31.10.18

Nỗi đau


NỖI ĐAU

Cao Huy Thuần

Anh Chu Hảo vừa bị “kỷ luật” của đảng mà anh là đảng viên. “Kỷ luật” ấy là việc nội bộ chăng? Dư luận đã trả lời: thực chất, đó là một bản án, không phải riêng gì đối với anh Chu Hảo mà đối với tất cả trí thức. Bởi vậy, ai tự thấy mình là trí thức đều cảm thấy có liên quan. Đã có những thư chung. Đã có những “kiến nghị” viết rất sắc sảo và trí thức. Tôi có thể nói thêm ở đây một nỗi đau tuy rằng ai cũng biết, cũng nói, cũng lo: nỗi đau lạc hậu về văn hóa.
Print Friendly and PDF

Định nghĩa thao tác (Khái niệm)



ĐỊNH NGHĨA THAO TÁC

Tác giả: Jean Ullmo[1]
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Nói rằng Khoa học mang tính định lượng, rằng phương tiện của nó là sự đo lường, đã trở thành chuyện thông thường. Thế nhưng điều cũng thường xảy ra cho sự thông thường, là chính nó lại thường bao bọc và che giấu, cùng một lúc, cái sự thật sâu sắc mà chúng ta cần đưa ra ánh sáng trước tiên, và sự thật đó là: khoa học phải truy tìm những đối tượng của nó, xây dựng và kiến tạo chúng, chứ không hề tìm thấy chúng “có sẵn”, sờ sờ trong nhận thức hay trong kinh nghiệm tức thì. Thế giới khoa học là một công trình xây dựng; và các phương pháp kiến tạo này chính là công đoạn đầu tiên của khoa học, nhưng không phải vì vậy mà là cái ít khó khăn nhất.
Thí sinh tú tài nào cũng biết rằng vật lý học là sự toán học hóa thế giới tự nhiên. Công cụ toán học thao tác trên những con số do sự đo lường cung cấp, và sản xuất ra nào suy diễn, nào dự đoán. Nhưng điều còn cần phải được tìm hiểu là sự toán học hóa này đã diễn ra như thế nào, vì sao nó lại có tác động trên những đối vật được công trình xây dựng hoàn thành gọi là khoa học này cung cấp.
Khoa học định lượng đặt dưới sự thống lĩnh của toán học, đây sẽ là các tiên đề cho toàn bộ cuộc nghiên cứu về tư duy khoa học của chúng ta. Chính vì vậy mà chúng phải hoàn toàn rõ ràng. Để đạt tới điều này, phải xem xét những ví dụ, bởi vì chỉ bằng sự thực hành mà ý tưởng được soi sáng. Tất nhiên, các ví dụ này sẽ được giản lược, loại bỏ mọi thiết bị kỹ thuật khiến chúng trở thành nặng nề, khiến tinh thần của ta bị đẩy ra khỏi phần thiết yếu. Thế nhưng vẫn phải luôn luôn có những ví dụ, để biết chúng ta đang nói về cái gì.
Print Friendly and PDF

29.10.18

Hỗn độn


HỖN ĐỘN

Chaos
Thuật ngữ hỗn độn được áp dụng cho một hành vi của những chuỗi thời gian mà những giá trị nối tiếp nhau rất bị nhiễu, không dự báo được trong lúc chúng lại biến hoá trong một không gian bị chặn và chuỗi sinh ra bởi một động thái hoàn toàn tất định, nghĩa là không có chỗ cho ngẫu nhiên. Tuy nhiên, ý cho rằng những chuyển động thất thường có thể do một quá trình tất định sinh ra không phải là một ý mới và khiá cạnh mới của hiện tượng này nằm ở bản chất và tính chất của động thái này: động thái này phải là phi tuyến tính và có bậc tự do thấp, nghĩa là có sự can dự của rất ít biến (hai hay ba biến đủ để sinh ra hỗn độn). Đặc tính chính của động thái này là tính nhạy cảm với những điều kiện ban đầu: hay hiệu ứng bươm bướm: một thay đổi vi phân của những điều kiện ban đầu có thể có những hệ quả lớn trên quĩ đạo. Chính xác hơn, một nhiễu loạn nhỏ có thể kéo theo một phân kì kiểu hàm mũ của quĩ đạo. Hiện tượng này là nguồn gốc của vấn đề không thể dự báo mà các lí thuyết gia về hỗn độn phải đối mặt: tính không chính xác (vả lại không thể tránh được) trong việc hiểu biết những điều kiện ban đầu ngăn cấm mọi dự báo ngắn hạn của chuỗi.
Print Friendly and PDF

27.10.18

Nguồn đầu tư, và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, ở châu Âu đang gia tăng


