31.5.16

Kinh tế như một quá trình được thiết chế


Kinh tế như một quá trình được thiết chế[1]

Trong chương này, chúng tôi chủ yếu xác định nghĩa của thuật ngữ “kinh tế” sao cho có thể vận dụng nó một cách đồng nhất vào tất cả các khoa học xã hội.
Trước hết phải nhận thấy là, khi nói đến hoạt động của con người, thuật ngữ “kinh tế” có hai ý nghĩa có cội nguồn khác nhau mà chúng tôi gọi bằng nghĩa thực chất và nghĩa hình thức.
Nghĩa thực chất bắt nguồn từ sự phụ thuộc của con người vào tự nhiên và đồng loại nhằm đảm bảo sự sống còn của mình. Nghĩa này dẫn chiếu về sự trao đổi giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Sự trao đổi này cung cấp cho con người những phương tiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất của mình.
Nghĩa hình thức bắt nguồn từ tính logic của quan hệ giữa cứu cánh và phương tiện, như các từ “kinh tế” và “tiết kiệm” cho thấy. Nghĩa này dẫn chiếu về tình thế lựa chọn nhất định, tức là lựa chọn giữa những cách sử dụng khác nhau các phương tiện khác nhau do sự khan hiếm của các phương tiện này. Nếu những quy luật chi phối việc lựa chọn các phương tiện được gọi là logic của hành động duy lí thì chúng ta có thể gọi biến thể này của logic bằng một khái niệm mới: kinh tế hình thức.
Print Friendly and PDF

29.5.16

"Hồ sơ Panama": Một thách thức kỹ thuật đối với báo chí dữ liệu



"Hồ sơ Panama": Một thách thức kỹ thuật đối với báo chí dữ liệu
Căn phòng nơi các nhà báo của tờ “Le Monde” đã làm việc để điều tra "Hồ sơ Panama" (Quentin Hugon/Le Monde).
Đằng sau "Hồ sơ Panama", và sự tham gia vào cuộc của hàng trăm nhà báo cùng hàng ngàn bài báo được xuất bản, là một cơ sở dữ liệu. Đó là một vụ "rò rỉ" 2,6 terabyte (hay 2.600 GB) thông tin được một nguồn tin giấu tên gửi đến tờ Süddeutsche Zeitung và được chia sẻ cho Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ). Đối mặt với "sự chuyển đổi của cuộc điều tra sang thời đại dữ liệu lớn" này, như giám đốc của tờ LeMonde đã viết trong bài xã luận của ông vào hôm thứ hai, là việc 110 đối tác truyền thông tham gia cuộc điều tra đã phải từ bỏ cuốn sổ tay bỏ túi và cây bút chì để sử dụng những công cụ điện toán tiên tiến.
Print Friendly and PDF

28.5.16

Tổng thống Hoa Kỳ và ngân hàng JP Morgan đã thành lập Panama như thế nào: và biến nó thành một thiên đường thuế

Tổng thống Hoa Kỳ và ngân hàng JP Morgan đã thành lập Panama như thế nào: và biến nó thành một thiên đường thuế
Năm 1903, Mỹ đã ép buộc Colombia nhượng lại một tỉnh mà nay là Panama. Kế hoạch là thành lập một quốc gia phục vụ cho những lợi ích của Wall Street.
Các xe lửa hơi nước đào kênh của kênh đào Panama vào năm 1913. Hoa Kỳ đã hiện thực hóa nền độc lập của Panama để đảm bảo quyền sử dụng kênh đào. Ảnh: Alamy
Đây là một câu chuyện dài. Nhà nước Panama được thành lập ban đầu để hoạt động nhân danh những người giàu có và tự tư tự lợi của thế giới này – hay đúng hơn là tiền thân của họ ở Mỹ – khi thế giới vừa bước sang thế kỷ 20.
Panama đã được Hoa Kỳ thành lập vì những lý do thuần túy thương mại ích kỷ, ngay bên lề lịch sử giữa sự sụp đổ sắp xảy ra của nước Anh như một đế chế toàn cầu to lớn, và sự trỗi dậy của một đế chế mới ở Mỹ.
Print Friendly and PDF

