29.4.18

TPP - những thách thức trước khả năng Hoa Kỳ quay trở lại TPP

TPP: NHỮNG THÁCH THỨC TRƯỚC KHẢ NĂNG HOA KỲ QUAY TRỞ LẠI TPP (NẾU TRUMP XÁC NHẬN ĐIỀU ĐÓ)

Trong khi tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày 18 tháng 4 năm 2018 tại dinh thự Mar-a-Lago ở Florida, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên dòng tweet về thái độ khinh thị của ông đối với TPP. Tuy nhiên, một ngày trước đó, ông đã gợi lên khả năng Mỹ quay trở lại hiệp ước được người tiền nhiệm Barack Obama đàm phán. (Nguồn: CBC)
Vào hôm thứ hai, ngày 16/4/2018, Tổng thống Mỹ đã gây bất ngờ khi đề cập đến khả năng Hoa Kỳ quay trở lại TPP, hay Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Tức là mười lăm tháng sau quyết định rút khỏi hiệp định thương mại tự do rộng lớn này với 11 quốc gia châu Á ngoại trừ Trung Quốc, hiệp định mà Barack Obama làm cơ sở thương mại để xoay trục sang châu Á. Nếu Trump xác nhận điều đó, thì liệu sự quay trở lại có dễ dàng không? Nhìn vào bối cảnh của sự thay đổi kịch tính này, không có điều gì là chắc chắn cả.
Print Friendly and PDF

27.4.18

Lịch sử của khoa học trong lịch sử của nền văn minh


LỊCH SỬ CỦA KHOA HỌC 
TRONG LỊCH SỬ CỦA NỀN VĂN MINH
Tác giả: George Sarton*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Chỉ toàn bộ lịch sử của khoa học mới cho phép chúng ta đánh giá một cách chính xác sự tiến hóa của khoa học trong một thời đại hay trong một môi trường cụ thể. Thật vậy, điều thường xảy ra là, hoặc một môn học không còn được theo đuổi nữa trong khi một bộ môn khác lại tiến triển, hoặc nền văn hóa khoa học đã di chuyển trong không gian từ một dân tộc này sang dân tộc khác. Tuy nhiên, sử gia khoa học – những người không ngừng tổng hợp mọi nỗ lực phân tán – cũng không hề tưởng tượng lúc đó rằng thiên tài của con người lại có thể bùng phát hay tắt ngúm đột ngột như vậy, bởi vì ông ta nhìn thấy ánh sáng của ngọn đuốc chuyển động từ khoa học này hay dân tộc này sang một một khoa học hay một dân tộc khác. Ông thấy rõ hơn bất cứ ai sự liên tục trong không gian và thời gian của khoa học, và nhờ vậy có khả năng thẩm định sự tiến bộ của nhân loại tốt hơn ai hết.
Print Friendly and PDF

25.4.18

Việc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ “Tân tự do”

VIỆC SỬ DỤNG VÀ LẠM DỤNG THUẬT NGỮ “TÂN TỰ DO”

Daniel Rodgers
Chủ nghĩa tân tự do đã nuốt chửng quá nhiều ý nghĩa, gây khó hơn cho việc nắm bắt các tác lực kinh tế xã hội lỏng lẻo ngày nay – và cho việc tìm ra sự phản kháng hữu hiệu chống lại nó.
“Câu thần chú của chủ nghĩa tân tự do, theo định nghĩa nổi tiếng của bà Margaret Thatcher, là: ‘Không có lựa chọn thay thế nào cả.’” (Ảnh: R. Barraez D'Lucca)
Tân tự do là ngôn ngữ tạp nham của thời đại chúng ta, một từ ngữ mới sáng chế đe dọa nuốt chửng tất cả những từ ngữ khác xung quanh nó. Hai mươi năm trước, cụm từ “tân tự do” (neoliberalism) chỉ vừa được sử dụng trong các cuộc tranh luận bằng tiếng Anh. Giờ đây đó là thuật ngữ hầu như không tránh được, áp dụng cho tất cả mọi thứ từ kiến ​​trúc, phim ảnh, và phong trào nữ quyền đến các hoạt động chính trị của Donald Trump lẫn Hillary Clinton. Lên cơ sở dữ liệu ProQuest và tìm “tân tự do” từ năm 1989 đến năm 1999, và bạn thấy có ít hơn 2.000 lần truy cập. Từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đến nay, con số đó giờ đã vượt quá 33.000.
Print Friendly and PDF

