29.6.22

Thời đại khai sáng và nền triết học hiện đại

THỜI ĐẠI KHAI SÁNG VÀ NỀN TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI

Tác giả: Tôn Thất Thông

Chúng ta cần một chương trình đào tạo học thuật vừa đặt trên nền tảng khôn ngoan, thông thái và gần gũi với kinh nghiệm thực tế, vừa chú trọng đặc biệt về năng lực phán quyết và phê phán hơn là việc bảo tồn và quản lý tri thức, đồng thời có thể gạt phăng những chướng ngại cản trở việc tiếp cận tri thức hữu dụng, […] đào tạo con người có thẩm quyền về xã hội và đạo đức, những con người tao nhã, thông thái, có nhân cách, có thị hiếu lành mạnh và một tâm hồn cao thượng, […] những con người biết nghiêm khắc với truyền thống để làm quen với sáng kiến canh tân, tự rèn luyện một quan hệ lành mạnh với cải cách và đổi mới[1].

Triết gia Christian Thomasius (1655-1728).

* * *

Cơn bão Phục Hưng trong thế kỷ 15 và 16 đã sản sinh nhiều sáng kiến mới lạ vượt ra ngoài vòng kiềm tỏa của giáo điều và sự gò ép tư tưởng trong thời đại trung cổ kéo dài gần một thiên niên kỷ. Trong thế kỷ phục hưng, trào lưu nhân bản bắt đầu chống lại khuôn phép của chủ nghĩa kinh viện, chống lại nền giáo dục với nội dung bị áp đặt khiên cưỡng, tạo nên những dòng thác mạnh mẽ lôi cuốn nhiều lớp người khác nhau trong xã hội. Nhưng những nhà nhân bản lúc đó cũng chỉ mới khơi dậy được tinh thần độc lập không gắn liền với một trường phái cổ đại nào, khơi dậy cảm giác an toàn cho bản thân với tri thức độc lập, không cần dựa dẫm vào một thế lực độc đoán nào từ bên ngoài[2].

Cũng không có gì nghi ngờ để nói rằng, sức sống mãnh liệt của xã hội thời đại phục hưng đã nhào nặn lên nhiều nhân cách lớn mà thành quả họ đạt được trong sự nghiệp phát triển tư tưởng, văn chương, nghệ thuật vẫn còn để lại ảnh hưởng đến ngày nay. Nhưng ngoại trừ phong cách nghệ thuật kiêu sa và chủ nghĩa nhân bản đầy hào quang vươn lên như đại bàng trong thế giới học thuật, thời đại phục hưng vẫn chưa sản sinh một trào lưu tư tưởng mới lạ nào khả dĩ tạo nên một tầng lớp học giả mới có năng lực và dũng cảm để trả lời những câu hỏi thiết thân của thời đại mới.

Print Friendly and PDF

27.6.22

Tử vong cao vượt mức liên quan đến Covid-19: Châu Á ở tuyến đầu

TỬ VONG CAO VƯỢT MỨC LIÊN QUAN ĐẾN COVID-19: CHÂU Á Ở TUYẾN ĐẦU

Hubert Testard

Các tình nguyện viên tiến hành khử trùng để ngăn chặn sự bùng phát các ổ dịch Covid-19 tại tháp nước Taman Sari, một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Yogyakarta, Indonesia vào ngày 31 tháng 3 năm 2020. (Nguồn: Asia Society)

Trong hai năm, gần 15 triệu người đã chết vì Covid-19, gấp ba lần số người chết được công bố. Đây là ước tính trong một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), được công bố vào tháng 5 vừa qua. Người ta đặc biệt thấy rõ sự khác biệt này ở châu Á, nơi chiếm gần một nửa số tử vong dôi ra được quan sát thấy trên thế giới, trong khi các nước châu Á tuyên bố chỉ có hơn một phần năm số ca tử vong liên quan đến đại dịch. Tình hình ở châu Á đã đặc biệt trở nên xấu đi vào năm 2021: lý do là sự chậm trễ trong các chiến dịch tiêm chủng. Sự khác biệt là to lớn giữa các nước này và bốn nước trong số đó – Ấn Độ, Indonesia, Pakistan và Philippines – chiếm hơn 90% số tử vong dôi ra của châu Á.

