30.12.15

Lịch sử kinh tế đã chết; lịch sử kinh tế sống mãi?



Lịch sử kinh tế đã chết; lịch sử kinh tế sống mãi?

Hai năm trước, trong một bài nghiên cứu rất thú vị, Peter Temin than tiếc về sự suy tàn của lịch sử kinh tế như là một đề tài nghiên cứu tại các trường đại học. Ông lấy ví dụ về những gì đã xảy ra tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) để chứng minh cho quan điểm của mình. Tại đó, môn học này đạt tới đỉnh điểm vào những năm 1970, khi có ba thành viên của khoa giảng dạy về lịch sử kinh tế. Nhưng kể từ đó, nó suy tàn cho đến khi lịch sử kinh tế biến mất khỏi khoa và khỏi chương trình học đại học vào khoảng năm 2010.
Print Friendly and PDF

28.12.15

15 lời nguyền của thị trường tự do phi điều tiết



 15 lời nguyền của thị trường tự do phi điều tiết

Vì sao các sinh viên tương lai nên bỏ lớp kinh tế học cơ bản (econ 101) 
Các thị trường không vận hành theo cách mà sách giáo khoa kinh tế học rao giảng. Trong khi tôi đặt niềm tin vào sức mạnh thị trường trong việc bồi đắp phẩm chất xã hội, thì thị trường vẫn có nhiều hạn chế thuộc về bản chất mà bất cứ phương pháp tiếp cận khoa học đáng tin cậy nào cũng phải công nhận để có thể hoạch định được các chính sách công hiệu quả. Dưới đây là danh sách 15 lời nguyền – vâng, tôi gọi chúng là lời nguyền – mà thị trường phải hóa giải để có thể vận hành tương thích với các nguyên lý trong sách giáo khoa.
Print Friendly and PDF

27.12.15

Nghiên Cứu Phân Tầng Xã Hội Ở Nam Bộ


NGHIÊN CỨU PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở NAM BỘ[1]

(Nhìn từ đóng góp của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ)
Cơ cấu phân tầng xã hội ở Nam Bộ là một trong những hướng nghiên cứu đáng chú ý. Bài viết điểm qua những công trình về cơ cấu phân tầng xã hội ở Nam Bộ do các nhà nghiên cứu làm việc ở Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thực hiện trong 40 năm qua, từ đó nêu lên một số nhận xét về đóng góp của hướng nghiên cứu này.
1. MỞ ĐẦU
Phân tầng xã hội ở Việt Nam là một hướng nghiên cứu lớn. Tổng quan bước đầu của tôi cho thấy lượng ấn phẩm về chủ đề tăng nhanh qua thời gian (Biểu đồ 1). Xuất xứ đề tài và ấn phẩm chỉ ra ba địa chỉ chính mà ta không thể bỏ qua khi tìm hiểu tình hình nghiên cứu phân tầng xã hội ở Việt Nam. Đó là Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê; cụm các cơ quan nghiên cứu của Đảng mà nòng cốt là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong đó chủ yếu là Viện Xã hội học và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (Bùi Thế Cường, 2014)[2].
Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ là một phân viện đa ngành của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Viện có những mũi nhọn nghiên cứu như khảo cổ học, sử học, dân tộc học, v.v. Nghiên cứu xã hội học nói chung, trong đó có nghiên cứu phân tầng xã hội, luôn là một phần then chốt trong các chương trình nghiên cứu liên ngành của Viện 40 năm qua. Bài viết này trình bày một tóm lược về nghiên cứu cơ cấu phân tầng xã hội Nam Bộ do các nhà nghiên cứu làm việc ở Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thực hiện.
Print Friendly and PDF

24.12.15

Các nhà kinh tế quên thấy điều gì trong hành vi tặng quà



Các nhà kinh tế quên thấy điều gì trong hành vi tặng quà

Một nghiên cứu mới gợi ý lý do vì sao quà tặng ngày lễ — không như việc mua quà cho chính mình có một giá trị cao hơn nhiều so với những gì một số nhà kinh tế đã suy nghĩ trước đây.
Một nghiên cứu mới gợi ý rằng không có gì để mất với một tinh thần tặng quà chân thật. ẢNH: GETTY IMAGES
Quà tặng là trung tâm của các nền kinh tế "sơ khai". Người Bushmen ở Botswana, những người mà tôi đã từng sống chung, thường tặng cho người khác những món đồ họ mới tạo ra ví dụ, các chuỗi hạt bằng vỏ trứng đà điểu hay dao. Ngay lập tức, người nhận trở thành người có ý nghĩa trong đời sống của người tặng, nếu người đó chưa sẵn sàng người mà một ngày nào đó, bạn có thể tin rằng họ cho lại bạn một cái gì đó. Nếu điều đó không xảy ra, thì nó cũng không vi phạm quy tắc của thị trường trao đổi, mà chỉ là sự chia sẻ về những cảm xúc mong đợi.
Print Friendly and PDF

