30.4.20

Thế giới năm 2030 - Khí hậu sẽ vẽ lại bản đồ thế giới như thế nào?

THẾ GIỚI NĂM 2030 - KHÍ HẬU SẼ VẼ LẠI BẢN ĐỒ THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO

PHẦN 2. Tình trạng biến đổi khí hậu và sự chuyển đổi năng lượng cần thiết sẽ làm đảo lộn tình hình địa chính trị. Cộng tác với Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sciences Po Ceri.
Sự phân bố bất công các mỏ than đá, khí tự nhiên và dầu mỏ, về mặt địa lý, đã định hình tình hình địa chính trị thế giới kể từ thế kỷ XIX. © P. Cairns / blickwinkel / Picture-Alliance/AFP
Quần đảo Tokelau là một ví dụ điển hình. Quốc gia này, với gần 1.500 cư dân, nằm rải rác trên ba đảo san hô mất hút ngoài khơi Thái Bình Dương, là quốc gia đầu tiên có nguồn năng lượng hoàn toàn tái tạo. Nguồn năng lượng của họ, chưa bao lâu trước đây, được cung cấp từ hydrocarbon nhập khẩu với giá rất cao, thì giờ đây được cung cấp 100% bởi các tấm pin mặt trời và, trong thời kỳ mây mờ [không có nắng], thì được cung cấp bởi chất dầu sinh học [biofioul] được chiết xuất từ hạt dừa của địa phương. Nỗ lực của Tokelau chỉ là một giọt nước trước quy mô phát thải khí nhà kính trên thế giới; tuy nhiên đất nước này minh chứng cho thách thức mà nạn phát thải khí nhà kính đang gây ra cho nhân loại - và khả năng vượt qua thách thức này.
Ngay cả khi những dự đoán kinh khủng về sự hủy diệt của hành tinh bởi con người được phóng đại lên rất nhiều, nhưng tình trạng biến đổi khí hậu cũng mang đến rất nhiều vấn đề, đã làm thay đổi, đôi khi có lợi nhưng thường là hiểm nghèo, những cân bằng lớn về địa chính trị. Một mặt, sự chuyển đổi năng lượng, có nghĩa là quá trình chuyển đổi từ các nguồn năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo, làm xáo trộn địa lý năng lượng của thế giới; mặt khác, các hệ sinh thái của hành tinh cũng bị đảo lộn, mang đến những hậu quả cho con người; và cuối cùng, một số tài nguyên hữu ích chống lại thời tiết nóng lên toàn cầu - ví dụ như coban, lithium hoặc niken dùng làm pin cho xe điện - đang bị khan hiếm và tranh giành.
Print Friendly and PDF

29.4.20

Các tổ chức quốc tế: mối đe doạ của sự thống trị của Trung Quốc đang được cụ thể hoá


CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ: MỐI ĐE DỌA CỦA SỰ THỐNG TRỊ CỦA TRUNG QUỐC ĐANG ĐƯỢC CỤ THỂ HÓA

Buổi họp báo ngày 26.2.2020 của đại sứ Trung Quốc Chen Xu tại Văn phòng Liên hợp quốc ở Genève về cuộc bầu cử sắp tới vào chức vụ lãnh đạo Tổ chức Thế giới về Sở hữu trí tuệ. Fabrice Coffrini/AFP
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) dường như ở một vị trí mạnh mẽ để áp đặt quan điểm của mình trong các tổ chức quốc tế chính. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) - hai cơ quan mà sự thiếu vắng tính trung lập đã đẩy nhanh đại dịch khủng khiếp nhất thế kỷ 21 - đã bị đặt dưới sự ảnh hưởng của họ. ICAO và ba cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc trong tổng số mười lăm - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) - được lãnh đạo bởi những người Trung Quốc, nhiều gấp ba lần bất cứ quốc gia nào khác và có bảy phó tổng giám đốc người Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế này, cũng là một con số kỷ lục. Cuối cùng, vào đầu tháng 4, Trung Quốc đã tham gia một nhóm tư vấn lớn của Hội đồng Nhân quyền LHQ chỉ gồm năm quốc gia.
Trung Quốc - mà ta cần phải nhắc lại là nước đã đưa ra sáng kiến thành lập nhiều tổ chức đa phương ở cấp khu vực hay lĩnh vực, những tổ chức trong đó Trung Quốc đã giành được một ảnh hưởng to lớn (kiểu tổ chức 17+1, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Ngân hàng Châu Á đầu tư Cơ sở hạ tầng (AIIB), v.v.) để nhân đôi hệ thống quốc tế - đặc biệt đã cho thấy tinh thần tiến công ở Liên Hiệp Quốc, tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực mà họ cho là có tầm quan trọng chiến lược.
Print Friendly and PDF

28.4.20

Lí thuyết trò chơi hiện như thế nào?