Với tiêu đề “Décès supplémentaires associés à la pandémie de Covid-19 [Thêm số ca tử vong liên quan đến đại dịch Covid-19]”, báo cáo của WHO đưa ra một loạt bài học về tác động của vi rút lên sức khỏe con người trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng. Chúng ta đã biết là dữ liệu về mức tử vong liên quan đến Covid-19 do các Quốc gia cung cấp có thể gây nhầm lẫn, đặc biệt là do thiếu thông tin về nguồn gốc các ca tử vong ở những nước không có đầy đủ hệ thống y tế. WHO đã chứng minh điều này: số tử vong vượt mức liên quan đến Covid-19, nói chung, cao hơn nhiều so với kết quả từ dữ liệu đã được công bố.

Báo cáo tính đến mức tử vong trực tiếp liên quan đến đại dịch, lẫn mức tử vong gián tiếp do khả năng thiếu tổ chức của hệ thống y tế và các tác động chấn thương về tâm lý-xã hội. Báo cáo cũng không quên tính đến sự sụt giảm của tử vong gắn với lợi ích gián tiếp do sự giảm sút của vận chuyển hoặc của sự giảm lây truyền các bệnh truyền nhiễm khác, chẳng hạn như bệnh cúm mùa.

Print Friendly and PDF

26.6.22

Thời đại thái cực 1914 (11): Cách mạng văn hóa

THỜI ĐẠI THÁI CỰC 1914 – 1991 (11)

THE AGE OF EXTREMES

Tác giả: Eric J. Hobsbawm; Người dịch: Nguyễn Ngọc Giao

PTKT: Kể từ tháng 8.2021, chúng tôi lần lượt đăng tiếp các chương còn lại của tác phẩm Thời đại thái cực 1914-1991. Để có một cái nhìn chung giới thiệu tác giả và tác phẩm, mời bạn đọc lại bài Nhà sử học của hai thế kỷ.

MỤC LỤC

Lời tựa và Cảm tạ

Lời tựa bản tiếng Pháp

Hình ảnh minh họa

Chú thích các hình ảnh

Thế kỉ nhìn từ đường chim bay

Phần thứ nhất - THỜI ĐẠI TAI HỌA

chương 1 Thời đại chiến tranh toàn diện

chương 2 Cách mạng thế giới

chương 3 Dưới đáy vực thẳm kinh tế

chương 4 Sự suy sụp của chủ nghĩa liberal

chương 5 Chống kẻ thù chung

chương 6 Nghệ thuật, 1915-1945

chương 7 Sự cáo chung của các Đế chế

Eric J. Hobsbawm (1917-2012)

Phần thứ hai - THỜI ĐẠI HOÀNG KIM

chương 8 Chiến tranh Lạnh

chương 9 Thời đại Hoàng kim

chương 10 Cách mạng xã hội, 1945-1990

chương 11 Cách mạng văn hóa

chương 12 Thế giới thứ Ba

chương 13 “Chủ nghĩa xã hội hiện tồn”

Phần thứ ba: SỤP ĐỔ

chương 14 Những thập niên Khủng hoảng

chương 15 Thế giới thứ Ba và cách mạng

chương 16 Sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội

chương 17 Tiền phong hấp hối: nghệ thuật sau 1950

chương 18 Phù thủy và đồ đệ tập việc: các ngành khoa học tự nhiên

chương 19 Tiến tới thiên niên kỉ mới

* * *

Phần thứ hai

THỜI ĐẠI HOÀNG KIM

Chương 11

CÁCH MẠNG VĂN HÓA

 

“Trong cuốn phim, Carmen Laura đóng vai một người đàn ông đã trải qua một cuộc phẫu thuật đổi giới tính, và sau một cuộc thất tình với người cha của mình, đã quyết định từ khước đàn ông, có quan hệ đồng tính (tôi nghĩ vậy) với một người phụ nữ, thủ vai này là một người Madrid nổi tiếng là nam cải dạng thành nữ”.

Paul BERMAN, nhà phê bình điện ảnh

Village Voice, 1987, tr. 572

“Những cuộc biểu tình thành công không nhất thiết là những cuộc biểu tình huy động được nhiều người nhất, mà là được báo chí chú ý tới nhất. Cường điệu một chút, có thể nói rằng năm chục người khôn lanh, biết tổ chức một happening được chiếu 5 phút trên truyền hình, có thể gây tác động chính trị lớn bằng một cuộc biểu tình của 500.000 người”.

