29.11.18

Kinh tế học vi mô mới - BG


KINH TẾ HỌC VI MÔ MỚI HAY LÀM THẾ NÀO ĐƯA THỊ TRƯỜNG VÀO MỘT THẾ GIỚI KHÔNG CÓ GIAO DỊCH

Mặc dù có cuộc khủng hoảng bắt đầu trong những năm 2007-2008, “kinh tế học vĩ mô mới” ra đời trong những năm 1980 loại trừ, do chính cách thức nó được xây dựng, trường hợp của loại biến cố này và tiếp tục được đặt ở chiếu trên – đặc biệt bởi giới hàn lâm và một số ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên cuộc khủng hoảng đã có một tác động tức thì: mô hình cơ bản về chu kì kinh doanh – mô hình RBC (Real Business Cycle), nhờ đó Finn Kydland và Robert Prescott năm 2004 được giải “Nobel” kinh tế – của kinh tế học vĩ mô mới hầu như không còn được ai bảo vệ nữa do tính ảo tưởng của cách mà kinh tế học vĩ mô mới này nhìn các chu kì bị những sự kiện bác bỏ. Ngược lại biến thể keynesian mới của nó, tự cho là thực tế hơn, tiếp tục được đa số các nhà kinh tế – chí ít là trong các đại học – bảo vệ bất chấp mọi sự chống đối.
Những năm gần đây, đã có thói quen tập hợp các mô hình RBC và keynesian mới (NK) dưới nhãn hiệu duy nhất DSGE (Dynamic Stochastic General Equilibrium). Thuật ngữ General Equilibrium chỉ việc là các mô hình này được xây dựng xung quanh một tác nhân quyết định mọi chuyện (tiêu dùng, sản xuất, đầu tư, việc làm) cho hôm nay và ngày mai; lựa chọn này được gọi là “động” vì liên quan đến toàn bộ cuộc sống của tác nhân và “ngẫu nhiên” vì được tiến hành trong một môi trường chịu những cú “sốc” bất ngờ.
Ngày càng trở nên phức tạp, ít ra là dưới vẻ bề ngoài của chúng, điểm chung của các mô hình này là được suy ra từ mô hình tăng trưởng do Solow đề xuất trong những năm 1960.
Print Friendly and PDF

27.11.18

Hai nhà kinh tế đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu (1): Vấn đề biến đổi khí hậu và cách nhìn vấn đề của các nhà kinh tế


VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁCH NHÌN VẤN ĐỀ CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ

Roger Guesnerie là Giáo sư tại trường College de France từ năm 2000 và là giám đốc nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu cao cấp về khoa học xã hội. Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Kinh tế Paris. Các ấn phẩm của ông, bao gồm rất nhiều bài báo và tác phẩm, liên quan đến một phổ rộng các chủ đề về lý thuyết và chính sách kinh tế. Về vấn đề khí hậu, ông là tác giả của một báo cáo cho Hội đồng phân tích kinh tế, “Kyoto et l’économie de serre [Kyoto và nền kinh tế nhà kính]” (La Documentation française, 2003) và nhiều tác phẩm khác bao gồm Combattre l’effet de serre nous mettra-t-il sur la paille? [Liệu việc chống lại hiệu ứng nhà kính có làm cho chúng ta nghèo hơn không?] (Le Pommier, 2005), The Design of Climate Policy [Thiết kế chính sách khí hậu], đồng chủ biên với H. Tulkens (MIT Press, 2008) và các bài viết chuyên môn khác.
Nicholas Stern là “Giáo sư [IG Patel Professor] về Kinh tế học và Chính phủ” tại trường Kinh tế London và Chủ tịch Viện Nghiên cứu Grantham về biến đổi khí hậu và môi trường. Ông đã từng là giáo sư và nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, đại học MIT, Đại học Bách khoa Paris, tại Warwick, và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Nhân dân Trung Quốc và tại Viện thống kê Ấn Độ. Trong giai đoạn 2009-2010, ông là giáo sư giảng dạy hàng năm chương trình “Phát triển bền vững: Môi trường, Năng lượng và Xã hội” của Trường Collège de France của Pháp. Ông cũng đã từng là kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu và của Ngân hàng Thế giới, và sau đó là giám đốc phụ trách các dịch vụ kinh tế của chính phủ Anh (2003-2007). Ông đã chủ biên công trình nghiên cứu về kinh tế học biến đổi khí hậu được biết đến dưới tên gọi Stern Review [Báo cáo của Stern]. Ông được phong Sir (2004) rồi Lord Stern (Baron Stern của Brentford, 2007).
Các quá trình vật lý đằng sau sự biến đổi khí hậu đã được biết đến gần hai thế kỷ qua. Năm 1827, nhà toán học và vật lý học người Pháp Joseph Fourier đã chỉ ra rằng tầng khí quyển của Trái đất đang giam hãm nhiệt độ khí hậu: nếu tầng khí quyển không tồn tại, thì Trái đất sẽ lạnh hơn rất nhiều so với hiện nay. Năm 1861, nhà vật lí học người Anh John Tyndall đã nhận diện các chất khí đang giam hãm nhiệt độ khí hậu trong khí quyển, và vào năm 1896 nhà hóa học người Thụy Điển Swante Arrhenius đã tính toán hiệu ứng tiềm tàng của nhiệt độ khí hậu của trái đất khi nồng độ khí nhà kính tăng gấp đôi trong khí quyển.
Hiểu Vật lí học về sự biến đổi khí hậu là điều khá đơn giản: một số chất khí (như CO2, N2O, CH4, v.v.) có thể cản trở đường đi của các sóng bức xạ hồng ngoại. Năng lượng nhận được từ không gian bị mắc kẹt một phần, gây ra một sự gia tăng nhiệt độ khí hậu với một ảnh hưởng có tính quyết định đến khí hậu.
Print Friendly and PDF

