30.11.20

Tranh luận: Thách thức “sản xuất cái chính trị” cho các khoa học nhân văn và xã hội trong thời điểm khủng hoảng y tế

TRANH LUẬN: THÁCH THỨC “SẢN XUẤT CÁI CHÍNH TRỊ” CHO KHOA HỌC NHÂN VĂN VÀ XÃ HỘI TRONG THỜI ĐIỂM KHỦNG HOẢNG Y TẾ

Pierre Guibentif[1] Maryse Bresson[2]

Kiểm tra các biện pháp an toàn ở Paris. Thomas Coex/AFP

Gần đây, một câu hỏi ám ảnh nghiên cứu trong khoa học nhân văn và xã hội (KHNVXH): KHNVXH phục vụ cho cái gì? Điều này đặc biệt đã dẫn đến cuốn sách Covid-19, cái nhìn của các khoa học xã hội. Cuốn sách này khai trin câu trả lời sau: KHNVXH “tạo ra sự định hướng.

Trong thời kỳ khủng hoảng y tế, câu trả lời này đáng được quan tâm, kể cả việc tránh xa nó. Dĩ nhiên, điều quan trọng trước hết là phải tái xác định vị trí của đại dịch và các ứng phó đối với nó trong bối cảnh xã hội của chúng, đặt chúng trong mối quan hệ với các bất bình đẳng xã hội, với những thay đổi gần đây của các Nhà nước, hoặc cả với các tương quan lực lượng địa chính trị. Một cái nhìn tổng thể về thực tế xã hội bị ảnh hưởng bởi đại dịch chỉ có thể mang lại lợi ích cho tất cả các chủ thể xã hội.

Tiếp theo, điều quan trọng là phải xây dựng một ý tưởng rõ ràng về vị trí của hoạt động khoa học trong bối cảnh này. Hoạt động khoa học, và đặc biệt là khoa học y tế, là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển các liệu pháp điều trị. Tuy nhiên, nó hoạt động cùng với các chính phủ, hoặc cả với những tác nhân kinh tế. Hiểu rõ hơn về các trò chơi tổ chức trong đó hoạt động khoa học diễn ra chỉ có thể mang lại lợi ích cho nghiên cứu, vượt quá lĩnh vực của KHNVXH.

Print Friendly and PDF

28.11.20

Thay đổi dòng lịch sử như thế nào

THAY ĐỔI DÒNG LỊCH SỬ NHƯ THẾ NÀO

(ít nhất là phần đã xảy ra rồi)

David Graeber*David Wengrow**

Lời giới thiệu của Le grand Continent cho bản dịch tiếng Pháp:

Năm 2011, việc công bố tác phẩm Debt: The First 5000 Years (Nợ nần: 5000 năm đầu tiên) đã làm cho David Graeber trở thành một trong những nhà nhân học nổi tiếng nhất và được bình luận nhiều nhất cả trong và ngoài giới đại học. Đáng chú ý là trong tác phẩm này, nhà nhân học Mỹ đã đề ra một luận điểm nổi bật và mới mẻ: ông cho rằng trao đổi hiện vật chưa bao giờ là phương tiện trao đổi chính trong các xã hội gọi là sơ khai. Năm 2015, trong tác phẩm The Utopia of Rules: On Technology, Stupidity, and the Secret Joys of Bureaucracy (Điều không tưởng của các qui tắc: Về Công nghệ, sự ngu xuẩn và những niềm vui thầm kín của chế độ quan liêu hành chính), ông đã chú tâm chứng minh rằng, ngược lại với những định kiến trong thời đại chúng ta, sự phát triển và sự cần thiết của chế độ quan liêu hành chính là đậm nét hơn trong các nền kinh tế thị trường so với các xã hội gọi là truyền thống hoặc xã hội chủ nghĩa. Cuối năm ngoái, ông cùng đứng tên với Marshall Sahlins trong tác phẩm On Kings (Về những ông vua): trong lời mở đầu, có bản dịch tiếng Pháp trên Le Grand Continent, hai tác giả kêu gọi hãy giải phóng khỏi câu hỏi nặng nề và đã lỗi thời về “những nguồn gốc của Nhà Nước” để tập trung nghiên cứu trên phương diện lịch sử và nhân học những hình thức khác nhau của vương quyền.