Pierre BOURDIEU, 1994

 

I

 

Cách tốt nhất để tiếp cận cuộc cách mạng văn hóa là thông qua gia đình và cuộc sống lứa đôi, nghĩa là cấu trúc các mối quan hệ giữa nam nữ và giữa các thế hệ. Trong đa phần các xã hội, gia đình đã chứng tỏ một sức kháng cự khó ngờ trước những đổi thay đột ngột, cho dù các cấu trúc không hề bất biến. Hơn nữa, mặc dầu bề ngoài có vẻ ngược lại, các mô thức đều có một chiều kích toàn cầu, hay ít nhất có những tương đồng sơ yếu trên những khu vực rộng lớn, tuy rằng căn cứ vào những cơ sở xã hội – kinh tế và kĩ thuật, người ta đã gợi ý có một khác biệt lớn giữa một bên là châu lục Á-Âu (ở cả hai bờ Địa Trung Hải) và bên kia là phần còn lại của châu Phi (Goody, 1990, XVII). Chẳng hạn như tục đa thê, hoàn toàn không có, hay đã mai một ở châu lục Á-Âu (ngoại trừ ở những nhóm người đặc biệt có ưu quyền và ở thế giới Arab), lại nở rộ ở châu Phi, dường như 1/4 hôn phối là đa thê (Goody, 1990, tr. 379).

Print Friendly and PDF

24.6.22

Internet, công nghệ quyền lực trong một thế giới bị xâu xé bởi chiến tranh (mạng)

INTERNET, CÔNG NGHỆ QUYỀN LỰC TRONG MỘT THẾ GIỚI BỊ XÂU XÉ BỞI CHIẾN TRANH (MẠNG)

Ksenia Ermoshina và Francesca Musiani

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đặt lại từ đầu một số vấn đề quan trọng về việc kiểm soát và giám sát Internet. Giữa việc bảo mật dữ liệu, “nhu cầu kết nối” và việc tìm kiếm các công cụ kỹ thuật số thay thế, những phản kháng tương tự về kỹ thuật số đang xuất hiện ở Ukraine và Nga để tự bảo vệ trước một kho vũ khí lập pháp và kỹ thuật áp đảo.

Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã nghiên cứu các kiến trúc và cơ sở hạ tầng của Internet như một công cụ quản trị, tức là cách thức sử dụng công nghệ, những công nghệ tạo điều kiện cho sự tương tác trực tuyến và sự kết nối với mạng toàn cầu, hoặc thậm chí hợp tác, bởi các tác nhân thuộc khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, vì nhiều mục đích chính trị khác nhau.

Trong vài năm qua, đặc biệt trong khuôn khổ của dự án ResisTIC, Nga là một trường hợp nghiên cứu đặc biệt mang tính kích thích, bởi tính đặc thù của chế độ này và bởi nó giúp nhận diện và phân tích một số xu hướng rộng lớn hơn, liên quan đến vấn đề chủ quyền kỹ thuật số, giám sát hoặc quản trị Internet.

Bài viết này sẽ giúp làm rõ kho vũ khí lập pháp và kỹ thuật được Nga triển khai, trong suốt thập kỷ qua, để củng cố chủ quyền và độc lập về kỹ thuật số của nước này, đồng thời liên kết các thách thức này với bối cảnh hiện tại của cuộc chiến ở Ukraine.

Print Friendly and PDF

23.6.22

Hình học tiên đề, hình học thực tiễn (A. Einstein, 1921)

Từ khóa: Hình học – Triết lý; Einstein, Albert – Trích đoạn

HÌNH HỌC TIÊN ĐỀ, HÌNH HỌC THỰC TIỄN (1921)

Tác giả: Albert Einstein*

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Toán học có quan hệ như thế nào với hiện thực? Trong trích đoạn dưới đây, được rút ra từ bài phát biểu của ông tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Berlin ngày 27-01-1921, Geometrie und Erfahrung, Albert Einstein cho rằng đây là hai lĩnh vực biệt lập, và tự thân Toán học thật ra chỉ là một hệ thống tiên đề (axiomatique) thuần túy hình thức.

