29.9.16

Hai nước Mỹ


Hai nước Mỹ
Các nhân viên của nhà máy Carrier tại Indianapolis, nơi mà hoạt động sản xuất sẽ được dời sang Mexico. Ảnh JOSHUA LOTT/THE NEW YORK TIMES-REDUX-REA
Người Mỹ có tâm trạng không vui. Họ nhìn hiện tại với con mắt màu xám và tương lai cũng vậy. 47% người được Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) phỏng vấn khảo sát cho rằng cuộc sống hiện tại đối với những người như họ khó khăn hơn nhiều so với 50 năm trước. Chỉ có 36% người cho rằng cuộc sống tốt hơn. Tệ hơn nữa, 49% tiên đoán rằng cuộc sống sẽ còn khó khăn hơn đối với thế hệ sau, so với khoảng 24% người tiên đoán rằng cuộc sống sẽ tốt hơn (phần còn lại nói không biết). Sự phân hóa thể hiện rất rõ giữa những người ủng hộ Donald Trump, những người siêu tiêu cực về tình hình hiện tại (81%), và những người ủng hộ Hillary Clinton, những người ngược lại nhìn cuộc sống ngày nay với con mắt màu hồng (59%), trong khi vẫn chia rẽ nhiều về tương lai con cái của họ.
Print Friendly and PDF

27.9.16

Cơ sở của phân tích tiền tệ


Cơ sở của phân tích tiền tệ

Micro-foundations of monetary analysis
® Giải Nobel: ARROW, 1972 DEBREU, 1983 FRIEDMAN, 1976 HICKS, 1972 LUCAS, 1995 TOBIN, 1981
Tiền tệ là công cụ duy nhất của trao đổi. Tiền tệ được dùng làm thước đo giá trị cho tất cả các sản phẩm và đảm nhận việc bảo tồn giá trị này. Do những chức năng này là những chức năng nội tại và chỉ riêng của tiền tệ nên việc tiền tệ hoá nền kinh tế là một giai đoạn quan trọng của nền kinh tế tiền tệ (Clower, 1968). Từ đó có thể suy ra rằng có được phân bổ tối ưu các nguồn lực trong một nền kinh tế tiền tệ là nhanh hơn việc có được phân bổ này trong một nền kinh tế hiện vật (Ostroy & Starr, 1973). Tiền tệ tránh được việc tìm kiếm sự trùng khớp nhu cầu trao đổi sản phẩm (Jevons, 1875), tạo những khả năng trao đổi vốn không thể có được trong một nền kinh tế hiện vật (trường hợp của Menger, 1892), tiết kiệm những chi phí giao dịch (Niehanss, 1971). Tiền tệ không đòi hỏi phải có đầu tư về thông tin để được sử dụng như phương tiện trao đổi (Brunner & Meltzer, 1971). Cụ thể hơn, khi tiền tệ được tạo sinh, thì đó là một công cụ tài trợ cho Nhà nước hay cho các doanh nghiệp; khi tiền tệ được sử dụng thì tiền tệ được dùng vừa để chi trả những nhân tố sản xuất vừa cho phép cầu làm cân bằng cung những sản phẩm mới được sản xuất. Schumpeter (1936) nhấn mạnh vai trò của ngân hàng trong việc ứng trước cho nền kinh tế. Về phần mình, Keynes (1936) khẳng định là do nền kinh tế nằm trong thời gian và do một số quyết định được lấy trong tình thế bất trắc, nên tiền tệ giữ một vai trò thiết yếu vì, bằng cách tạo một mối liên hệ giữa hiện tại và tương lai, tiền tệ được các tác nhân xem như một bảo hiểm phòng chống một số rủi ro và như thế cho phép, khi lượng tiền thoả mãn sự ưa thích thanh khoản của các tác nhân, duy trì hoạt động và việc làm ở một mức mong muốn. Còn nhà trọng tiền Milton Friedman (1956), dựa trên phân tích thực nghiệm, phát biểu rằng tiền tệ là quan trọng (money matters).
Print Friendly and PDF

25.9.16

Một câu chuyện về quyền lực


Tiền tệ được dùng vào việc gì?
Là một công cụ trao đổi đơn giản đối với các nhà kinh tế, tiền tệ trước hết là một sự được mất về quyền lực và là một vec-tơ gắn kết xã hội mạnh mẽ. Các đường nét của nó không ngừng tiến hóa theo thời gian, để trở nên mờ nhạt với sự tài chính hóa nền kinh tế.