NGUỒN ĐẦU TƯ, VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC, Ở CHÂU ÂU ĐANG GIA TĂNG
EU, cuối cùng, cũng bắt đầu chú ý
Dưới trần nhà theo kiểu thời Phục hưng của khán phòng Ball Games Hall ở Lâu đài Prague, Zhang Jianmin, vị tân đại sứ của Trung Quốc tại Cộng hòa Séc, đang trích lời của Tập Cận Bình, chủ tịch nước Trung Quốc. Lịch sử luôn mang đến cho mọi người cơ hội để đạt được sự thông thái và sức mạnh để tiến lên phía trước trong một số năm đặc biệt,” theo lời của ông, khi tuyên bố năm 2018 “là một năm như thế”. Đã bốn thập niên qua kể từ khi Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế, 5 năm kể từ khi họ khởi động Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) để cùng hội nhập với các nền kinh tế Á-Âu, và đó là một thời điểm rực rỡ để thúc đẩy sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước sở tại.
Hội nghị – được quảng cáo như là một sự kiện giáo dục cho các nhà đầu tư Trung Quốc – được đồng tổ chức bởi Viện Praha về Con đường tơ lụa mới, một think-tank mô tả “sứ mệnh cơ bản” của viện là “truyền bá nhận thức về các khái niệm về Con đường tơ lụa mới tại Cộng hòa Séc và các nước châu Âu khác”. Viện được điều hành bởi Jan Kohout, cựu bộ trưởng ngoại giao Séc và là cố vấn cho tổng thống Séc, người đã sử dụng sự kiện này để tán dương những tài sản sẵn có để bán ở nước mình. Trong số phần lớn những người dự khán là người Trung Quốc còn có những người Czech có ảnh hưởng, một cựu thủ tướng và một cựu bộ trưởng công nghiệp. Toàn cảnh đã thu hút tinh hoa của sự pha trộn chính trị và thương mại, đánh dấu sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại Cộng hòa Séc.
Print Friendly and PDF

25.10.18

Tại sao cần giáo dục khai phóng

TẠI SAO CẦN GIÁO DỤC KHAI PHÓNG?
Nguyễn Xuân Xanh
Lời nói đầu. Tiểu luận dẫn nhập dưới đây được viết cuối năm 2016 cho quyển sách “Biện hộ cho một nền giáo dục khai phóng”, bản tiếng Anh: “In Defense of a Liberal Education”, của Fareed Zakaria, do tôi chủ trì vừa mới ra mắt tại Cty sách Thời Đại và nhà xuất bản Hồng Đức.
***
Giáo dục có thể cho bạn một kỹ năng, nhưng giáo dục khai phóng có thể đem lại cho bạn phẩm giá.
Ellen Key
Giáo dục khai phóng là một lãnh vực rộng, bao gồm những môn học không phải thuần kỹ thuật, hay khoa học chuyên môn, mà liên quan đến nghệ thuật, âm nhạc, lịch sử, triết học, văn học, ngôn ngữ, v.v., tức mang tính nhân văn. Nó nhằm đào tạo con người toàn diện, phát triển nhiều khả năng, tạo nền tri thức rộng, tạo ý thức lịch sử, nhân loại, để làm công dân, làm người văn hóa, hơn là một chuyên gia trong một lãnh vực chuyên môn.
Người Hy Lạp đã đưa ra khái niệm giáo dục nhân văn và định nghĩa nó là “lý tưởng theo đuổi tri thức vì mục tiêu của chính nó”. Nội dung của giáo dục nhân văn đã có những bước chuyển qua các thời đại, từ paideia[1] của Hy Lạp sang humanitas của La Mã rồi artes liberales (liberal arts) của thời trung cổ, humanism thời Phục Hưng, Bildung của Đức đầu thế kỷ 19, và diễn biến với những thay đổi tuỳ thời cho đến hôm nay. Mục đích của giáo dục này ban đầu là tạo hình một con người toàn diện (the whole man), cả thân thể và lẫn tâm hồn (body and soul), giác quan và lý trí (sense and reason), tính cách và tinh thần (character and mind), xem con người là một chủ thể tuyệt đối, không phải là “những chiếc răng bánh xe trong cỗ máy chính trị, hay các con ong thợ trong tổ ong”. Giáo dục nhân văn chỉ nhắm tới con người tự nó mà không quan tâm đến nghề nghiệp hay kỹ thuật. Con người phải thông thạo các tác phẩm cổ điển, phải ăn nói như những nhà hùng biện, và phải lý luận như những triết gia (Marrou). Mỗi thời và hoàn cảnh lịch sử có cái “giỏ giáo dục nhân văn” riêng, với một số mục tiêu nhất định xuất phát từ tinh thần của paideia của Hy Lạp. Ở La Mã, mục tiêu của giáo dục là phục vụ Nhà nước, Nhà nước La Mã, tuy vẫn theo tinh thần nhân văn của thời Hy Lạp hoá (Hellenistic). Sau khi Đế chế trở thành Ki tô giáo, nó phục vụ Thiên Chúa. Ở Hoa Kỳ, giữa cuộc Nội chiến và Thế chiến II, người ta hiểu giáo dục khai phóng (liberal education) là có mục đích giải phóng (liberating) trí tuệ con người, làm cho nó tự do. Hai chữ liberal liberating được hiểu là đồng nghĩa, như J. Dewey nhận xét (Kimball).[2]
Print Friendly and PDF