Để dịch trích đoạn này, chúng tôi dùng bản tiếng Pháp, có đối chiếu với (và đôi khi thay bằng các từ hay câu trong) bản tiếng Anh, để có được một bản dịch Việt ngữ mà chúng tôi hy vọng là tốt hơn cả. Cả hai bản dịch Anh và Pháp đều có thể được tải xuống dễ dàng từ Internet.

Nguyễn Văn Khoa.

*

Có một lý do khiến toán học được đặc biệt trọng vọng và đặt trên mọi ngành khoa học khác – đó là vì các định lý toán học đều hoàn toàn chắc chắn và không thể chối cãi, trong khi những định luật của các ngành khoa học khác đều còn gây tranh cãi đến một mức độ nhất định, và luôn luôn có nguy cơ bị lật đổ bởi sự phát hiện ra những sự kiện mới. Mặc dù vậy, người nghiên cứu ở một ngành khoa học khác cũng không cần phải ganh tị với nhà toán học, nếu như các định lý toán học chỉ đề cập tới những đối tượng của trí tưởng tượng đơn thuần của chúng ta, chứ không phải là những đối tượng trong hiện thực. Bởi vì chẳng có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người khác nhau cùng đạt tới một kết luận lô-gic, một khi họ đã nhất trí với nhau trên các mệnh đề cơ bản (tiên đề)[1], cũng như trên loại phương pháp từ đấy những mệnh đề khác sẽ được suy ra. Thế nhưng tiếng tăm của toán học còn được đặt trên một lý do khác nữa – đó là nó mang lại cho các khoa học tự nhiên nghiêm ngặt một mức độ chắc chắn nào đó mà chúng không thể nào tự đạt tới được bằng cách khác.

Ở đây phát sinh một bí ẩn đã khiến các nhà nghiên cứu ở mọi thời đại đều cảm thấy cực kỳ bối rối. Làm thế nào mà toán học, một sản phẩm của tư tưởng con người, độc lập với mọi kinh nghiệm, lại có thể thích nghi vào các đối tượng của hiện thực một cách đáng ngưỡng mộ như vậy? Chỉ bằng hoạt động của chính nó, lý trí của con người có khả năng khám phá ra các đặc tính của mọi vật thể trong hiện thực mà không cần tới kinh nghiệm thực sao?

Print Friendly and PDF

21.6.22

Tại sao giá đồng bitcoin lao dốc

TẠI SAO GIÁ ĐỒNG BITCOIN LAO DỐC

CON SỐ TRONG TUẦN. Sự phá sản của các loại tiền mã hóa đang ngày càng lớn: đồng tiền mã hóa nổi tiếng đã mất một phần ba giá trị chỉ trong một tuần.

Le Point.fr

Giá đồng Bitcoin đã giảm 33% trong một tuần và giảm 70% so với ngày 9 tháng 11 năm 2021. © Jean-Luc Flémal / MAXPPP / BELPRESS/MAXPPP

Giá đồng bitcoin đã giảm vào sáng thứ Tư ngày 15 tháng 6 xuống còn 20,183 đô-la, tức giảm 33% trong một tuần và giảm 70% so với đỉnh điểm 68,925 đô-la đạt được vào ngày 9 tháng 11 năm 2021. Còn định giá toàn bộ hàng nghìn loại tiền mã hóa được thống kê đã bị chia hơn ba trong vòng chưa đầy bảy tháng, từ 3.000 đô-la tỷ xuống còn 900 tỷ đô-la.

Thị trường tài sản tiền mã hóa là nạn nhân của việc Cục Dự trữ Liên bang MỹNgân hàng Trung ương Châu Âu quyết định tăng lãi suất, để chống lại tình trạng lạm phát, do đó cũng chấm dứt luôn một thời kỳ dài tồn tại của đồng tiền miễn phí, vốn có lợi cho các khoản đầu tư mang tính đầu cơ. Thị trường này cũng đang hứng chịu một làn sóng ngờ vực chung đối với một nền tài chính phi tập trung và phi điều tiết này, sự ngờ vực đã tăng cao bởi sự sụp đổ, cách đây một tháng, của đồng stablecoin TerraUSD (UST), vốn đã mất 99,8% giá trị trong vài giờ. Trong bối cảnh phá sản này và đối mặt với các động thái lớn bán ra, nền tảng cho vay tiền mã hóa Celsius Network đã buộc phải tuyên bố đóng băng các khoản rút tiền, vào hôm đầu tuần, một quyết định làm tăng thêm cảm giác hoảng loạn và củng cố thêm sự ngờ vực vốn đè nặng lên tính không giả mạo của các tài khoản và tính vững chắc về tài chính của nhiều tác nhân trong lĩnh vực này.