David Wengrow (1972-)

David Graeber (1961-2020)

Trong một bài báo vào tháng ba năm 2018, lần này viết chung với giáo sư khảo cổ học so sánh David Wengrow, tác giả của tác phẩm What Makes Civilization? (Điều gì tạo ra nền văn minh?) có mục đích cung cấp một tổng quan hoàn chỉnh không bị chia cắt về “sự khai sinh của nền văn minh”, Graeber đề nghị xem xét lại thực tại xã hội-chính trị của bất bình đẳng bằng cách rời bỏ vấn đề này, kể cả huyền thoại về những nguồn gốc của nó. Lập lại khẳng định đã được trình bày trong phần mở đầu của On Kings theo đó “không có xã hội bình đẳng của loài người”, bằng cách sử dụng phương pháp phê phán và liên ngành, các tác giả chứng minh rằng không có một bằng chứng khảo cổ hay nhân học nào cho phép khẳng định các xã hội săn bắt - hái lượm là bình đẳng hơn các xã hội của chúng ta. Các tác giả đã tích lũy những ví dụ chứng minh rằng các xã hội qui mô nhỏ của loài người thời tiền sử mang tính phân chia cấp bậc và quân sự hóa hơn hẳn những gợi ý của những tác phẩm bán chạy nhất về vấn đề bất bình đẳng, các sách và công trình phổ biến kiến thức do khoa học xã hội truyền thống” tạo ra. Ngoài ra, hoàn toàn không xem các nhóm săn bắt - hái lượm là những thực thể bất di bất dịch qua thời gian, các tác giả chứng minh rằng mức độ bất bình đẳng của các xã hội loài người luôn thay đổi từ trước đến nay, có khi với một nhịp độ theo mùa.

Tập hợp vững chắc các chứng cứ này cho phép các tác giả phá bỏ một câu chuyện đặc biệt tai hại theo cách nhìn của họ: đó là câu chuyện gắn kết một cách thiết thân của một mặt là tiến bộ và sự phức tạp hóa của các xã hội loài người với mặt khác là sự xuất hiện của bất bình đẳng. Hơn cả việc nêu rõ một câu chuyện như vậy liên quan đến sự tồn tại dai dẳng của một cách nhìn chịu ảnh hưởng của Kinh Thánh về số phận loài người và của một trường phái Rousseau bị lệch lạc, bài báo này đặt ra một vấn đề căn bản: ngày nay các nhà tư tưởng và các nhà thực hành các khoa học xã hội phục vụ cho mục đích gì? Trái ngược với các đồng nghiệp đang chú tâm tính toán các hệ số Gini của thời đại đồ đá mới, góp phần vào việc biến bất bình đẳng thành một điều tự nhiên và phi chính trị, thành một công cụ của riêng chủ thuyết kỹ trị, Graeber và Wengrow mong muốn đưa trở lại cho các khoa học xã hội một quyền năng giải phóng.

Print Friendly and PDF

26.11.20

Cách mạng khoa học trong thời đại khai sáng (Phần 2)

CÁCH MẠNG KHOA HỌC TRONG THỜI ĐẠI KHAI SÁNG (PHẦN 2)

 Tác giả: Tôn Thất Thông

Trong bài trước (xem ở đây), chúng ta đã ngược dòng lịch sử để trở về năm 1543, khi Nicolaus Copernicus xuất bản tác phẩm nổi danh làm đảo lộn những giá trị khoa học được tôn thờ cả 2000 năm trước. Sự biến đổi hệ hình đó trong ngành thiên văn học không những mang lại ánh sáng mới cho khoa học tự nhiên, mà còn làm nổi bật tầm quan trọng của sự giải phóng tư tưởng để thoát ra khỏi tù túng chật hẹp của ý thức hệ. Phương pháp của Copernicus - dùng sự quan sát, đo đạc, thử nghiệm để tìm ra mối quan hệ tổng thể - đã chấp cánh cho khoa học để tạo nên những cuộc cách mạng tiếp theo mà chúng ta sẽ khảo sát trong những bài tiếp theo đây.