23.10.18

"Các con đường tơ lụa mới": những đội quân tư nhân của Trung Quốc


"CÁC CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI": NHỮNG ĐỘI QUÂN TƯ NHÂN CỦA TRUNG QUỐC
Một thực tập sinh của doanh nghiệp bảo vệ tư nhân Dewei Security, trong một buổi tập huấn ở ngoại ô Bắc Kinh vào ngày 02/3/2017. (Nguồn: Asia Times)
Làm thế nào để bảo vệ “Các con đường tơ lụa mới? Dự án khổng lồ của Tập Cận Bình là một sự phóng chiếu đồ sộ về quyền lực đối với Trung Quốc cũng như là một nguồn tạo lập nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, các Con đường” đó đi qua nhiều quốc gia không ổn định, là đối tượng [tấn công] của chủ nghĩa khủng bố và các mạng lưới tội phạm. Trong cuốn China’s Private Army, Protecting the New Silk Road [Đội quân tư nhân bảo vệ con đường tơ lụa mới của Trung Quốc], Alessandro Arduino giải mã những thách thức được mất của việc bảo vệ các lợi ích kinh tế của Trung Quốc ở nước ngoài và sự phát triển các doanh nghiệp trong nước để đối phó với các thách thức đó. đồng giám đốc Trung tâm Quốc tế về Quản lý khủng hoảng và An ninh tại Học viện Khoa học Xã hội ở Thượng Hải, nhà nghiên cứu người Ý này đã thành công trong việc khai phá và làm sáng tỏ một chủ đề chưa được biết đến. Thế nhưng, việc đảm bảo an ninh cho "Các con đường tơ lụa mới" sẽ là một trong những chìa khóa thành công của tham vọng Trung Quốc ở nhiều nước đang phát triển.
Print Friendly and PDF

21.10.18

Daniel Cohen: “Phải đấu tranh chống lại cái xã hội phi nhân bản bị mô hình hóa bằng những thuật toán mà người ta đang chuẩn bị cho chúng ta”


“PHẢI ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI CÁI XÃ HỘI PHI NHÂN BẢN BỊ MÔ HÌNH HÓA BẰNG NHỮNG THUẬT TOÁN MÀ NGƯỜI TA ĐANG CHUẨN BỊ CHO CHÚNG TA”
Christophe Alix phỏng vấn Daniel Cohen
Nhà kinh tế học Daniel Cohen, người đã vạch ra những sự thất vọng đánh dấu năm mươi năm vừa qua của chế độ tư bản trong tiểu luận mới đây của ông, kêu gọi sự xuất hiện của một diễn ngôn phê phán về thế giới mới đang được số hóa.
Cần gì phải chạy theo sự tăng trưởng khi mà điều này không mang lại hạnh phúc cho chúng ta? Trong tiểu luận mới đây của ông: “Thời thế đã thay đổi … Ký sự (đầy lo âu) về một sự đổi thay gây lo âu”, (NXB Albin Michel) - nhà kinh tế học Daniel Cohen nhìn lại một cách xuất sắc năm mươi năm biến động của chế độ tư bản ở Phương Tây khi đặt câu hỏi về ý nghĩa của sự tiến bộ trong những xã hội hậu công nghiệp của chúng ta. Được nuôi dưỡng bởi vô số những nguồn cảm hứng lấy từ toàn bộ các khoa học xã hội, cuốn lịch sử kinh tế và tri thức này về những hy vọng và những thất vọng của tính hiện đại vạch ra sự chằng chịt của những cơn khủng hoảng và đoạn tuyệt đã dẫn đến sự bi quan lớn hiện nay và đến làn sóng dân túy. Ở thời điểm của việc chuyển sang một thời đại đầy hứa hẹn nhưng cũng đầy nguy hại, ông giám đốc của khoa kinh tế học của trường Sư Phạm Cao Cấp (École Normale Supérieure) và của Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Kinh Tế Học (CEPREMAP) cảnh báo những người cùng thời về nguy cơ phi nhân hóa mà rốt cuộc thế giới số hóa bị các thuật toán mô hình hóa đang áp đặt trên các xã hội phát triển.
Print Friendly and PDF