25.11.18

Hiểu và đi trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư

HIỂU VÀ ĐI TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ[*]
Hồ Tú Bảo

Thời gian qua câu chuyện “công nghiệp 4.0” hay “cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, viết tắt là CMCN4, được nói nhiều ở nước ta, thậm chí nghe thấy ở ta còn nhiều hơn ở các nước phát triển. Nhưng dường như mới có các bài viết từ các phóng viên báo đài và chỉ đạo về công nghiệp 4.0 từ các nhà lãnh đạo, những người quản lý… và còn ít tiếng nói từ những người làm khoa học và công nghệ (KH&CN), những người ít nhiều hiểu về nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp này.

Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở nước Anh từ nửa cuối của thế kỷ 18. Đến nay đã có sự nhìn nhận thống nhất về ba cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra, mỗi cuộc cách mạng đều đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của sản xuất và sự thay đổi này được tạo ra bởi các đột phá của khoa học và công nghệ. Về đại thể cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 18 và gần nửa đầu thế kỷ 19, với thay đổi từ sản xuất chân tay đến sản xuất cơ khí do phát minh ra động cơ hơi nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 19 cho đến khi đại chiến thế giới lần thứ nhất xảy ra, với thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy với năng lượng điện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ những năm 1970s với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính và thiết bị điện tử (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970, 1980), và internet (thập niên 1990).

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây, đại thể là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano… với nền tảng là các đột phá của công nghệ số (digital technology)[1],[2].

Hình 1. Bước ngoặt của sản xuất trong các cuộc cách mạng công nghiệp và yếu tố chính tạo ra sự thay đổi.
Print Friendly and PDF

23.11.18

Thời khắc “Sputnik” này của Trung quốc làm chính quyền Trump lo ngại + Trung Quốc, Trump và chiếc bẫy Thucydide

THỜI KHẮC “SPUTNIK” NÀY CỦA TRUNG QUỐC KHIẾN CHÍNH QUYỀN TRUMP LO NGẠI
Tên lửa “Trường chinh” của Trung Quốc. (Nguồn: CGTN)
Đối với nước Mỹ, Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa công nghệ tương tự như Liên Xô của Yuri Gagarin và vệ tinh Sputnik. Điều này khá rõ với các cố vấn diều hâu” của Donald Trump: Trung Quốc của Tập Cận Bình, từ nay, đang tấn công trực diện vào sự thống trị công nghệ cao của Hoa Kỳ, bằng nhiều cách khác nhau, từ bán phá giá đến gián điệp công nghiệp, thông qua những chuyển giao công nghệ cưỡng bức.
Kể từ thế kỷ XVII, sự cấu trúc hóa không gian thế giới dựa trên sự tăng cường các giao dịch thương mại như là một công cụ thống trị” của phương Tây lên các nước ngoại vi của họ. Nhưng sự siêu toàn cầu hóa, từ nay, đang làm suy yếu trật tự giám hộ này. Các dòng chảy thế giới làm khô cứng chính trị, làm nghèo đigiá trị lao động” và tạo ra một sự bất ổn có hệ thống. Trong khi phương Tây bước vào một kỷ nguyên co rút và vỡ mộng, thì sự thức tỉnh của Trung Quốc làm biến đổi ngữ pháp của không gian thế giới. Câu hỏi về những thập niên tới sẽ là làm thế nào Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể thoát khỏi cái bẫy cạnh tranh mang tính ngày càng đối đầu hơn.
Print Friendly and PDF