21.12.15

Vị trí của nền kinh tế trong các xã hội



Vị trí của nền kinh tế trong các xã hội

Ngày nay, ít có chuyên gia khoa học xã hội nào chấp nhận toàn bộ quan niệm ngây thơ của Thế kỉ Ánh sáng liên quan đến con người nguyên thủy tận hưởng tự do và đánh đổi sản phẩm của mình trong rừng để tổ chức xã hội và kinh tế. Những khám phá của Comte, Quetelet, Marx, Maine, Weber, Malinowski, Durkheim và Freud giữ một vị trí cao hơn trong sự gia tăng của tri thức hiện đại, theo đó tiến trình xã hội là một thể những quan hệ giữa con người với tư cách một thực thể sinh học và cấu trúc duy nhất những biểu tượng và kĩ thuật cho phép duy trì sự tồn tại của con người. Nhưng dù chúng ta đã khám phá thực tế của xã hội, tri thức mới không sản sinh ra một cách nhìn về xã hội so sánh được về mặt tiếng tăm với hình ảnh truyền thống của cá thể luận nguyên tử. Trên những điểm thiết yếu, chúng ta rơi trở lại vào những duy lí hóa trước đây về con người được quan niệm như một nguyên tử duy lợi. Và không đâu mà sự rơi trở lại này lại rõ ràng hơn những gì liên quan đến các ý tưởng của chúng ta về kinh tế. Trong cách tiếp cận nền kinh tế, bất luận khía cạnh nào được xem xét, chuyên gia khoa học xã hội vẫn còn lấn cấn bởi một quan niệm được thừa hưởng, theo đó con người là một thực thể có một khuynh hướng bẩm sinh là đánh đổi và trao đổi vật này với vật khác. Mặc những phản kháng chống lại “con người kinh tế” và những toan tính từng lúc để cung cấp một khung xã hội cho nền kinh tế, ý tưởng trên vẫn được duy trì.
Print Friendly and PDF

20.12.15

Milton Friedman, lãnh chúa thập tự chinh của chủ nghĩa tự do


Milton Friedman, lãnh chúa thập tự chinh của chủ nghĩa tự do

Trong suốt sự nghiệp của ông, Milton Friedman (1912-2006) đã đấu tranh chống lại chủ nghĩa Keynes và sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế.
Milton Friedman và vợ ông Rose, được tổng thống George W. Bush vinh danh (tháng 5 năm 2002). Thời hoàng kim của nhà kinh tế học này bắt đầu từ những năm 1970, với thắng lợi của chủ nghĩa trọng tiền và việc được trao giải thưởng vào năm 1976 của Ngân hàng Thụy Điển
Print Friendly and PDF

18.12.15

Tham nhũng chỉ là triệu chứng, không phải là căn bệnh



Tham nhũng chỉ là triệu chứng, không phải là căn bệnh

Để xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu, thì hãy ngừng dung túng các thể chế quốc gia phục vụ cho các giới tinh hoa tham lam và moi sạch nhẵn các nước nghèo.
Những người biểu tình vào năm 2012 chỉ trích Chính phủ tại Lagos, Nigeria khi loại bỏ trợ cấp nhiên liệu. ẢNH: SUNDAY ALAMBA/ASSOCIATED PRESS
Print Friendly and PDF

16.12.15

Ngay cả các nữ kinh tế gia nổi tiếng cũng không hề được trọng vọng



Ngay cả các nữ kinh tế gia nổi tiếng cũng không hề được trọng vọng

Angus Deaton và Anne Case
Tiếng nói của nam giới có xu hướng lấn át trong các tranh luận thuộc lĩnh vực kinh tế học, mặc dù có lẽ thực tế này được hình thành từ cách thức chúng ta bàn về những đóng góp của các nữ kinh tế gia. Điều này dễ nhận ra nhất khi chúng ta nhìn vào các cặp vợ chồng kinh tế gia quyền lực.
Nhìn lại hình ảnh sáo rỗng của báo chí cho rằng lần thứ nhất là một ví dụ, lần thứ hai là một sự trùng hợp và lần thứ ba là một xu hướng, tôi nhận thấy rằng cần phải tìm hiểu xem các nữ kinh tế gia được đối xử như thế nào.
Print Friendly and PDF

15.12.15

Karl Polanyi: nhà tiên tri về sự kết thúc của nền kinh tế tự do

Karl Polanyi (1886-1964)

