30.11.15

Herbert Scarf, một nhà kinh tế toán học, qua đời ở tuổi 85



Herbert Scarf (1930-2015)

Herbert Scarf, một nhà kinh tế toán học, qua đời ở tuổi 85

Herbert Scarf, một nhà toán học của Đại học Yale, người chưa bao giờ học một khóa kinh tế học nào nhưng các lý thuyết đột phá của ông đã được các doanh nghiệp và chính phủ chào đón nồng nhiệt, qua đời ngày 15 tháng 11 tại tư gia ở Sag Harbor, N.Y. Ông thọ 85 tuổi.
Nguyên nhân là suy tim, con gái của ông Martha Samuelson nói.
Di sản lâu dài nhất của Giáo sư Scarf là một thuật toán — được đặt theo tên ông — cho phép các nhà kinh tế đánh giá cách thức các thị trường, các công ty và ngay cả các hộ gia đình có thể phản ứng trước những thay đổi cơ bản trong chính sách thuế hoặc các chiến lược thương mại.
Glenn Hubbard, cựu chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế dưới thời Tổng thống George W. Bush và nay là hiệu trưởng trường Graduate School of Business thuộc Đại học Columbia, viết trong một email rằng thuật toán Scarf là một bước tiến mang tính cách mạng trong phân tích kinh tế, đã giúp định hình những chính sách tác động đến mọi người dân Mỹ.
Print Friendly and PDF

28.11.15

Paris và số phận của Trái đất



Paris và số phận của Trái đất

PRINCETON – Cuộc sống của hàng tỷ người, trong nhiều thế kỷ tới, sẽ bị đe dọa khi các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà đàm phán của các chính phủ gặp nhau tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris vào cuối tháng này. Số phận của một lượng không rõ các loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng cũng cùng chung số phận.
Tại "Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất" tại Rio de Janeiro vào năm 1992, 189 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, và tất cả các nước châu Âu đã ký vào Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC), và thỏa thuận làm ổn định lượng khí thải nhà kính "ở mức đủ thấp để ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm do con người gây ra với hệ thống khí hậu."
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một hoạt động làm ổn định nào diễn ra, và nếu cứ tiếp tục như vậy, các vòng lặp phản hồi khí hậu có thể làm tăng nhiệt độ cao hơn nữa. Khi băng đá ở Bắc Cực ít hơn để phản xạ ánh nắng mặt trời, thì các đại dương sẽ hấp thụ nhiều sức nóng hơn. Sự tan chảy lớp băng vĩnh cửu ở Siberia sẽ giải phóng một lượng lớn khí mêtan. Kết quả là, nhiều khu vực rộng lớn của hành tinh chúng ta, đang là nơi trú ngụ của hàng tỷ người, có thể trở thành nơi không thể ở được.
Print Friendly and PDF

26.11.15

Cắt đứt nguồn nuôi dưỡng Nhà nước Hồi giáo, một cuộc chiến nguy hiểm



Cắt đứt nguồn nuôi dưỡng Nhà nước Hồi giáo, một cuộc chiến nguy hiểm

Tuần báo Die Zeit của Đức quan tâm đến các nguồn lực của Daech (tên tiếng Arab al-Dawla al-Islamiya fil ’Iraq wal-Sham để chỉ tổ chức IS - ND). Nếu muốn tiến hành cuộc chiến trong lĩnh vực kinh tế, thì cuộc chiến đó cũng hứa hẹn có nhiều khó khăn.
Tổ chức một cuộc tấn công khủng bố là tất cả những gì rẻ nhất, tuần báo Die Zeit của Đức đã ghi nhận như vậy, viện dẫn các kết quả của một nghiên cứu được tiến hành bởi Viện Nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Na Uy:
"Emilia Oftedal, một nhà nghiên cứu tại FFI [...], đã phân tích các cuộc tấn công khủng bố được 40 nhánh thánh chiến tiến hành ở châu Âu từ năm 1994 đến năm 2013. Kết quả: những kẻ khủng bố không cần đến nhiều tiền để chuẩn bị và tiến hành các cuộc tấn công đã từng diễn ra tại Madrid, London hay Copenhagen. Gần ba phần tư các cuộc tấn công tốn dưới 10.000 đô-la. Những thứ tốn kém nhất, đó là vũ khí và chất nổ".
Print Friendly and PDF

23.11.15

Bắt người làm nô lệ, tống tiền, dầu lửa, cướp bóc, … Nhà nước Hồi giáo làm tiền bằng cách nào