21.11.18

Giá trị và tầm ảnh hưởng của lịch sử các khoa học


GIÁ TRỊ VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA LỊCH SỬ CÁC KHOA HỌC

Tác giả: Francois Russo*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Cho dù công lao của một Galilei, một Descartes, một Newton, một Darwin, một Pasteur là xứng đáng đến đâu, thực ra họ đều có ít tự do trong những sáng tạo của mình hơn là họ đã tưởng, và như chúng ta thường vẫn còn nghĩ. Bởi vì những công trình nghiên cứu của họ đều đã được triển khai trong lòng một quá trình tổng thể, “thiết yếu” ở nhiều khía cạnh, mà chính họ cũng không ngờ. Nhưng việc phân định chính xác phần nào là thiết yếu, phần nào là khoa học, thì đây là vấn đề phân tích khoa học những sự kiện, chứ không phải là vấn đề thảo luận triết học tiên nghiệm. Để thực hiện phân tích này, tri thức khoa học hiện nay cho thấy rằng nó rất quý giá. Không phải vì ta cần phải mô tả quá khứ của khoa học bằng ngôn từ của của khoa học hiện tại, mà bởi vì hiểu biết tốt nhất mà khoa học ngày nay cung cấp cho ta, về cấu trúc khách quan của những vấn đề phải giải quyết, góp phần rất lớn vào việc định vị và soi sáng các phương thức tiến hành của khoa học trong quá khứ.
Chúng tôi tin rằng những chỉ dẫn khá chi tiết vừa được đưa ra về các kích thước cơ bản của lịch sử khoa học phải cho phép ta thừa nhận rằng một lịch sử khoa học chỉ giới hạn vào việc liệt kê những phát hiện khoa học, ngay cả khi nó bao gồm thêm hình ảnh của những người đã sáng tạo ra khoa học, cũng như những thăng trầm về số phận trí thức của họ, cũng sẽ chỉ tương ứng với một quan niệm hẹp hòi và thiển cận về môn học này mà thôi.
Print Friendly and PDF

19.11.18

Sự ra đời của một lý thuyết ở ngã tư các ngành khoa học

SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT LÝ THUYẾT Ở NGÃ TƯ CÁC NGÀNH KHOA HỌC
Philippe Pajot
Sự xuất hiện của khoa học các hệ thống phức hợp phát sinh ban đầu từ các công trình nghiên cứu về sự hỗn độn. Cách tiếp cận đa ngành này đối với nhiều hệ thống tương tác lẫn nhau cho phép tiếp cận vô số cách đặt vấn đề, các khoa học cứng và các khoa học nhân văn, liên quan đến dịch tễ học, lịch sử học, kinh tế học, sinh thái học...
Hiện tượng nhiều nghĩa của thuật ngữ “phức hợp” làm cho mọi định nghĩa về một “hệ thống phức hợp” là gì trở nên càng mơ hồ hơn. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đồng ý với định nghĩa sau đây: Đó là một hệ thống được cấu thành bởi một lượng lớn các yếu tố tương tác lẫn nhau mà không có sự phối hợp trung tâm, không có một kế hoạch do một kiến ​​trúc sư thiết kế, và tự động dẫn đến sự xuất hiện của các ‘cấu trúc phức hợp’, có nghĩa là những cấu trúc bền vững với các mô thức có nhiều cấp độ về không gian và thời gian”, theo mô tả của Alain Barrat từ Trung tâm Vật lý lý thuyết của Marseille.
Print Friendly and PDF

17.11.18

Không có ranh giới cố định giữa các bộ môn


Edmond Malinvaud (1923-2015)

“KHÔNG CÓ RANH GIỚI CỐ ĐỊNH GIỮA CÁC BỘ MÔN”