Bernard Guerrien (1943-)

LÍ THUYẾT TRÒ CHƠI HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Về bài của Larry Samuelson: “Game Theory in Economics and Beyond
Bernard Guerrien

Tóm tắt

Trong một bài viết công bố cuối năm 2016, chuyên gia về lí thuyết trò chơi, phê phán nghiêm khắc lí thuyết trò chơi, ít nhất là phiên bản “không hợp tác” của lí thuyết này. Ông không mấy khoan dung đối với kinh tế học công nghiệp trong phiên bản lí thuyết trò chơi lẫn với cách tiếp cận gọi là “tiến hoá”. Theo ông, những việc tinh vi hoá khác nhau cân bằng Nash nhằm khắc phục vấn đề ám ảnh về tính bội của các cân bằng này đã không giải quyết được vấn đề. Ngược lại là khác. Thật ra dưới mắt ông, duy chỉ có cách tiếp cận hợp tác – bị xao lãng nhiều trong các thập niên qua – mới còn có thể mở ra những triển vọng đáng chú ý, đặc biệt trên phương diện thực tiễn.
Từ khoá: tinh vi hoá các cân bằng, bất định, trò chơi tiến hoá, cách tiếp cận hợp tác, thiết kế cơ chế, hình thức tổ chức.
Bố cục
“Vườn thú” những việc tinh vi hoá cân bằng Nash
Những “chi tiết tinh tế” của mặc cả và tính bội của các cân bằng
Lí thuyết trò chơi tiến hoá: thêm một thất vọng nữa
Đấu giá và mechanism design
Sự cứu rỗi lí thuyết trò chơi bằng cách tiếp cận hợp tác?
Kết luận
Ngôn ngữ hình thức giới hạn rất nhiều số người thật sự hiểu lí thuyết trò chơi; sự trừu tượng hoá để trong bóng râm những nhân tố mà tư duy tính đến một cách tự nhiên trong lúc sự hình thức hoá tạo ảo tưởng rằng lí thuyết có tính khoa học.
Ariel Rubinstein
Print Friendly and PDF

27.4.20

COVID-19: Bao giờ mùa dịch trôi qua?


COVID-19: BAO GIỜ MÙA DỊCH TRÔI QUA?

Tác giả: Tôn Thất Thông
Sau khi đăng bài “Phỏng vấn GS Nguyễn Sĩ Huyên”, một số độc giả đặt ra nhiều câu hỏi lý thú, thí dụ như: Có lẽ nào Việt Nam có hàng triệu người đã nhiễm bệnh và miễn dịch? Tại sao xét nghiệm kháng thể lại quan trọng lúc này? Miễn nhiễm cộng đồng là gì? Từ đâu có con số 60-70% cho Covid-19? Bao giờ thì đại dịch được xem là chấm dứt? Đấy là những tin tức ít nhiều phức tạp dành cho giới dịch tễ, nhưng chúng tôi cố gắng giản lược vấn đề, trình bày bằng ngôn ngữ không chuyên môn, có thể xem như một bài viết khoa học thường thức về dịch Covid-19. Hy vọng qua đây, quí độc giả có thể tìm thấy câu trả lời. Xin cám ơn GS Huyên đã bổ sung các dữ liệu khoa học cần thiết.
***
Trước khi bàn về kháng thể, miễn dịch và miễn dịch cộng đồng, chúng ta bắt đầu bằng một vài khái niệm căn bản.
Print Friendly and PDF

