31.3.20

Phản ứng đối với virus vorona chứng minh rằng thế giới có thể tác động đến tình trạng biến đổi khí hậu


PHẢN ỨNG ĐỐI VỚI VIRUS CORONA CHỨNG MINH RẰNG THẾ GIỚI CÓ THỂ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ngày 21 tháng 3 năm 2020
Cầu vượt đường bộ vắng bóng mọi giao thông sau khi chính phủ triển khai các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới ở Lima, Peru, ngày 18 tháng 3 năm 2020. Liệu sự phản ứng toàn cầu đối với COVID-19 có cho thấy hy vọng về một hành động chống lại tình trạng biến đổi khí hậu hay không? Ảnh: AP Photo/Rodrigo Abd, File
Trong những tuần gần đây, chính phủ các nước trên thế giới đã thực hiện những biện pháp quyết liệt để giảm thiểu mối đe dọa của COVID-19.
Vẫn còn quá sớm để biết liệu các biện pháp đó có quá yếu để hạn chế số ca tử vong, hoặc liệu các biện pháp đó có quá cực đoan để có thể gây ra một thảm họa kinh tế hay không. Nhưng có một điều rất rõ là sự phản ứng đối với đại dịch đối lập hoàn toàn với hành động thiếu hiệu quả trong cuộc chiến chống lại tình trạng biến đổi khí hậu, mặc dù có một số điểm tương đồng giữa hai mối đe dọa.
Print Friendly and PDF

Covid-19 khơi mào một sự suy giảm mạnh lượng khí thải CO2 toàn cầu

COVID-19 KHƠI MÀO MỘT SỰ SUY GIẢM MẠNH LƯỢNG KHÍ THẢI CO TOÀN CẦU
Ngày 19 tháng 3 năm 2020
Ngày 16 tháng 3 năm 2020 trong mt siêu th min đông nước Pháp. SEBASTIEN BOZON/AFP, CC BY-NC-ND
Cuc khng hong y tế do s phát tán Covid-19 đã thay đổi quy mô. Ngày 11 tháng 3, t chc WHO [World Health Organization, T chc Y tế Thế gii] đã tha nhn tình trng đại dch toàn cu. T nay, tt c các nước trên thế gii đều liên quan, ngun lây lan chính ca virus, vào thi đim hin ti, chính là châu Âu.
S m rng quy mô [ca cuc khng hong y tế] này đi kèm vi mt s rơi tt ca các th trường tài chính, to thành mt véc tơ lây lan mi ca s suy thoái kinh tế trên thế gii. Trong ngn hn, cuc suy thoái này s to ra mt s suy gim lượng phát thi COtrong khí quyn  mt quy mô chưa tng có.
D đoán ca chúng tôi là năm 2019 s to thành đỉnh đim ca lượng khí thi toàn cu bi vì cuc khng hong y tế, trong trung hn, s là mt véc tơ thúc đẩy nhng chuyn đổi v cu trúc ca các nn kinh tế.
Print Friendly and PDF

30.3.20

Tại sao chúng tôi lại đình công


TẠI SAO CHÚNG TÔI LẠI ĐÌNH CÔNG
Sau hơn một năm với những dự phóng khoa học không mấy tươi sáng và chủ nghĩa tích cực ngày càng lớn mạnh, cả các nhà lãnh đạo trên thế giới và công chúng đã gia tăng nhận thức về tính nghiêm trọng và cấp bách của khủng hoảng khí hậu. Tuy nhiên vẫn chẳng có hành động nào được thực hiện.
MADRID - Trong hơn một năm, trẻ em và thanh niên trên toàn thế giới đã và đang đình công vì khí hậu. Chúng tôi đã bắt đầu một phong trào vượt ra mọi sự kỳ vọng, hàng triệu người đã góp tiếng nói, và góp thân mình, vào công cuộc này. Chúng tôi hành động không phải bởi vì đó là giấc mơ của chúng tôi, mà vì không thấy ai hành động để cứu lấy tương lai của chúng tôi. Và mặc cho sự ủng hộ bằng miệng của những người lớn, trong đó có cả một số nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới, chúng tôi vẫn không thấy [hành động nào hết].
Print Friendly and PDF