Karl Polanyi: nhà tiên tri về sự kết thúc của nền kinh tế tự do

Sự quan tâm đối với sự nghiệp của Karl Polanyi đã được củng cố với sự đăng quang của tiến trình toàn cầu hóa theo kiểu tân tự do, và nó còn có thể tăng thêm do thảm họa mà điều này đã gây nên. Năm 1944, cuốn “Cuộc Đại Biến Chuyển” giải thích những khó khăn mà chủ nghĩa tư bản đã gặp phải giữa hại cuộc thế chiến. Đặc biệt các khó khăn này là hệ quả của xu hướng thiết lập một thị trường tự điều tiết từ thế kỷ thứ 19. Xã hội đã phản ứng đối với xu hướng này để chống đối nó. Polanyi dự kiến sẽ có một sự tái cấu trúc của nền kinh tế và của xã hội thông qua sự kế hoạch hóa xã hội, nhưng ông lại không dự đoán được sự phục hồi của nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Sau đó thì ông lại chuyên tâm đến nền kinh tế tiền công nghiệp, cả trên phương diện hình thức lẫn bản chất. Sau này, khái niệm lồng kết [encastrement - tiếng Pháp; embeddedness - tiếng Anh] đã trở thành trung tâm trong sự xuất hiện của một xã hội học kinh tế mới. Ngày nay, sự phân tích này của Ông về chủ nghĩa tư bản tài chính trước đệ nhất thế chiến và thảm họa giữa hai cuộc thế chiến đã tỏ ra thật sự rất thích đáng.
Print Friendly and PDF

13.12.15

Polanyi Karoly, 1886-1964



Polanyi Karoly (1886-1964)

Polanyi Karoly, 1886-1964

Sinh tại Wien và mất tại Toronto, Polanyi theo học luật và triết tại các đại học Budapest và Kolozsvar (Cluj, từ 1919), và một cách sâu sắc tự đồng nhất mình với đất nước Hungari. Tư tưởng và văn hóa của ông là chất lên men trong một thế giới đang sôi sục vào lúc chuyển thế kỉ. Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa vô chính phủ hoà trộn vào nhau trong môi trường văn hóa thuận lợi cho việc đảo lộn các nghệ thuật, văn chương, triết học... và số phận. Cái ngông kề cạnh cái thiên tài, cái không tưởng đi cùng với cái thực tế lạnh lùng, chính sách cải lương đồng hành với cái xi-nic, và khủng bố chính trị kề vai với chính sách cách mạng.
Năm 1909, Polanyi thành lập câu lạc bộ Galilei, điểm kết tinh và thu hút tất cả những ai mơ về một thế giới mới. Là địa điểm tranh luận và đối chất ý tưởng, các khoa học xã hội được kết nối, vì điều tốt nhất hay tồi tệ nhất, với một câu lạc bộ tư duy tự do, triệt để, chống giáo hội và chống cường quyền. Các khoa học này có thể trang bị cho việc xây dựng xã hội, cho các ngành nghệ thuật mới, cho các tiêu chí duy lí để các lĩnh vực này thừa hưởng được uy quyền của khoa học và vận dụng chúng nhằm phục vụ cho sự tiến bộ xã hội. Đối với phần lớn giới trên, đại diện cho tiến bộ này là chủ nghĩa xã hội.
Print Friendly and PDF

12.12.15

Những hứa hẹn của dữ liệu lớn



Những hứa hẹn của dữ liệu lớn

Ngày nay, thông tin phong phú hơn bao giờ hết và sự tăng trưởng của nó mỗi ngày càng nhanh hơn. Cách đây hai mươi năm, sự hơn thua chính nằm ở vấn đề kiểm soát thông tin, cả về chính trị cũng như trong các doanh nghiệp. Ngày nay, đó là khả năng khai thác thông tin, biến đổi những khối lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra theo thời gian thực thành giá trị.
Dòng thác dữ liệu kỹ thuật số, được George Day và David Reibstein đề cập trong các cột báo của chúng tôi (ParisTech Review), không chỉ ảnh hưởng đến các ngành nghề tiếp thị. Toàn bộ các tổ chức sản xuất đều bị tác động, và xa hơn các thách thức về năng lực cạnh tranh, liên quan đến các nền kinh tế quốc gia. Những ai có khả năng sử dụng những dữ liệu này sẽ có một lợi thế lớn không những để biết được ý kiến ​​của công chúng và phát hiện ra những động thái văn hóa, mà còn hiểu được những gì đang diễn ra trong chính tổ chức của họ, để cải tiến quy trình và có thông tin tốt hơn trong quá trình ra quyết định. Tất nhiên cần phải có những phương tiện thỏa đáng: đó là khó khăn lớn nhất cho những ai phải đương đầu với thách thức "dữ liệu lớn", vừa là một hứa hẹn và là một thách thức. Thách thức về kỹ thuật, đồng thời còn là thách thức về trí tuệ, bởi vì các công cụ tin học giúp khai thác các cơ sở dữ liệu ấy rõ ràng chỉ là một phần của giải pháp mà thôi.
Print Friendly and PDF