26.4.20

Điểm sách: Thế giới đối mặt với “nguy cơ” Trung Quốc


ĐIỂM SÁCH: THẾ GIỚI ĐỐI MẶT VỚI “NGUY CƠ” TRUNG QUỐC
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: Nikkei Asian Review)
Trung Quốc không còn là “thách thức” đối với thế giới, mà là “nguy cơ” đe dọa phương Tây và các giá trị của nó. Về căn bản, đó là cảnh báo của cuốn sách La Chine e(s)t le monde, essai sur la sino-mondialisation [Trung Quốc l(v)à thế giới, tiểu luận về sự toàn cầu hóa Trung Quốc], của các tác giả Sophie Boisseau du Rocher, cộng sự nghiên cứu tại viện Ifri, và Emmanuel Dubois de Prisque, cộng sự nghiên cứu tại viện Thomas More. Cuốn sách được viết bởi hai chuyên gia xuất sắc về châu Á, giới thiệu những vấn đề then chốt để phân tích sự nổi lên của một siêu cường mà vận mệnh liên quan đến tất cả chúng ta.
Print Friendly and PDF

25.4.20

Xã hội học về nguy cơ và khủng hoảng y tế: một nhận định về đại dịch coronavirus


XÃ HỘI HỌC VỀ NGUY CƠ VÀ KHỦNG HOẢNG Y TẾ: MỘT NHẬN ĐỊNH VỀ ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS
Patrick Peretti-Watel
Patrick Peretti-Watel

Đại dịch coronavirus là bằng chứng cho vị trí trung tâm mà sự nguy cơ chiếm trong các xã hội đương đại, vừa là mối lo lắng xã hội vừa là sản phẩm của sự phát triển của chúng. Trong cuộc phỏng vấn này, nhà xã hội học Patrick Peretti-Watel trở lại cách mà xã hội học hiểu sự nguy cơ và các vấn đề xã hội mà các cuộc khủng hoảng y tế và sự quản lý chúng làm nổi lên. Ông giải thích rằng các hình tượng, các thái độ đối với sự nguy cơ và sự khác biệt xã hội trong việc tiếp xúc với nguy cơ là những yếu tố không thể bỏ qua khi ta cố gắng ngăn ngừa nguy cơ y tế.


Patrick Peretti-Watel là giám đốc nghiên cứu ở Viện Quốc Gia Y Tế và Nghiên Cứu Y Học/INSERM (Institut National de la Santé et de la Recherche Médicale) ở phòng thí nghiệm VITROME (Véctơ của sự lây lan các bệnh truyền nhiệm ở các vùng nhiệt đới và Địa Trung Hải)[1] mà trụ sở nằm ở Viện Đại Học Y Học /IHU (Institut Hospitalo Universitaire) ở Marseille, nơi mà ông là đồng lãnh đạo của nhóm Thế đối ngã và Quyết định, Nguy Cơ và Hành vi Y Học. Chuyên gia về xã hội học nguy cơ và xã hội học y tế, ông là tác giả của nhiều bài báo và sách khoa học, bao gồm Sociologie du risque (Xã hội học về nguy cơ) (2000), La société du risque (Xã hội nguy cơ) (2010) và La cigarette du pauvre (Thuốc lá của người nghèo) (2012).
Các câu hỏi khác nhau được đề cập trong cuộc phỏng vấn:
1.   Ý niệm nguy cơ và cách tiếp cận xã hội học ý niệm này
2.   Vị trí của nguy cơ trong các xã hội đương đại
3.   Bản chất của nguy cơ trong các xã hội toàn cầu hóa và liên kết chặt chẽ
4.   Đại dịch coronavirus như là một loại nguy cơ
5.   Quản lý khủng hoảng y tế
6.   Nguyên tắc cẩn trọng
7.   Sự xuất hiện của các nguy cơ bổ sung cho nhau trong việc xử lý khủng hoảng y tế
8.   Sự khác biệt giữa chuyên gia và người không chuyên trong việc cảm nhận nguy cơ
9.   Tác động của các thông điệp phòng ngừa trong lĩnh vực y tế
10.   Tầm quan trọng của thái độ đối với nguy cơ trong việc xử lý khủng hoảng y tế
11.   Bất bình đẳng xã hội khi đối mặt với nguy cơ
* * *
Print Friendly and PDF