23.4.18

Nhà nước đổi mới sáng tạo

NHÀ NƯỚC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Nguyễn Xuân Xanh & Phạm Xuân Yêm
Lời nói đầu. Bài viết dưới đây của chúng tôi dành cho số Xuân của báo Khoa học và Phát triển của Bộ Khoa học và Công nghệ theo lời mời của họ, với chủ đề Đổi mới sáng tạo. Nhưng để có sự đổi mới cho toàn xã hội, chúng tôi nghĩ, cơ quan cần phải đổi mới sáng tạo nhiều hơn ai hết và trên hết chính là… Nhà nước. Đó phải là một Tiên đề Euclid quyết liệt cho cuộc đổi mới sáng tạo toàn diện của quốc gia, để có sự đồng bộ và cộng hưởng giữa nhà nước và nhân dân. Trong lịch sử 200 năm qua, từ Tây sang Đông, các quốc gia phát triển sau nhất thiết phải là những nhà nước đổi mới sáng tạo hàng đầu, để kích thích và “dẫn dắt” cuộc đổi mối sáng tạo vĩ đại của nhân dân mình. Nếu một quốc gia với tiềm năng trí tuệ con người to lớn mà không tiến lên được, thì đó chính là vấn đề của nhà nước, nó chưa có đủ đổi mới sáng tạo so với yêu cầu lịch sử, hay nó là lực cản, và cần được xem xét lại.
Print Friendly and PDF

21.4.18

Giải cứu kinh tế học khỏi chủ nghĩa tân tự do

GIẢI CỨU KINH TẾ HỌC KHỎI CHỦ NGHĨA TÂN TỰ DO

Ảnh: Ronald Reagan và Margaret Thatcher năm 1984 /The White House Photographic Office [Văn phòng Nhiếp ảnh của Nhà Trắng]
Augusto Pinochet (1915-2006)
Margaret Thatcher (1925-2013)
Ngay cả những nhà phê bình nghiêm khắc nhất cũng thừa nhận khó có thể hạ bệ chủ nghĩa tân tự do. Nói một cách tổng quátthuật ngữ này chỉ sự ưa chuộng thị trường hơn chính phủ, các chế độ ưu đãi về kinh tế hơn các chuẩn mực xã hội hoặc văn hoá, và tinh thần doanh nghiệp tư nhân hơn hành động tập thể hoặc cộng đồng. Nó đã được sử dụng để mô tả một loạt các hiện tượng – từ Augusto Pinochet đến Margaret Thatcher và Ronald Reagan, từ Clinton thuộc Đảng Dân chủ và Đảng Lao động Mới của Anh đến việc mở cửa kinh tế ở Trung Quốc và cuộc cải cách nhà nước phúc lợi ở Thụy Điển.
Print Friendly and PDF

19.4.18

Cuộc Khủng hoảng Đáng mừng của Thuyết Tiến hóa

CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐÁNG MỪNG CỦA THUYẾT TIẾN HÓA
Các nhà sáng tạo luận – những người tin rằng một đấng siêu nhiên tạo ra vũ trụ – đã đúng một điều: ngược lại với ấn tượng có được từ nhiều bài viết phổ biến về chủ đề này, thuyết tiến hóa đang khủng hoảng. Nhưng, đối với khoa học, không giống như với các hệ thống niềm tin độc đoán, những cuộc khủng hoảng như vậy đáng được hoan nghênh.
EXETER – Những người tin rằng một đấng siêu nhiên tạo ra vũ trụ thì chưa bao giờ đặt ra một thách thức có tính trí tuệ cho thuyết tiến hóa. Nhưng các nhà sáng tạo luận, dù là những người bảo căn (fundamentalist) tin vào Kinh Thánh hay những người tin vào “thiết kế thông minh”, đều tạo nên mối đe dọa cho tư duy khoa học. Thật vậy, cái tài tình xảo quyệt của thuyết sáng tạo luận là khả năng tái tạo quá trình tiến hóa theo hình ảnh riêng của nó như là một hệ thống niềm tin độc đoán – và như thế là phản đề của khoa học.
Print Friendly and PDF

17.4.18

Trí tuệ nhân tạo và Cédric Villani

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO: CHÚNG TÔI ĐÃ HỎI CÉDRIC VILLANI, ÔNG TRÔNG THẾ GIỚI CỦA NGÀY MAI NHƯ THẾ NÀO?