19.10.18

Ở Hàn Quốc, người nghỉ hưu đối mặt một mình với cảnh nghèo khó

Ở HÀN QUỐC, NGƯỜI NGHỈ HƯU ĐỐI MẶT MỘT MÌNH VỚI CẢNH NGHÈO KHÓ
  46% người cao tuổi sống dưới mức nghèo ở Hàn Quốc. (Nguồn: Financial Times)
Với một phim truyện dài, nhiều phim tài liệu truyền hình, các ấn phẩm học thuật và rất nhiều bài báo: câu chuyện về “Bacchus Ladies [quý bà Bacchus]” tiếp tục làm sững sờ đất nước Hàn Quốc. Số phận của những phụ nữ cao tuổi này – hầu hết đều trong độ tuổi từ 60 đến 80 – làm nghề mại dâm ở trung tâm Seoul, đơn thuần chỉ để kiếm ăn, đã vạch trần một hiện tượng rộng lớn hơn: hoàn cảnh nghèo khó của người cao tuổi. Đó là gần một nửa những người trên 66 tuổi sống dưới ngưỡng nghèo trong nước, một con số chưa từng có ở các nền kinh tế tiên tiến. Cuộc điều tra về một hiện tượng phức tạp, như thường thấy ở Hàn Quốc, làm lộ ra những khó khăn của một xã hội đã chuyển biến một cách nhanh chóng.
Print Friendly and PDF

17.10.18

Tăng trưởng kinh tế, sự kết thúc các cuộc chiến của các lí thuyết


TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, SỰ KẾT THÚC CÁC CUỘC CHIẾN CỦA CÁC LÍ THUYẾT
Denis Clerc
Các bản đồ của lí thuyết kinh tế, từng đối lập các nhà kinh tế keynesian và tân cổ điển với nhau, đang bị xoá mờ. Từ nay, các lí thuyết về tăng trưởng nội sinh lấy cảm hứng từ trào lưu này và trào lưu kia, theo chiều hướng của nhà kinh tế Mĩ Paul M. Romer.
Trong chiều dài lịch sử, tăng trưởng kinh tế là một hiện tượng rất mới: trong suốt một thời gian dài, các xã hội đối mặt với những thay đổi chậm và ít cảm nhận được đến độ những người đương thời không hoặc ít nhận thức được. Ngày nay điều đó đã chấm dứt: kể từ gần hai thế kỉ, trong các xã hội phương tây, nhịp độ tăng trưởng hằng năm của sản lượng được sản xuất tăng khoảng 1,5 %, tương ứng với việc nhân năm trong vòng một thế kỉ. Làm thế nào giải thích một sự thay đổi như thế?
Print Friendly and PDF

16.10.18

Nhìn xa hơn giải Nobel, mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa kinh tế học và sinh thái học


NHÌN XA HƠN GIẢI NOBEL, MỐI QUAN HỆ NGÀY CÀNG CHẶT CHẼ GIỮA KINH TẾ HỌC VÀ SINH THÁI HỌC
Nguồn: Afp
Kinh tế học và sinh thái học, được hòa hợp bằng giải Nobel? Giải thưởng, được trao vào hôm thứ hai tại Stockholm, chứng thực trong mọi trường hợp mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa biến đổi khí hậu và nghiên cứu kinh tế.
William Nordhaus và Paul Romer. © https://twitter.com/NobelPrize
Bằng cách trao cho hai người Mỹ William Nordhaus và Paul Romer “Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển về các khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel”, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia đã ca ngợi những công trình có công “mở rộng đáng kể lĩnh vực phân tích kinh tế, bằng cách xây dựng những mô hình giải thích cách thức nền kinh tế thị trường tương tác với thiên nhiên và sự đổi mới.”
Đặc biệt, William Nordhaus được coi là người tiên phong của việc “mô hình hoá” tích hợp sự biến đổi khí hậu. Rõ ràng, ông đã xây dựng những phương trình cho phép xem xét các hiệu ứng của môi trường lên nền kinh tế và ngược lại.
Ông cũng là người ủng hộ mạnh mẽ một hệ thống đánh thuế carbon của chính phủ các nước.
Print Friendly and PDF