24.4.20

Bà Thái Anh Văn tái đắc cử [tổng thống] ở Đài Loan: những bài học từ một chiến thắng kép và sự không chắc chắn của Trung Quốc


BÀ THÁI ANH VĂN [Tsai Ing-wen] TÁI ĐẮC CỬ [TỔNG THỐNG] Ở ĐÀI LOAN: NHỮNG BÀI HỌC TỪ MỘT CHIẾN THẮNG KÉP VÀ SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN CỦA TRUNG QUỐC
Nữ tổng thống Đài Loan sắp mãn nhiệm Thái Anh Văn đã tái đắc cử với 57% số phiếu bầu vào ngày 11 tháng 1 năm 2020. (Nguồn: Hawai Public Radio)
Làm thế nào để diễn giải chiến thắng của bà Thái Anh Văn khi tái đắc cử tổng thống vào hôm 11 tháng 1 và việc đảng của bà duy trì được thế đa số tuyệt đối tại Lập pháp viện Trung Hoa Dân Quốc [hay Quốc hội – ND]? Không thể hạ thấp các cuộc bầu cử ở Đài Loan thành một phong vũ biểu về các mối quan hệ với Trung Quốc. Người Đài Loan cũng đang bỏ phiếu vì đời sống chính trị trong nước của họ. Nhưng thách thức về các mối quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh vẫn giữ một vai trò không đổi trong các chiến dịch bầu cử của Đài Loan. Các cuộc bầu cử vào tháng 1 năm 2020 cũng không phải là ngoại lệ.
Print Friendly and PDF

23.4.20

Ngày sách thế giới 23/4 & Sinh nhật Immanuel Kant 22/4


NGÀY SÁCH THẾ GIỚI & IMMANUEL KANT

Nguyễn Xuân Xanh

Hôm nay ngày 23/4 kỷ niệm Ngày Sách Thế Giới (& Bản Quyền), còn gọi là Ngày Quốc Tế Sách (International Book Day), được UNESCO ban hành năm 1995, đúng 25 năm trước. Việt Nam cũng có Ngày Sách Việt Nam, ngày 21/4, được ban hành ngày 24.2.2014.

Nhân dịp này xin chia sẻ lại bài viết về đọc sách thế giới và Việt Nam để thấy ý nghĩa của việc đọc sách thế nào:


Tác phẩm điêu khắc “Kỹ thuật in sách hiện đại” cao 12,2 mét được xây dựng vào ngày 21 tháng 4 năm 2006 trên Đại lộ Unter den Linden tại quãng trường Bebelplatz đối diện Đại học Humboldt, để kỷ niệm Kỹ thuật in sách hiện đại của Johannes Gutenberg khoảng năm 1450.
Bestseller đầu tiên là quyển Gutenberg Bibel (xem trong bài trên)

Ngoài ra, hôm qua, 22/4 là ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 300-4 của nhà triết học Immanuel Kant. Triết học nhận thức luận (Epistemology, Erkenntnistheorie) là cái mà các nhà triết học, khoa học luôn luôn hướng tới trên con đường khám phá khoa học. Khoa học chắc không thể nào cứ mày mò mà không có phương pháp có tính triết học. Chúng ta biết những phép diễn dịch và quy nạp. Nhưng không phải chỉ có thế. Quá trình khám phá phức tạp hơn nhiều, và người ta muốn biết khám phá thế giới bằng con đường, phương pháp nào? Và đó là đối tượng nghiên cứu của các nhà triết học.
Print Friendly and PDF

22.4.20

Covid-19 hay là đại dịch của đa dạng sinh học bị ngược đãi


COVID-19 HAY LÀ ĐẠI DỊCH CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC BỊ NGƯỢC ĐÃI
Philippe GrandcolasJean-Lou Justine



26/03/2020

Con tê tê, một trong những động vật bị săn bắt trái phép nhiều nhất trên thế giới có thể là động vật trung gian làm lây lan Covid-19 sang người.

Covid-19 đang tấn công thế giới về mọi mặt. Nó động chạm đến mỗi người trong chúng ta, chúng ta lo lắng cho sức khỏe của mình, của người thân và của những người ốm yếu. Đối với chúng ta, chỉ trong vòng vài tuần Covid-19 đã trở nên vô cùng quan trọng hơn các cuộc khủng hoảng về khí hậu hay đa dạng sinh học. Hơn cả những khủng hoảng gần đây đã huy động sự quan tâm của thế giới như thảm họa cháy rừng ở Úc chẳng hạn.