Khi nhà toán học tiết lộ bản báo cáo của ông về cuộc cách mạng công nghệ này, báo HuffPost đã hỏi ông liệu tương lai có thể trông như thế nào.
Cédric Villani đã nói với báo HuffPost: “Trí tuệ nhân tạo buộc chúng ta phải hiểu được bản thân mình”
CHÍNH TRỊ – Mọi cuộc cách mạng công nghệ đều kéo theo những vấn đề xã hội sâu sắc. Và trí tuệ nhân tạo cũng không thoát khỏi quy tắc ấy.
Liệu chúng ta chấp nhận giao những gì cho một máy tính, một thuật toán có khả năng đưa ra quyết định một cách tự động, dựa trên các tham số được cung cấp cho nó? Cần ấn định những giới hạn nào cho một chương trình như thế? Nhà nước Pháp sẽ phải định vị như thế nào trước biến động này vốn có thể ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, tất cả các tầng lớp trong xã hội chúng ta?

Print Friendly and PDF

13.4.18

Văn hóa và toàn cầu hóa: Vài phân tích kinh tế

VĂN HÓA VÀ TOÀN CẦU HÓA: VÀI PHÂN TÍCH KINH TẾ

Trần Hữu Dũng
Trong vài thập kỉ gần đây, ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến văn hoá dân tộc là một đề tài được nhiều người quan tâm, nhất là ở những quốc gia ngoài phương tây, cần phát triển, và tự hào có một nền văn hoá bản địa lâu đời. Bởi lẽ “văn hoá” lẫn “toàn cầu hoá” đều là những ý niệm phức tạp, suy nghĩ về liên hệ giữa hai phạm trù này đòi hỏi vài xác minh căn bản.
Trước hết, phải nhận rằng có nhiều định nghĩa cho văn hóa. Qua lăng kính kinh tế, văn hoá thường được xem là tập họp các sinh hoạt sáng tác và trình diễn, kể cả những hoạt động trong “công nghiệp văn hoá” (như in ấn sách báo, sản xuất phim ảnh, CD...). Qua lăng kính xã hội và nhân chủng, văn hoá là bao gộp những phong cách, lề thói, tín ngưỡng, của cộng đồng.[1] Nhìn qua lăng kính nào thì văn hoá cũng luôn biến đổi theo thời gian, rõ rệt là từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
Print Friendly and PDF

11.4.18

Tin tốt và tin xấu đối với các nước thuộc nhóm BRICS



TIN TỐT VÀ TIN XẤU ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC THUỘC NHÓM BRICS

Jean-Joseph Boillot
Thật là một thế giới khá kỳ lạ như thế giới của phương Tây... Một chút theo hướng của tác phẩm 1984 của Orwell, có lẽ vậy. Với ngôn ngữ cải tiến [newspeak/novlangue] của họ, một thứ ngôn ngữ gạt bỏ các từ trong từ điển và với một Bộ Chân Lý để làm cho người ta tin rằng thế giới xoay chiều theo cách mà người ta muốn nó xoay.
Trong khi các phương tiện truyền thông bận rộn với việc lặp lại các thông tin về cuộc khủng hoảng ở Bắc Triều Tiên, thì có một sự im lặng lớn về Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 9 của nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) được tổ chức vào cùng thời điểm, đầu tháng 9, không xa Bắc Triều Tiên lắm, ở Hạ Môn, Trung Quốc. Đến mức bản tuyên bố chung quan trọng của nhóm BRICS về cuộc khủng hoảng ở Bắc Triều Tiên cũng không được chú ý, trong khi tuyên bố này lên án các vụ thử tên lửa hạt nhân của Bắc Triều Tiên lẫn các mối đe dọa của Mỹ.
Print Friendly and PDF

9.4.18

Những lời tâm sự ngây thơ của một chúa tể tiền tệ

Hans Tietmeyer (1931-2016)