Edmond Malinvaud, giáo sư danh dự của trường Collège de France
Ngày nay, các nhà kinh tế học xem sự tồn tại của một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể của xã hội, được gọi là “kinh tế học”, như là một sự đã rồi, để có thể phân tích một cách khoa học với các công cụ của họ. Như vậy, lịch sử tư tưởng kinh tế thường được giới thiệu như là lịch sử phát triển tuần tự của một thời kì lộn xộn của kinh tế học, hợp nhất nhiều khía cạnh của xã hội (chính trị, xã hội, đạo đức...), cho đến khi bước vào một hình thức tiền khoa học được Adam Smith khai trương và kết thúc với những tác phẩm của Léon Walras, được coi là nhà kinh tế học khoa học đầu tiên.
Tạp chí L’Economie Politique [Kinh tế Chính trị] đã phỏng vấn Edmond Malinvaud, giáo sư danh dự của trường Collège de France, về các mối liên hệ giữa kinh tế học và các khoa học xã hội khác, đặc biệt về sự tách biệt hiện tại giữa kinh tế học và khoa học chính trị. Cơ hội để điểm chung về khoa học kinh tế ngày nay[1].
Print Friendly and PDF

15.11.18

Phân Tích Kinh Tế tròn 4 tuổi


PHÂN TÍCH KINH TẾ TRÒN 4 TUỔI

15.11.2014 - 15.11.2018
Ngày 15.11.2014, không ai trong chúng tôi, trong sự phấn khích khi vừa đưa PTKT lên mạng dám mơ là trang sẽ tồn tại đến hôm nay, huống hồ là mơ đạt được trong thời gian gần đây con số hơn 1.000 lượt truy cập mỗi ngày, với nhịp độ hai ngày lên một bài.
Vì thế, khi bước vào tuổi lên năm, việc đầu tiên PTKT xin trân trọng tri ân bạn đọc sắp, đang hay từng là sinh viên/giảng viên kinh tế hay hiện đang hoạt động trong những ngành nghề khác đã đồng hành cùng chúng tôi.
Trong “hành trình gian khổ khám phá miền kinh tế học” sự hưởng ứng của đối tượng thứ ba, vốn chưa được đề cập đúng mức trong lời tự giới thiệu bốn năm trước càng giúp chúng tôi kiên định tinh thần “tự do học thuật” nhằm “tự đào tạo, củng cố, cập nhật, hệ thống hoá và bổ sung kiến thức để tự tin hội nhập vào thế giới”, một thế giới mà trước những thách thức nó đang đối mặt phải cần đến, hơn bao giờ hết, một cách tiếp cận nhiều chiều và đa/liên/xuyên ngành. Những lúc nản lòng muốn rời bỏ cuộc chơi, chính nhờ tựa vào những cú nhấp chuột để mail, like, share của tất cả các bạn mà PTKT còn tiếp tục góp mặt đến tận hôm nay.
Tiếp đến, xin được gởi đến các tác giả đã cho phép chúng tôi đăng lại nhiều bài đã được xuất bản ở nơi khác và các cộng tác viên trong và ngoài nước đã nhận hay chủ động dịch nhiều bài góp phần làm phong phú trang của chúng ta.
Với các bạn mới làm quen hay lâu chưa trở lại với PTKT, chúng tôi cũng xin nói ngắn là kho tư liệu tích luỹ được hiện gồm có gần 800 bài đã đăng và cấu trúc của trang được hình dung như một cuốn sách với các chuyên mục ở ngay bên phải dưới logo là mục lục và các nhãn là bảng tra cứu (index). Mời các bạn xem bản hướng dẫn sử dụng (HDSD) và thuật ngữ phân tích kinh tế Anh-Pháp-Việt mới được cập nhật và để tận dụng hết các công cụ được sử dụng (ví dụ như các infographic) hay nhất là nên truy cập trang bằng laptop hay máy tính để bàn.
Nhóm khởi xướng PTKT
Print Friendly and PDF

13.11.18

Chi phí-lợi thế (hay phân tích chi phí-lợi ích)