Bảy thách thức của COP21



Bảy thách thức của COP21
Việc cắt giảm nhanh lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu để giảm thiểu nhiệt độ nóng lên là trọng tâm các cuộc đàm phán của COP21. ©LIFEN CHAU/FEATURECHINA-ROPI-REA
Các kết quả dự kiến​​ đạt được từ hội nghị Paris là rất hạn chế và điều quan trọng là khả năng tiếp tục hướng về phía trước. Hãy lướt qua các chủ đề thảo luận chính.
Print Friendly and PDF

11.12.15

COP21: các nhà nước cam kết những điều gì?


COP21: các nhà nước cam kết những điều gì?

Hội nghị của Liên hợp quốc về khí hậu (COP21) đã chính thức khai mạc vào hôm thứ Hai 30 tháng 11. Cho đến ngày 11 tháng 12, các đại diện của 195 nhà nước sẽ nỗ lực tìm ra một thỏa thuận về việc cắt giảm khí thải nhà kính, nhằm hạn chế nhiệt độ khí hậu nóng lên dưới 2°C vào năm 2100.
Trước ngày khai mạc cuộc tập hợp lớn, mỗi nhà nước đã gửi phần "đóng góp" của mình (có thể truy cập trên trang web của Liên Hợp Quốc) mô tả chi tiết các cam kết mà mỗi nước sẵn sàng tuân thủ trong những thập niên tới, đôi khi phụ thuộc vào sự viện trợ tài chính của quốc tế.
Print Friendly and PDF

10.12.15

Cách tiếp cận định lượng trong việc nghiên cứu vai trò của đường sắt đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ



Cách tiếp cận định lượng trong việc nghiên cứu vai trò của đường sắt đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ
Một số phát hiện ban đầu [*]
[*] Bài viết này đã được trình bày lần đầu tiên vào tháng 12/1960 tại Hội nghị Purdue về Phương pháp Định lượng trong Lịch sử kinh tế và tại hội nghị St. Louis của Hiệp hội Kinh trắc học. Đây một báo cáo về một khía cạnh của một nghiên cứu lớn hơn đang được tiến hành về Đường sắt và tăng trưởng kinh tế Mỹ: Các tiểu luận về sử trắc học (Railroads and American Economic Growth: Essays in Econometric History). Nghiên cứu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Simon Kuznets G. Heberton Evans, Jr. Tất nhiên, họ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ sai sót nào xuất hiện trong bài viết này. Tất cả các tính toán được trình bày trong bài viết chỉ mới là sơ bộ và cần được xem xét lại.
Tôi rất biết ơn Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội đã hào phóng hỗ trợ các phần của nghiên cứu mà bài viết này dựa vào.
Có chính đáng hay không khi các nhà sử học xem xét các khả năng khác có thể có đối với các sự kiện đã xảy ra? ... Thông báo rằng một việc đã xảy ra, cách nói đó không làm sáng tỏ điều gì cả. Chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của những gì đã xảy ra chỉ khi chúng ta so sánh chúng với những gì có thể đã xảy ra.
MORRIS RAPHAEL COHEN
Print Friendly and PDF

9.12.15

FOGEL Robert William (1926-2013)



Robert W. Fogel (1926-2013)

FOGEL Robert William (1926-2013)

Robert William Fogel sinh tại New York, Hoa Kì, năm 1926. Sau khi tốt nghiệp cao học quản trị kinh doanh của đại học Cornell năm 1948, ông đỗ tiến sĩ của đại học John Hopkins năm 1963. Giảng viên phụ đạo tại đại học Rochester từ 1960 đến 1964, rồi phó giáo sư từ 1964 đến 1965 ông trở thành giáo sư lịch sử kinh tế tại đại học Chicago từ 1965 đến 1975. Song song đó ông là giáo sư đại học Rochester từ 1968 đến 1975 rồi là giáo sư đại học Harvard từ 1975 đến 1981. Kể từ 1981, ông là giáo sư đại học Chicago và ở đây lãnh đạo quĩ Walgreen và Center for Population Economics. Ông được Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển vinh danh năm 1993.
Sau một tác phẩm đầu về lịch sử một công ti đường sắt (1960), R. Fogel công bố một tiểu luận lịch sử kinh trắc về vai trò của đường sắt trong sự tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì (1964). Tác phẩm này thường được xem như đánh dấu sự khởi đầu của lịch sử kinh tế định lượng mới, được gọi là sử trắc học. Phương pháp này ưu tiên vận dụng một cách có hệ thống những dữ liệu định lượng, hoặc là tổng gộp, hoặc là nửa tổng gộp hay rất chi tiết, ví dụ như những dữ liệu về gia đình (1971).
Print Friendly and PDF