29.3.20

Virus Corona: “Đây là cơ hội duy nhất để tiến hành một quá trình chuyển đổi sinh thái thực sự”


VIRUS CORONA: “ĐÂY LÀ CƠ HỘI DUY NHẤT ĐỂ TIẾN HÀNH MỘT QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SINH THÁI THỰC SỰ”
Đại dịch Covid-19 có thể đóng vai trò là một cú sốc điện để làm thay đổi mô hình kinh tế của chúng ta, theo lời của nhà nghiên cứu François Gemenne, thành viên của IPCC.
Cuộc phỏng vấn do Thibaut Déléaz thực hiện
Ngày 19/03/2020
Kế hoạch phục hồi kinh tế của các nhà nước, một khi kết thúc cuộc khủng hoảng virus Corona, có thể là cơ hội để tiến hành một quá trình chuyển đổi sinh thái thực sự.© PHILIPPE LOPEZ / AFP
Các nhà máy thì ngừng hoạt động, máy bay thì nằm đất, mức tiêu dùng và đi lại rơi tự do... Các biện pháp phong tỏa được thực hiện ở Trung Quốc và từ nay ở nhiều nước để ngăn chặn đại dịch Covid-19 đã làm cho hoạt động kinh tế dừng lại theo cách chưa từng có tiền lệ. Và trong khi con người đang chiến đấu với virus, thì hành tinh này đang tận hưởng thời gian ngơi nghỉ xứng đáng.
Đây là hiệu ứng bất ngờ của cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu này. Ở Trung Quốc, và giờ là ở Ý, người ta nhận thấy tình trạng ô nhiễm không khí giảm đáng kể. Ở một số thành phố của Trung Quốc thông thường bị phủ sương mù vì ô nhiễm, thì nay người dân đã nhìn thấy bầu trời xanh. Liệu đại dịch này có là cơn sốc điện, được chờ đợi từ lâu, để con người nhận ra dấu ấn của mình lên môi trường hay không? Tạp chí Le Point đã phỏng vấn François Gemenne, nhà nghiên cứu tại Đại học Liège và là thành viên của IPCC [Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu].
Print Friendly and PDF

Virus Corona: sự cải thiện thần kỳ chất lượng không khí ở Trung Quốc


VIRUS CORONA: SỰ CẢI THIỆN THẦN KỲ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ Ở TRUNG QUỐC
VIDEO. Các vệ tinh của NASA [National Aeronautics and Space Administration, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ] và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phát hiện nồng độ nitơ dioxide đang giảm mạnh ở Trung Quốc kể từ tháng 1.
LePoint.fr
01/03/2020

Đây là hệ quả của việc áp dụng các biện pháp phong toả đối với các quần thể người dân ở Trung Quốc, trước tình trạng dịch bệnh gắn liền với chủng mới của virus Corona Covid-19. Trên trang Earth Observatory [Trạm quan sát Trái Đất] của NASA, họ báo cáo mức độ nitơ dioxide (NO2, khí độc hại phát ra từ các phương tiện cơ giới, các nhà máy điện hoặc các nhà máy công nghiệp) trong không khí đang giảm mạnh kể từ đầu năm ở Trung Quốc. Như vậy, theo những quan sát từ các vệ tinh của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA, European Space Agency), mức NO2, đặc biệt ở miền đông bắc Trung Quốc và ở khu vực thủ đô Bắc Kinh, đã giảm từ hơn 500 μmol/m² tùy vùng vào đầu tháng 1 xuống dưới 125 μmol/m² một tháng sau đó.
Print Friendly and PDF

28.3.20

Liệu có nên điều tiết trí tuệ nhân tạo hay không?