15.10.18

Một giải Nobel cho sự vượt qua rao cản do các nhà kinh tế dựng lên


MỘT GIẢI NOBEL CHO SỰ VƯỢT QUA RÀO CẢN DO CÁC NHÀ KINH TẾ DỰNG LÊN
Giải thưởng Kinh tế học [để tưởng nhớ] Nobel năm nay đã được trao cho Bill Nordhaus và Paul Romer cho việc “tích hợp biến đổi khí hậu và đổi mới vào tăng trưởng kinh tế”. Đó là một cách để lần theo sợi chỉ kết nối hai nhà kinh tế này lại với nhau và tôi hoan nghênh Ủy ban Nobel đã tìm ra nó. Song, Nordhaus và Romer thực sự được gắn kết bằng một lí do khác và nó liên quan đến cách họ tạo ra sự thuyết phục cho các ý tưởng của mình — không phải với công chúng hay thậm chí với các chính khách mà chính là với các nhà kinh tế.
Trở lại những năm 1980, các chính sách khí hậu và chính sách khoa học/đổi mới đều phải đối mặt với những rào cản đáng kể ngăn cản sự tiến bộ. Trong mỗi chính sách, những nhân tố chính giúp các chính sách này trụ vững đều là những nhà kinh tế — họ được đào tạo bài bản về các công cụ kinh tế học và có ảnh hưởng rất lớn trong các chính phủ với khả năng lập luận của mình. Trong trường hợp của chính sách khí hậu, khi giới khoa học thúc đẩy hành động, thì dấu hỏi lớn nhất là chi phí kinh tế của việc giảm thiểu khí nhà kính sẽ là bao nhiêu. Còn trong trường hợp của chính sách đổi mới, khi đã biết chi phí, thì vấn đề lớn lại là lợi suất sẽ ra sao. Do đó, với mỗi loại chính sách, các nhà kinh tế, những người đã thành công trong việc thúc đẩy các phân tích lợi ích-chi phí trong chính phủ, đã có thể chỉ ra — chính xác phần nào — rằng mỗi trường hợp đều có phương trình bị khuyết một vế. Cá nhân tôi cho rằng sự không chắc chắn không nhất thiết là một rào cản cho hành động nhưng khi giải quyết các vấn đề trong vận động chính sách, sự không chắc chắn lại là một vũ khí mà các nhóm lợi ích đặc biệt có thể sử dụng nhằm tạo ra sự ì ạch [inaction: sự không hành động — ND] và khi ấy, các nhà kinh tế, có lẽ là vô tình, trở thành những người nắm giữ thứ vũ khí đó.
Print Friendly and PDF

14.10.18

Cuối cùng - Paul Romer cũng có được giải thưởng Nobel


Paul Romer (1955-)
CUỐI CÙNG – PAUL ROMER CŨNG CÓ ĐƯỢC “GIẢI THƯỞNG NOBEL” 
Lars P. Syll
Đối với các nhà kinh tế học Thụy Điển, Paul Romer trong nhiều năm đã từng là ứng cử viên sáng giá để nhận “giải thưởng Nobel” về kinh tế học. Năm nay, dự đoán đó hóa ra đã đúng. Romer đã nhận được giải thưởng (cùng với William Nordhaus).
“Giải thưởng Nobel” về kinh tế học hầu như chỉ dành riêng cho các nhà kinh tế học dòng chính, và thường nhất là cho các nhà kinh tế học của đại học Chicago. Vì vậy, thật là đáng hoan nghênh khi chúng ta, lần đầu tiên, có một khôi nguyên đủ dũng cảm để công khai phê phán những thứ “hậu hiện thực” xuất phát từ tháp ngà Chicago!
Adam Smith đã từng viết rằng một lời giải thích thực sự hay là “sự liền mạch thực tế.”
Liệu có lý thuyết nào như vậy trong một trong những lĩnh vực quan trọng nhất khoa học xã hội – tăng trưởng kinh tế chăng?
Lý thuyết của Paul Romer được trình bày trong cuốn Endogenous Technological Change [Sự thay đổi công nghệ nội sinh] (1990) – khi tri ​​thức được xem là động lực tăng trưởng quan trọng nhất – có lẽ gần với những gì chúng ta có.
Print Friendly and PDF

13.10.18

Tích hợp tự nhiên và tri thức vào kinh tế học

TÍCH HỢP TỰ NHIÊN TRI THỨC VÀO KINH TẾ HỌC
Giải thưởng Khoa học Kinh tế [của Ngân hàng Thuỵ Điển để tưởng nhớ Nobel] năm nay [2018] được trao tặng cho việc thiết kế các phương pháp giải quyết một số vấn đề cơ bản và cấp bách của thời đại chúng ta: sự phát triển bền vững lâu dài trong nền kinh tế toàn cầu và phúc lợi của dân số thế giới.
Công trình của cả hai khôi nguyên xây dựng dựa trên mô hình tăng trưởng của Solow, người nhận giải thưởng Khoa học kinh tế [để tưởng nhớ Nobel] năm 1987.
Nghiên cứu về cách loài người quản lí các nguồn lực hạn chế là trọng tâm của kinh tế học và, kể từ khi nó trở thành một khoa học, kinh tế học nhận ra rằng những ràng buộc quan trọng nhất đối với nguồn lực liên quan đến tự nhiên và tri thức. Tự nhiên quy định các điều kiện chúng ta sống và tri ​​thc xác định khả năng quản lí các điều kiện này. Tuy nhiên, mặc dù tự nhiên và tri thức có vai trò trung tâm, nhưng các nhà kinh tế nói chung vẫn không nghiên cứu bằng cách nào mà chịu sự tác động của thị trường và hành vi kinh tế. Năm nay, những khôi nguyên Paul M. Romer và William D. Nordhaus đã mở rộng phạm vi phân tích kinh tế bằng cách thiết kế các công cụ cần thiết nhằm kiểm tra xem nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến tự nhiên và tri thức như thế nào trong dài hạn.
Print Friendly and PDF