Print Friendly and PDF

19.6.22

Bản đồ học xã hội: phân tích dữ liệu

BẢN ĐỒ HỌC XÃ HỘI: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU[1]

Alain Desrosières

Alain Desrosières (1940-2013)

Phải chăng phân tích dữ liệu kiểu Pháp là đứa con của tháng năm năm 1968? Được phổ biến trong các khoa học xã hội ở Pháp vào những năm 1970, phân tích các tương ứng như được Jean-Paul Benzécri và các cộng sự của ông chủ trương, dưới mắt một số nhà nghiên cứu được xem là “thiên tả”, đối lập với các kĩ thuật kinh trắc nổi tiếng là “thiên hữu”. Ngày nay câu hỏi trên có vẻ ngớ ngẫn: bản thân các công cụ thống kê dường như không “thiên tả” hay “thiên hữu”. Làm sao giải thích hình ảnh này, đặc trưng cho tâm trạng thời hậu 1968? Những lập luận thời bấy giờ được những người bảo vệ một phân tích dữ liệu “thiên tả” thuộc hai loại: 1) phân tích này được xem như một kĩ thuật thuần tuý có tính mô tả, không có lí thuyết kinh tế đằng sau (ngầm ám chỉ không có lí thuyết tân cổ điển) nhằm nêu bật, một cách không có tiên kiến, những cấu trúc cơ bản vùi sâu trong một tập dữ liệu dày đặc và bí hiểm. 2) Nối tiếp tinh thần tháng năm 1968, tính đa chiều của kĩ thuật này được xem là sự bảo đảm cho tính đa nguyên, đối lập với những biểu trưng đơn chiều có tính quy giản, vốn đồng nghĩa với sự đơn điệu và thứ bậc[2]. Những đối thủ của quan điểm này nhận xét một cách kinh điển rằng các công cụ kĩ thuật không có màu sắc ý thức hệ hay chính trị và đối với một phân tích tương quan hay với việc giải một mô hình có những phương trình đồng thời thì các hình thức đều giống nhau (chéo hoá các ma trận phương sai-hiệp phương sai, nghiên cứu các giá trị riêng và vectơ riêng).

Những văn bản thống kê do các chuyên gia của bộ môn này viết thường có tính khuyến nghị, nếu không nói là có tính quy phạm. Tuỳ trường hợp, chúng đưa lên hàng đầu một “phương pháp luận” được xem là “tốt”: có tính xác suất hay không (Benzécri), theo tần số luận hay theo Bayes, lấy cảm hứng từ Fisher hay từ Neyman và Pearson trong trường hợp các kiểm định. Đôi lúc, chúng biện hộ cho một tính “bổ sung” hay một “tổng hợp” giữa những cách tiếp cận trước đó được xem là tương phản nhau. Bài viết này chọn theo một quan điểm xã hội học hơn là có tính khoa học luận. Vấn đề là nhận diện những mạng lập luận và cách sử dụng xã hội trong đó những phương pháp luận khác nhau được huy động và theo dõi sự hình thành, quỹ đạo và diễn dịch lại của những mạng này.

Có thể cuộc tranh luận xưa kia nói đến ở đây là dịp để xem xét cách mà các khoa học xã hội, kể từ những năm 1970, đã chiếm lĩnh phân tích dữ liệu gọi là “theo kiểu Pháp” (nghĩa là xuất phát từ những công trình của Benzécri, Brigitte Cordier-Escoffier, Ludovic Lebart và vài tác giả khác). Chắc chắn một câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi trên là nhắc lại rằng “tính trung lập cần thiết và khách quan của khoa học không thể bị bất kì đảng phái nào thôn tính”. Nhưng cũng có thể suy nghĩ về cách mà những thuyết hình thức được tích hợp trong những hệ thống lập luận trí thức và (hay) hành động, và bằng cách nào những cấu trúc của các cơ chế này thay đổi theo các bộ môn (trong trường hợp này, ví dụ: tâm lí học, xã hội học hay sử học). Trước hết, chúng tôi chọn làm sợi chỉ dẫn đường là tính đối ngẫu của hai ví dụ hình thức, ví dụ của tương quan và ví dụ của hồi quy tuyến tính, cả hai là sinh đôi về mặt cú pháp nhưng được sử dụng về mặt ngữ nghĩa và trong thực tiễn với những mục đích và những hệ thống lập luận khác nhau. Chúng tôi sẽ đề cập đến trường hợp của tâm lí học dị biệt, trong những năm từ 1900 đến 1940, rồi trường hợp của xã hội học Pháp, trong những năm 1970. Trong cả hai trường hợp này, phân tích dữ liệu đã cho phép vượt qua hình ảnh cổ điển về một không gian được đồng nhất với một thước đo một chiều nhằm biểu diễn một hay nhiều “trục khác”, và như thế dẫn đến những phân tích tinh tế hơn[3].