26.5.16

Chuyển dịch cơ cấu nghề trên một mẫu khảo sát lặp lại ở Đông Nam Bộ

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGHỀ TRÊN MỘT MẪU KHẢO SÁT LẶP LẠI Ở ĐÔNG NAM BỘ[1]   
Bùi Thế Cường, Phạm Thị Dung[2]
Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế nhanh nhất ở Việt Nam, do đó cơ cấu nghề ở đây có những đặc điểm khác với những vùng còn lại trên cả nước. Sử dụng bộ số liệu khảo sát Đông Nam Bộ hẹp (không bao gồm TPHCM) năm 2010 và khảo sát lặp năm 2015, bài viết đề cập đến cơ cấu xã hội dựa trên nghề ở vùng Đông Nam Bộ hẹp. Trước hết, bài viết trình bày khía cạnh định lượng trong sự chuyển dịch của cơ cấu nghề ở vùng này giữa hai thời điểm khảo sát. Tiếp theo, bài viết phân tích phân bố nguồn lực học vấn, kinh tế và vị thế chính trị theo cơ cấu nghề 2010 và 2015.
1. MỞ ĐẦU
Trong khung phân loại chính thức, Đông Nam Bộ là vùng có 6 tỉnh thành: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TPHCM. Đây là vùng có nền kinh tế phát triển nhất ở Việt Nam. Dân số Đông Nam Bộ năm 2014 bằng 17,4% dân số cả nước. Nhưng tổng đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2014 ở Đông Nam Bộ bằng 43,7% của cả nước. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép năm 2014 ở Đông Nam Bộ bằng 35,5% của cả nước. Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2013 ở Đông Nam Bộ chiếm 39,7% của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2015, trang 204, 208, 276).
Print Friendly and PDF

24.5.16

Bộ phim "The Big Short" hay làm thế nào để kiếm tiền tỷ khi đánh cược với ngành tài chính



Bộ phim "The Big Short" hay làm thế nào để kiếm tiền tỷ khi đánh cược với ngành tài chính
Christian Bale, trong bộ phim "The Big Short–Bán khống" (2015). Bộ phim, dựa trên một câu chuyện có thật, giả định một ý chí sư phạm thiết thực. PARAMOUNT PICTURES
Bộ phim The Big Short: vụ cướp của thế kỷ, sẽ ra mắt tại các rạp vào ngày 23 tháng 12. Đây là câu chuyện về bốn tay tài phiệt, từ năm 2005-2006, đã hiểu là thị trường bất động sản của Mỹ đang trong thời kỳ nở rộ toàn bong bóng. Và rằng những sản phẩm tài chính phức tạp được xây dựng trên đó sẽ sụp đổ. Lúc đó, họ quyết định đánh cược về sự sụp đổ của hệ thống. Khi đánh cược rằng ngành tài chính sẽ trượt dài và sẽ phải trả giá, thì họ sẽ kiếm được tiền tỷ!
Print Friendly and PDF

23.5.16

“The Big Short ": chúng tôi đã không học được tất cả bài học từ sự sụp đổ năm 2008


