hai tác giả này (Keynes và Malthus ND) bác bỏ những học thuyết tự điều tiết và xu thế hướng đến cân bằng trên bình diện kinh tế vĩ mô. Những cuộc bàn luận gần đây hơn, như những bàn luận ta gặp trong cách Patinkin xử lí vấn đề trong Money, Interest and Prices, tập trung vào tính đúng đắn về mặt lí thuyết của qui luật trong khuôn khổ của cân bằng chung, và gần đây hơn vào những phiên bản mà ta có thể gán cho Say và cho những nhà kinh tế cùng thời với ông. Một tổng quan xuất sắc đã được Schumpeter (1954) cung cấp. Thomas Sowell (1972) đã viết một quyển sách có uy tín về chủ đề này và đặc biệt có ích về những phiên bản của qui luật trước J.-B. Say.
Print Friendly and PDF

12.6.15

Chủ nghĩa tư bản chuyên quyền



Christian Chavagneux

Chủ nghĩa tư bản chuyên quyền

Cái chết của nhà lãnh đạo Singapore Lee Kwan Yew, vào ngày 23 tháng 3, là cơ hội để nhìn thấy sự nở rộ của thành ngữ "chủ nghĩa tư bản chuyên quyền". Đúng là vị cựu Thủ tướng đã lãnh đạo sự phát triển nền kinh tế của quốc gia ông ấy bằng một bàn tay sắt và với một hiệu quả nhất định. Đây cũng là trường hợp của Trung Quốc cũng như của Hàn Quốc ... và của những nước công nghiệp hóa cũ. Như kinh tế gia Ha Joon Chang thường nhắc nhở, phổ thông đầu phiếu – trong thực tế, dành cho nam giới và người da trắng – đã bắt đầu lan rộng sau sự phát triển kinh tế. Từ đó mà câu hỏi thường được đặt ra là: sự phát triển tư bản chủ nghĩa có đi cùng với chế độ dân chủ không?

Các nhà kinh tế học không phải lúc nào cũng là những nhà dân chủ

Chắc chắn ý tưởng trên đã tồn tại trong một số nhà kinh tế học. Và từ lâu nữa. "Không một quốc gia nào phồn thịnh được nếu sự thịnh vượng chỉ tồn tại ở nơi có được sự tự do hoàn hảo và sự công bằng hoàn hảo", Adam Smith viết trong tác phẩm Của cải của các quốc gia (The Wealth of Nations Tập IV, Chương IX).
Print Friendly and PDF

10.6.15

Alfred Marshall, người anh em đối thủ của Walras



Alfred Marshall (1842-1924)

Alfred Marshall, người anh em đối thủ của Walras

Là nhà lý thuyết lớn, Alfred Marshall đưa ra cách trình bày mang tính quy tắc về sự cân bằng giữa cung và cầu, cũng như nhiều công cụ vẫn được các nhà kinh tế sử dụng.
Alfred Marshall, mặc dù là người ủng hộ kinh tế thị trường, cho rằng sự cạnh tranh tự do không dẫn đến một tình trạng tối ưu.
Trong một bài rất hay, viết sau khi Alfred Marshall mất năm 1924, John Maynard Keynes, cựu học trò của Marshall, lưu ý rằng nhà kinh tế giỏi là một người hiếm, bởi vì môn học này, tự thân nó dễ hơn rất nhiều so với triết học hay các khoa học thuần túy, đòi hỏi một sự kết hợp những tài năng rất ít khi hội tụ ở một người: "Người đó phải là một nhà toán học, một nhà sử học, một chính khách, một nhà triết học, ở một mức độ nào đó. Người đó phải hiểu các biểu tượng và diễn đạt bằng câu chữ. Người đó phải nắm bắt cái đặc thù bằng những thuật ngữ tổng quát và đạt đến cái trừu tượng và cái cụ thể trong cùng một dòng tư tưởng bay bổng. Người đó phải nghiên cứu cái hiện tại dưới ánh sáng của quá khứ vì nhu cầu của tương lai. Người đó không thể để thoát khỏi tầm mắt của mình một khía cạnh nào của bản chất con người và các thể chế. Người đó phải kiên định và vô vụ lợi, trong cùng một hành động; giữ khoảng cách và liêm khiết như một nghệ sĩ, nhưng đôi khi cũng thực tế như một chính trị gia" ("Alfred Marshall," trong The Collected Works of John Maynard Keynes - Các tuyển tập của John Maynard Keynes, trang 173).
Print Friendly and PDF

8.6.15

Việc làm là nhân tố then chốt của hạnh phúc



Bruno S. Frey (1941-)

Bruno S. Frey: "Việc làm là nhân tố then chốt của hạnh phúc"