Tuy nhiên, những cuộc khủng hoảng môi trường này - chúng gây ra cho chúng ta những vấn đề nghiêm trọng trong ngắn hạn và trung hạn - dường như ít nghiêm trọng hơn rất nhiều trong hiện tại vì nạn dịch đe dọa có thể lây lan tức thì đến cơ thể của chúng ta.

Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng Covid-19, cũng như các nạn dịch quan trọng khác (HIV/AIDS, Ebola, SARS, v.v.) vẫn có mối tương quan với khủng hoảng về đa dạng sinh học và về khí hậu mà chúng ta đang trải nghiệm.

Những đại dịch này nói lên điều gì về trình trạng của đa dạng sinh học?
Print Friendly and PDF

21.4.20

“Tất cả xuất phát từ những vấn đề môi trường”


“TẤT CẢ XUẤT PHÁT TỪ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG”

Christian Chavagneux
Giải kinh tế học của Ngân hàng Thuỵ Điển
Ghé qua Paris nhân dịp phát hành bản dịch tác phẩm mới của ông là Nhân dân, quyền lực và lợi nhuận, nhà kinh tế Mĩ, giải kinh tế học của Ngân hàng Thuỵ Điển phê phán sự đổi mới, các mạng xã hội, khí hậu, các khoa học kinh tế... và tiên đoán người chủ sắp tới của Nhà Trắng.
Vào đầu cuốn sách, ông viết rằng của cải của các dân tộc dựa trên hai nền tảng: công nghệ và thể chế. Hãy bắt đầu bằng nền tảng đầu: làm sao giáo sư giải thích là công nghệ dường như phục vụ cho sự hình thành các độc quyền hơn là cho sự đổi mới?
Khoa học, công nghệ là những công cụ. Cách chúng ta sử dụng chúng tuỳ thuộc vào chúng ta. Ngày nay, một phần lớn những đổi mới dẫn đến việc giảm nhu cầu cần đến những người làm thuê không có chuyên môn, và điều này đưa đến thất nghiệp. Những đổi mới mà chúng ta cần đến là những đổi mới giúp cứu vãn hành tinh, phi carbon hoá nền kinh tế. 


Những ai tin vào pháp thuật của thị trường phải giải thích cho chúng ta vì sao các đổi mới không hướng tự phát đến việc giải quyết những nhu cầu của chúng ta. Vấn đề duy nhất mà thị trường quan tâm là: điều này có lời không? Chứ không phải là điều ấy có lợi về mặt xã hội mà là điều ấy có phải là nguồn gốc của những lợi nhuận tư nhân không? Thế mà, để có lợi nhuận còn gì tốt hơn bằng việc ở thế độc quyền? Để đảm bảo là mình sẽ không có người cạnh tranh? Cũng có khi Adam Smith có lí: đôi lúc, nhiều lợi nhuận tư nhân cải thiện tình hình chung nhờ những sản phẩm mới hoặc nhờ năng suất. Nhưng thường thì không phải thế.
Print Friendly and PDF

20.4.20

Virus Corona: một cơn khủng hoảng của khủng hoảng của sự tiến bộ


CORONAVIRUS: MỘT CƠN KHỦNG HOẢNG CỦA KHỦNG HOẢNG CỦA SỰ TIẾN BỘ
Michel Wievorka[*]
Cơn khủng hoảng do dịch coronavirus dường như là một dịp để lần lượt đánh giá những ưu điểm của các thể chế dân chủ và độc tài. Tuy nhiên, với Michel Wieviorka, chúng ta cần vượt ra khỏi sự đối kháng xơ cứng này để tìm hiểu mối tương quan giữa các xã hội loài người với ý niệm về sự tiến bộ nhằm hiểu được lý do khiến các chính phủ và dân chúng phản ứng một cách khác nhau đối với nạn dịch.