7.12.15

An ninh toàn diện là không đủ



An ninh toàn diện là không đủ

Đó là điều rõ ràng: chủ nghĩa khủng bố được nuôi dưỡng từ kho thuốc nổ gây bất bình đẳng ở Trung Đông, điều mà chúng ta đã góp công to lớn để tạo ra. Daech, "Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và tại Levant", được sinh trực tiếp từ sự tan rã của chế độ Iraq, và nói chung từ sự sụp đổ của hệ thống biên giới được hình thành trong khu vực vào năm 1920.
Sau khi Kuwait bị Iraq sáp nhập, vào những năm 1990-1991, liên minh các cường quốc đã gửi quân đến để hoàn lại dầu cho các tiểu vương – và các công ty của phương Tây. Qua đó người ta mở ra một chu kỳ mới các cuộc chiến tranh công nghệ và bất đối xứng – một vài trăm người chết trong liên minh để "giải phóng" Kuwait, so với hàng chục ngàn người chết bên phía Iraq. Lôgic này đã được đẩy đến cực điểm trong cuộc chiến tranh Iraq lần thứ hai, từ năm 2003 đến năm 2011: khoảng 500.000 người Iraq chết so với hơn 4.000 binh sĩ Mỹ thiệt mạng, tất cả chỉ để trả thù cho 3.000 người chết vào ngày 11 tháng 9, một điều không liên quan gì đến Iraq. Thực tế này, được khuếch đại bởi sự bất đối xứng cực độ về thương vong và sự thiếu vắng các giải pháp chính trị trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, ngày nay được sử dụng để biện minh cho tất cả những yêu sách bạo động của các phần tử thánh chiến. Hãy hy vọng rằng Pháp và Nga, khi tham gia vào chiến dịch sau sự thất bại của Mỹ, sẽ gây ra ít thiệt hại hơn và không khơi dậy thêm thiên hướng này.
Print Friendly and PDF

6.12.15

Vì sao chính phủ bảo vệ các công ty đa quốc gia?



Thomas Piketty (1971-)
Vì sao chính phủ bảo vệ các công ty đa quốc gia?
Giữa lúc diễn ra hội nghị COP 21, trong khi toàn bộ hành tinh đang tụ tập tại Paris để nỗ lực đạt được sự đồng thuận về các nguyên tắc liên đới và trách nhiệm, liệu chính phủ Pháp có ra tay bảo vệ bóng tối bí mật tài chính và các chiến lược tối ưu hóa thuế khóa của các công ty đa quốc gia không? Đáng tiếc đây là điều đang lộ ra.
Thực vậy, vào thứ sáu này, ngày 04 tháng 12 tại Quốc hội, sẽ diễn ra một cuộc bỏ phiếu quan trọng trong khuôn khổ dự luật sửa đổi tài chính. Các đại biểu quốc hội phải bày tỏ ý kiến về một bản tu chính, giới thiệu việc công khai báo cáo theo từng nước đối với các doanh nghiệp đa quốc gia. Nói rõ ra, đây là việc công khai hóa một số thông tin về hoạt động của các công ty đa quốc tại nhiều nước khác nhau mà họ hoạt động: doanh số, số lượng lao động, quỹ lương, lợi nhuận, số tiền thuế đã nộp (hoặc chưa nộp), v.v. Ngoài ra, danh mục các thông tin bắt buộc phải công khai báo cáo nên được mở rộng, ví dụ như cơ cấu thanh toán các khoản thù lao.
Print Friendly and PDF

Những vấn đề lớn bị COP21 bỏ quên



Những vấn đề lớn bị COP21 bỏ quên
Mặc cho kết quả ra sao, hội nghị Paris có thể bỏ lại những được mất lớn, những vấn đề quyết định tương lai của hành tinh. Thế nhưng, nhân loại, cũng như toàn thể sự sống, phụ thuộc vào những vấn đề ấy.
ĐẠI DƯƠNG
Cho đến nay, đó là một trong vấn đề lớn còn thiếu trong các cuộc đàm phán về khí hậu, nhưng chủ đề sẽ được thảo luận vào ngày 2 tháng 12, trong khung "nghị trình các giải pháp", một quá trình đã được Liên Hiệp Quốc thiết lập tại Lima (Peru) vào năm 2014 để chia sẻ những kinh nghiệm thực hành tốt với xã hội dân sự.
Print Friendly and PDF

