27.2.16

Tự do kinh doanh



Tự do kinh doanh

Laisser-faire
Vincent de Gournay, rồi tiếp đến môn đồ của ông là Turgot, đã lấy lại công thức của Thomas Le Gendre: Tự do kinh doanh. Khi Colbert hỏi thương gia giàu có này, người sở hữu nhiều của cải ở châu Phi và châu Mĩ, là nhà vua và bộ máy công quyền có thể làm được gì để giúp thương mại thì Le Gendre đáp: Xin cứ để cho chúng tôi làm. Lúc bấy giờ đó là một câu trả lời, một lời thỉnh cầu và rồi sau này sẽ trở thành một cuộc cách mạng. Đó cũng là một lời tư vấn chính trị thực tiễn và rồi sau này sẽ trở thành một nguyên lí lí thuyết.
Print Friendly and PDF

26.2.16

Những công thức tốt để phát triển

Những công thức tốt để phát triển 

Christian CHAVAGNEUX
Phát triển các nước phương Nam? Không có điều gì dễ hơn, IMF và Ngân hàng Thế giới khẳng định: các chính sách tự do, quản trị tốt và thế là xong. Bằng chứng: đây là cách thức mà nước Anh, ngày hôm qua, và Hoa Kỳ, ngày nay, đã trở thành bá chủ của thế giới. Hoàn toàn sai, Ha-Joon Chang, một nhà kinh tế tại Đại học Cambridge, đáp lại.
Từ lâu, các nước công nghiệp hóa lớn đã không chỉ coi thường chủ nghĩa tự do, mà đã tỏ thái độ từ một cấp độ phát triển các thể chế của họ mà ngày nay được coi là thảm hại. Thử lấy ví dụ của nước Anh. Cho đến giữa thế kỷ XIX, các ngành công nghiệp đã được xây dựng từ các chính sách thuế quan đặc biệt cao, như nhà sử học Paul Bairoch đã chỉ ra, và là người mà Chang lấy cảm hứng nhiều nhất. Và việc bãi bỏ Luật ngũ cốc (Corn Law) nổi tiếng vào năm 1846 (mở đường cho việc nhập khẩu nông sản) là bước đầu tiên cho một sự mở cửa dần dần nền kinh tế... một điều bị bắt đầu đặt lại vấn đề từ những năm 1880.
Print Friendly and PDF

23.2.16

"1% những người giàu nhất làm mọi thứ để duy trì những xã hội bất bình đẳng"



"1% những người giàu nhất làm mọi thứ để duy trì những xã hội bất bình đẳng"

Bài phỏng vấn của Christian Chavagneux
Joseph Stiglitz (1943-)
Nếu Joseph Stiglitz đã chuyển hướng sang kinh tế học và từ bỏ học về vật lý, đó là để thay đổi thế giới. Năm mươi năm sau, cho dù vẫn còn tinh thần chiến đấu, ông không khỏi "bị giật mình bởi hố sâu ngăn cách giữa những khát vọng của chúng ta thời đó và những gì chúng ta đã làm". Vì sao quá khó để thay đổi thế giới? Điều gì phân biệt một nhà kinh tế cánh tả với một nhà kinh tế cánh hữu? Vì sao cuộc khủng hoảng tài chính không thuận lợi cho những tư tưởng tiến bộ? Gặp gỡ với nhà kinh tế nổi tiếng người Mỹ, trong hành trình đến Pháp để quảng bá cho cuốn sách mới nhất của ông.
Ngày 17 tháng 9 tới, ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ phải quyết định xem có nâng lãi suất chủ đạo của họ hay không. Họ có nên hay không thưa ông?
Print Friendly and PDF

21.2.16

Nhà nước và tư bản trong trình bày của bộ Tư bản


Nhà nước và tư bản trong trình bày của bộ Tư bản[1]

