THỜI ĐẠI THÁI CỰC 1914 –
1991 (10)
THE AGE OF EXTREMES
Tác giả: Eric J. Hobsbawm; Người dịch: Nguyễn
Ngọc Giao
PTKT: Kể từ tháng 8.2021, chúng tôi lần lượt đăng tiếp các chương
còn lại của tác phẩm Thời đại thái cực 1914-1991. Để có một cái nhìn chung
giới thiệu tác giả và tác phẩm, mời bạn đọc lại bài Nhà sử học của
hai thế kỷ.
MỤC LỤC
Lời tựa và Cảm tạ
Lời tựa bản tiếng
Pháp
Hình
ảnh minh họa
Chú
thích các hình ảnh
Thế kỉ nhìn từ
đường chim bay
Phần
thứ nhất - THỜI ĐẠI TAI HỌA
chương 1 Thời đại chiến tranh toàn diện
chương 2 Cách mạng thế giới
chương 3 Dưới đáy vực thẳm kinh tế
chương 4 Sự suy sụp của chủ nghĩa liberal
chương 5 Chống kẻ thù chung
chương 6 Nghệ thuật, 1915-1945
chương 7 Sự cáo chung của các Đế chế
|
Eric J. Hobsbawm (1917-2012) |
Phần
thứ hai - THỜI ĐẠI HOÀNG KIM
chương 8 Chiến tranh Lạnh
chương 9 Thời đại Hoàng kim
chương
10 Cách mạng xã hội, 1945-1990
chương
11 Cách mạng văn hóa
chương
12 Thế giới thứ Ba
chương
13 “Chủ nghĩa xã hội hiện tồn”
Phần
thứ ba: SỤP ĐỔ
chương
14 Những thập niên Khủng hoảng
chương
15 Thế giới thứ Ba và cách mạng
chương
16 Sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội
chương
17 Tiền phong hấp hối: nghệ thuật sau 1950
chương
18 Phù thủy và đồ đệ tập việc: các ngành
khoa học tự nhiên
chương
19 Tiến tới thiên niên kỉ mới
* * *
Phần thứ hai
THỜI ĐẠI HOÀNG KIM
Chương 10
CÁCH
MẠNG XÃ HỘI, 1945-1990
“Lily: Bà tôi hay kể về thời Khủng
hoảng. Anh cũng có thể tìm đọc về thời kì này nữa. Roy: Họ cứ lải nhải là được
ăn no mặc ấm như vậy, mình phải bằng lòng lắm rồi, chứ hồi những năm 1930,
người ta chết đói, không có công ăn việc làm, v.v. và v.v.
***
Bucky: Tôi không hề sống thời
Khủng hoảng, nên không quan tâm. Roy: Nghe họ nói thì anh không thể nào chịu
nổi cuộc sống thời đó đâu. Bucky: Nhưng mà tao có sống thời đó đâu mà nói”.
Stud. TERKEL,
Hard
Times (1970, tr. 22-23)
“Khi ông
[tướng De Gaulle] lên nắm chính quyền, ở Pháp có một triệu đầu máy truyền hình.
[…] Khi ông rời chính quyền, có 10 triệu đầu máy. […] Nhà nước nào chẳng là sân
khấu trình diễn. Nhưng Nhà nước – kịch hôm qua không phải là Nhà nước – truyền
hình hôm nay”.
Régis
DEBRAY (1994, tr. 60)
I
Khi người ta đứng trước một cái gì mà
quá khứ chưa chuẩn bị cho họ, thì họ thường tìm cách đặt cho nó một cái tên
gọi, mặc dù chưa biết định nghĩa như thế nào, hiểu ra sao. Vào phần tư thứ ba
của thế kỉ XX, chúng ta thấy giới trí thức đã tiến hành như vậy. Cái từ “khóa”
là tiền tố “sau”, ở phương Tây người ta dùng chữ Latin là “post”, [chúng tôi sẽ
dùng chữ Hán là “hậu”, chú thích của ND] đặt trước nhiều từ ngữ mang dấu ấn
tinh thần của thế kỉ XX. Thế giới, hay đúng hơn, những khía cạnh khu biệt của
nó, đã trở thành hậu công nghiệp, hậu hiện đại, hậu cấu trúc luận, hậu mác-xít,
hậu Gutenberg, và trăm thứ hậu khác. Cũng như trong một đám tang, chữ “hậu” này
tương đương với tờ giấy khai tử, bản thân nó không phản ánh sự đồng thuận nào
về cuộc sống sau cái chết, có hay không có, có thì như thế nào… Thế là sự biến
đổi ngoạn mục nhất, nhanh chóng nhất và phổ quát nhất trong lịch sử loài người
đã đi vào ý thức những bộ óc có trí tuệ đã từng sống qua thời kì ấy như vậy đó.
Chủ đề của chương sách này chính là sự biến đổi đó.