2. Một câu chuyện về quyền lực

Christian CHAVAGNEUX
Để củng cố quyền lực, các nhà buôn, các chủ ngân hàng và các quân vương đã chiến đấu qua nhiều thế kỷ để kiểm soát việc phát hành tiền tệ.
Print Friendly and PDF

23.9.16

"Cuộc chơi lớn" về thương mại đang bước vào giai đoạn sôi nổi



TẠI TRUNG TÂM CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á, "CUỘC CHƠI LỚN" VỀ THƯƠNG MẠI ĐANG BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN SÔI NỔI
Từ trái sang phải, Tổng thống Mỹ Barack Obama bên cạnh Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ 11 tại Vientiane vào ngày 08 tháng 9, 2016. (Ảnh: YE AUNG THU/AFP)
Nhân dịp hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Tổng thống Obama đã lần đầu tiên có chuyến viếng thăm Lào, đất nước bị bỏ bom nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam, trong tư cách là một nguyên thủ quốc gia Mỹ, đất nước này đã biến mất khỏi radar của Washington. Chuyến viếng thăm của ông Obama được thực hiện sáu tháng sau chuyến viếng thăm của ông tại Việt Nam. Với 180 triệu dân, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV), nằm ngay ở các bậc thềm với Trung Quốc, là một vấn đề được thua của các cường quốc.
Print Friendly and PDF

21.9.16

Những phức tạp trong cõi trung mô

NHỮNG PHỨC TẠP TRONG CÕI TRUNG MÔ

Hàn Thủy 
Giữa đất trời còn chứa nhiều những thứ[1]
Không có trong giấc mộng triết gia
Shakespeare, Hamlet, Hồi I, cảnh V 
Cõi trung mô là cái chi mô? xin tạm dùng chữ trung mô (mésoscopique) để chỉ cái phạm vi ở giữa cõi vi mô (microscopique), vô cùng nhỏ, và cõi vĩ mô (macroscopique), vô cùng lớn; tóm lại có thể gọi là cái cõi đời thường, trong đó đầy rẫy những vấn đề. Khoa học ngày nay vẫn tiếp tục đi sâu vào vi mô và vĩ mô để tìm đến tận cùng những quy luật cơ bản của thế giới tự nhiên. Nhưng một hy vọng nảy ra từ thời cổ điển, cho rằng khi đã hiểu được những gì sâu kín và cao xa nhất thì có thể từ đó lý giải mọi vấn đề trong đời thường, đến ngày nay hình như bế tắc. Người ta thấy rằng việc khảo sát những hiện tượng trong cõi trung mô cần đến những phương pháp đặc thù, tuy rằng những quy luật của tự nhiên, dù ở phạm vi nào đi nữa, cũng không thể mâu thuẫn với nhau.
Bài này tiếp tục những lần trước, giới thiệu một giấc mộng mới của khoa học: nghiên cứu về sự phức tạp. Như thế cũng đủ ngông cuồng, vì làm sao nói một cách đơn giản về sự phức tạp? vì vậy trước tiên cần phá giải cái nghịch lý này: nếu có thể giải thích một cách đơn giản về một vấn đề cụ thể được coi là phức tạp thì nó đã... hết phức tạp! Nhưng tham vọng của những nghiên cứu về sự phức tạp không phải để giải quyết mọi khó khăn phức tạp cụ thể, mà nhằm bàn về sự phức tạp nói chung, với hy vọng sẽ có ích trên từng vấn đề cụ thể. Bàn một cách khoa học có nghĩa là giới hạn rõ phạm vi nghiên cứu, phân loại theo định tính (qualitative), rồi tiến tới định lượng (quantitative). Đây là một cách tiếp cận đã trở nên cần thiết trước những thách đố quá lớn lao của thời đại: bảo vệ môi sinh, giải quyết nạn nhân mãn, khủng hoảng kinh tế tiếp tục trong một thế giới phát triển không đồng đều..., năng lượng, tiền tệ, giáo dục, thể chế chính trị, v.v.. Mọi thứ đều liên kết chằng chịt với nhau, nghiên cứu những quan hệ đã trở nên quan trọng hơn đi sâu vào từng phạm vi, cái năng động và không ổn định đã trở nên quan trọng hơn sự thăng bằng khô cứng và ảo tưởng. Chưa nói đến những câu hỏi nghìn đời của tôn giáo và triết học: từ đâu nảy sinh sự sống, từ đâu nảy sinh bản năng, ý thức trí tuệ? mà hiện nay một số nhà khoa học tấp tểnh muốn trả lời – ở mức độ giả thuyết –. Những vấn đề này xin hẹn dịp khác sẽ đề cập.
Print Friendly and PDF