Bắt người làm nô lệ, tống tiền, dầu lửa, cướp bóc, … Nhà nước Hồi giáo làm tiền bằng cách nào
Thứ tư 18 tháng 11, tổng thống Nga Vladimir Poutine thông báo việc thành lập một ủy ban đặc biệt đặc trách việc chống sự tài trợ cho khủng bố trong khuôn khổ củng cố chuộc đấu tranh chống các phần tử thánh chiến thuộc tổ chức IS.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi cuộc điều tra kết luận rằng nguyên nhân chuyến bay charter Nga nối liền Charm El-Cheikh ở Ai Cập với Saint Petersburg bị rơi trên Sinai hôm 31 tháng 10 là do bị đánh bom.
Hôm chủ nhật, sau các cuộc mưu sát gây tang tóc vùng Paris, qua phát biểu của bộ trưởng bộ tài chính Michel Sapin, Pháp trong cuộc họp G20 ở Thổ Nhĩ Kì, đã yêu cầu có những “quyết định cụ thể chống sự tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố”.
Print Friendly and PDF

22.11.15

Từ một áng văn thời sự siêu việt...



Antoine Leiris
Từ một áng văn thời sự siêu việt...
Cái lớn, cái dũng của Antoine Leiris, cả thế giới giờ đây đã biết. Và ngả mũ khâm phục. Tri ân.
Bởi anh đã tháo bỏ được xích xiềng địa ngục mà bọn khủng bố đã trói cột linh hồn và trái tim chúng ta, kể từ khi những cuộc thảm sát bắt đầu.
Bởi anh đã thể hiện - thâm trầm mà sáng chói - nhân cách, tư duy và phong thái một đứa con xuất sắc của xứ sở Ánh Sáng ở thế kỷ 21. 
Một ngôi sao vút lên từ đám đông thầm lặng bao quanh ta mỗi ngày.
Một Bồ Tát xuất hiện dưới trời Tây...
Print Friendly and PDF

21.11.15

Phỏng vấn Edmund Phelps



Edmund Phelps (1933-)

Phỏng vấn Edmund Phelps

Edmund Phelps sinh tại Evanston, Illinois năm 1933. Ông lần lượt lấy bằng BA tại Amherst College vào năm 1955 trước khi đỗ MA và PhD tại đại học Yale vào năm 1957 và 1959. Sau khi giảng dạy tại đại học Yale (1960-62), MIT (1963-65) và Pennsylvania (1966-71), ông về đại học Columbia và giữ ghế Mc Vickar kinh tế chính trị học.
Giáo sư Phelps là một trong những lí thuyết gia kinh tế vĩ mô hàng đầu của Hoa Kì và một trong những nhà thiết kế kinh tế học keynesian mới. Những nghiên cứu mới đây của ông là về những cứng nhắc cấu trúc của thị trường lao động. Những quyển sách nổi tiếng của ông gồm: Microeconomic Foundations of Employment and Inflation (W. W. Norton, 1970), Inflation Policy and Unemployment (W. W. Norton, 1972), Studies in Macroeconomic Theory: Employment and Inflation Individual Forecasting and Aggregate Outcomes: Rational Expectations Examined (Cambridge University Press, 1983), chủ biên cùng với Roman Frydman, Political Economy:  An Introductory Text (W. W. Norton, 1985) Seven Schools of Macroeconomics  (Oxford University Press, 1990).
Print Friendly and PDF

19.11.15

Gunnar Myrdal, kiến ​​trúc sư của mô hình nhà nước-phúc lợi



Gunnar Myrdal (1898-1987)

Gunnar Myrdal, kiến ​​trúc sư của mô hình nhà nước-phúc lợi

Là nhà kinh tế và chính trị gia người Thụy Điển, Gunnar Myrdal đã tham gia xây dựng mô hình nhà nước-phúc lợi nổi tiếng của Thụy Điển.
Đối với Gunnar Myrdal (1898-1987), càng bình đẳng thì càng tạo ra sự tăng trưởng.
Năm 1974, giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Nobel được trao cho Friedrich Hayek và Gunnar Myrdal "vì những đóng góp độc đáo của họ cho lý thuyết tiền tệ và các chu kỳ kinh tế và vì những phân tích sắc sảo của họ về tính phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng kinh tế, xã hội và thể chế”. Có lẻ người ta muốn làm vui lòng cả đôi bên chăng: hai nhân vật đối lập nhau trên bàn cờ chính trị và cũng coi thường nhau một cách thân tình. Trong khi Hayek là một tông đồ không mệt mỏi của chủ nghĩa tự do thuần túy và cứng nhắc và là nhà phê phán kiên quyết mọi hình thức của chủ nghĩa dân chủ xã hội, thì Myrdal là một trong những kiến ​​trúc sư của mô hình nhà nước-phúc lợi Thụy Điển và là người khởi xướng kiên quyết chủ nghĩa dân chủ xã hội triệt để.
Print Friendly and PDF