“The Big Short ": chúng tôi đã không học được tất cả bài học từ sự sụp đổ năm 2008
George Magnus
Christian Bale (trái) và Steve Carell giới thiệu bộ phim The Big Short của họ, được đề cử cho hạng mục dàn diễn viên xuất sắc nhất trong phim điện ảnh tại Giải Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh (Screen Actors Guild Awards) hàng năm lần thứ 22, ngày 30 Tháng 1 năm 2016, tại Los Angeles. © Vince Bucci / Invision / AP
Bộ phim The Big Short (Vụ bán khống lớn nhất), nay đang được chiếu tại các rạp, thời điểm ra mắt công chúng có một sự trùng khớp kì lạ. Dựa trên cuốn sách của Michael Lewis xuất bản vào năm 2010, nó nắm bắt văn hóa của những năm dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và nhắc nhở chúng ta rằng gian lận, thông đồng và lạm dụng thị trường, tất cả đều phát triển mạnh trong một môi trường mà, trong nhiều năm, việc phi điều tiết hóa đã tồn tại mang tính bắt buộc. Chúng ta vẫn còn tranh luận và tranh cãi xem ai là người có lỗi và lý do tại sao lại có rất ít người chịu trách nhiệm, bị trừng phạt hoặc bị giam giữ. Nhưng bây giờ thì sao?
Print Friendly and PDF

22.5.16

Kinh tế học và nhà sử học kinh tế hiện đại



Ran Abramitzky (1974-)

KINH TẾ HỌC VÀ NHÀ SỬ HỌC KINH TẾ HIỆN ĐẠI

Ran Abramitzky
Tóm tắt
Trong bài viết này, tôi suy ngẫm lại vai trò của sử học kinh tế hiện đại đối với kinh tế học. Tôi sẽ dẫn chứng một sự gia tăng đáng kể tỉ lệ phần trăm các bài báo viết về lịch sử kinh tế trên 5 tạp chí kinh tế hàng đầu trong một vài thập kỷ gần đây. Đồng thời, tôi sẽ bàn luận cách mà nghiên cứu lịch sử đã đóng góp như là một cơ sở cho kinh tế học để kiểm chứng lý thuyết kinh tế, cải thiện chính sách kinh tế, hiểu các cơ chế kinh tế, và trả lời các câu hỏi kinh tế quan trọng. Trên thị trường lao động, những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành sử học kinh tế gần đây có những triển vọng tương tự như những sinh viên tốt nghiệp kinh tế học khác. Cuối cùng, tôi xem xét cách mà sự gia tăng tính sẵn có của sử liệu có chất lượng ở cấp độ vi mô, sự giảm chi phí trong việc số hóa dữ liệu, và việc sử dụng các phương pháp cần có sự tính toán để chuyển đổi các thông tin định tính có quy mô thành các dữ liệu định lượng có thể làm thay đổi việc nghiên cứu lịch sử kinh tế trong tương lai ra sao.
Print Friendly and PDF

20.5.16

Kinh tế học thực nghiệm


Kinh tế học thực nghiệm
Experimental Economics
® Giải Nobel: ALLAIS, 1988 NASH, 1994 SELTEN, 1994
Kinh tế học thực nghiệm là một phương pháp điều tra mới trong khoa học kinh tế. Phương pháp này nhằm quan niệm và thực hiện những thí nghiệm trong đó những con người hay động vật hành động và tương tác với nhau trong một môi trường được kiểm soát, rồi quan sát và nghiên cứu những sự kiện xảy ra nhằm xác định qui luật, xác nhận/phủ định hay khơi lên những ý tưởng. Khác biệt với kinh trắc học, một bộ môn xử lí những biến cố ngẫu nhiên hợp thành lịch sử và thời sự, lẫn với những thử nghiệm mô phỏng lặp lại một cách giả tạo hoạt động của một hệ thống kinh tế bằng một chương trình tin học, kinh tế học thực nghiệm tập hợp những thí nghiệm tiến hành trong thế giới thực tế của nền kinh tế cũng như trong thế giới thu nhỏ trong phòng thí nghiệm. Mục đích chính của những thử nghiệm trên thực địa, trong đó có những thí nghiệm nổi tiếng nhất được Greenberg và Shroder (1997) tổng hợp và những thí nghiệm gần đây nhất được phân tích trong Journal of Economic Perpectives mùa xuân 1995 là giúp chính phủ nào đặt hàng những thử nghiệm này đánh giá một dự án chính sách mới, như chính sách thuế thu nhập âm. Nhiều tham vọng hơn, những thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nhằm cụ thể hoá ba cuộc đối thoại giữa nhà thực nghiệm với, theo thứ tự, nhà lí thuyết, người bạn chí cốt của mình, và với người trách nhiệm chính trị. Dưới đây chỉ đề cập đến những thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, những thử nghiệm này thường được trình bày trong các tạp chí, trong số đó có tạp chí Experimental Economics dành riêng cho chủ đề này.
Print Friendly and PDF