Những bước đi quyết định

Trong thế kỷ 16, có lẽ ngoại trừ Copernicus và một ít học giả gần gũi của ông, còn lại hầu hết mọi người đều xem con người và quả đất là trung tâm của vũ trụ, điều mà nền khoa học Hy Lạp cổ đại đã khẳng định và được thần học Kitô xem là nền tảng lý luận. Trong vũ trụ đó, con người là thước đo của một thế giới do Thượng Đế sáng tạo ra[1]. Copernicus phủ nhận luận cứ ấy và vẽ ra một mô hình vũ trụ hoàn toàn mới, trong đó quả đất chỉ là một hành tinh bình thường không khác gì những hành tinh khác, và con người là sinh vật biết suy nghĩ, biết sử dụng phương pháp khoa học để tìm ra bản chất thực sự của thái dương hệ. Thượng Đế không có vai trò gì trong quá trình tiến hóa của vũ trụ và con người.

Print Friendly and PDF

24.11.20

RCEP, hội nhập thương mại ở châu Á thách thức tham vọng của Hoa Kỳ + Biden, trước thách thức của TQ, quốc gia từ nay đứng đầu khu vực thương mại lớn nhất thế giới

RCEP: HỘI NHẬP THƯƠNG MẠI Ở CHÂU Á THÁCH THỨC THAM VỌNG CỦA HOA KỲ

Sébastien Jean

Giám đốc, CEPII

Houssein Guimbard

Nhà kinh tế học, điều phối viên cơ sở dữ liệu, CEPII

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), dưới sự chứng kiến ​​ca Th tướng Lý Khc Cường, ti hi ngh thượng đỉnh ASEAN vào ngày 15/11/2020. nh: Nhac Nguyen/AFP

Trong khi các quan hệ thương mại quốc tế vẫn còn căng thẳng, thì hiệp định RCEP (viết tắt của Regional Comprehensive Economic Partnership [Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực]”), được ký vào ngày 15/11 vừa qua tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam), tỏ ra lạc điệu.

Về bề nổi, RCEP sẽ kết nối gần như toàn bộ khu vực Đông Á và sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất, bao phủ khoảng 30% dân số và GDP thế giới. Trên thực tế, đại đa số các nước ký kết thực hiện hơn một nửa lượng giao dịch ngoại thương (thường là hơn 60%) với các đối tác RCEP của họ (xem bảng bên dưới).

Print Friendly and PDF

23.11.20

Thuế có thể giải cứu thế giới


THUẾ CÓ THỂ GIẢI CỨU THẾ GIỚI

Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý về cách đối phó với biến đổi khí hậu. Liệu các nhà chính trị có thể áp dụng nó vào thực tế?

Michael Maiello & Natasha Gural

Kelsey Dake minh họa

Có lẽ đó là phương án gần đây nhất mà những chuyên gia kinh tế cùng đi đến đồng thuận. Vào tháng Giêng [năm 2018], 43 trong số các nhà kinh tế nổi tiếng nhất thế giới đã ký một tuyên bố được công bố trên Tạp chí Phố Wall (the Wall Street Journal) kêu gọi một sắc thuế carbon ở Hoa Kỳ. Danh sách này bao gồm 27 nhà kinh tế được giải Nobel, 4 cựu chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và gần như mọi cựu chủ tịch của Hội đồng Cố vấn Kinh tế kể từ những năm 1970, thuộc Đảng Cộng hòa lẫn thuộc Đảng Dân chủ.

Các nhà kinh tế lưu ý rằng, “Bằng cách sửa chữa một thất bại thị trường nổi tiếng, thuế carbon sẽ gửi tín hiệu mạnh mẽ về giá cả, việc này sẽ kiểm soát và tận dụng bàn tay vô hình của thị trường để lèo lái các chủ thể kinh tế hướng tới một tương lai (thải ra) ít carbon hơn.” Tất cả doanh thu từ thuế phải được thanh toán thành các khoản hoàn trả một lần bằng nhau trực tiếp cho người dân Hoa Kỳ, họ cho hay.