Hội thảo khoa học Saint-Gall thứ hai, ngày 11/5/2015
Bruno S. Frey, nhà kinh tế người Zurich có ảnh hưởng, giải thích lý do hạnh phúc của các quốc gia nhỏ và các cá nhân. Ông đề xuất tạo ra một kiểu thực thể mới để giảm bớt vai trò của Nhà nước-dân tộc.
Bruno S. Frey, giáo sư kinh tế tại Đại học Zurich, được xếp hạng 7 trên 21715 nhà kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất ở châu Âu, đề xuất việc từ bỏ ý tưởng về nhà nước-quốc gia, vào ngày thứ năm, nhân Hội thảo khoa học St. Gallen lần thứ 45. Theo ông, các thực thể chính trị nên được xác định dựa trên những vấn đề cụ thể, chứ không nên dựa trên những biên giới phát sinh thường từ những ngẫu nhiên của lịch sử.
Là nhà nghiên cứu về kinh tế học hạnh phúc, Bruno S. Frey đã cho thấy trong các tác phẩm của ông rằng con người hạnh phúc hơn ở các quốc gia nhỏ.
Le Temps: Những quốc gia nào sẵn sàng chấp nhận từ bỏ ý tưởng Nhà nước-dân tộc?
Bruno S. Frey: Không có ai cả, tôi đồng ý với điều đó. Các giới chính trị và các quan chức đều quan tâm đến việc duy trì nguyên trạng. Nhưng tôi nghĩ rằng có khả năng thành lập những thực thể linh hoạt và năng động làm giảm đi ý nghĩa của ý tưởng Nhà nước-dân tộc. Ví dụ, nếu một sự hợp tác giữa Pháp và Đức được hình thành, thì Nhà nước-dân tộc sẽ mất đi một phần ảnh hưởng của nó với thời gian.
Print Friendly and PDF

6.6.15

Hướng tới một sự thay đổi hệ chuẩn trong kinh tế học?


Cyril Hédoin

Hướng tới một sự thay đổi hệ chuẩn trong kinh tế học?

Thư trả lời gửi đến James K. Galbraith
Cyril Hédoin, ngày 06 Tháng tư 2010
Sự hồi sinh của lý thuyết kinh tế xuất phát từ đâu? Từ vùng biên hay từ vùng trung tâm của lí thuyết này? Để trả lời tiểu luận của James K. Galbraith, Cyril Hédoin cho rằng kinh tế học tự thân đã mang trong lòng nó những cách tiếp cận mang tính cách tân cho phép hiểu được những hiện tượng như cuộc khủng hoảng tài chính.
Trong bài báo của ông "Nhưng những nhà kinh tế đó, họ là ai?", James K. Galbraith tiến hành làm rõ ai là những nhà kinh tế đã có đủ sự sáng suốt để báo trước cuộc khủng hoảng tài chính. Galbraith bảo vệ luận thuyết cho rằng các nhà kinh tế đó không ở nơi mà người ta mong đợi, có nghĩa là ở vùng trung tâm của kinh tế học. Ngược lại, người ta phải tìm họ ở vùng biên, hoặc thậm chí ở bên ngoài lĩnh vực kinh tế học hàn lâm.
Như ông đã giải thích rõ cho đọc giả, danh sách các nhà kinh tế mà ông đưa ra hoàn toàn chưa phải là đầy đủ. Dĩ nhiên nó được xác định một phần bởi sự nhạy cảm và sự hiểu biết của tác giả. Một cách lộn xộn, Galbraith viện dẫn những cái tên sau đây: Dean Baker, Hyman Minsky, Wynne Godley hay Gary Dimsky. Các tác giả trên có những nguồn gốc trí thức khác nhau, nhưng tất cả họ đều có một điểm chung, theo Galbraith, là có khả năng dự đoán cuộc khủng hoảng tài chính, hoặc trong trường hợp của Minsky (mất năm 1996), đã cung cấp những công cụ lý thuyết để hiểu được các cơ chế của sự bất ổn tài chính. Các tác giả trên cũng có một điểm chung khác: họ không xuất phát từ vùng trung tâm của nghề nghiệp, điều mà một số người đôi khi còn gọi là "dòng chính thống" (“mainstream”) hay một cách vụng về hơn là "lý thuyết tân cổ điển". Nền tảng trong lập luận của Galbraith là nhận định trên chỉ cho biết, hoặc làm hiển nhiên hơn, sự việc cho rằng kinh tế học từ lâu đã đi sai đường. Do đó, vấn đề quan trọng là nhân cơ hội cuộc khủng hoảng tài chính này mà trở lại đúng đường, thậm chí cho dù phải đoạn tuyệt hoàn toàn với khoa học chuẩn định. Như Galbraith đã viết ở phần cuối của bài báo ông: "Do đó, không cần thiết phải giới hạn các cuộc thảo luận trong phạm vi hẹp của một môn khoa học kinh tế truyền thống. Vấn đề cấp bách ở đây là mở rộng nhiều hơn nữa không gian học thuật và tầm nhìn của công chúng đối với những công trình thực sự hữu ích để đối phó với những vấn đề sâu sắc về kinh tế trong thời đại của chúng ta. [...] Ý tưởng không phải là tranh luận bất tận về vấn đề kẻ tám lạng và người nửa cân, mà là vượt qua những cuộc tranh cãi về vỏ dưa và vỏ dừa nằm bên ngoài các cuộc tranh cãi ấy, nơi có những giải pháp nhất quyết nằm ở đâu đó, và đúng thực sự đang ở đó."
Print Friendly and PDF