5.12.15

Các cuộc đàm phán quốc tế về khí hậu theo 10 cột mốc thời gian



Các cuộc đàm phán quốc tế về khí hậu theo 10 cột mốc thời gian

Trình tự các cuộc đàm phán về khí hậu theo 10 cột mốc thời gian
Hội nghị Thế giới về Khí hậu (COP21), sẽ được tổ chức từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 11 tháng 12 tại Paris-Le Bourget, là điểm hẹn cuối cùng của lịch sử các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu vốn đã bắt đầu từ hơn ba mươi năm qua. Ba thập niên mà trong đó các nhà khoa học, các chính trị gia và công dân các nước đã nỗ lực để hiểu rõ hơn diễn biến của khí hậu, để xác lập trách nhiệm của con người trong những biến loạn của khí hậu và ảnh hưởng của chúng đối với xã hội, để đồng thuận về việc giảm thiểu và thích ứng với một hiện tượng đã khởi động. Chúng ta hãy quay trở lại quá trình lâu dài này theo mười cột mốc thời gian.
Print Friendly and PDF

3.12.15

Douglass C. North, nhà kinh tế độc lập và được giải Nobel, qua đời ở tuổi 95



Douglass C. North, nhà kinh tế độc lập và được giải Nobel, qua đời ở tuổi 95
Douglass C. North trở nên nổi tiếng vì đã thách thức các phương pháp phân tích kinh tế truyền thống. Credit Washington University in St. Louis
Douglass C. North, người được trao giải Nobel vì công trình ứng dụng lý thuyết kinh tế vào lịch sử đã cung cấp một hiểu biết mới về cách thức các xã hội phối hợp hành vi của con người, đã qua đời hôm thứ Hai tại tư gia ở Benzonia, Mich. Ông thọ 95 tuổi.
Print Friendly and PDF

Douglass C. North, một cách tiếp cận lịch sử khác



Douglass North (1920-2015)

Douglass C. North, một cách tiếp cận lịch sử khác

Được đào tạo theo trường phái tân cổ điển, nhưng là nhà tư tưởng phi điển hình, Douglass North là một trong những người sáng lập sử học kinh trắc và kinh tế học thể chế. Cách tiếp cận của ông kết hợp các lý thuyết kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học nhận thức.
Douglass North mô tả hành trình trí tuệ của ông như là "một hành trình dài, chắc chắn không thể đoán trước, từ chủ nghĩa Marx đến các ngành khoa học nhận thức".
Clio là một trong chín nữ thần Muses, con của thần Zeus và thần Mnemosyne, nữ thần bảo vệ cho khoa học và thơ ca. Thường cầm trên tay một cuốn sách cổ (papyrus), bà là người bảo trợ của lịch sử, khoa học ứng dụng từ thời cổ đại xa xưa nhất. Bộ môn này được bàn luận, từ thời đó đến ngày nay, theo nhiều cách khác nhau, từ những bài tường thuật của Herodotus và Thucydides đến trường phái Annales, qua các biên niên sử thời Trung cổ, những bài giới thiệu tiểu sử và lịch sử dân gian. Trường phái Annales, được thành lập tại nước Pháp vào những năm 1930, đối lập lịch sử truyền thống, với những tường thuật thiếu sinh khí các sự kiện, một lịch sử toàn diện, tích hợp tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có kinh tế học, và ưu tiên cho thời kỳ dài hạn.
Print Friendly and PDF

30.11.15

Herbert Scarf, một nhà kinh tế toán học, qua đời ở tuổi 85



Herbert Scarf (1930-2015)

Herbert Scarf, một nhà kinh tế toán học, qua đời ở tuổi 85

Herbert Scarf, một nhà toán học của Đại học Yale, người chưa bao giờ học một khóa kinh tế học nào nhưng các lý thuyết đột phá của ông đã được các doanh nghiệp và chính phủ chào đón nồng nhiệt, qua đời ngày 15 tháng 11 tại tư gia ở Sag Harbor, N.Y. Ông thọ 85 tuổi.
Nguyên nhân là suy tim, con gái của ông Martha Samuelson nói.
Di sản lâu dài nhất của Giáo sư Scarf là một thuật toán — được đặt theo tên ông — cho phép các nhà kinh tế đánh giá cách thức các thị trường, các công ty và ngay cả các hộ gia đình có thể phản ứng trước những thay đổi cơ bản trong chính sách thuế hoặc các chiến lược thương mại.
Glenn Hubbard, cựu chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế dưới thời Tổng thống George W. Bush và nay là hiệu trưởng trường Graduate School of Business thuộc Đại học Columbia, viết trong một email rằng thuật toán Scarf là một bước tiến mang tính cách mạng trong phân tích kinh tế, đã giúp định hình những chính sách tác động đến mọi người dân Mỹ.
Print Friendly and PDF