Không phải tất cả các nhà kinh tế đều đồng ý rằng thuế nên có tính trung lập đối với thu nhập theo cách này, nhưng giới này đã thống nhất trong những năm gần đây xung quanh ý tưởng về thuế carbon. Theo một cuộc thăm dò gần đây của các chuyên gia kinh tế, hầu hết đều thích một loại thuế như vậy so với chính sách thay thế nổi bật nhất để đối phó với lượng khí thải carbon, chính sách cho phép mua bán giấy phép phát thải (cap and trade).

Print Friendly and PDF

21.11.20

USA 2020: Giải thoát

USA 2020: GIẢI THOÁT

GIẢI THOÁT

Nguyễn Quang

Sa thải (Fired), thế là hắn đã bị sa thải, nói như hắn vẫn thường nói trong những năm làm chương trình truyền hình “TV hiện thực” Học việc (The Apprentice). Hắn trả lại cho chúng ta một giang sơn đất nước, mà trong bốn năm hắn cầm quyền, người ta tự hỏi liệu có còn “ánh sáng trên ngọn đồi” của những tiền bối lập quốc[1]. Hôm nay khi hắn sắp sửa “cuốn xéo” sau vỏn vẹn một nhiệm kỳ, người ta có thể nhìn lại nhãn tiền bốn năm ngổn ngang liểng xiểng: về mặt định chế, thì nguyên tắc tam quyền phân lập bị nhạo báng, vị thế độc lập của tư pháp bị xúc phạm, những cơ quan trung gian bị gièm pha, nền dân chủ bị hạ thấp, thậm chí trở thành một chế độ quân chủ chuyên quyền, với triều đình lớp lang bè đảng, thủ hạ, sùng thần, gian thần đủ loại; về mặt các giá trị, thì đồng tiền được thần thánh hoá, văn hoá nhiễu nhương, khoa học bị ruồng rẫy, tri thức trở thành hàng hoá, nhân nghĩa trở thành trò cười, lý tưởng thống nhất được biểu dương trong tiêu ngữ E Pluribus Unum (From Many, One / Muôn người như một) mà Con Ó Hoa Kỳ ngậm trong mỏ bỗng nhiên mai một. Còn lại chăng là tự do, mà những định chế hiện tồn còn gìn giữ (bằng chứng là sự chuyển giao chính quyền hiện nay), nhưng trong chúng ta, không ít người - kể cả những ai sống xa nước Mỹ - đã trải nghiệm bốn năm qua, bốn năm bị “tước đoạt nội tâm”, nói như nhà điện ảnh Pierre Schoeller, “khắc khoải giữa cảm nhận thấy đó là một chế độ ô nhục và nỗi kinh hoàng khi thấy nó còn có thể biến chất xấu xa hơn nữa”.

Print Friendly and PDF

20.11.20

Tại sao ý tưởng về ‘một xã hội không dùng tiền mặt’ là nguy hiểm

 TẠI SAO Ý TƯỞNG VỀ MỘT ‘XÃ HỘI KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT’ LÀ NGUY HIỂM

... và một số người còn nói rằng đó là phân biệt chủng tộc.

Casey Bond

Ngày 08/03/2020

Trong thời Covid-19, người ta chuộng phương thức thanh toán không qua tiếp xúc. (Ảnh: NurPhoto via Getty Images)

Ý tưởng về một xã hội không dùng tiền mặt không phải là một ý tưởng mới. Việc sử dụng rộng rãi thẻ tín dụng và sự bùng nổ gần đây của các tùy chọn thanh toán kỹ thuật số đã khiến người dân có ít lý do để tiếp xúc với tiền mặt. Và sự ra đời của các cửa hàng đổi mới không dùng tiền mặt (và không nhân viên thu ngân) như Amazon Go, khiến chúng ta có vẻ như sẽ sớm hướng tới một môi trường thực sự không dùng tiền mặt.

Đại dịch chỉ làm tăng nhu cầu về các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt. “Trong thời COVID-19, việc không dùng tiền mặt là an toàn và vệ sinh hơn, do nhân viên thu ngân và khách hàng ít có tiếp xúc với nhau,” theo lời của Bobbi Rebell, một nhà hoạch định tài chính có chứng nhận và chuyên gia cho Tally [một công ty phần mềm kế toán đáng tin trên thế giới - ND].