18.5.16

Robert Solow, một nhà tiên phong về lý thuyết tăng trưởng

Robert Solow (1924-)

Robert Solow, một nhà tiên phong về lý thuyết tăng trưởng

Gilles Dostaler
Là nhà kinh tế học keynesian, Robert Solow ở cội nguồn của lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển. Phân tích của ông nêu bật vai trò quyết định của tiến bộ kỹ thuật.
Đối với Robert Solow, trong kinh tế học cũng như trong các khoa học khác, không có chân lý cuối cùng và không thể vượt qua, không có "lý thuyết của mọi thứ".
Robert Solow thuộc nhóm các nhà kinh tế học keynesian, trong số đó phải kể đến đồng nghiệp của ông là Paul Samuelson, cũng như James Tobin và Walter Heller, những người đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc tranh luận về chính sách kinh tế trong những năm đầu thập niên 1960, đặc biệt dưới thời Tổng thống John Kennedy. Là thành viên của Ủy ban các nhà cố vấn kinh tế của Tổng thống, Solow là một trong những kiến ​​trúc sư của điều người ta gọi là "kinh tế học mới". Đó là thời điểm chiến thắng của chủ nghĩa can thiệp và người ta nghĩ là đã tìm ra cách để kiểm soát sự suy thoái và thất nghiệp. Từ kinh nghiệm này, Solow viết rằng kinh tế học mới đã cho phép nhận ra rằng kinh tế học vĩ mô có thể giúp hiểu được thế giới và, ở một mức độ nào đó, thay đổi nó.
Print Friendly and PDF

15.5.16

David Bowie, chân dung của một nhạc sĩ trở thành doanh nhân



David Bowie (1947-2016)

David Boie, chân dung của một nhạc sĩ trở thành doanh nhân

Naïri Nahapetian phỏng vấn Mathieu Thibault, nhà nghiên cứu âm nhạc, giảng viên và nhạc sĩ.
Trong khi cơ sở văn hóa Philharmonie de Paris (chủ yếu dành cho âm nhạc) tổ chức cuộc triển lãm "David Bowie is", thì nhà nghiên cứu âm nhạc Matthieu Thibault tiếp tục bàn về sự nghiệp của một ca sĩ đã không ngừng đổi mới về mặt âm nhạc và kinh tế.
Trong những điều kiện nào David Bowie đã xuất bản những đĩa nhạc đầu tiên của ông ấy? Việc gì tiêu biểu cho nền kinh tế âm nhạc vào thời điểm đó, thưa ông?
David Bowie nổi lên trong những năm 1960, vào thời điểm mà nhiều nghệ sĩ trẻ lao vào nghề, sau khi cách ly với bố mẹ, và thuê một phòng trọ sống với bạn bè. Vì vậy, những album đầu tiên của ông ấy đã được thực hiện với một ngân sách vừa phải, tuy nhiên vẫn phải sử dụng các dịch vụ của một studio chuyên nghiệp.
Print Friendly and PDF

13.5.16

Tính duy lý kinh tế giải thích tất cả và không gì cả



Tính duy lý kinh tế giải thích tất cả và không gì cả
Tối đa hóa lợi ích là không thể kiểm sai được
Geoffrey Hodgson
Bất chấp sự nổi lên của kinh tế học hành vi, nhiều nhà kinh tế học vẫn còn tin rằng tối đa hóa lợi ích là một cách giải thích tốt về hành vi con người. Mặc dù bằng chứng từ kinh tế học thực nghiệm và nơi khác đã quay ngược lại giả thiết cho rằng đặc tính con người hoàn toàn là tư lợi, và chỉ ra rằng lòng vị tha và sự hợp tác là quan trọng, một phản ứng dễ thấy là thay đổi các hàm sở thích cá nhân để chúng có đặc tính “quan tâm đến người khác” (“other-regarding”) hơn. Nhưng ngay cả trong những hàm sở thích được chỉnh sửa này, các cá nhân (con người) vẫn còn tối đa hóa lợi ích riêng của họ.
Print Friendly and PDF