LIỆU CÓ NÊN ĐIỀU TIẾT TRÍ TUỆ NHÂN TẠO HAY KHÔNG?
Năm 2016 chứng kiến ​​một trong những đột phá ấn tượng nhất về công nghệ: [trong một trận đấu cờ vây] trí tuệ nhân tạo của robot AlphaGo đã đánh bại nhà đương kim vô địch thế giới, Lee SeDol [kỳ thủ cờ vây chuyên nghiệp người Hàn Quốc - ND], với tỷ số 4 : 1. Thành tích đáng nể này được ca ngợi như là một cột mốc mới trong sự phát triển trí tuệ nhân tạo trong lịch sử hơn sáu mươi năm qua. Nhưng sự háo hức đó nhanh chóng nhường chỗ cho những nghi ngờ và lo lắng: liệu một ngày nào đó robot có thay thế con người hay không? Liệu trí tuệ nhân tạo, rốt cuộc, có là một nguy cơ đối với loài người hay không? Ở một chừng mực nào đó, những lo ngại này là chính đáng. Vì thế những lời kêu gọi thắt chặt việc điều tiết sự phát triển AI [trí tuệ nhân tạo] đang gia tăng, gợi nhớ lại những cảnh báo về nghiên cứu di truyền hơn một thập kỷ trước. Tuy nhiên, về cơ bản, đó là việc thiết lập những quy định hiệu quả, nhưng không áp đặt những hạn chế quá khắt khe đối với một thực tế mà mối đe dọa, cho đến giờ, chỉ thuộc hàng ảo tưởng. Vả lại, thế lưỡng nan về chính sách điều tiết không chỉ hạn chế vào một đánh giá đơn giản về những lợi thế và bất lợi của công nghệ này. Đó là việc cần tìm hiểu rồi đưa ra [những quy định] kiềm chế các mối đe dọa tiềm tàng có thể có từ sự phát triển trí tuệ nhân tạo. Liệu mối đe dọa này có mang hình thức “thay thế con người” hay không? Nếu xác nhận được một mối đe dọa như vậy, thì lựa chọn hợp lý duy nhất sẽ là cấm nghiên cứu và phát triển [R&D] đối với công nghệ này. Tuy nhiên, liệu có công bằng hay không khi hủy diệt công nghệ này từ trong trứng nước, trong khi những lĩnh vực gai góc khác về mặt đạo đức như kỹ thuật di truyền vẫn được tiến hành? Trí tuệ nhân tạo đã xâm nhập vào đời sống chúng ta: nó đã được sử dụng trong các công cụ tìm kiếm, các mạng xã hội và các hệ thống truyền thông thông tin. Tính phổ biến của nó khiến chúng ta cần đánh giá lại những lo ngại mà nó gây nên. Ngoài những lo ngại nói trên, điều gì của trí tuệ nhân tạo là những đe dọa thực sự? Chỉ khi nào có được một câu trả lời đúng đắn cho câu hỏi nói trên thì chúng ta mới tìm ra được một sự điều tiết công bằng và hiệu quả.
Print Friendly and PDF

27.3.20

Virus Corona: hướng tới hồi 1 của quá trình giải toàn cầu hóa nền kinh tế?


VIRUS CORONA: HƯỚNG TỚI HỒI 1 CỦA QUÁ TRÌNH GIẢI TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ?
Cuộc khủng hoảng virus Corona cho thấy một “rủi ro Trung Quốc”, nhân tố có thể thuyết phục các doanh nghiệp tổ chức lại chuỗi sản xuất của họ. (Nguồn: National Interest)
“Toàn cầu hóa” cuộc khủng hoảng virus Corona mới đe dọa sự toàn cầu hóa nền kinh tế. Trong công nghiệp, các ngành công nghệ cao là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong ngắn hạn, trước các ngành công nghiệp dược phẩm và ô tô. Nếu cuộc khủng hoảng virus Corona kéo dài, nó có thể khiến cho các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại chiến lược sản xuất của mình, và đặc biệt là sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Vào tháng 3 năm 2011, ngành công nghiệp toàn cầu bị chấn động bởi tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Giai đoạn đó cho thấy tình hình gần như độc quyền của các doanh nghiệp nhỏ Nhật Bản trong việc sản xuất những linh kiện thiết yếu cho rất nhiều ngành công nghiệp. Thảm họa Fukushima đã dẫn đến sự rối loạn tổ chức của nhiều chuỗi sản xuất ở khắp châu Á và xa hơn nữa. Các chỉ số sản xuất công nghiệp của Singapore, Malaysia và Thái Lan đã tụt thảm hại. Sự “đồng bộ hóa” đó từng là một đặc thù của cuộc khủng hoảng thế giới năm 2009. Đó là hậu quả của sự phân mảnh các quy trình sản xuất, của việc quản lý dòng chảy được người Nhật áp dụng trong ngành xây dựng ô tô (Kanban), điều đã trở nên phổ biến, và của “mô hình Dell”, điều đã lan sang ngành công nghiệp điện tử. Vài tháng sau, các trận lũ lụt ở Bangkok cũng đã tác động đến ngành công nghiệp máy tính trên toàn thế giới: 40% công việc lắp ráp các đĩa cứng đều được thực hiện trong các nhà máy đặt tại Bangkok.
Print Friendly and PDF