CHI PHÍ-LỢI THẾ 
(HAY PHÂN TÍCH CHI PHÍ-LỢI ÍCH)
Cost-benefit analysis
® Giải Nobel: ALLAIS, 1988 MIRRLEES, 1996
Một cách logic hạch toán kinh tế tự khẳng định như là phương thức hợp lí hoá những lựa chọn trong những vấn đề kinh tế học công cộng. Phương pháp này thuộc về những kĩ thuật được gọi là cost-benefit analysis (analyse coût-bénéfice) mà ở Pháp ta gọi là phân tích chi phí-lợi thế (analyse coût-avantage hay ACA). Những phân tích này được khởi xướng ở Hoa Kì vào đầu thế kỉ XX để xác định lợi ích xã hội của những dự án công cộng lớn huy động những vốn quan trọng và có những tác động kinh tế hay xã hội tiềm tàng đáng kể. Những ứng dụng cụ thể bắt đầu vào năm 1902 với đạo luật River and Harbor Act qui định những cơ sở trên sông và bến cảng. Chi phí kinh tế của những đầu tư công cộng lớn này được ước lượng bằng cách tính đến tác động xã hội của những hiệu ứng của những đầu tư này trên lưu lượng, hoạt động kinh tế và phúc lợi tập thể. Lĩnh vực ứng dụng điển hình nhất cho phân tích này bao phủ diện của những cơ sở hạ tầng đường bộ, những công trình lớn qui hoạch lãnh thổ, qui hoạch đô thị, năng lượng. Do đó phân tích có thiên hướng phát triển đại trà và được phổ biến rộng trong những nước Tây phương sau thế chiến thứ hai. Đặc biệt đó là trường hợp của Anh về mặt giao thông vận tải và điện lực, rồi trễ hơn ở Pháp, kể từ 1967, cho việc đánh giá những dự án công cộng lớn trong những ngành sản sinh ra hoặc những lợi thế tăng dần (năng lượng, vận tải công cộng), hoặc những ngoại ứng và do đó đòi hỏi những suy tư lí thuyết, đặc biệt là để xác định những phương thức định giá tối ưu. Những nghiên cứu này được Maurice Allais (1943), Marcel Boiteux (1956; 1962), Henri Levy-Lambert (1973), Edmond Malinvaud (1972; 1979) và Jean-Claude Milleron (1972; 1979) phát triển và đặc trưng cho điều được gọi là việc hợp lí hoá những lựa chọn ngân sách. Nhiệt tình dành cho những kĩ thuật xác định giá trị này nhanh chóng giảm dần ở Pháp ngay từ cuối những năm 1970. 
Tuy nhiên những cơ sở của phương pháp đánh giá những lựa chọn công cộng này bắt nguồn từ Jules Dupuit (1844) do việc đánh giá một dự án được xác định bằng khái niệm thặng dư tập thể để ước lượng tác động xã hội thuần của những đầu tư đã thực hiện. Do đó ACA hiện ra như một phương pháp lựa chọn tối ưu dựa trên tiêu chí khả năng sinh lời xã hội tối đa đòi hỏi một ước lượng tiền tệ những lợi thế và chi phí gắn với dự án được xem xét. Do đó qui tắc hàng đầu thuộc về nguyên lí hiệu quả kinh tế và khác biệt rất rõ với nguyên lí của nghĩa vụ dịch vụ công cộng đặt cơ sở trên nguyên lí công bằng giữa các tác nhân trước dịch vụ cung cấp, độc lập với chi phí xã hội phải gánh chịu. Những công trình lí thuyết trong lĩnh vực này được phát triển trong những năm 1950 đến 1970 dưới sự thúc đẩy của nhiều nhà kinh tế trong đại học như P. S. Dasgupta, O. Eckstein, J. Krutilla, R. Dorfman, J. Margolis, S. Marglin, B. Weisbrod.
Print Friendly and PDF

11.11.18

Khi Bắc Kinh sử dụng du khách Trung Quốc như một vũ khí ngoại giao phụ trợ và Tại sao du khách TQ đổ về Thái Lan