Về lý thuyết, một xã hội không dùng tiền mặt sẽ dẫn đến những giao dịch nhanh hơn, thuận tiện hơn và có ít nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh hơn. Nhưng đối với người nghèo, thì điều này có thể cắt đứt một phương tiện kiếm sống quan trọng mà tiền mặt mang lại.

Print Friendly and PDF

18.11.20

David Graeber (1961-2020), tác giả của “Bullshit Jobs” (Những công việc nhảm nhí): nhà nhân học ... nhà nghiên cứu về quản trị?

 DAVID GRAEBER (1961-2020), TÁC GIẢ CỦA “BULLSHIT JOBS” (NHỮNG CÔNG VIỆC NHẢM NHÍ): NHÀ NHÂN HỌC … NHÀ NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ?

Tarik Chakor[1]

Anne-Laure Boncori[2]

Hugo Gaillard[3]

 Marc Bidan[4]

Nhà nhân chủng học Mỹ xác lập mối quan hệ giữa các công việc “vô ích, dư thừa hoặc tai hại” và những “tổn hại trí tuệ và tinh thần sâu sắc”Guido van Nispen/WikimediaCC BY

David Graeber, nhà nhân học người Mỹ làm việc tại London School of Economics, đã qua đời ngày 2 tháng 9, 2020, ở tuổi 59. Ông đã để lại một di sản quan trọng, thường là độc đáo, đôi khi gây tranh cãi.

Triệt để, đột phá và dấn thân, những bài viết, diễn thuyết và việc xác định lập trường của ông, một cách logic, là đối tượng của các phê phán. Cách tiếp cận triệt để và có tính tiên phong của ông, nếu được tiếp nhận một cách nghiêm túc, sẽ cơ bản bỏ qua khoa học quản lý và ảnh hưởng của nó lên tổ chức và các tác nhân của nó. Tuy nhiên, tổng kết lại, sự nghiệp của ông sẽ “làm chúng ta hành động” để thay đổi mối quan hệ của chúng ta đối với công việc, những thói quen và lợi ích của nó trong tổ chức và cho tổ chức.

Print Friendly and PDF

16.11.20

Toán học và xã hội học

 TOÁN HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC


Với tư cách là một khoa học, xã hội học sử dụng những mô hình toán học. Tuy nhiên, dưới mắt của hầu hết các nhà xã hội học, quan hệ này giữa toán học và xã hội học giới hạn ở những mô hình thống kê được sử dụng trong phân tích dữ liệu. Thế mà quan hệ giữa toán học và xã hội học vượt ra xa hơn khuôn khổ này. Sau thế chiến thứ hai, trong bối cảnh trí thức mà nét ấn tượng là sự đào sâu và mở rộng những tương tác giữa, một mặt, toán học và, mặt khác, các khoa học xã hội và các khoa học hành vi, một số nhà xã hội học đã bắt đầu sử dụng những mô hình toán học trong những hoàn cảnh ra ngoài khuôn khổ của những phân tích truyền thống về dữ liệu. Cách tiếp cận này là phổ biến trong trường của các “toán học xã hội” đang phát triển mạnh lúc bấy giờ.

Mục tiêu là xây dựng những lí thuyết khoa học chặt chẽ hơn những lí thuyết từng thắng thế trước đây trong các khoa học xã hội và khoa học hành vi. Ví dụ, các lí thuyết xã hội học, theo truyền thống, rất phong phú với nội dung trực giác, nhưng yếu về mặt hình thức. Các giả thiết và định nghĩa không được phát biểu rõ ràng và phân biệt với những mô tả sự kiện và với những suy luận. Đặc biệt, hiếm khi các kết luận được rút ra một cách hình thức từ những tiền đề được làm rõ từ đầu.