Có thể là sau dịch Covid-19 mọi sự sẽ không như trước. Hoàn toàn không có gì như trước nữa. Ngay cả những phạm trù và khái niệm của chúng ta. Và lúc đó phải “suy nghĩ một cách khác” (nhan đề một quyển sách của Alain Touraine) để hiểu được một thế giới đã hoàn toàn biến đổi. Nhưng với công cụ trí thức nào chúng ta có thể dự kiến một sự thay đổi toàn diện, nếu không phải là những công cụ mà Ulrich Beck (nhà xã hội học người Đức - 15/5/1944 - 1/1/2015) và một vài đầu óc có tầm nhìn xa trước ông như Ivan Illich (triết gia người Áo, 04/09/1926 - 02/12/2002) đã nêu ra trước đây – quyển sách cuối cùng của Beck có nhan đề “Sự biến hóa của thế giới”? 
Print Friendly and PDF

Covid-19 bộc lộ những mâu thuẫn của toàn cầu hoá tân tự do

COVID-19 BỘC LỘ NHỮNG MÂU THUẪN CỦA TOÀN CẦU HOÁ TÂN TỰ DO
Léo Charles[i]
Bruno Le Maire (1969-)
Trong lịch sử kinh tế thế giới sẽ có một trước và một sau Coronavirus.” Những từ này, được ông bộ  trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Bruno Le Maire phát biểu, nghe có vẻ như một bản án tử hình chống lại sự toàn cầu hóa hiện nay. Thật vậy, vẫn theo Bruno Le Maire, cần phải thiết lập “một sự toàn cầu hóa có trách nhiệm hơn và có tổ chức tốt hơn”; các hiệp hội đấu tranh cho một sự toàn cầu hóa khác và cho sự bảo vệ môi trường sẽ cảm thấy vui mừng ….
Bởi vì, từ những năm 2000 và sự tăng tốc của giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, đã có nhiều tiếng nói tố cáo những tác hại của sự toàn cầu hóa tân tự do dựa trên bốn sự phá giá: sinh thái, xã hội, thuế khóa và dân chủ[1]. Những tiếng nói không tìm thấy tiếng vọng trong các cơ quan điều phối quốc tế hoặc các chính phủ nối tiếp nhau.
Do đó, chúng ta không được nhầm lẫn và không quá nhanh chóng nhượng bộ trước vẻ đẹp của các bài diễn thuyết nay đã trở thành phê phán đối với sự toàn cầu hóa. Bởi vì khi mà nhiều nhà quan sát và kinh tế học tự do coi cuộc khủng hoảng Covid-19 là một cú sốc ngoại sinh, mang tính thời cuộc, đang gây khó khăn cho sự toàn cầu hóa, vốn rất tốt đẹp từ những năm 2000, thì, ngược lại, ta phải xem nó đơn giản như là một ngòi nổ, chứ không phải là nguyên nhân, cho cuộc khủng hoảng của sự toàn cầu hóa.
Print Friendly and PDF

19.4.20

Kinh tế phi chính thức: Năm điều ngộ nhận cần phá bỏ


KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC: NĂM ĐIỀU NGỘ NHẬN CẦN PHÁ BỎ
Người bán hàng rong ở Hà Nội (Việt Nam). Những người bán hàng rong không bất lực và vô vọng, họ là những người tự tin và có nhiều cao vọng.
Từ ngày 1 tháng bảy năm 2019, dân Úc có thể gọi đường “dây nóng về kinh tế bất hợp pháp” để báo cáo về các doanh nghiệp trốn thuế. Đây là một phần của sáng kiến lớn hơn của chính phủ nhằm chống lại kinh tế phi chính thức. Trong một bối cảnh khác, thời báo Global Times lại cho biết là Bangladesh, nơi cách xa nước Úc 7.000 cây số vế phía Tây Bắc, đang xây dựng chính sách nhằm giúp 87% giới trẻ đang làm việc trong khu vực phi chính thức thực hiện được tăng trưởng bền vững và tham gia phát triển nền kinh tế quốc gia.
Hai cách tiếp cận này cho thấy việc hội nhập lao động phi chính thức vào nền kinh tế quả là khó khăn: chúng ta cần chống lại nó hay đồng hành với nó?
Những nhà nghiên cứu chúng tôi thường được hỏi về những “nguy cơ” của việc hội nhập kinh tế phi chính thức. Liệu nó có đưa đến những “thiệt hại” cho xã hội? Có phải những người lao động phi chính thức đã không nắm bắt cơ hội? Những câu hỏi này hé lộ một điều khác: đó là kinh tế phi chính thức thường được xem là không có ích.
Với tư cách là công dân và nhà nghiên cứu, chúng ta thường nghe năm điều ngô nhận sau đây về chủ đề kinh tế phi chính thức:
1.   Người lao động phi chính thức chỉ hoạt động trong nền kinh tế ngầm.
2.   Người lao động phi chính thức xuất thân là người nghèo và ít học.
3.   Người lao động phi chính thức thường bất lực và vô vọng.
4.   Người lao động phi chính thức không sử dụng công nghệ, do đó họ bị gạt ra ngoài lề.
5.   Bằng mọi giá, phải hợp thức hóa hoạt động phi chính thức.
Print Friendly and PDF