12.10.18

Giải thưởng "Nobel kinh tế" đã được trao cho hai người Mỹ vì các công trình về tăng trưởng bền vững


GIẢI THƯỞNG "NOBEL KINH TẾ" ĐÃ ĐƯỢC TRAO CHO HAI NGƯỜI MỸ VÌ CÁC CÔNG TRÌNH VỀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG
Giải thưởng của Ngân hàng Kinh tế Thụy Điển về khoa học kinh tế vinh danh những kết quả nghiên cứu của William Nordhaus và Paul Romer, cựu kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới.
Giải thưởng của Ngân hàng Thuỵ Điển về khoa học kinh tế vinh danh những công trình của họ về biến đổi khí hậu và đổi mới công nghệ.
Giải thưởng lần thứ 50 của Ngân hàng Thuỵ Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel hay giải Nobel kinh tế đã được trao cho hai người Mỹ William Nordhaus và Paul Romer, vào hôm thứ hai 8 tháng 10.
Được nêu tên [trong các danh sách dự đoán những nhà kinh tế có khả năng được giải - ND] từ nhiều năm qua, những người đồng nhận giải thưởng “đã hoàn chỉnh các phương pháp đáp ứng những thách thức thuộc loại cơ bản nhất và cấp bách nhất trong thời đại chúng ta: tích hợp sự phát triển bền vững lâu dài của nền kinh tế thế giới và sự thịnh vượng của hành tinh”, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia cho biết. Việc công bố giải thưởng này trùng với việc công bố một bản báo cáo cảnh báo của các chuyên gia về khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC), kêu gọi tiến hành những biến đổi chưa từng có tiền lệđể hạn chế tình trạng khí hậu nóng lên.
Paul Romer, một nhà kinh tế học có cách ứng xử độc đáo và sự nghiệp đầy sóng gió, chủ yếu được khen thưởng vì những công trình học thuật cũ của ông, mà trong những năm 1980 đã tìm cách đo lường phần đổi mới trong sự tăng trưởng [kinh tế], đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự lưu thông các ý tưởng sáng tạo, chứ không chỉ các [tiến bộ] công nghệ, trong các giai đoạn phục hồi của chu kỳ kinh tế. Khái niệm “tăng trưởng nội sinh”, có nghĩa là sự tăng trưởng được tạo ra bởi sự tái kết hợp thường xuyên, nhờ những ý tưởng này, các nhân tố sản xuất đã có sẵn, là đóng góp chính của ông cho khoa học kinh tế.
Print Friendly and PDF

11.10.18

“Giải Nobel” William Nordhaus có thật sự nghiêm túc?


“GIẢI NOBEL” WILLIAM NORDHAUS CÓ THẬT SỰ NGHIÊM TÚC?
Antonin Pottier
Nhà kinh tế, chuyên gia về biến đổi khí hậu
William Nordhaus là một trong hai khôi nguyên giải khoa học kinh tế năm 2018 của Ngân hàng Thuỵ Điển – cùng với Paul Romer, lí thuyết gia của tăng trưởng nội sinh. Vị giáo sư tại đại học Yale danh tiếng được giải chủ yếu nhờ đã thiết kế những mô hình kinh tế hợp nhất sự biến đổi khí hậu như mô hình DICE, cho Dynamic Integrated Climate-Economy (hợp nhất động khí hậu và kinh tế), và mô hình RICE, phiên bản vùng hoá của mô hình đầu.
Được thiết kế trong những năm 1990, được phổ biến trên trang của tác giả dưới phiên bản Excel, hai mô hình này đã được nhiều nhà kinh tế chọn. Nhờ chúng và nhiều ấn phẩm mà tác giả đã rút ra từ đó trong trường của kinh tế học về sự biến đổi khí hậu, Nordhaus đã mở ra một lĩnh vực ứng dụng mới của phân tích kinh tế. Dưới mắt của Viện hàn lâm hoàng gia, chính vai trò người khởi xướng này biện minh cho việc trao giải.
Print Friendly and PDF

10.10.18

Khí hậu: những năm sắp tới là những năm quan trọng nhất trong lịch sử chúng ta

PTKT: Cùng ngày với việc Williams Nordhauss được giải khoa học kinh tế của Ngân hàng Thuỵ Điển để tưởng nhớ Nobel, Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) trong báo cáo mới nhất cảnh báo thế giới về những thảm hoạ đang chờ nhân loại nếu không cương quyết hành động. Có thể tham khảo những bài PTKT đã đăng về biến đổi khí hậu tại đây.