Print Friendly and PDF

15.11.20

Phân tích kinh tế bước vào năm hoạt động thứ bảy

PHÂN TÍCH KINH TẾ BƯỚC VÀO NĂM HOẠT ĐỘNG THỨ BẢY

Lời đầu tiên, PTKT chân thành cảm ơn Quý bạn đọc đã đồng hành cùng chúng tôi suốt 6 năm qua - một chặng đường không ít gian nan nhưng thật nhiều cảm xúc. Thực vậy, với một lực lượng chủ chốt rất mỏng phải chu toàn vô số công việc cho ‘sự hiện diện’ của PTKT thường xuyên trên không gian mạng, chúng tôi hẳn đã chạy ‘vắt giò lên cổ’ hay ‘hụt hơi’ nếu như không nhận được sự tiếp sức nồng nhiệt từ các tác giả, dịch giả, cộng tác viên và cả từ quý bạn đọc trung thành.

15.11 là thời khắc quan trọng và đáng ghi nhớ của CHÚNG TA - PTKT & NHỮNG NGƯỜI BẠN!

Chúng tôi xin cảm tạ tất cả những ai đã đóng góp ý kiến, sức lực, tâm huyết một cách vô vụ lợi để PTKT tồn tại và tiếp tục phát triển đến hôm nay và cả chặng đường sắp tới.

Chúng tôi xin cảm tạ Quý bạn đọc lâu năm đã xem PTKT như một nguồn thông tin thực sự hữu ích, mang tính học thuật và đáng tin cậy để tham khảo và giới thiệu cho nhiều người cùng mối quan tâm về kinh tế hay về những vấn đề thời sự, tư tưởng trên thế giới. Xin cảm tạ Quý bạn đọc mới đây đã mạnh dạn chia sẻ các bài đăng, không ngại phản hồi và đặt câu hỏi (cả qua email) để chúng tôi ngày càng thấy rõ sức ảnh hưởng tích cực từ công việc dịch thuật (chủ yếu) của mình, một việc vốn nặng nhọc, cần sự chuyên tâm, khách quan, vô tư và nỗ lực của rất nhiều người.

Hàng ngàn lượt đọc PTKT mỗi ngày của Quý bạn luôn là một nguồn động viên tinh thần to lớn giúp chúng tôi không ngừng cố gắng hơn và do lúc này đây, cả thế giới đang trải qua những thử thách hết sức cam go, liên quan đến môi trườngdịch bệnh nên trong khả năng của mình, PTKT sẽ tiếp tục cung cấp những thông tin quan trọng và kịp thời (mong quý bạn luôn hưởng ứng ‘mau mắn’) để chúng ta sớm vượt qua đại nạn này. Thân chúc Quý bạn đọc, Quý tác giả, dịch giảcộng tác viên cùng gia quyến vững tâm, mạnh khỏe và bình an hôm nay và những ngày sắp tới!

Nhóm khởi xướng

Print Friendly and PDF

14.11.20

Phỏng vấn Bernard Lahire

PHỎNG VẤN BERNARD LAHIRE

Paul COSTEY[1] Anton PERDONCIN[2]


Bernard Lahire là giáo sư xã hội học tại Trường Sư Phạm Cao Cấp về văn học và khoa học nhân văn/École Normale supérieure Lettres et sciences sociales (Lyon). Ông bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình trong lĩnh vực xã hội học giáo dục, với các nghiên cứu về sự thực hành đọc và viết trong các tầng lớp lao động (Lý do của những kẻ yếu thế nhất/La raison des plus faibles) và các chính sách công để chống nạn mù chữ (Sự sáng tạo nạn mù chữ[3]/L’invention de l’illettrisme). Tiếp nối truyền thống của Jean-Claude Passeron, ông đã đề xuất một cách đọc phê phán về sự nghiệp của Bourdieu (Công trình nghiên cứu xã hội học của Pierre Bourdieu/Le travail sociologique de Pierre Bourdieu) và lấy cảm hứng từ đó để xây dựng một chương trình dựa trên khuynh hướng (dispositionnaliste) trong xã hội học (Con người đa dạng/L’Homme Pluriel, Chân dung xã hội học/Portraits sociologiques)[4].