28.11.15

Paris và số phận của Trái đất



Paris và số phận của Trái đất

PRINCETON – Cuộc sống của hàng tỷ người, trong nhiều thế kỷ tới, sẽ bị đe dọa khi các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà đàm phán của các chính phủ gặp nhau tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris vào cuối tháng này. Số phận của một lượng không rõ các loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng cũng cùng chung số phận.
Tại "Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất" tại Rio de Janeiro vào năm 1992, 189 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, và tất cả các nước châu Âu đã ký vào Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC), và thỏa thuận làm ổn định lượng khí thải nhà kính "ở mức đủ thấp để ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm do con người gây ra với hệ thống khí hậu."
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một hoạt động làm ổn định nào diễn ra, và nếu cứ tiếp tục như vậy, các vòng lặp phản hồi khí hậu có thể làm tăng nhiệt độ cao hơn nữa. Khi băng đá ở Bắc Cực ít hơn để phản xạ ánh nắng mặt trời, thì các đại dương sẽ hấp thụ nhiều sức nóng hơn. Sự tan chảy lớp băng vĩnh cửu ở Siberia sẽ giải phóng một lượng lớn khí mêtan. Kết quả là, nhiều khu vực rộng lớn của hành tinh chúng ta, đang là nơi trú ngụ của hàng tỷ người, có thể trở thành nơi không thể ở được.
Print Friendly and PDF

26.11.15

Cắt đứt nguồn nuôi dưỡng Nhà nước Hồi giáo, một cuộc chiến nguy hiểm



Cắt đứt nguồn nuôi dưỡng Nhà nước Hồi giáo, một cuộc chiến nguy hiểm

Tuần báo Die Zeit của Đức quan tâm đến các nguồn lực của Daech (tên tiếng Arab al-Dawla al-Islamiya fil ’Iraq wal-Sham để chỉ tổ chức IS - ND). Nếu muốn tiến hành cuộc chiến trong lĩnh vực kinh tế, thì cuộc chiến đó cũng hứa hẹn có nhiều khó khăn.
Tổ chức một cuộc tấn công khủng bố là tất cả những gì rẻ nhất, tuần báo Die Zeit của Đức đã ghi nhận như vậy, viện dẫn các kết quả của một nghiên cứu được tiến hành bởi Viện Nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Na Uy:
"Emilia Oftedal, một nhà nghiên cứu tại FFI [...], đã phân tích các cuộc tấn công khủng bố được 40 nhánh thánh chiến tiến hành ở châu Âu từ năm 1994 đến năm 2013. Kết quả: những kẻ khủng bố không cần đến nhiều tiền để chuẩn bị và tiến hành các cuộc tấn công đã từng diễn ra tại Madrid, London hay Copenhagen. Gần ba phần tư các cuộc tấn công tốn dưới 10.000 đô-la. Những thứ tốn kém nhất, đó là vũ khí và chất nổ".
Print Friendly and PDF

23.11.15

Bắt người làm nô lệ, tống tiền, dầu lửa, cướp bóc, … Nhà nước Hồi giáo làm tiền bằng cách nào



Bắt người làm nô lệ, tống tiền, dầu lửa, cướp bóc, … Nhà nước Hồi giáo làm tiền bằng cách nào
Thứ tư 18 tháng 11, tổng thống Nga Vladimir Poutine thông báo việc thành lập một ủy ban đặc biệt đặc trách việc chống sự tài trợ cho khủng bố trong khuôn khổ củng cố chuộc đấu tranh chống các phần tử thánh chiến thuộc tổ chức IS.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi cuộc điều tra kết luận rằng nguyên nhân chuyến bay charter Nga nối liền Charm El-Cheikh ở Ai Cập với Saint Petersburg bị rơi trên Sinai hôm 31 tháng 10 là do bị đánh bom.
Hôm chủ nhật, sau các cuộc mưu sát gây tang tóc vùng Paris, qua phát biểu của bộ trưởng bộ tài chính Michel Sapin, Pháp trong cuộc họp G20 ở Thổ Nhĩ Kì, đã yêu cầu có những “quyết định cụ thể chống sự tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố”.
Print Friendly and PDF

22.11.15

Từ một áng văn thời sự siêu việt...