Print Friendly and PDF

18.6.22

Chiến tranh giành độc lập của người Ukraine và các biên giới của thế giới

CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA NGƯỜI UKRAINE VÀ CÁC BIÊN GIỚI CỦA THẾ GIỚI

Kể từ ngày 24 tháng 2, châu Âu lâm vào chiến tranh, một cuộc chiến tranh cục bộ-toàn cầu kiểu mới, bị kẹt trong biên giới của các đế chế đang khủng hoảng và những cấu trúc địa-sinh thái hay thay đổi.

Etienne Balibar[*]

Tôi muốn cố gắng giữ các bộ của trí tưởng tượng, thực tại và sự tượng trưng lại với nhau. Thật không dễ dàng trong thời gian ngắn như vậy. Thật ra, tự nó điều này đã không phải là dễ dàng. Bởi vì ta phải xem xét mọi thứ từ nhiều quan điểm sẽ không bao giờ khớp nhau với một ý tưởng duy nhất.

Hãy bắt đầu với các đặc điểm của cuộc chiến Ukraine, sự bùng phát bạo lực cực đoan. Chúng ta thường nghe nói rằng cuộc chiến hiện tại đang làm cho một thứ gì đó trở lại, một thứ gì đó mà chúng ta nghĩ là đã xua đuổi được, một sự tàn bạo đã biến mất khỏi chân trời châu Âu kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Điều này đúng ở một khía cạnh nào đó, quan trọng nhất là hiện tượng di dời dân cư hàng loạt, không thể tách rời với thực tế của những tội ác quy mô lớn chống lại loài người được thực hiện ngày này qua ngày khác. Điều này không đúng theo quan điểm về bản chất của bạo lực được gây ra, mà ta đã thấy sự tương đương hay tệ hơn nữa, trong các cuộc chiến tranh ở Nam Tư những năm 1990, mà lương tâm tập thể của chúng ta đã sắp vào một cái lồng thú vật tưởng tượng, rồi vội quên. Và mặt khác, đó là một cách để cô lập châu Âu và người châu Âu khỏi lịch sử thế giới, nơi mà họ đã liên tục can thiệp, kể cả mang chiến tranh đến đó hoặc tiến hành chiến tranh qua sự ủy quyền. Không cần phải quay ngược trở lại thế kỷ trước, những cuộc tấn công và thảm sát bạo lực như vậy đã không ngừng xảy ra, đôi khi ngay trước cửa nhà chúng ta.

Tuy nhiên, sự ngờ vực chính đáng về chủ nghĩa lấy châu Âu làm tâm điểm không thể che giấu sự thật rằng lần này là về chính chúng ta, những người châu Âu theo nghĩa lịch sử của thuật ngữ này, tất nhiên bao gồm cả người Ukraine, mà còn cả người Nga. Chúng ta đang tham gia cuộc chiến tranh tổng quát trong lục địa “vĩ đại” của chúng ta, lần đầu tiên kể từ khi chủ nghĩa Quốc xã kết thúc. Chúng ta bị ở trong tình huống này vì một hành động xâm lược hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, dẫn đến chiến tranh toàn diện và mang theo nguy cơ về sự leo thang hạt nhân. Nó sẽ thay đổi vĩnh viễn cuộc sống và nhận thức về thế giới của tất cả người dân Châu Âu. Do đó, trách nhiệm của chúng ta là toàn diện, cả về việc lựa chọn các loại hình phân tích và hậu quả rút ra từ chúng.