NHỮNG LỜI TÂM SỰ NGÂY THƠ CỦA MỘT CHÚA TỂ TIỀN TỆ

Kiến trúc sư đồng euro thú tội
Le Monde Diplomatique: Một cuộc phỏng vấn thường giúp ta khám phá cả một thế giới. Khi mà báo chí khuếch đại âm vang cho lời nói của những kẻ nắm quyền quyết định, mà mỗi lời tâm sự có thể làm cho các đồng tiền chao đảo, thì không phải lúc nào ta cũng chú ý đến những gì không-được-nói-lên và những gì chỉ được-gợi-ý mà những lời nói này chuyển tải. Với sức mạnh mà họ nắm vì đã dành được sự “độc lập” của mình từ trong tay của quyền lực chính trị, những thống đốc của các ngân hàng trung ương nay lại có được quyền làm thay đổi thời cuộc của các nước. Vậy thì quan niệm của họ về thế giới xã hội là gì? Chẳng hạn như quan niệm của ông Hans Tietmeyer, người được coi như là nhà đại kiến trúc của đồng euro.  
Pierre Bourdieu
Đọc được trên máy bay[1] bài phỏng vấn của ông Hans Tietmeyer[2], chủ tịch Ngân Hàng Liên bang Đức, người được giới thiệu - không hơn không kém - như là “nhà đại kiến trúc của đồng deutschmark”, tôi muốn đưa ra một sự phân tích mang tính chú giải thường phù hợp cho các tài liệu mang tính thiêng liêng: “Thách thức hiện này là tạo ra những điều kiện thuận lợi cho một sự tăng trưởng bền vững và – đây là cái từ khóa – sự tín nhiệm của các nhà đầu tư. Do đó cần phải kiểm soát các ngân sách công.”
Print Friendly and PDF

7.4.18

Cạnh tranh (thuần túy và hoàn hảo)


CẠNH TRANH (THUẦN TÚY VÀ HOÀN HẢO)

02/09/2017 │ Hồ sơ đặc biệt n°006
Sự cạnh tranh “thuần túy và hoàn hảo”[1] được cho là chi phối tất cả các thị trường và cho phép đạt được sự cân bằng chung tốt nhất có thể. Trong thực tế, thậm chí điều đó còn hiếm hơn việc một chuyến tàu hỏa Italia đến ga đúng giờ hay một chương trình bầu cử chân thực và thực tế. Trong một bài viết nổi tiếng, “The Nature of the Firm [Bản chất của doanh nghiệp]” (được đăng vào năm 1937 nhưng đã giúp ông nhận được “giải Nobel” năm mươi bốn năm sau...), Ronald Coase, nhà kinh tế học người Anh tuy theo tư tưởng tự do, bình luận như sau định nghĩa theo đó, trong cạnh tranh hoàn hảo, mọi người đều biết được tất cả các giá cả phù hợp: “Tất nhiên đây là điều không xác đáng trong thế giới thực.” John K. Galbraith, nhà kinh tế học “cao to” người Mỹ (ông cao gần 2 mét), người rất vui khi hăng say tố giác sự phóng đại, sự phù phiếm và sự giả dối của các đồng nghiệp, không phải là người dễ bị đánh lừa. Ví dụ, vào năm 1981, trong Une vie dans son siècle [Một cuộc đời trong thế kỷ của mình] (bản dịch của Daniel Blanchard, La Table ronde, 2006), ông đã viết: “Những ai tin có thể rằng người bán báo ở góc đường và công ty General Motors thuộc cùng một họ, cả hai đều bị chi phối như nhau bởi các tác lực lớn của thị trường, những tác lực mà họ không có quyền gì trên đó cả, cả hai đều [là những tác nhân] thụ động, ngoại trừ với tư cách là cử tri, thì những người đó có thể tin bất cứ điều gì” (trang 485). Tuy nhiên, một phần ba thế kỷ sau, Jean-Marc Daniel gạt sang một bên lời phê phán đó trong L’Etat de connivence [Nhà nước thông đồng] (Odile Jacob, 2014): “Khái niệm thị trường cạnh tranh trong kinh tế học giống như khí hoàn hảo của nhà vật lý học. Không ai có thể thấy được nó, thế nhưng phân tích của nó cho phép rút ra những kết luận vừa đơn giản vừa hiệu quả” (trang 105). Không phải cứ so sánh được là hợp lý, cần phải xem xét kỹ hơn một chút, dưới góc độ mổ xẻ của các nhà kinh tế học, điều tốt và điều xấu của sự cạnh tranh thuần túy, hoàn hảo, lành mạnh, tự do và không bị bóp méo.
Print Friendly and PDF