Virus Corona: một hạt cát trong cỗ máy kinh tế thế giới?


VIRUS CORONA: MỘT HẠT CÁT TRONG CỖ MÁY KINH TẾ THẾ GIỚI?
Michel Fouquin Jean-Raphäel Chaponnière
Cuộc khủng hoảng y tế gắn với con virus Covid-19 đã làm nhiều ngành ở Trung Quốc ngừng sản xuất và đã lây nhiễm nền kinh tế toàn cầu.
Dịch virus Corona (Covid-19) là cú sốc lớn trong ngắn hạn cho nền kinh tế Trung Quốc. Khủng hoảng này cũng có thể có những hậu quả toàn cầu lâu dài trong dài hạn.
Cú sốc này diễn ra trong bối cảnh đầy bắt trắc về tương lai của nền kinh tế Trung Quốc, một đất nước mà thị phần xuất khẩu dẫm chân tại chỗ kể từ năm 2016. Đây là hệ quả vừa của sự gia tăng rất nhanh của chi phí lao động ở Trung Quốc (13% mỗi năm kể từ mười năm nay) vừa của những biện pháp bảo hộ của Hoa Kì từ năm 2018. Đồng thời tỉ phần của tiêu dùng nội địa trong GDP vẫn còn thấp trong lúc tỉ suất đầu tư lại cực cao.
Nói chung, trước cú sốc dịch tễ học dự báo trung bình của các viện kinh tế về một tăng trưởng 5,9% của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2020 có vẻ hợp lí nhưng cú sốc đặt tất cả các dự báo thành vấn đề. Nhất là có sự bất trắc rất cao về tính nghiêm trọng của cú sốc và về thống kê lây nhiễm hay tử vong.
Print Friendly and PDF

26.3.20

Nghiên cứu giai tầng xã hội Việt Nam thập niên 1980

NGHIÊN CỨU CƠ CẤU GIAI TẦNG XÃ HỘI VIỆT NAM THẬP NIÊN 1980

Bùi Thế Cường
(Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ)
Bùi Thế Cường
[Để tưởng nhớ nhà xã hội học quá cố Phạm Văn Phú và Đỗ Thái Đồng]
[Phiên bản ngắn hơn của bài viết in trong: Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Số 12(256)/2019: 26-36].
SOCIAL STRATIFICATION RESEARCH IN VIET NAM IN THE 1980s. Viet Nam in the late 1970s and 1980s was full of dramatic changes in social structures and human fates. The article gives an overview of social stratification research in Viet Nam in the 1980s. In the space of social science research and discussion at that time, which was much limited and quite isolated from the world, Vietnamese sociologists have tried to pass up themself and the difficult conditions, to saying new statements and doing empirical works, that from today 's point of view remain remarkably.
Việt Nam cuối thập niên 1970 và thập niên 1980 đầy biến động cơ cấu xã hội và thân phận con người. Bài viết tìm hiểu tình hình nghiên cứu cơ cấu giai tầng xã hội ở Việt Nam thập niên 1980. Trong không gian nghiên cứu và thảo luận khoa học xã hội ngày ấy chật hẹp và khá cô lập với quốc tế, giới xã hội học Việt Nam đã cố gắng vượt lên chính mình và hoàn cảnh, nói những ý tưởng mới, làm những công trình thực nghiệm cụ thể, mà từ điểm nhìn hôm nay còn đọng lại nhiều ý nghĩa. 
Từ khóa: phân tầng xã hội, cơ cấu giai tầng xã hội, xã hội học ở Việt Nam, thập niên 1980
Print Friendly and PDF