19.9.16

Kết quả giải Sách hay 2016



KẾT QUẢ GIẢI SÁCH HAY 2016

Sáng ngày 18.9.2016, tại khách Sạn Rex, TP. HCM, Quỹ văn hóa Phan Châu TrinhViện nghiên cứu phát triển IRED đã công bố kết quả Giải sách hay 2016
Năm nay, trong hạng mục sách hay về kinh tế, cuốn Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam của Trần Văn Thọ được trao giải cho thể loại sách viết và cuốn Hiểu nghèo thoát nghèo. Cách mạng tư duy để thoát nghèo trên thế giới của Abhijit V. Banerjee & Esther Duflo do Nguyễn Lê Bảo Ngọc dịch, được trao giải cho thể loại sách dịch.
PTKT xin chúc mừng các tác giả, dịch giả và đơn vị xuất bản. Nhân dịp này PTKT đăng lại dưới đây bài phỏng vấn một đồng tác giả là Esther Duflo: “Khi kinh tế học phát triển được thử thách trên thực địa”.
* * * 
KHI KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN ĐƯỢC THỬ THÁCH TRÊN THỰC ĐỊA
Giáo dục, tín dụng nhỏ, chính sách y tế, …
Làm thế nào kiểm định thật sự hiệu quả của một chính sách công? Esther Duflo trình bày những nguyên lí của phương pháp thực nghiệm được bà tinh chỉnh trên thực địa ở nhiều nơi trên thế giới.
Print Friendly and PDF

17.9.16

Châu Á và nỗi buồn của toàn cầu hóa lần thứ hai



Châu Á và nỗi buồn của toàn cầu hóa lần thứ hai
Xe tải chở container tại cảng Qingdao (Thanh Đảo), Trung Quốc, ngày 12 tháng 4 năm 2016. (Ảnh: Stringer/Imaginechina/via AFP)
Liệu sự kiện Brexit có kích hoạt sự kết thúc của toàn cầu hóa lần thứ hai hay không? Cuộc bỏ phiếu của người dân Anh cho thấy toàn cầu hóa không còn thành công và các số liệu thống kê đã cho thấy nó đang hụt hơi: trong năm 2015, thương mại thế giới đã co lại và điều này vẫn tiếp diễn trong quý I năm 2016.
Print Friendly and PDF

15.9.16

Khi cú hích đi quá xa và quá mạnh



KHI CÚ HÍCH ĐI QUÁ XA VÀ QUÁ MẠNH

Chủ nghĩa gia trưởng và cạm bẫy của kinh tế học hành vi
Phillip L. Swagel
Ở thủ đô Washington, luật sư có thể rất uy quyền, thế nhưng chính những nhà kinh tế học mới là người thúc đẩy quá trình hoạch định chính sách. Vào tháng 7 năm 2009, Douglas Elmendorf, nhà kinh tế học đứng đầu Ủy ban Ngân sách Quốc hội [Hoa Kỳ] đã suýt nữa chặn đứng Đạo luật bảo vệ bệnh nhân và chăm sóc y tế giá phải chăng [Affordable Care Act] (tên gọi khác là Obamacare) khi ông công bố rằng, như soạn thảo, dự luật này sẽ không “giảm đáng kể khoản chi cho y tế liên bang” trái ngược hẳn với những lời khẳng định ban đầu của những kẻ ủng hộ đạo luật này vốn phải vội vã thay đổi dự án luật. Các nhà kinh tế học cũng chi phối giới học thuật hàn lâm nhiều đến nỗi những nhà khoa học xã hội khác gọi kinh tế học là “bộ môn ngạo mạn” (the imperial discipline); [và] chỉ trích xu hướng vượt quá giới hạn cho phép của nó.
Đúng như lời chỉ trích: nhiều nhà kinh tế học tin rằng họ có thể giải thích các hiện tượng chính trị và xã hội tốt hơn các nhà chính trị học hay xã hội học. [Thâm chí] lòng tự tin nơi họ phản ánh niềm tin rằng kinh tế học chặt chẽ hơn về mặt toán học và có căn cứ về mặt lí thuyết hơn các ngành khoa học xã hội khác. Theo những nhà kinh tế học chuyên nghiệp, kinh tế học không chỉ đưa ra các phân tích chi tiết về sự vận hành của xã hội (chẳng hạn như xác định ai là người bị ảnh hưởng bởi một loại thuế cụ thể) mà còn đề ra các khuyến nghị về chính sách mang tính quy phạm (chẳng hạn như xác định mức thuế tối ưu).
Print Friendly and PDF