ĐIỀU MÀ TÌNH TRẠNG KHÍ HẬU NÓNG LÊN Ở MỨC 1,5°C CÓ THỂ CỨU VÃN ĐƯỢC, THEO BÁO CÁO CỦA IPCC

Đó là mục tiêu đã được hội nghị COP 21 ấn định. Các nhà khoa học giờ đây đều biết điều gì sẽ xảy ra nếu đạt được mức đó... và nếu vượt mức đó.
ANDREYAKAZAKOV VIA GETTY IMAGES
Gần ba năm trước, tại hội nghị COP 21 [Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2015], 195 quốc gia đã ký Thỏa thuận Paris lịch sử. Họ cam kết hạn chế tình trạng khí hậu nóng lên “bên này ngưỡng 2°C” và “nỗ lực hạn chế tình trạng đó ở mức 1,5°C”.
Ngoại trừ vào thời điểm đó, chúng ta thực sự không biết cam kết đó hàm ý điều gì. Nói thực, cho dù đó là điều tốt hơn, thì chúng ta cũng không biết rõ điều đó sẽ làm giảm những hậu quả thê thảm của tình trạng khí hậu nóng lên đến mức nào. Cũng chẳng biết việc giới hạn ở mức 1,5°C có khả thi hay không. Vì thế, các quốc gia đã yêu cầu ủy ban IPCC [Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu], một cơ quan quốc tế tập hợp hàng ngàn nhà khoa học, nghiên cứu vấn đề này.
Báo cáo của họ được công bố vào hôm thứ hai này, ngày 8 tháng 10 [năm 2018]. Theo đó chúng ta biết rằng các hoạt động của con người đã gây ra tình trạng khí hậu tăng 1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nếu không có gì thay đổi, thì nhiệt độ trung bình sẽ tăng 1,5°C vào khoảng năm 2040. Nếu vượt quá mức 1,5°C, thì một số tác động sẽ “mang tính dài hạn hoặc không thể đảo ngược”, chẳng hạn như việc một số hệ sinh thái sẽ biến mất.
Print Friendly and PDF

9.10.18

“Giải Nobel” Paul Romer: một nhà kinh tế phê phán các nhà kinh tế

PTKT: Giải khoa học kinh tế của Ngân hàng Thuỵ Điển để tưởng nhớ Nobel năm nay vinh danh William Nordhaus vì “đã hợp nhất biến đổi khí hậu vào phân tích kinh tế vĩ mô dài hạn” và Paul Romer vì “đã hợp nhất những đổi mới công nghệ vào phân tích kinh tế vĩ mô dài hạn”. Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu một số bài viết nhân dịp hai khôi nguyên được giải. Bạn đọc có thể tham khảo những bài về Paul Romer mà PTKT đã dịch tại đây.

“GIẢI NOBEL” PAUL ROMER: MỘT NHÀ KINH TẾ PHÊ PHÁN CÁC NHÀ KINH TẾ
Christian Chavagneux
Cùng với William Nordhaus, Paul Romer là một trong hai khôi nguyên của giải kinh tế học của Ngân hàng Thuỵ Điển. Ông được giải nhờ những công trình về “tăng trưởng nội sinh” mà những đóng góp được Denis Clerc tóm tắt rõ.
Cuối cùng được các đồng nghiệp công nhận – từ nhiều năm nay tên ông nằm trong danh sách những tác giả có khả năng được giải này – những năm gần đây Paul Romer giữ vị trí của một trong những nhà phê phán cay độc nhất của hoạt động của giới kinh tế.
Print Friendly and PDF

6.10.18

Toàn cầu hoá, di cư, bất bình đẳng gia tăng, chủ nghĩa dân túy...



Branko Milanovic (1953-)

TOÀN CẦU HOÁ, DI CƯ, BẤT BÌNH ĐẲNG GIA TĂNG, CHỦ NGHĨA DÂN TÚY...