11.5.16

"Hồ sơ Panama": Tờ "Le Monde" đã phân tích hơn 11 triệu tập tin như thế nào



"Hồ sơ Panama": Tờ "Le Monde" đã phân tích hơn 11 triệu tập tin như thế nào
Vào ngày chủ nhật 3 tháng tư, tờ Le Monde và 108 phương tiện truyền thông quốc tế đã bắt đầu công bố "Hồ sơ Panama", một loạt các tiết lộ về những thiên đường thuế. Trong gần một năm, chúng tôi đã tiến hành phân tích một khối lượng cơ sở dữ liệu khổng lồ của nội bộ công ty Mossack Fonseca tại Panama, một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lãnh vực thành lập các công ty đăng ký hoạt động ở nước ngoài.
Print Friendly and PDF

10.5.16

Liệu có "Hồ sơ Panama" không nếu có chỉ thị về bí mật kinh doanh?



Liệu có "Hồ sơ Panama" không nếu có chỉ thị về bí mật kinh doanh?
Đây là một sự trùng hợp hết sức đáng tiếc: gần hai tuần sau khi công bố "Hồ sơ Panama", tiết lộ cho thế giới những thông tin về những công ty được thành lập "ở nước ngoài" bởi công ty luật Mossack Fonseca tại Panama trong các thiên đường thuế, Nghị viện châu Âu đã thông qua một chỉ thị về bảo vệ "bí mật kinh doanh", vào hôm Thứ 5, ngày 13 tháng 4.
Văn bản này từ giờ buộc hai mươi tám quốc gia châu Âu tiến hành các biện pháp cần thiết trong vòng hai năm để thể hiện chỉ thị trong pháp luật quốc gia của họ, và thiết lập các hình thức phạt đối với những ai vi phạm bí mật kinh doanh.
Print Friendly and PDF

9.5.16

Phỏng vấn David Colander

David Colander (1947-)
David C. Colander
(sinh năm 1947)
Brian Snowdon và Howard R. Vane
David Colander hiện nay là Christian A. Johnson Distinguished Professor of Economics tại Middlebury College. Ông được biết đến nhất nhờ những công trình về giảng dạy kinh tế học, lịch sử và khoa học luận kinh tế, phát triển và bảo vệ một kế hoach chống lạm phát dựa trên thị trường và gần đây nhất về những cơ sở vĩ mô của kinh tế học vi mô.
Chúng tôi phỏng vấn Giáo sư David Colander trong văn phòng của ông tại Middlebury College ngày 29 tháng mười 1997.
Thông tin căn bản
Điều gì đã khiến giáo sư quyết định học kinh tế ở đại học và sau đó đặc biệt điều gì trong kinh tế học vĩ mô đã hấp dẫn giáo sư?
Tôi quyết định học kinh tế ở đại học vì đó là ngành tạo cơ hội cho tôi ra nước ngoài (Cười). Tôi đã lưỡng lự giữa việc chọn toán, tôn giáo hoặc kinh tế làm môn học chính. Tôi chỉ mới học một giáo trình kinh tế thì nổ ra những cuộc bạo loạn ở Columbia. Tôi tìm một lối thoát và khoa kinh tế cho phép tôi theo học đại học Birmingham tại Anh. Hoá ra tôi học những năm đầu kinh tế ở Anh và chỉ theo tất cả có ba giáo trình kinh tế sơ cấp ở Columbia. Những năm sau tôi bắt đầu học cao học tại đấy và tốt nghiệp đại học Columbia.
Print Friendly and PDF