Trần Hải Hạc
Nhận xét ngày nay trở thành khá thông thường là Marx không hề có một phân tích về nhà nước tương ứng với phân tích của ông về tư bản, là người ta không thể tìm thấy trong toàn bộ tác phẩm của Marx lý thuyết về nhà nước tư bản chủ nghĩa mà nhiều người gán cho ông.[2] Trong một dàn bài năm 1858, tác giả của bộ Tư bản có dự kiến một quyển thứ tư tựa đề là “Về nhà nước”, song ông không hề soạn thảo nó [1845-1895, tr. 86].[3] Marx cũng không đưa nội dung dự kiến cho quyển này vào Quyển I của bộ Tư bản: ông nói rõ điểm này trong một bức thư năm 1862 và nhấn mạnh rằng đề tài duy nhất mà nội dung Quyển I của bộ Tư bản không cho phép xử lý, chính là “mối tương quan giữa các hình thái khác nhau của nhà nước và các cấu trúc kinh tế khác nhau của xã hội” [1862-1874, tr. 30].
Trái lại, điều ít người làm là nhận xét hệ quả của sự thiếu vắng phân tích tương quan giữa tư bản và nhà nước trong nội dung của bộ Tư bản. Làm như là vấn đề này không mấy gì quan trọng hoặc không ảnh hưởng đến công trình lý thuyết hóa tư bản của Marx ở các cấp độ phân tích khác nhau, đó là: quan hệ hàng hóa và khái niệm về tiền tệ, quan hệ làm công và khái niệm về sức lao động hay quan hệ đất đai và khái niệm về địa tô tuyệt đối. Như người ta đều biết, đây là những phân tích và khái niệm đặc thù của Marx, là nền tảng từ đó ông tiến hành phê phán kinh tế chính trị học. Nhưng mặt khác, những cuộc thảo luận về cách đọc bộ Tư bản cho thấy các khái niệm này có phần bất định, hay chí ít là các phân tích đó có phần nào nhập nhằng, khiến lý thuyết của Marx có nguy cơ ngả theo kinh tế chính trị học mà chính ông phê phán.
Print Friendly and PDF

19.2.16

Cạnh tranh



Cạnh tranh

Competition
® Giải Nobel: DEBREU, 1983 HAYEK, 1974
Chắc chắn là không thể hiểu được hoạt động của một hệ thống sản xuất bất kì mà không qui chiếu về khái niệm cạnh tranh. Chính vì thế điều đặc biệt quan trọng là phải có được một định nghĩa và một lí thuyết về cạnh tranh càng thoả đáng nhất có thể. Thế mà lí thuyết truyền thống về cạnh tranh, một lí thuyết tạo thành điểm qui chiếu thống trị, theo quan điểm của phân tích kinh tế cũng như trong những ứng dụng thực tiễn của phân tích này, là đáng bị phê phán vì nhiều lí do. Cần thay thế lí thuyết này bằng một cách tiếp cận khác, thuộc về một cách nhìn động.
Lí thuyết truyền thống: cạnh tranh thuần tuý và hoàn hảo
Trong việc tìm hiểu những cấu trúc thị trường, chuẩn được chấp nhận theo truyền thống được biết dưới tên cạnh tranh thuần tuý và hoàn hảo trong kinh văn. Mối quan tâm nằm sau lí thuyết này là tìm xem, trên một thị trường nhất định, có nhà sản xuất hay một nhóm nhỏ nhà sản xuất nào, một cách có ý thức, có khả năng tác động đến giá của sản phẩm ấy hay không. Nếu có thì trường hợp này được gọi là không có cạnh tranh. Ngược lại, một tình thế được xem là cạnh tranh khi một nhà sản xuất nhất định có một quy mô tương đối quá nhỏ so với những nhà sản xuất khác để có thể có bất kì tác động nào đến thị trường, đặc biệt là trên giá các sản phẩm.
Print Friendly and PDF

17.2.16

Một xã hội dữ liệu không phải là một xã hội thống kê



Một xã hội dữ liệu không phải là một xã hội thống kê

Liệu các máy vi tính, các thuật toán và các cơ sở dữ liệu có thể giúp chúng ta nghĩ khác về xã hội của chúng ta không?
Lev Manovich (@manovich) là một nhà nghiên cứu người Nga di cư sang Hoa Kỳ. Kể từ cuối những năm 1990, và dựa trên nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn kinh điển Le Langage des nouveaux médias (Ngôn ngữ của các phương tiện truyền thông mới), ông tự khẳng định như là một trong những nhà tư tưởng quan trọng nhất của kỹ thuật số. Được Claire Richard phỏng vấn trên chương trình phát thanh Place de la toile, ông trả lời câu hỏi trên một cách thuyết phục.
Print Friendly and PDF

15.2.16

Từ Durkheim đến Weber và Berger/ Luckmann: Nỗ lực dịch và giới thiệu Xã hội học ở Phía Nam

TỪ DURKHEIM ĐẾN WEBER VÀ BERGER/ LUCKMANN: NỖ LỰC DỊCH VÀ GIỚI THIỆU XÃ HỘI HỌC Ở PHÍA NAM[1]