4.6.15

Tân cổ điển



Tân cổ điển

Neoclassical
® Giải Nobel: ALLAIS, 1988 ARROW, 1972 DEBREU, 1983 FOGEL, 1993 FRIEDMAN, 1976 HAYEK, 1974 HICKS, 1972 LUCAS, 1995 MODIGLIANI, 1985 NASH, 1994 NORTH, 1993 SAMUELSON, 1970 SEN, 1998 SIMON, 1978 SOLOW, 1987
Thuật ngữ này chỉ trường phái những nhà kinh tế (theo nghĩa schumpeterian của từ này là những tác giả sử dụng những khái niệm nhất định và những kĩ thuật điều tra nhất định), sinh ra với tác phẩm của S. Jevons (1871) và được đăng quang một thế kỉ sau với những công trình của Arrow và Hahn (1971). Những mốc đánh dấu sự phát triển của trường phái này là những đóng góp của Walras (1874), Marshall (1890), Fisher (1892), Pareto (1897), Slutsky (1915), Hicks (1939), Allais (1943), Samuelson (1947) và Debreu (1959). Những khái niệm chính là lợi ích cận biên, tính duy lí cá thể, cân bằng (cá thể và của thị trường), sự phụ thuộc lẫn nhau, tính linh hoạt của các giá tương đối, tính tối ưu Pareto. Những kĩ thuật chính gắn liền hoặc với lí thuyết các hàm, hoặc với tôpô tổng quát hay tôpô đại số. Tổng thể này dựa trên phương pháp luận cá thể. Đây là một thiết kế tri thức hiếm có thiết kế tương đương nào khác trong khoa học xã hội, tạo thành cơ sở cho ba lí thuyết (giá trị, cân bằng, phúc lợi tập thể) dựa trên mô hình cân bằng chung”, trong đó cân bằng của thị trường của mỗi sản phẩm cũng tuỳ thuộc vào giá cân bằng của mỗi một sản phẩm khác. Để đơn giản hoá, ta cũng có thể giả định rằng mỗi sản phẩm có thể được phân tích riêng lẻ (đó là điều Marshall đã làm bằng cách qui chiếu về giả thiết cân bằng bộ phận), nhưng với cái giá phải trả là mất đi một số đáng kể những kết quả.
Print Friendly and PDF

2.6.15

Khoa học thời Trung cổ



Khoa học thời Trung cổ

Ngày nay, thời Trung cổ châu Âu tiếp tục mang tiếng xấu. Ý tưởng rằng đó là một thời kỳ mông muội và trì trệ đi liền với nó, mặc dù đã bị nhiều sử gia hiện đại bác bỏ[1]. Nhiều người tưởng rằng tư duy khoa học đã biến mất vào thời đó ở châu Âu để chỉ tái xuất hiện vào thời phục hưng, thậm chí trễ hơn, vào thế kỷ XVII với cuộc “cách mạng khoa học”. Và trách nhiệm của sự biến mất của khoa học thường được gán cho Nhà thờ Thiên chúa giáo. Nhà thờ này chẳng đã kết án Giordano Bruno và Galilée vì những ý tưởng khoa học của họ đó sao, nhiều người nói. Thế nhưng, luận đề này - chỉ được sinh ra ở thế kỷ XIX -, về một Giáo hội trung cổ thù địch với khoa học, cũng đã mất hết tín nhiệm nơi các sử gia[2]. Giờ đây, người ta chấp nhận rằng Giáo hội đã tạo thuận lợi cho sự cất cánh của một nền vật lý trung cổ cắt đứt với vật lý trường phái Aristote và báo hiệu vật lý của thế kỷ XVII[3].

Sự ra đời của các đại học

Nói về sự truyền bá và phát triển tri thức, không nên bao giờ quên rằng các đại học đã ra đời vào thời Trung cổ, với sự hỗ trợ tích cực của Giáo hội. Từ cuối thế kỷ thứ XI, khi đại học đầu tiên được thành lập ở Bologna (Ý), đến cuối thế kỷ XVI, khoảng 60 đại học đã ra đời ở khắp châu Âu. Một phần quan trọng những môn học được giảng dạy là những môn mà ngày nay ta gọi là khoa học: y khoa, hình học euclide, logic, quang học, thiên văn học. Còn thần học chỉ được dạy cho các sinh viên đã thi đỗ các môn nói trên. Thông qua một quá trình giảng dạy được đặt cơ sở trên “disputatio” (tiếng La-tinh, nghĩa là tranh luận – ND), sinh viên học cách đưa ra những lập luận để đối lại với những lập luận khác. Điều đó không phải không góp phần làm phát triển một tinh thần phê phán. Nếu Giáo hội muốn chống lại khoa học thì họ đã phạm một sai lầm khổng lồ khi khuyến khích sự phát triển của các đại học.
Print Friendly and PDF