7.5.16

Những bài học từ lý thuyết gia trò chơi hàng đầu


Những bài học từ lý thuyết gia trò chơi hàng đầu

Phỏng vấn Robert Axelrod
Tại sao chúng ta lựa chọn hợp tác và làm thế nào chúng ta có thể thúc đẩy sự hợp tác lớn hơn trong các vấn đề của thế giới? Đây là những câu hỏi mà Robert Axelrod đã theo đuổi trong hơn 40 năm. Sự nghiệp của ông là một cuộc khám phá mang tính liên ngành bao gồm toán học, khoa học chính trị, và sinh học tiến hóa. Bây giờ, các thành tựu mang dấu ấn của ông trong lĩnh vực lý thuyết trò chơi kinh tế và hệ thống phức hợp đã mang lại cho ông vinh dự khoa học cao nhất mà Hoa Kỳ có thể ban cho: Huân chương Khoa học Quốc gia.
Print Friendly and PDF

6.5.16

Trung Quốc phá hủy môi trường Biển Đông, giới khoa học kêu gọi cứu nguy

Trung Quốc phá hủy môi trường Biển Đông, giới khoa học kêu gọi cứu nguy
San hô, cũng còn được mệnh danh là "rừng rậm của biển", đang bị đe dọa khắp nơi. Trong ảnh, loài san hô Acropora pulchra. Ảnh: Wikipedia
Việc khai thác và xây dựng bừa bãi tại Biển Đông, mà rõ nhất là tại các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa đang ngày càng trở thành mối lo ngại lớn về sinh thái. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy diện tích san hô tại bảy thực thể địa lý do Trung Quốc kiểm soát giảm ít nhất gần 30%. Việc hủy diệt san hô – nơi trú ẩn và sinh trưởng của nhiều loài cá biển – đe dọa nguồn hải sản nuôi sống hàng chục triệu cư dân ven bờ. Nhiều tiếng nói cất lên kêu gọi các nhà khoa học trong khu vực hợp tác và xây dựng khu vực biển được bảo vệ tại Biển Đông, trước khi tình hình trở nên quá muộn.
Print Friendly and PDF

5.5.16

Đằng sau cuộc nổi dậy chống lại sự hội nhập toàn cầu là gì?



Đằng sau cuộc nổi dậy chống lại sự hội nhập toàn cầu là gì?
Lawrence Summers
Các container chờ được chuyển xuống tàu tại một bến cảng ở Los Angeles. (Lucy Nicholson/Reuters)
Kể từ khi kết thúc Thế chiến II, một sự đồng thuận rộng rãi trong việc hỗ trợ sự hội nhập kinh tế toàn cầu như là một tác lực vì hòa bình và thịnh vượng đã trở thành một trụ cột của trật tự quốc tế. Từ các hiệp định thương mại toàn cầu đến dự án thành lập Liên minh châu Âu; từ công trình của các thể chế Bretton Woods đến việc loại bỏ những hàng rào kiểm soát tràn lan vốn; từ việc mở rộng đầu tư nước ngoài trực tiếp đến những dòng người di cư gia tăng, định hướng tổng thể đã rõ. Được thúc đẩy bởi sự tiến bộ kinh tế trong nước, bởi những công nghệ chẳng hạn như việc vận chuyển bằng container và Internet để đẩy mạnh việc hội nhập, và bởi những thay đổi pháp lý trong nước và những hiệp định quốc tế giữa các nước, thế giới đã trở nên nhỏ hơn và kết nối nhiều hơn.
Print Friendly and PDF

3.5.16

William Arthur Lewis, giải phẫu sự kém phát triển



William Arthur Lewis (1915-1991)