Print Friendly and PDF

17.6.22

Trung quốc đe doạ một cuộc chiến tranh tổng lực ở Đài Loan

TRUNG QUỐC ĐE DỌA MỘT CUỘC CHIẾN TRANH TỔNG LỰC Ở ĐÀI LOAN

Pierre Antoine Donnet

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà (Wei Fenghe). (Nguồn: Presswire18)

Hôm Thứ Bảy tuần này, ngày 11 tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Wei Fenghe đã đe dọa một cuộc chiến tranh tổng lực ở Đài Loan nếu “hòn đảo nổi loạn” này tuyên bố độc lập. Về phần mình, người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã cáo buộc hoạt động của Trung Quốc gần hòn đảo Formosa cũ là “khiêu khích và gây bất ổn. Giọng điệu rõ ràng đã được nâng lên giữa hai người đàn ông này, gặp nhau bên lề diễn đàn về an ninh Đối thoại Shangri-La, được tổ chức tại Singapore. Cuộc gặp mặt rất được mong đợi này là tâm điểm chú ý của diễn đàn thường niên vừa mới kết thúc vào hôm Chủ nhật ngày 12 tháng 6.

Nếu ai đó dám tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, thì quân đội Trung Quốc sẽ không chần chừ một phút nào để tiến hành một cuộc chiến tranh, bằng bất cứ giá nào”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Wu Qian, đã cảnh báo như trên, khi tường thuật lại lời của Bộ trưởng Nguỵ Phượng Hoà (Wei Fenghe). Người phát ngôn này nói thêm rằng quân đội Trung Quốc sẽ đập tan thành nghìn mảnh mọi nỗ lực giành độc lập của hòn đảo.

Chúng tôi nhận thấy một sự cưỡng ép ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh,” theo lời đáp trả của Lloyd Austin, người đứng đầu Lầu Năm Góc. Chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng liên tục các hoạt động quân sự mang tính khiêu khích và gây bất ổn gần Đài Loan.

Print Friendly and PDF

14.6.22

Khu vực bị lãng quên

KHU VỰC BỊ LÃNG QUÊN

Jonathan Rowe và David Bollier

Từ khóa: Nguồn lực chung, Phản kinh tế, Kinh tế học

Trong hơn 200 năm, tư tưởng dòng chính đã coi thị trường là nguồn nguyên liệu chính cho sự “tiến bộ” vật chất. Và thực sự, điều đó đã đúng ở một mức độ lớn. Nhưng ngày hôm qua chẳng phải là còn mãi mãi. Hiện nay, thị trường đang tiến đến điểm lợi tức giảm dần – giảm dần có hệ thống. Thị trường đang đem lại ít cảm giác kiện khang [well-being] trên một đơn vị đầu ra trên thực tế hơn bất kỳ biện pháp nào, và thay vào đó đem lại nhiều vấn đề hơn: béo phì thay vì sức khỏe tốt, tắc nghẽn thay vì cơ động, thiếu thời giờ thay vì nhàn rỗi, trầm cảm và căng thẳng thay vì một cảm giác kiện khang, đứt gãy xã hội hơn là cố kết xã hội, suy thoái môi trường hơn là cải thiện môi trường.

John Ruskin (1819-1900)

Thay cho sự giàu có, guồng máy kinh tế ngày càng biến thành thứ mà John Ruskin, nhà viết tiểu luận về nghệ thuật và kinh tế học ở thế kỷ XIX, gọi là “trạng thái nghèo khổ” [illth], tức là sự tích lũy hướng tới các kết quả bệnh hoạn hơn là nuôi dưỡng sự sung túc, hay kiện khang. Đây không chỉ là vấn đề phân phối, vốn là mối quan tâm truyền thống của phe Cánh tả. Phân phối không công bằng là một vấn đề lớn, và chắc chắn ngày càng trở nên như vậy. Nhưng việc phân phối lại sự nghèo khổ không nhất thiết phải ban cho bất cứ người nào đó một ân huệ lớn lao.

Các khuynh hướng huỷ hoại của thị trường doanh nghiệp trong thời hiện đại được ghi nhận nhiều, theo hướng phân tán và manh mún. Phong trào bảo vệ môi trường, những người ủng hộ “tăng trưởng thông minh”, những người chỉ trích tập đoàn bán lẻ Wal-Mart, những người phản đối việc hợp tác của doanh nghiệp với nghiên cứu của các trường đại học, và với các bằng sáng chế về gen – mỗi người đều là một phần của câu chuyện. Mỗi người đều nhận ra rằng thị trường đang đi quá xa.