17.11.15

Những bất bình đẳng về giới làm tăng bất bình đẳng về thu nhập và kìm hãm tăng trưởng


Những bất bình đẳng về giới làm tăng bất bình đẳng về thu nhập và kìm hãm tăng trưởng
"Làm cho xã hội công bằng hơn và giảm thiểu sự bất bình đẳng giới là hai vấn đề đã nhận được rất nhiều sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách tại nhiều nước. Người ta ngày càng nhận thức được rằng việc theo đuổi hai mục tiêu này không chỉ là điều mong ước từ một quan điểm công bằng xã hội, mà còn có những tác động có lợi ở cấp độ kinh tế vĩ mô. Vì vậy, đã có nhiều phân tích xem xét các mối liên hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng, cũng như giữa sự tham gia của lực lượng lao động nữ và hệ quả của điều đó với nền kinh tế toàn cầu. (...)
Print Friendly and PDF

Suy nghĩ đằng sau kinh tế học bình quyền



Elinor Ostrom (1933-2012)

Suy nghĩ đằng sau kinh tế học bình quyền

Kinh tế học, một chuyên ngành của những nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, những người dẫn chương trình truyền hình, và tuần san này nhằm đưa ra một cách nhìn khách quan về thế giới. Nhưng một số người lo lắng rằng nó sẽ không đầy đủ. Những người ủng hộ kinh tế học bình quyền cho rằng kinh tế học quá thiên về thế giới của đàn ông, cả về phương pháp nghiên cứu lẫn trọng tâm nghiên cứu. Nguyên nhân không chỉ do phụ nữ ít góp mặt trong khoa học: năm 2014 chỉ có 12% số giáo sư kinh tế học của Mỹ là phụ nữ, và tính cho đến nay chỉ có duy nhất một phụ nữ là khôi nguyên giải Tưởng Niệm Nobel dành cho các Khoa Học về Kinh Tế (Elinor Ostrom, người trong ảnh). Nguyên nhân quan trọng hơn có lẽ là họ cũng lo ngại rằng do đặt vấn đề sai lầm, mà kinh tế học đã gắn chặt với việc nghiên cứu bất bình đẳng giới hơn là giúp giải quyết vấn đề đó. Các kinh tế gia bình quyền muốn thay đổi thực tế này như thế nào?
Print Friendly and PDF

15.11.15

15.11.2014 - 15.11.2015


PTKT: Ngày này năm rồi, PTKT lần đầu tiên đến với bạn. Qua 365 ngày, chúng tôi dần dần lát những viên gạch của một kho tư liệu trực tuyến về kinh tế học mà danh sách cập nhật 226 bài có thể tham khảo đây. Tri ân sự quan tâm của bạn đọc, PTKT ra tuyển tập đầu tiên các bài dịch với chủ để Học và dạy “khoa học buồn thảm” thời hậu khủng hoảng và vui mừng giới thiệu trước nội dung tuyển tập này.

Lời giới thiệu tuyển tập

Một năm trước đây, “trang Phân tích kinh tế ra đời với mong muốn chia sẻ và trao đổi, trong tinh thần tự do học thuật, những thông tin cần thiết giúp người dạy cùng người học ưa thích kinh tế tự đào tạo, cập nhật, củng cố, hệ thống hóa và bổ sung kiến thức để tự tin hội nhập thế giới”.
Với nhịp độ xuất bản một bài mỗi hai ngày, chúng tôi dần hình thành một kho tư liệu mở, chủ yếu là những bản dịch về những chủ đề: Dạy và học kinh tế học thời hậu khủng hoảng, Lịch sử, triết học và xã hội học về các khoa học, Khoa học luận và phương pháp luận kinh tế, Thống kê kinh tế, Kinh tế học và các khoa học khác, v.v..
Để đánh dấu 12 tháng ra mắt, Phân tích kinh tế tập hợp trong tuyển tập Học và dạy “khoa học buồn thảm” thời hậu khủng hoảng này 14 bài phản ánh những chuyển động đang diễn ra trong ngành.
Print Friendly and PDF