William Arthur Lewis, giải phẫu sự kém phát triển

Gilles Dostaler
Cách tiếp cận của Arthur Lewis về các vấn đề kinh tế và xã hội đã làm sống lại lý thuyết về phát triển, đi tìm một sự cân bằng đúng đắn giữa thị trường và sự can thiệp của chính phủ.
William Arthur Lewis tin rằng kế hoạch hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nước phía Nam.
Khi Arthur Lewis được sinh ra vào năm 1915 thì hòn đảo nhỏ St. Lucia, trong vùng biển Caribê, là một thuộc địa của nước Anh. St. Lucia giành được độc lập vào năm 1979. Đảo Barbados, nơi ông qua đời, đã giành được độc lập vào năm 1966. Dân số của các hòn đảo này, cũng như dân số của hầu hết các hòn đảo khác trong vùng biển Caribê, đa phần, xuất thân là nô lệ, là đối tượng của một tam giác thương mại giữa các nước châu Âu, châu Phi và vùng biển Caribê. Chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ tại nước Anh năm 1833. Nhưng các thuộc địa của Anh không vì thế mà biến thành vườn hoa hồng đối với người da đen.
Print Friendly and PDF

2.5.16

Piketty: "Tại sao các chính phủ đã hành động quá ít kể từ năm 2008 để đấu tranh chống lại tính mù mờ của tài chính?"



Piketty: "Tại sao các chính phủ đã hành động quá ít kể từ năm 2008 để đấu tranh chống lại tính mù mờ của tài chính?"
Thomas Piketty
Biển hiệu cà phê Boulevard Balboa được chụp ở thành phố Panama ngày 07 tháng 4 năm 2016. REUTERS / Carlos Jasso CARLOS JASSO / REUTERS
Vấn đề các thiên đường thuế và hoạt động tài chính mờ ám chiếm trang đầu của các báo, trong nhiều năm nay. Đáng tiếc, trong lĩnh vực này có một khoảng cách sâu thẳm giữa những tuyên bố chiến thắng của các chính phủ với những gì mà họ làm trong thực tế. Vào năm 2014, cuộc điều tra vụ LuxLeaks cho thấy các tập đoàn đa quốc gia hầu như không phải trả bất kỳ đồng thuế nào ở châu Âu, nhờ có các công ty con của họ đóng tại Luxembourg. Vào năm 2016, "Hồ sơ Panama" cho thấy quy mô che giấu tài sản của các giới tinh hoa tài chính và chính trị của phương Bắc và phương Nam. Chúng ta có thể vui mừng về công việc của các nhà báo. Vấn đề là các chính phủ đã không làm công việc của họ. Thực tế là hầu như không có điều gì đã được thực hiện kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008. Trong một vài khía cạnh nào đó, vấn đề còn trở nên tồi tệ hơn.
Print Friendly and PDF

1.5.16

Có thể loại bỏ các thiên đường thuế



Có thể loại bỏ các thiên đường thuế

J. Bradford DeLong Michael M. DeLong
BERKELEY – Theo định nghĩa, các thiên đường thuế là những nơi có hoạt động bí mật và mù mờ. Lý giải chính cho sự tồn tại của chúng là để che giấu những của cải ngầm tại đó. Và cuốn sách mới của Gabriel Zucman, The Hidden Wealth of Nations: The Scourge of Tax Havens (Của cải ngầm của các quốc gia: Tai họa của các thiên đường thuế), tiết lộ, như chưa từng có trước đây, quy mô vai trò của chúng trong nền kinh tế toàn cầu.
Zucman xem xét sự khác biệt trong các tài khoản ngân hàng quốc tế để đưa ra những số liệu chính xác và đáng tin cậy nhất về những số tiền được lưu giữ ở các thiên đường thuế. Ông ước tính có 8% tài sản tài chính của thế giới – khoảng 7,6 nghìn tỷ đô-la – được che giấu ở những nơi như Thụy Sĩ, Bermuda, quần đảo Cayman, Singapore, và Luxembourg. Con số đó lớn hơn tài sản thuộc sở hữu của một nửa số người nghèo trên thế giới (7,4 tỷ người).
Print Friendly and PDF