Đã từ nhiều năm nay, Bernard Lahire chuyên tâm vào sự phát triển một xã hội học văn hóa dựa trên các đề xuất phương pháp luận và lý thuyết được xây dựng trong các công trình đầu tiên của ông. Chúng kết hợp mối quan tâm về sự cụ thể hóa các thực tiễn và sự kết nối các cấp độ phân tích khác nhau. Các tác phẩm mới nhất của ông đề cập đến sự tiêu dùng và sự tiếp nhận (Văn hóa của cá nhân/La culture des individus) cũng như sự sản xuất văn hóa (Thân phận nhà văn/La condition littéraire).

Tracés: Chúng tôi muốn bắt đầu cuộc phỏng vấn này với sự trở lại truyền thống xã hội học đương đại. Xã hội học của Pierre Bourdieu đã có (và chắc chắn là vẫn có) một ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực xã hội học, cả về mặt lý thuyết và về tư thế trí tuệ. Theo ông, sự lan tỏa sau này và sự nhạy bén của truyền thống phê phán do Bourdieu khởi xướng trong xã hội học là gì?

Print Friendly and PDF

12.11.20

Một làng Trung Hoa tại Ý (phóng sự điều tra về “làng may mặc” Prato trong mùa đại dịch Covid 19)

MỘT LÀNG TRUNG HOA Ở Ý

Jordan POUILLE và Lei YANG

Đặc phái viên nguyệt san Le Monde Diplomatique

Hình ảnh một máy may công nghiệp trong cuộc kiểm tra của cảnh sát tại Xưởng dệt Shen Wu ở Prato, ngày 9 tháng 12 năm 2013. © Stefano Rellandini - Reuters

Báo đài Trung Quốc đã đua nhau đưa lại lời khen ngợi của ông thị trưởng Prato (vùng Toscane) đối với người dân Trung Hoa ở đây. “Khi bệnh dịch hoành hành ở Trung Quốc, các kênh truyền hình (Ý) đều chắc mẩm là Prato sẽ trở thành hố đen ở Ý. Sự thực là tỉ lệ nhiễm khuẩn ở Prato lại thấp hẳn so với tỉ lệ trên toàn nước Ý, và không có một công dân Trung Quốc nào cư trú ở Prato nhiễm bệnh. Cộng đồng người Hoa ở đây đã vô cùng thận trọng”, thị trưởng Prato đã tuyên bố như vậy trên CCTV (Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc) ngày 7 tháng tư 2020. Ông còn nói thêm với Tân Hoa Xã: “Nhiều cư dân Prato đã về Trung Quốc nhân dịp Tết (25 tháng giêng 2020) và khi trở lại Ý, họ đã tự nguyện cách ly. Phải cảm ơn họ”. Đây là lần đầu tiên người Hoa ở Prato đã được hoan nghênh như thế.

Tại thành phố công nghiệp vùng Toscane này, cách Florence 20 km về phía bắc, người Hoa đã tới lập nghiệp từ hai mươi lăm năm nay. Họ đã mua lại những xưởng dệt tàn tạ và phát triển nghề may mặc. Ô. Zhou Rongjing (Chu Vinh Tĩnh), chủ tịch Hội thương gia người Hoa ở Prato, vẫn chưa hết ngạc nhiên: “Tôi rất tự hào khi nghe những lời phát biểu của ông thị trưởng” (nói với Bắc Kinh Thanh Niên Báo, 8.4.2020). Hồi tháng giêng 2020, cùng với 18 hiệp hội người Hoa, ông Zhou đã thành lập một “lực lượng đặc nhiệm Covid”, bắt buộc mấy ngàn người lao động Hoa kiều phải phong toả và đeo khẩu trang, rất sớm, trước khi chính phủ Ý ra lệnh. Một đội tình nguyện viên đốc thúc cộng đồng người Hoa tuân thủ kỷ luật và phân phát khẩu trang cho người dân Prato ngoài đường phố, trong các hộp thư và trên các bãi đậu xe bệnh viện. Bắc Kinh Thanh Niên Báo phân tích, “rốt cuộc, các biện pháp Trung Quốc đã được áp dụng. Chỉ có điều khác là các tình nguyện viên Trung Quốc không mặc áo khoác và đeo băng đỏ thôi”, phớt lờ hẳn sự tham gia rất tích cực của 6 nhà thờ Tin Lành của người Hoa ở Prato.

Print Friendly and PDF