13.11.15

Một kinh tế học thích nghi với sự kiện



Barry Eichengreen (1952-)

Một kinh tế học thích nghi với sự kiện

CAMBRIDGE – Giới kinh tế học được cho là nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008–2009. Suy cho cùng, các nhà thực hành kinh tế học đã thất bại trong việc lường trước tai họa, và nhiều người xem ra không thể nói được bất cứ điều gì hữu ích khi đến lúc phải đưa ra một phản ứng. Nhưng, cùng với nền kinh tế toàn cầu, có lý do để hy vọng rằng ngành học này đang dần hồi phục.
Cuộc khủng hoảng khiến cho các mô hình kinh tế chủ đạo bị mang tai tiếng đơn giản vì chúng không thừa nhận khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng đó. Và việc đào tạo ưu tiên cho kỹ thuật thay vì cho trực giác cũng như cho tính gọn gàng lý thuyết thay vì cho tính thích đáng với thế giới thực đã không chuẩn bị cho các nhà kinh tế có khả năng đưa ra kiểu tư vấn cần thiết về chính sách thực tế mà những trường hợp ngoại lệ đòi hỏi.
Một số người cho rằng giải pháp là trở về các mô hình kinh tế đơn giản trong quá khứ, đã từng đưa ra những đơn thuốc chính sách rõ ràng đủ để ngăn chặn những cuộc khủng hoảng tương tự. Ngược lại, một số người khác thì cho rằng tính hiệu quả của các chính sách ngày nay đòi hỏi phải có những mô hình ngày càng phức tạp, có khả năng nắm bắt đầy đủ hơn sự năng động hỗn độn của nền kinh tế thế kỷ XXI.
Print Friendly and PDF

11.11.15

Điểm bất động



Điểm bất động

(các định lí và ứng dụng)
Fixed point theorems and applications
® Giải Nobel: ARROW, 1972 DEBREU, 1983 NASH, 1994
Xét hàm một biến g(x) liên tục, ánh xạ những điểm của I = [0 1] đến I. Như chỉ rõ trên biểu đồ 1, tất yếu tồn tại một điểm x* thuộc I sao cho x* = g(x*). Một điểm như thế được gọi là điểm bất động của ánh xạ liên tục (ta nhận xét là có thể tồn tại nhiều điểm bất động nếu như, trong biểu đồ 1, g giao với đường chéo hơn một lần). Ta nhận xét là nếu một trong hai giả thiết (g là liên tục và g ánh xạ những điểm của I đến I) không được thoả thì có thể điểm bất động không tồn tại. Những tình thế này được minh hoạ trên biểu đồ 2 cho một hàm liên tục ánh xạ những điểm của I đến một tập khác hơn I và trong hình 3 cho một hàm ánh xạ những điểm của I đến I, nhưng hàm g là không liên tục. Tuy nhiên, tình thế được biểu trưng trong biểu đồ 4 cho thấy là có thể tồn tại một điểm bất động nếu một trong những giả thiết (trong trường hợp này là giả thiết tính liên tục của g) không được thoả mãn.
Print Friendly and PDF

9.11.15

Edmund Phelps, tại ngã tư các trường phái kinh tế học vĩ mô



Edmund Phelps (1933-)

Edmund Phelps, tại ngã tư các trường phái kinh tế học vĩ mô

Là nhà kinh tế học không thể xếp hạng, Edmund Phelps chủ yếu nghiên cứu về sự không hoàn hảo của thị trường lao động. Cách tiếp cận đa nguyên của ông phá vỡ các rào cản ngăn cách kinh tế học vĩ mô với kinh tế học vi mô.
Edmund Phelps (1933-), người được trao giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel, năm 2006.
Edmund Phelps là một nhà kinh tế học khó xếp hạng. Bằng chứng là các bài báo đã được viết về ông nhân dịp ông được trao giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel. Trong một cuốn sách của ông (1990), ông nhận diện bảy trường phái tư tưởng trong kinh tế học vĩ mô, khó gắn ông một cách dứt khoát với trường phái này hay trường phái khác; vả lại trong tác phẩm này, ông đã viết rằng "đa nguyên là con đường tốt nhất". Đối với một số người, ông là người theo thuyết tân tự do và tông đồ của thuyết tự do kinh doanh, còn đối với một số người khác, Phelps đúng hơn là một người theo thuyết can thiệp và thuyết tân Keynes. Người ta gắn ông với kinh tế học vĩ mô cổ điển mới, trong khi ông lại phê phán gay gắt giả thuyết những dự kiến duy lí. Thành thạo các kỹ thuật toán học đang thịnh hành trong kinh tế học, ông cũng viết về đạo đức, vị tha, phúc lợi, công bằng và văn hóa.
Print Friendly and PDF