Tại sao bất bình đẳng trở thành một vấn đề lớn đến như vậy? Tại sao nó lại bào mòn xã hội?
Tôi nghĩ rằng nó [bất bình đẳng] đã trở thành một vấn đề lớn, chủ yếu là do cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng đã khiến cho mọi người nhận ra rằng, ví dụ, khi ngôi nhà của họ bị tịch thu hoặc bản thân không thể hoàn trả được khoản vay thế chấp, v.v. thì trên thực tế, họ vẫn phải trả nợ. Họ nhận ra rằng trong một thời gian dài, tầng lớp trung lưu ở Hoa Kỳ, và tuy có ít hơn ở Tây Âu nhưng vẫn rất đáng lưu ý, đã sống thoải mái bằng việc có thể vay mượn và/hoặc cho bằng bạn bằng bè trong khi thu nhập thực tế không hề tăng lên.
Sau đó, họ nhận thấy rằng, dĩ nhiên, một số người ở tầng lớp trên cùng đã làm rất tốt trong thời gian đó. Tôi tin rằng điều này đã khiến cho sự bất bình đẳng trở nên đáng chú ý. Hiện nay, tại sao bất bình đẳng nói chung lại quan trọng? Tôi cho rằng nó quan trọng ngay cả khi có tăng trưởng kinh tế. Để tôi nói đơn giản hơn nhé. Chúng ta biết rằng trong xã hội mà bất bình đẳng rất cao thì các đặc quyền càng được củng cố qua các thế hệ. Chúng ta sẽ không có sự thay đổi địa vị xã hội qua các thế hệ trong cùng một gia đình. Chúng ta sẽ có rất nhiều người không bao giờ có thể đóng góp cho xã hội bằng cách làm việc, hoặc bằng cách học tập hoặc bằng bất cứ điều gì khác, bởi vì, đơn giản là, họ không có tiền để thực sự làm được điều đó.
Bất bình đẳng rất cao rõ ràng không phải là điều tốt. Ở thái cực khác, chúng ta có ví dụ về các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trước đây đã làm giảm sự bất bình đẳng đến mức chẳng còn động lực nào để làm việc chăm chỉ hơn hoặc học hành nghiên cứu. Bất bình đẳng ở mức thấp như vậy là không bền vững và có hại cho tăng trưởng. Rõ ràng là tôi nghĩ chúng ta phải nhận ra rằng bất bình đẳng không chỉ có ở mức độ tối ưu nào đó mà còn có hai loại bất bình đẳng khác nhau. Giống như có hai loại cholesterol khác nhau vậy. Có một loại bất bình đẳng tốt mà trên thực tế nhắc nhở chúng ta chấp nhận rủi ro, làm việc chăm chỉ hoặc học hành nghiên cứu. Có loại bất bình đẳng xấu, mà chủ yếu là nó cho phép tầng lớp tinh hoa duy trì địa vị của họ mà không đóng góp gì nhiều cho xã hội.
Print Friendly and PDF

4.10.18

Khi một ngân hàng phân phát các huy chương

KHI MỘT NGÂN HÀNG PHÂN PHÁT CÁC HUY CHƯƠNG
Trong nỗ lực nâng cao kinh tế học lên tầm một khoa học (và đánh tráo các sở thích của họ thành định mệnh), các nhà kinh tế theo trường phái tự do đã có một luận chứng nặng kí: liệu sự thừa nhận chuyên ngành của họ bởi một giải thưởng Nobel có đồng nhất nó với các khoa học khác không có gì phải nghi ngờ như vật lý học, hóa học hoặc y học không? Một lập luận có vẻ chặt chẽ một cách tiên nghiệm nhưng thật ra là mang tính đánh lừa...
Frédéric Lebaron
Robert Brown, một trong ba đứa con của bà Renata Davis, đều bị đe dọa trục xuất, Detroit, 2014. Ảnh: Fred R. Conrad.
Nếu sự thất bại năm 2013 của thủ đô thế giới cũ của ngành ô tô là hệ quả của thời kỳ suy tàn công nghiệp lâu dài, thì chính cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn năm 2007 đã giáng đòn trí mạng, làm tăng tốc sự giảm sút mật độ dân số của nó. Từ 1,8 triệu dân vào năm 1950, dân số đã giảm xuống còn 689.000 người vào năm 2013. Thực vậy, thành phố lớn nhất của Michigan là một trong những thành phố bị tác động nhiều nhất bởi việc cung cấp các khoản tín dụng với lãi suất khả biến. Việc hàng ngàn khách hàng vay mất khả năng thanh toán phải đương đầu với các khoản phải trả hàng tháng ngày càng tăng cao đã làm tăng tốc sự bùng nổ về số lượng các vụ tước quyền sở hữu nhà ở. Đã có ít nhất 70.000 vụ tước quyền sở hữu nhà ở kể từ năm 2009.
“Giải thưởng Nobel về kinh tế” chỉ mới được thành lập vào năm 1969, gần bảy mươi năm sau khi các giải thưởng Nobel đầu tiên được trao tặng, và được thành lập không phải bởi nhà công nghiệp Thụy Điển. Tên thật của giải thưởng là gì? “Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển về khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel”. Trong di chúc của mình, Alfred Nobel cho biết, những giải thưởng mà ông cho ra đời sẽ được trao tặng cho những người thuộc mọi quốc tịch “có đóng góp lớn cho nhân loại”. Thế mà những người đoạt giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển hầu hết xuất thân từ các nước phương Tây và các công trình của họ ít phục vụ cho nhân loại nói chung hơn là phục vụ cho phần được hưởng lợi từ mô hình kinh tế đã được thiết lập.
Print Friendly and PDF