13.9.16

Các nhà kinh tế làm thuê bị chất vấn

Các nhà kinh tế làm thuê bị chất vấn

Renaud Lambert
Các bài xã luận, các bản tin phát thanh buổi sáng, các bản tin đài truyền hình: trong cao trào chiến dịch tranh cử tổng thống, một nhóm các nhà kinh tế bao vây không gian truyền thông và giới hạn những không gian khả thể. Được giới thiệu là học giả hàn lâm, họ là hiện thân của sự hiểu biết chuyên môn chặt chẽ ở trung tâm của cuộc đấu tranh ý thức hệ. Nhưng liệu những chẩn đoán của họ có đáng tin hay không nếu các "chuyên gia" này công khai các hoạt động khác của họ?
Người ta gọi đó là "hiệu ứng Dracula": giống như con ma cà rồng nổi tiếng xứ Carpathe, những sự sắp đặt không chính đáng sẽ không trụ vững khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ví dụ, việc tiết lộ thông tin về Hiệp định Đầu tư Đa phương (MAI, Multilateral Agreement on Investment) năm 1998, được đàm phán bí mật để tăng cường sự tự do hóa kinh tế, đã dẫn đến sự tan rã của hiệp định này.
Print Friendly and PDF

11.9.16

Tiền mặt thực tế



TIỀN MẶT THỰC TẾ 

Real cash balances
Khi những người nắm giữ tiền không bị ảo giác tiền tệ thì họ xác định cầu tiền mặt của họ trên cơ sở giá trị thực tế của tiền tệ (M/P). Những biến thiên của giá trị thực tế của tiền mặt bắt nguồn từ một biến thiên của lượng danh nghĩa tiền tệ (M), biến thiên của mức giá (P), hay từ cả hai loại biến thiên này. Dưới một số điều kiện, những biến thiên này có thể làm thay đổi những đại lượng thực tế như tiêu dùng hay việc làm, được gọi là hiệu ứng tiền mặt thực tế. Ví dụ, trước một gia tăng của mức giá chung làm giảm giá trị thực tế của tiền mặt thì những cá thể có thể muốn tái lập tiền mặt thực tế bằng cách giảm tiêu dùng (hay, ngược lại, gia tăng tiêu dùng tiếp sau một sụt giảm của mức giá chung làm tăng giá trị của tiền mặt của họ). Như vậy hiệu ứng tiền mặt thực tế là một cơ chế hợp nhất lĩnh vực thực tế và lĩnh vực tiền tệ, cơ chế này được thêm vào hay thay thế cho việc hợp nhất bằng lãi suất, và được các tác giả tân cổ điển hậu walrasian ưu tiên.
Print Friendly and PDF

10.9.16

Don Patinkin, người hoà giải kinh tế tiền tệ và kinh tế thực tế


Don Patinkin (1922-1995)