Tuy nhiên, chẳng có tự sự thống trị đương đại thống nhất các phong trào như vậy; cũng chẳng có một thách thức nào dành cho chủ nghĩa bảo căn thị trường vốn chẳng hề mang tiếng vọng của hệ tư tưởng cũ, đã mất uy tín. Vấn đề kinh tế không phải là bản thân thị trường. Ngược lại, thị trường có thể tự phát và linh hoạt; và nó có thể cung cấp một kênh thể hiện cho hoạt động kinh doanh và tính sáng tạo. Hầu hết chúng ta đều sẽ không muốn sống thiếu chúng, dưới một hình thức nào đó. Vấn đề là thị trường doanh nghiệp trong thời hiện đại – rất khác với thị trường địa phương quy mô nhỏ – đã vượt qua ranh giới về tính hữu dụng của riêng nó. Phần lớn những gì được gọi là “tăng trưởng” ngày nay thực sự là một hình thức ăn thịt đồng loại, mà trong đó thị trường hủy diệt cái thứ mà kỳ cùng hỗ trợ tất cả chúng ta.

Print Friendly and PDF

12.6.22

50 năm sau ‘Em bé Napalm’, các huyền thoại bóp méo thực tế đằng sau một bức ảnh kinh hoàng về Chiến tranh Việt Nam và phóng đại tác động của nó

50 NĂM SAU ‘EM BÉ NAPALM’, CÁC HUYỀN THOẠI BÓP MÉO THỰC TẾ ĐẰNG SAU MỘT BỨC ẢNH KINH HOÀNG VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ PHÓNG ĐẠI TÁC ĐỘNG CỦA NÓ

Tác giả: W. Joseph Campbell

Những đứa trẻ hoảng sợ, trong đó có Kim Phúc, 9 tuổi, ở giữa hình, gần Trảng Bàng, Việt Nam, sau khi một chiếc máy bay của Nam Việt Nam vào ngày 8 tháng 6 năm 1972, do nhầm lẫn đã thả bom napalm đang rực lửa xuống quân đội của chính họ và dân thường. Ảnh AP/Nick Út, Tài liệu

Bức ảnh “Em bé Napalm” về những đứa trẻ Việt Nam bị hoảng loạn đang chạy trốn khỏi một cuộc tấn công sai lầm từ trên không vào ngôi làng, đã được chụp cách đây 50 năm cũng vào tháng này, đã được gọi đúng là “một bức ảnh không ngừng nghỉ.”

Bức ảnh này là một trong những hiện vật hình ảnh đặc biệt thu hút sự chú ý và thậm chí gây tranh cãi nhiều năm sau khi nó được tạo ra.

Ví dụ, vào tháng 5 năm 2022, Nick Út, nhiếp ảnh gia đã chụp được bức ảnh và nhân vật trung tâm của bức ảnh, Phan Thị Kim Phúc, đã thu hút sự chú ý của dư luận tại Vatican khi họ trao tặng một bản sao cỡ áp phích của bức ảnh đạt giải cho Đức Giáo hoàng Phanxicô, người đã nhấn mạnh tính phi đạo đức của chiến tranh.

Năm 2016, Facebook gây ra tranh cãi khi xóa bức ảnh “Em bé Napalm” khỏi một bình luận được đăng trên mạng vì bức ảnh cho thấy Kim Phúc, khi đó 9 tuổi, hoàn toàn khỏa thân. Cô bé đã xé quần áo đang cháy của mình khi cô bé và những đứa trẻ sợ hãi khác chạy khỏi làng, ở Trảng Bàng, vào ngày 8 tháng 6 năm 1972. Facebook đã rút lại quyết định trong bối cảnh quốc tế náo động về chính sách tự do ngôn luận của mạng xã hội.

Những mẩu chuyện như vậy cho thấy “Em bé Napalm” còn giá trị hơn những bằng chứng hùng hồn về tác động không phân biệt của chiến tranh đối với dân thường. Bức ảnh đạt giải Pulitzer này, chính thức được gọi là “Sự khủng khiếp của chiến tranh”, cũng đã làm nảy sinh những huyền thoại dai dẳng do phương tiện truyền thông điều khiển.

Print Friendly and PDF