KHI BẮC KINH SỬ DỤNG DU KHÁCH TRUNG QUỐC NHƯ MỘT VŨ KHÍ NGOẠI GIAO PHỤ TRỢ
East is Red [Đông Phương Hồng]
“Của trời cho” về du lịch của Trung Quốc, vũ khí ngoại giao phụ trợ đối với Bắc Kinh. (Nguồn: Asian Correspondent)
Một gia đình du khách Trung Quốc lăn lộn dưới đất trước một khách sạn ở Thụy Điển, nạn nhân củahành động tàn nhẫn của cảnh sát. Đại sứ Trung Quốc ra mặt lên tiếng. Hình ảnh lan truyền giống như vi-rút trên các mạng xã hội ở Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông giống như một biểu lộ bạo lực của chính sách “ngoại giao du lịch được Bắc Kinh triển khai. Từ Hàn Quốc đến Đài Loan, từ các “Con đường tơ lụa mới đến Biển Đông, chính phủ Trung Quốc mở hoặc đóng theo ý của họ “của trời cho” tài chính về du lịch để đưa ra các yêu sách về chính trị quốc tế. Các hành động đe dọa này thường có hiệu quả.
Doanh thu của ngành du lịch Trung Quốc tăng cao một cách chóng mặt. Hơn 4.566 tỷ nhân dân tệ vào năm 2017 (hơn 500 tỷ euro) cho khoảng 22,5 triệu công ăn việc làm. Để so sánh, cách đây 10 năm, lĩnh vực này chiếm khoảng năm lần ít hơn, 986 tỷ nhân dân tệ (120 tỷ euro). Và động thái này sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Trong thực tế, phần lớn nguồn vốn du lịch của Trung Quốc vẫn còn chờ được khai thác. Ví dụ, Trung Quốc đã đứng thứ hai trên thế giới, sau Italia, về các di tích được UNESCO xếp hạng.
Trong khi ngành du lịch trong nước đang tăng cao, số lượng du khách Trung Quốc đi nước ngoài cũng cao rất đáng kể. Một nghiên cứu của công ty Nielsen đã thống kê có hơn 130 triệu chuyến đi du lịch cá nhân. Trong năm 2017, mức chi tiêu của du khách Trung Quốc ở nước ngoài đạt 292 tỷ US$, trong đó 61% là ở châu Âu. Tầm quan trọng của Trung Quốc trong các nền kinh tế phụ thuộc vào ngành du lịch, ở các nước láng giềng hoặc ở các nước khác trên thế giới, mang lại cho Bắc Kinh một đòn bẩy ảnh hưởng hiệu quả… và một phương tiện trả đũa tiềm tàng. Chế độ chuyên quyền của Trung Quốc và khả năng huy động nhiều thành phần xã hội khác nhau để đạt được mục tiêu, phục vụ cho chiến lược du lịch bất cứ điều gì ngoại trừ tính không có hại.
Print Friendly and PDF

9.11.18

Sự phê phán hậu-thực dân phương Tây được tiến hành ngay từ trung tâm của phương Tây

PHỎNG VẤN THOMAS BRISSON: “SỰ PHÊ PHÁN HẬU-THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY ĐƯỢC TIẾN HÀNH NGAY TỪ TRUNG TÂM CỦA PHƯƠNG TÂY”
Sonya Faure thực hiện phỏng vấn
Dù họ là người A Rập, như Edward Said, người Ấn Độ như Gayatri Spivak, hay người Hoa, các trí thức hậu thực dân đã xây dựng sự phê phán Phương Tây của họ từ các trường đại học Mỹ. Theo nhà chính trị học Thomas Brisson, đó là vì sự lưu vong, một tư thế giữa hai nền văn hóa đã cho phép họ xây dựng một tư tưởng lai tạp để tìm kiếm một tính phổ cập mới.
Thomas Brisson

Ai dám nói rằng các công trình nghiên cứu hậu thực dân chỉ là một sự buộc tội Phương Tây và những truyền thống tri thức của nó? Trong cuốn Đẩy phương Tây ra khỏi tâm điểm ("Décentrer l’Occident”), Thomas Brisson, giảng sư chính trị học chính ở trường đại học Paris 8, vạch lại hành trình của một số nhà tư tưởng A Rập, Ấn Độ hay Trung Hoa từ Edward Said đến Ranajit Guha hay Tu Weiming, vốn đã cố gắng xây dựng, từ những năm 1970 và 1980 ngay từ các trường đại học Mỹ, những tư tưởng thay thế cho các tri thức lý thuyết Châu Âu. Là những người có những hiểu biết sâu sắc về triết học của Châu Âu, đã từng là sinh viên rồi giáo sư tại các trường đại học Mỹ, các trí thức hậu thực dân đã xây dựng sự phê phán Phương Tây ngay từ Phương Tây. Họ đã xử lý cái nghịch lý này như thế nào? Tại sao cái tư thế giữa hai nền văn hóa, sự lưu vong lại có tính quyết định trong việc thiết kế một trào lưu tư tưởng mới? Hoàn toàn không phải là một sự biếm họa, chân dung của nhóm tri thức sáng chói này mà nhà chính trí học phác họa, ngược lại, đề cập đến sự lai tạp và một hình thái mới của một tính phổ quát mới.
Print Friendly and PDF