25.3.20

Đại dịch COVID-19 dưới góc nhìn kinh tế học

ĐẠI DỊCH COVID-19 DƯỚI GÓC NHÌN KINH TẾ HỌC
23/3/2020
Trần Thị Minh Ngọc
Theo số liệu của Our World in Data tính đến ngày 23/3/2020, đại dịch Covid-19 đã lan ra 181 quốc gia với tổng số ca nhiễm là 675.917 và tổng số ca tử vong là 29.197. Tỷ lệ tử vong hiện là 4,32%. Hình 1 và 2 mô tả diễn biến của số ca nhiễm ở một số quốc gia trong hai tháng qua, từ 23/1 đến 23/3/2020. Các đường biểu diễn (trừ Trung Quốc và Hàn Quốc) có dạng những chiếc gậy khúc côn cầu (hockey sticks), chứng tỏ số ca nhiễm ở nhiều quốc gia đã tăng theo cấp số nhân từ khoảng đầu tháng 3/2020.
Print Friendly and PDF

Virus Corona: Những tiết lộ từ “mô hình Đài Loan”


VIRUS CORONA: NHỮNG TIẾT LỘ TỪ “MÔ HÌNH ĐÀI LOAN”
Ở Đài Loan, trung đoàn bảo vệ sinh học và hóa học số 33 của lục quân thường được yêu cầu thực hiện các hoạt động khử trùng quy mô lớn chống lại sự lây lan của virus Corona. (Ảnh: Chen Jun-yun, Military News Agency, miễn bản quyền)
Ở Đài Loan, người ta gọi virus Corona là “viêm phổi Vũ Hán” (Wuhan feiyan 武漢 肺炎). Sự lây lan của Covid-19, như khuyến nghị của WHO [Tổ chức Y tế Quốc tế] để gọi con virus này, gây ra sự bất ổn lớn trên phạm vi toàn cầu. Trong khi sự lây nhiễm đang lên đỉnh điểm ở châu Âu và bắt đầu lên đỉnh điểm ở Hoa Kỳ, thì Đài Loan – giống như Hồng Kông hay Singapore – đã ở giai đoạn hai của dịch bệnh: quản lý sự trở về của người dân từ những nước có nguy cơ lây nhiễm. Chúng ta rút ra được những bài học nào từ kinh nghiệm của Đài Loan, thường được các phương tiện truyền thông quốc tế trình bày như là một mô hình, cả trong nước lẫn trên bình diện quốc tế?
Print Friendly and PDF

24.3.20

Chú ý, hãy bịt mũi khi đọc bài này. Nó bốc mùi hôi thối


CHÚ Ý, HÃY BỊT MŨI KHI ĐỌC BÀI NÀY. NÓ BỐC MÙI HÔI THỐI
Philippe Boulet-Gercourt[1]
Đối mặt với coronavirus, nước Mỹ của những người giàu có đang tự tổ chức... cho chính mình. Xét nghiệm xả láng, bệnh viện độc quyền, hưu trí giàu sang... Mỹ vẫn bất bình đẳng hơn bao giờ hết.
DN Trump, sau cuộc họp báo về Covid-19 ngày 18.3.2020 (AFP)
Chú ý, hãy bịt mũi lại khi đọc bài này. Nó bốc mùi hôi thối. Hoặc, như Donald Trump đã nói hôm trước với một sự ngây thơ tục tĩu: “Đời là thế!”. Người giàu thắng, người nghèo thua. Người giàu tự bảo vệ mình trước virus, người nghèo thì phải hứng chịu nó một cách toàn diện, không có mặt nạ kinh tế để tự bảo vệ mình. Hãy đi chỗ khác, không có gì để xem.
Print Friendly and PDF