Antoine Leiris
Từ một áng văn thời sự siêu việt...
Cái lớn, cái dũng của Antoine Leiris, cả thế giới giờ đây đã biết. Và ngả mũ khâm phục. Tri ân.
Bởi anh đã tháo bỏ được xích xiềng địa ngục mà bọn khủng bố đã trói cột linh hồn và trái tim chúng ta, kể từ khi những cuộc thảm sát bắt đầu.
Bởi anh đã thể hiện - thâm trầm mà sáng chói - nhân cách, tư duy và phong thái một đứa con xuất sắc của xứ sở Ánh Sáng ở thế kỷ 21. 
Một ngôi sao vút lên từ đám đông thầm lặng bao quanh ta mỗi ngày.
Một Bồ Tát xuất hiện dưới trời Tây...
Print Friendly and PDF

21.11.15

Phỏng vấn Edmund Phelps



Edmund Phelps (1933-)

Phỏng vấn Edmund Phelps

Edmund Phelps sinh tại Evanston, Illinois năm 1933. Ông lần lượt lấy bằng BA tại Amherst College vào năm 1955 trước khi đỗ MA và PhD tại đại học Yale vào năm 1957 và 1959. Sau khi giảng dạy tại đại học Yale (1960-62), MIT (1963-65) và Pennsylvania (1966-71), ông về đại học Columbia và giữ ghế Mc Vickar kinh tế chính trị học.
Giáo sư Phelps là một trong những lí thuyết gia kinh tế vĩ mô hàng đầu của Hoa Kì và một trong những nhà thiết kế kinh tế học keynesian mới. Những nghiên cứu mới đây của ông là về những cứng nhắc cấu trúc của thị trường lao động. Những quyển sách nổi tiếng của ông gồm: Microeconomic Foundations of Employment and Inflation (W. W. Norton, 1970), Inflation Policy and Unemployment (W. W. Norton, 1972), Studies in Macroeconomic Theory: Employment and Inflation Individual Forecasting and Aggregate Outcomes: Rational Expectations Examined (Cambridge University Press, 1983), chủ biên cùng với Roman Frydman, Political Economy:  An Introductory Text (W. W. Norton, 1985) Seven Schools of Macroeconomics  (Oxford University Press, 1990).
Print Friendly and PDF

19.11.15

Gunnar Myrdal, kiến ​​trúc sư của mô hình nhà nước-phúc lợi



Gunnar Myrdal (1898-1987)

Gunnar Myrdal, kiến ​​trúc sư của mô hình nhà nước-phúc lợi

Là nhà kinh tế và chính trị gia người Thụy Điển, Gunnar Myrdal đã tham gia xây dựng mô hình nhà nước-phúc lợi nổi tiếng của Thụy Điển.
Đối với Gunnar Myrdal (1898-1987), càng bình đẳng thì càng tạo ra sự tăng trưởng.
Năm 1974, giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Nobel được trao cho Friedrich Hayek và Gunnar Myrdal "vì những đóng góp độc đáo của họ cho lý thuyết tiền tệ và các chu kỳ kinh tế và vì những phân tích sắc sảo của họ về tính phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng kinh tế, xã hội và thể chế”. Có lẻ người ta muốn làm vui lòng cả đôi bên chăng: hai nhân vật đối lập nhau trên bàn cờ chính trị và cũng coi thường nhau một cách thân tình. Trong khi Hayek là một tông đồ không mệt mỏi của chủ nghĩa tự do thuần túy và cứng nhắc và là nhà phê phán kiên quyết mọi hình thức của chủ nghĩa dân chủ xã hội, thì Myrdal là một trong những kiến ​​trúc sư của mô hình nhà nước-phúc lợi Thụy Điển và là người khởi xướng kiên quyết chủ nghĩa dân chủ xã hội triệt để.
Print Friendly and PDF

17.11.15

Những bất bình đẳng về giới làm tăng bất bình đẳng về thu nhập và kìm hãm tăng trưởng


Những bất bình đẳng về giới làm tăng bất bình đẳng về thu nhập và kìm hãm tăng trưởng
"Làm cho xã hội công bằng hơn và giảm thiểu sự bất bình đẳng giới là hai vấn đề đã nhận được rất nhiều sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách tại nhiều nước. Người ta ngày càng nhận thức được rằng việc theo đuổi hai mục tiêu này không chỉ là điều mong ước từ một quan điểm công bằng xã hội, mà còn có những tác động có lợi ở cấp độ kinh tế vĩ mô. Vì vậy, đã có nhiều phân tích xem xét các mối liên hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng, cũng như giữa sự tham gia của lực lượng lao động nữ và hệ quả của điều đó với nền kinh tế toàn cầu. (...)
Print Friendly and PDF