5.4.18

Lịch sử văn minh châu Âu (1b) - Lúc khởi đầu mọi dân tộc đều như nhau


 LÚC KHỞI ĐẦU, MỌI DÂN TỘC ĐỀU NHƯ NHAU (TIẾP THEO)
Tôn Thất Thông, CHLB Đức
Trong bài trước, chúng ta theo dõi sự phát triển loài người trong thời cổ đại để tìm hiểu yếu tố nào mà một dân tộc có thể giàu có và văn minh sớm hơn các dân tộc khác. Bây giờ chúng ta thử đi tiếp thêm vài ngàn năm kế tiếp, vừa xem xét trên quan điểm lịch sử, vừa kèm thêm phương pháp lượng học trong kinh tế để khảo sát vấn đề.
Một thiên niên kỷ trước và sau công nguyên
Văn minh thường được thể hiện qua nhiều lĩnh vực khác nhau như văn chương, nghệ thuật, triết học, khoa học, kỹ thuật, trình độ sản xuất v.v.. Nhưng xét về một khía cạnh tương đối, chúng ta cũng có thể đánh giá văn minh của một dân tộc trong một giai đoạn nhất định qua những phát minh mang tầm vóc quốc tế và có tác động mạnh đến xã hội loài người mà dân tộc ấy cống hiến cho nhân loại. Để minh họa cho những lý giải ở phần trên, cũng như để bổ sung cho những phân tích định lượng trong phần trình bày kế tiếp, chúng ta thử xem xét các vùng văn minh khác nhau có những phát minh nào được mọi người thừa nhận là có giá trị cho loài người.
Print Friendly and PDF

3.4.18

Liệu các cuộc chiến tranh thương mại có tốt và dễ thắng không?

LIỆU CÁC CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI CÓ TỐT VÀ DỄ THẮNG KHÔNG?

Vào hôm Thứ Năm, ngày 8 tháng 3 năm 2018, tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận việc Hoa Kỳ áp thuế bổ sung 25% đối với các sản phẩm nhập khẩu thép và 10% đối với các sản phẩm nhập khẩu nhôm, mặc cho những mối đe dọa trả đũa của các nước đối tác vào những ngày trước đó và nỗi lo về các cuộc chiến tranh thương mại được nhiều nhà quan sát phát biểu. Theo Tổng thống Mỹ, các cuộc chiến tranh thương mại này là “tốt và dễ thắng”. Tuy nhiên, lịch sử các mối quan hệ thương mại quốc tế cho thấy những điều rất khác. Thậm chí có cả một lý thuyết kinh tế về chiến tranh thương mại, và lý thuyết này kết luận ngược lại rằng các cuộc chiến tranh thương mại là hao tiền tốn của và khó giành chiến thắng.
Print Friendly and PDF

2.4.18

Tiềm năng phát triển tốc độ cao của kinh tế Việt Nam

Trần Văn Thọ (1949-)

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TỐC ĐỘ CAO CỦA KINH TẾ VIỆT NAM

Trần Văn Thọ

Mở đầu:

Trong quá trình đổi mới, Việt Nam phát triển trung bình 6,5%, thoát khỏi vị trí của một nước nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp từ năm 2008. Những năm gần đây kinh tế cũng phát triển tương đối định, mỗi năm tăng trên dưới 6,5%. Ba năm cuối cùng của thập niên này có lẽ cũng giữ được mức phát triển ấy.
Hiện nay cần đặt vấn đề là Việt Nam có thể phát triển cao hơn trong thập niên 2020 không? Chẳng hạn phát triển 9-10% mỗi năm và kéo dài ít nhất là một thập niên. Kinh nghiệm của các nền kinh tế Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, phải phát triển cao và bền vững trong một thời gian dài mới có điều kiện nhanh chóng trở thành nước thu nhập trung bình cao và tiến lên vị trí của nước tiên tiến.
Theo tôi Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển cao và hiệu suất trong một thời gian dài, bắt đầu từ thập niên 2020. Mục đích của bài viết này là bàn về những yếu tố cho thấy tiềm năng để phát triển cao là rất lớn. Hai từ khoá là năng suất và công nghiệp hoá[1].
Bài viết nầy gồm hai phần. Tiết I là khung phân tích đơn giản về cơ sở lý luận cho thấy tiềm năng để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả đầu tư tại một nước thu nhập trung bình thấp là rất lớn. Cả mô hình phát triển dựa trên đầu vào (input-driven growth) và mô hình tăng năng suất tổng hợp (total factor productivity, TFP) dựa trên cải cách thể chế đều cần thiết cho Việt Nam trong giai đoạn này[2]. Tiết II bàn về cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay và đề khởi chiến lược để bắt đầu giai đoạn phát triển cao, dựa trên khung phân tích của Tiết I.
Print Friendly and PDF