DON PATINKIN, NGƯỜI HOÀ GIẢI KINH TẾ TIỀN TỆ VÀ KINH TẾ THỰC TẾ

Gilles Dostaler
Là một nhà lý thuyết tỉ mỉ và là một nhà sử học về tư tưởng kinh tế, Don Patinkin là một trong những kiến ​​trúc sư của tổng hợp tân cổ điển. Ông đã tìm cách xây dựng những nền tảng kinh tế học vi mô chặt chẽ cho kinh tế học vĩ mô của Keynes, bằng cách tích hợp lý thuyết tiền tệ và lý thuyết thực tế.
Don Patinkin cho rằng ông đã hòa giải, về mặt lý thuyết, các quan điểm của Keynes và các luận điểm cổ điển, nhưng hố sâu chính trị giữa hai tầm nhìn vẫn luôn xa cách đáng kể.
Sự nghiệp của Don Patinkin minh họa sự khó khăn trong việc phân loại những nhà tư tưởng có ảnh hưởng trong một ngách được xác định ranh giới rõ ràng. Trong kinh tế học, cũng như trong các lãnh vực kiến ​​thức khác, Patinkin được coi là một trong những kiến ​​trúc sư chính, cùng với John HicksPaul Samuelson, của tổng hợp tân cổ điển, một sự hỗn hợp giữa kinh tế học vi mô của Walras và kinh tế học vĩ mô của Keynes đã được “tiệt trùng”. Tuy nhiên ông vẫn bác bỏ một số ý tưởng chính của trào lưu tư tưởng nói trên, chẳng hạn như ý tưởng cho rằng tình trạng thất nghiệp không tự nguyện là do tính cứng nhắc trong chiều giảm của lương.
Print Friendly and PDF

7.9.16

Nghiên cứu Đông Nam Á từ quan điểm của Viện quốc tế nghiên cứu châu Á (IIAS), Leiden

NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á TỪ QUAN ĐIỂM CỦA VIỆN QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU CHÂU Á (IIAS), LEIDEN
Philippe Peycam[1]
Chuyển ngữ: Bùi Thế Cường[2]

Tôi là nhà sử học nghiên cứu về Đông Nam Á, chuyên về Việt Nam, và sau đó Campuchia. Ở nước thứ hai, tôi tham gia phát triển một định chế tăng cường năng lực, Trung tâm Nghiên cứu Khmer, vừa là một tổ chức quốc tế vừa là một tổ chức Campuchia. Hiện giờ tôi là Giám đốc Viện Quốc tế Nghiên cứu châu Á (IIAS, International Institute for Asian Studies), một Viện có tính toàn cầu, nhưng cắm rễ sâu trong bối cảnh học thuật Hà Lan/ châu Âu. Thêm nữa, tôi là học giả ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore. Vì thế có nhiều lát cắt và góc độ để tôi thảo luận về nghiên cứu Đông Nam Á.

Về thách thức và cơ hội cho Nghiên cứu Đông Nam Á (SEAS), tôi cảm thấy chúng ta đang ở một ngã tư đường với những chuyển đổi căn bản trong quá trình sản xuất tri thức, theo nghĩa ta hàm ý gì cho nghiên cứu Đông Nam Á cũng như theo nghĩa thực sự ta đang làm điều đó như thế nào xét về mặt định chế. Những biến đổi ấy đang ảnh hưởng đến cách mà SEAS được quan niệm trước kia. Tôi nhìn những biến đổi ấy cả theo nghĩa là một quá trình phi trung tâm hóa và tái trung tâm hóa (decentering, re-centering) trong lĩnh vực này, khiến nó trở nên “toàn cầu” hơn với đa dạng hơn các tác viên tham gia cả trong lẫn ngoài khu vực Đông Nam Á, và theo cách kích hoạt lẫn nhau, khả năng mở ra những ranh giới trí tuệ và phương pháp luận mới vượt khỏi mô hình “nghiên cứu khu vực” (area study) truyền thống chủ yếu dựa vào khung quy chiếu nhà nước-dân tộc từng sử dụng lâu nay. Như ta biết, lĩnh vực này bị thống trị bởi mô hình học thuật Tây phương kiểu “nghiên cứu khu vực” thời Chiến tranh lạnh, và trước đó bởi truyền thống “Đông phương học” thuộc địa. Mô hình định chế của việc sản xuất và truyền tải tri thức cũng theo kiểu phương Tây. Nếu ta nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn hôm nay, ta thấy mình đang sống trong một thời đại với những không gian mới và những dòng tiếp cận mới đối với hiện thực con người, hiện thực của các xã hội tạo nên “Đông Nam Á”.
Print Friendly and PDF