7.11.15

Dự báo kinh tế trong thời đại của Dữ liệu lớn



Dự báo kinh tế trong thời đại của Dữ liệu lớn

WASHINGTON, DC – Cuối tháng 7, lộ ra trên báo chí rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã vô tình công bố những dự báo kinh tế cho 5 năm tới trên trang web của họ. Các dự báo, trong đó làm rõ rằng Fed không dự kiến một cuộc suy thoái trước năm 2020, tiết lộ những vấn đề đáng lo ngại không chỉ về mặt an toàn dữ liệu, mà còn trong các phương pháp được các nhà kinh tế sử dụng.
Mặc dù về mặt lịch sử, các thời kỳ bành trướng kinh tế kéo dài trung bình khoảng 4,8 năm, thì những dự báo của Fed giống như mơ tưởng – và có thể nguy hiểm. Sự phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 có nhiều khả năng cực kỳ yếu kém; nhưng sẽ là điều khôn ngoan nếu chúng ta chuẩn bị cho một cuộc suy thoái khác trong những năm tới.
Print Friendly and PDF

5.11.15

HECKMAN James, sinh năm 1944



James Heckman (1944-)

HECKMAN James, sinh năm 1944

James Heckman sinh ngày 19 tháng tư 1944 tại Chicago. Sau khi tốt nghiệp cử nhân toán (với lời khen của ban giám khảo) Collorado College năm 1965, ông đỗ tiến sĩ kinh tế học đại học Princeton năm 1971 với một luận án có tựa là Ba tiểu luận về cung lao động của các hộ gia đình và cầu sản phẩm thị trường. Sau khi nghiên cứu tại National Bureau of Economics Research từ 1972 đến 1975, ông trở thành phó giáo sư từ 1973 đến 1977 tại Yale University, giáo sư tại đây kể từ 1977 rồi lần lượt là giáo sư đại học Chicago năm 1985, đại học Gütenborg ở Thụy Điển năm 1980. Hiện nay ông là giáo sư kinh tế học tại Chicago University. Năm 1983, ông được huy chương John Bates Clark của American Economic Association thưởng cho những nhà nghiên cứu trẻ dưới bốn mươi tuổi. Hoạt động khoa học với cường độ cao, ông là đồng chủ biên Journal of Political Economy từ 1981 đến 1987, rồi lần lượt chủ biên các tạp chí sau: Evaluation Review từ 1991 đến 1995, Journal of Econometrics từ 1977 đến 1983, Journal of Labor Economics từ 1982 đến 2000, Review of Economic Studies từ 1982 đến 1985, Econometric Review từ 1987 đến 2000, Journal of Economic Perspectives từ 1989 đến 1996, Journal of Economics and Statistics từ 1994 đến 2000. Thành viên của Hội kinh trắc học, American Academy of Arts and Sciences và cuối cùng của National Academy of Sciences, năm 2000 ông được giải khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel.
Print Friendly and PDF

MIRRLEES James A., sinh năm 1936



James Alexander Mirrlees (1936-)

MIRRLEES James A., sinh năm 1936

James Alexander Mirrlees sinh tại Minnigaf (Scotland) năm 1936. Vì có vấn đề thị lực, ông bỏ thể thao để đọc sách và được giải Douglas Ewart năm 11 tuổi. Năm 14 tuổi, ông khám phá toán học và muốn trở thành giáo sư bộ môn này. Được sự chú ý và hỗ trợ của viên thanh tra giáo dục của Scotland ông xin một học bổng của trường đại học Cambridge nhưng không được vì đại học này nằm ngoài Scotland. Cuối cùng ông vào học trực tiếp năm thứ hai khoa toán đại học Edimbourg và đồng thời theo học năm thứ nhất triết. Sự đào tạo kép này tự nhiên dẫn ông đến kinh tế học. Sau khi được giải Napier về toán năm 21 tuổi, ông rời Scotland để đến Trinity College ở Cambridge, tại đây ông gặp Piero Sraffa. Ông viết luận án dưới sự hướng dẫn của Richard Stone và tốt nghiệp tiến sĩ khoa học kinh tế năm 1963. Làm tư vấn cho Massachussetts Institute of Technology trên một đề án về Ấn Độ từ 1962 đến 1963, ông là giảng viên phụ đạo tại đại học Cambridge từ 1963 đến 1968, rồi giáo sư kinh tế tại đại học Oxford, ở ghế của Edgeworth cho đến 1995, năm ông trở thành giáo sư kinh tế chính trị học của đại học Cambridge. Trong suốt sự nghiệp của ông, ông nhiều lần làm cố vấn phát triển cho Pakistan, giáo sư thỉnh giảng ở MIT cũng như ở đại học Yale, nhà nghiên cứu của đại học Cambridge tại Trinity College và Nullfield Cụllege của đại học Oxford. Ông lãnh đạo tạp chí đầy uy tín Econometrica trước khi được Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển biểu dương năm 1996.
Print Friendly and PDF