18.4.20

Trung Quốc thời hậu virus Corona: cuộc trường chinh hướng tới phục hồi kinh tế


TRUNG QUỐC THỜI HẬU VIRUS CORONA: CUỘC TRƯỜNG CHINH HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI KINH TẾ

(Nguồn: Forbes)
Trung Quốc vừa mới hồi phục sau cuộc khủng hoảng virus Corona. Vào cuối tháng 3 này, chính phủ Trung Quốc đã nói tới việc trở lại làm việc, điều không thể tránh khỏi. Một sự trở lại cần thiết và mang tính sống còn đối với nền kinh tế Trung Quốc và tất nhiên, đối với Đảng. Tuy nhiên, diễn tiến của sự trở lại này không hề trơn tru. Ngoài sự cố bạo loạn trên cầu Hồ Bắc-Giang Tây tuần trước – đồng thời cũng báo hiệu sự bất bình đẳng của sự trở lại này trên khắp Trung Quốc -, các nhà máy và các mắc xích khác trong chuỗi sản xuất đang nỗ lực hoạt động trở lại.
Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc gần đây, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã công bố các dữ liệu kinh tế của tháng 1 và 2 trong một báo cáo. Các dữ liệu này là không dò thấu, cụm từ này là còn yếu. Thử gợi lên những kết luận chính trong báo cáo này.
Print Friendly and PDF

CORONA: Tại sao số ca nhiễm ở Việt Nam thấp?

CORONA: TẠI SAO SỐ CA NHIỄM Ở VIỆT NAM THẤP?

Phỏng vấn GS TS Nguyễn Sĩ Huyên
Thực hiện: Tôn Thất Thông
Trong lúc các nước phương Tây có hệ thống y tế vững mạnh, số ca lây nhiễm vẫn ở mức trên 100.000. Ở vài nước châu Á phát triển, số ca lây nhiễm cũng nhiều hơn 5.000. Trong lúc đó, Việt Nam với tiềm lực y tế rất hạn chế lại chỉ có trên 260 ca nhiễm và chưa có trường hợp tử vong. Tại sao? Có phải biện pháp cô lập vùng dịch địa phương trong ba tháng qua đã đóng vai trò quan trọng? Hay chúng ta có thể có cách cắt nghĩa khoa học hơn, dựa trên khía cạnh y học và xã hội?
***
Để thêm thông tin hòng trả lời câu hỏi nêu trên, DĐKP đã có vài buổi phỏng vấn, trao đổi với Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Huyên, một chuyên gia ngành y có tầm cỡ trong giới y khoa Đức (nơi làm việc và địa chỉ liên lạc xin xem ở cuối bài). Xin hân hạnh giới thiệu với quí độc giả nội dung các buổi phỏng vấn vô cùng lý thú và bổ ích này, hy vọng qua đó quí độc giả sẽ có một cách nhìn đầy đủ hơn, bổ sung vào diễn đàn trao đổi chung quanh vấn đề mọi người đang quan tâm hiện nay.

GSTS Nguyễn Sĩ Huyên và SV đại học Phạm Ngọc Thạch đến Đức học y khoa năm cuối tại Braunschweig. BS Huyên ở hàng đầu, bên phải. Nguồn ảnh: Peter Sierigk, Städtisches Klinikum Braunschweig.

Print Friendly and PDF