Bùi Thế Cường[2]
Trong vòng chưa đầy 10 năm, từ 2008 đến 2015, bạn đọc quan tâm đến xã hội học được mời thưởng thức ba tác phẩm kinh điển của xã hội học thế giới dịch sang tiếng Việt. Đó là tác phẩm bất hủ của Max Weber, Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, do một nhóm dịch giả thực hiện mà Trần Hữu Quang là nhà tổ chức chính (Nxb. Tri thức 2008). Tiếp theo, công trình của Émile Durkheim, Các quy tắc của phương pháp xã hội học, do Đinh Hồng Phúc dịch (Nxb Tri thức, 2012). Gần đây nhất là cuốn sách của Peter L. Berger và Thomas Luckmann Sự kiến tạo xã hội về thực tại: Khảo luận về xã hội học nhận thức do Trần Hữu Quang chủ biên dịch thuật (Nxb. Tri thức, 2015).
Có thể chỉ là ngẫu nhiên, nhưng ba công trình được dịch ấy đại diện cho ba thời kỳ cũng là ba tiếp cận lớn trong lịch sử xã hội học. Và có thể cũng chỉ là ngẫu nhiên, nhưng cả ba cuốn ấy đều do hai nhà nghiên cứu sống ở Sài Gòn, thêm nữa cùng làm việc ở Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, đóng vai trò chủ chốt, Đinh Hồng Phúc và Trần Hữu Quang.
Print Friendly and PDF

7.2.16

MỪNG TẾT BÍNH THÂN 2016

Print Friendly and PDF

5.2.16

Bàn tay vô hình mới



Bàn tay vô hình mới

Bàn tay vô hình không tồn tại – ít nhất là trong sự hóa thân hiện đại của nó. Việc quay trở lại với các nguyên bản của Adam Smith và nhìn lại thuyết tiến hóa có thể giúp đưa ra một ẩn dụ tốt hơn về cách thức các thị trường vận động trên thực tế. Hợp tác là điều cũng quan trọng như cạnh tranh.
Adam Smith đã đưa ra một nhận xét nổi tiếng cho rằng con người không có ý định thúc đẩy lợi ích chung và cũng chẳng biết thúc đẩy nó như thế nào. Tuy nhiên, khi theo đuổi các mục tiêu ích kỷ của bản thân, họ được dẫn dắt, như bởi một bàn tay vô hình, đến việc thúc đẩy một kết cục không nằm trong ý định của họ. Nhận xét của Smith tượng trưng cho một trong những vấn đề cơ bản nhất trong kinh tế học - mức độ mà các nền kinh tế có thể tự thân vận động mà không cần đến sự can thiệp của chính phủ.
Print Friendly and PDF

3.2.16

David Hume, từ bản chất con người đến bản vị vàng



David Hume (1711-1776)

David Hume, từ bản chất con người đến bản vị vàng

Gilles Dostaler
Là nhà triết học và nhà kinh tế, David Hume đặt lại vấn đề chủ nghĩa duy lý giáo điều và bảo vệ phương pháp lý luận thực nghiệm. Ủng hộ chủ trương tự do thương mại, luận điểm của ông về thương mại đã đặt nền tảng lý thuyết cho hệ thống bản vị vàng.
David Hume xem kinh tế học như là một thực tế mang tính lịch sử, tiến hóa và tương đối.
David Hume được biết đến như là một triết gia, một trong những triết gia nổi tiếng nhất của nước Anh. Nhưng vào thời điểm đó, các nhà kinh tế - lúc bấy giờ chưa có thuật ngữ này - trước hết là những nhà triết học. Chỉ đến đầu thế kỷ XX, Alfred Marshall mới thành công trong việc tách biệt chương trình giảng dạy môn triết học đạo đức với chương trình giảng dạy môn kinh tế học ở Anh. Hume, bị nghi theo thuyết bất khả tri, hai lần không thành công trong việc đăng ký làm giáo sư giảng dạy ở các trường đại học Glasgow và Edimbourg, mặc dù Adam Smith đã mô tả ông như "từ lâu là sử gia triết học lịch sử nổi tiếng nhất của thế kỷ này." Nhưng ông thành công hơn, và thậm chí làm giàu hơn, khi đảm nhiệm những chức vụ quản lý hành chánh công.
Print Friendly and PDF

1.2.16

Sự đánh cuộc nhập nhằng về hợp tác khí hậu



Sự đánh cuộc nhập nhằng về hợp tác khí hậu

Benjamin Geminel
Đón chào các nguyên thủ quốc gia ở sân bay Bourget, ngày 28.11.2015.
Việc nhất trí thông qua một thỏa thuận trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc là điều hiếm khi xảy ra đủ cho thấy hội nghị Paris đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử các quan hệ quốc tế. Kể từ Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất năm 1992 tại Rio, dấu hiệu thực sự xác thực đầu tiên này về một nhận thức phổ quát tạo nên một sự khích lệ đối với cộng đồng khoa học cũng như đối với các phong trào xã hội, những người đã chỉ đường cho những người ra quyết định.
Liệu sự thành công về mặt ngoại giao này có vì thế là một thành công xứng tầm của thách thức khí hậu không? Liệu 196 đoàn đại biểu tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu có thực sự sử dụng quyền lực "thay đổi thế giới" của họ, như Tổng thống Pháp François Hollande đã mời gọi, một cách nghiêm túc nhất trên thế giới, trong diễn văn kết thúc hội nghị của ông không?
Print Friendly and PDF