6.9.16

Xét lại vấn đề thu nhập cơ bản

XÉT LẠI VẤN ĐỀ THU NHẬP CƠ BẢN
LONDON – Anh Quốc không phải là nước duy nhất tổ chức trưng cầu ý dân trong tháng này. Vào ngày 5 tháng 6, đại đa số các cử tri Thụy Sĩ đã bác bỏ, với 77% so với 23%, đề xuất về việc mọi công dân cần được đảm bảo một khoản thu nhập cơ bản vô điều kiện (UBI, Unconditional Basic Income). Nhưng kết quả chênh nhau ấy không có nghĩa là vấn đề sẽ sớm biến mất.
Print Friendly and PDF

4.9.16

Nghiên cứu Đông Nam Á: Hướng đến một kết mạng khu vực mở

Nghiên cứu Đông Nam Á: Hướng đến một kết mạng khu vực mở

Caroline Sy Hau[1]
Chuyển ngữ: Bùi Thế Cường[2]

Hơn mười lăm năm trước, trong bài giảng tưởng nhớ Frank Golay ở Đại học Cornell, học giả nổi tiếng Ruth McVey nhận xét Đông Nam Á học ở Hoa Kỳ bị suy giảm đúng vào lúc Đông Nam Á đang ngày càng toàn cầu hóa và ngày càng trở thành quan trọng đối với Hoa Kỳ (McVey and Reynolds, 1998, tr. 37-38). Trong thời kỳ cắt giảm ngân sách và chịu áp lực phải thể hiện ý nghĩa của nghiên cứu khu vực (area studies) đối với các ngành hàn lâm khác, và đối với nhà nước cũng như công luận nói chung, McVey kêu gọi suy nghĩ lại về Đông Nam Á học. Mượn lời McVey, “Không phải Đông Nam Á là đối tượng nghiên cứu của chúng ta, mà người Đông Nam Á là chủ thể của nó” (tài liệu đã dẫn, tr. 53). McVey phê phán cách thiết lập các chương trình nghiên cứu Đông Nam Á ở Hoa Kỳ có tính chất cạnh tranh giành tài trợ và uy tín. Bà biện hộ cho việc tăng cường hợp tác và kêu gọi người Đông Nam Á hướng đến mạng lưới hơn là tổ chức, và những mạng lưới này về nguyên tắc cần mang tính toàn cầu hơn là tính khu vực và quốc gia (tài liệu đã dẫn, tr. 54).
Print Friendly and PDF

2.9.16

Dữ liệu lớn và dữ liệu cá nhân: hướng tới việc quản trị có tính đạo đức các thuật toán


Dữ liệu lớn và dữ liệu cá nhân: hướng tới việc quản trị có tính đạo đức các thuật toán
Gần như khó có thể tưởng tượng được cuộc sống đương đại nếu không bàn đến việc chúng ta sử dụng hàng ngày các hệ thống thông tin được triển khai trên các máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, GPS, và từ nay còn thêm các thiết bị kết nối khác. Chúng ta đắm mình trong một thực tế kỹ thuật số được kiểm soát và cá nhân hóa, hội tụ vô số các dòng chảy thông tin. Việc khai thác các dữ liệu này trở thành một chủ đề nhạy cảm, bởi vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự riêng tư của chúng ta. Tất nhiên mỗi người đều có những công cụ cho phép điều chỉnh một số các thông số ví dụ, chấp nhận hay không việc định vị địa lý. Nhưng sự kiểm soát cá nhân này chỉ mang tính cục bộ và hầu như chưa ai có khả năng thực hiện nó một cách nghiêm túc. Vì vậy câu hỏi được đặt ra ở một cấp độ kiểm soát khác, ở cấp độ quản lý Dữ liệu lớn. Bằng cách nào? Bên cạnh những giải pháp thể chế được xây dựng dựa trên các cơ quan kiểm soát, còn nổi lên một hướng là khai phá dữ liệu có đạo đức (ethical data mining). 
Với sự phát triển của các công nghệ về Dữ liệu lớn, các thuật toán khai thác các dòng chảy dữ liệu đóng một vai trò ngày càng mang tính quyết định đối với sự lựa chọn của cá nhân. Có lẽ quá đáng khi nói rằng các thuật toán ấy kiểm soát chúng ta, nhưng chúng định hướng chúng ta trong rất nhiều quyết định, từ việc lựa chọn một khách sạn hay một vé máy bay đến việc lựa chọn một lộ trình, một cuốn sách trên Internet, hay việc gặp gỡ bạn bè mới trên các mạng xã hội.
Print Friendly and PDF