3.11.15

Cái thế giới quá đỗi đơn giản của Jean Tirole

Gilles Rotillon
Sự thống trị của các nhà chính thống khiến cuộc tranh luận công cộng trở thành nghèo nàn.
Cái thế giới quá đỗi đơn giản của Jean Tirole
Jean Tirole, hiệu trưởng Trường kinh tế Toulouse (TSE), là một nhà kinh tế được các đồng nghiệp công nhận, như được minh chứng bởi “giải Nobel” gần đây, năm 2014 vừa được trao cho ông. Hơn nữa, những nghiên cứu của ông về sự điều tiết các độc quyền và độc quyền vài người, những khuyết tật của thị trường và tài chính cũng khiến ông được các nhà công nghiệp và lãnh đạo chính trị thừa nhận, hai giới được ông góp ý và cung cấp đánh giá của chuyên gia. Chẳng hạn, ông đã đề xuất đơn giản hóa việc sa thải, “hợp đồng lao động duy nhất”[1] hay giá thế giới duy nhất của các-bon. Năm 2008, sau khi cuộc khủng hoảng subprime nổ ra, trước một ủy ban của Quốc hội ông tuyên bố như sau về việc điều tiết ngân hàng: “Không nên đổ em bé cùng với nước tắm nó: chắc chắn là thông thể đặt lại vấn đề chứng khoán hóa hay sự tồn tại của những sản phẩm phái sinh, vì những đổi mới này có những hiệu ứng tích cực. Trái lại, phải có những kĩ thuật cần thiết để những sự lạm dụng không thể tái diễn nữa.[2]” Hàng triệu người mất việc làm, lương hưu hay nhà ở vì cuộc khủng hoảng tài chính có thể bàn luận về ý kiến này; nhưng ít ra, cho đến đây ông vẫn còn trong vai trò của nhà kinh tế quan tâm đến thị trường lao động và tài chính.
Print Friendly and PDF

1.11.15

Cơ cấu và đặc điểm nhân khẩu giới trung lưu ở Tp.HCM

TẦNG LỚP TRUNG LƯU Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:

CƠ CẤU VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU[1]

Bùi Thế Cường, Phạm Thị Dung 
và Tô Đức Tú[2]
Bài viết trình bày cơ cấu tầng lớp trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số đặc điểm nhân khẩu của tầng lớp này, dựa trên số liệu khảo sát năm 2010. Trước hết, bài viết giới thiệu một khung phân loại nhóm nghề nghiệp làm cơ sở xác định tầng lớp trung lưu trong cơ cấu xã hội theo nghề nghiệp và một khung cơ cấu trong bản thân tầng lớp trung lưu. Tiếp theo, bài viết trình bày cơ cấu tầng lớp trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh theo nhóm và bậc, theo khu vực, giới và tuổi. Bài viết gợi ý rằng Thành phố cần rà soát lại chính sách giai tầng xã hội, chú trọng đến việc phát triển hơn nữa vị thế và tiềm lực của trung lưu để tầng lớp này có thể phát huy tốt hơn vai trò của mình trong phát triển xã hội. 

MIDDLE CLASSES IN HO CHI MINH CITY: STRUCTURE AND DEMOGRAPHIC CHARACTERISTICS. In the paper, the structure of the middle classes in Ho Chi Minh City and some of its demographic features are outlined based on the data set of a survey conducted in 2010. Firstly, a framework of occupational strata is proposed to identify the occupational structure of the surveyed sample and another framework for internal structure of the middle classes is described. Based on these two frameworks, the middle classes in the City are figured by their groupings, rural-urban areas, sex and age. To conclusion, it is suggested that the middle classes policy of Ho Chi Minh City should be reviewed and improved. 
Print Friendly and PDF