30.1.23

François Furet (1927-1997)

FRANÇOIS FURET (1927-1997)

Mona Ozuff[*]

François Furet (1927-1997)

Người ta kết hợp một cách máy móc cuộc Cách mạng Pháp với tên của François Furet. Chính với tư cách nhà sử học mà ông đã viết những tác phẩm đầu tiên của mình (Furret & Richet [1965] 1999). Ngày nay, cũng chính với tư cách này mà ông được biết đến, bên ngoài giới bác học, nhờ cuộc tranh luận vốn ngay từ đầu đã đi kèm với công trình của ông. Việc một sử gia trẻ lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu này gây ngạc nhiên: trong khi hầu hết các chuyên gia của cuộc Cách mạng này đều có một quan hệ đầy cảm xúc với đối tượng nghiên cứu, ông đặt thành điều kiện tiên quyết việc giữ khoảng cách với đối tượng này; trong lúc lịch sử chính trị bị xem là hời hợt và lỗi thời, ông lại dựa vào đó để xây dựng cách kiến giải của mình; khi cả thế hệ ông đều mang dấu ấn của lịch sử theo Trường phái Annales với việc coi trọng thời gian dài, ông lại ưu tiên cho mười năm nhiều biến động đột ngột và bạo lực trong lịch sử đất nước chúng ta.

Tuy nhiên đây không phải là một lựa chọn hạn hẹp: điều François Furet quan tâm không phải là một biến cố có ngày tháng chính xác nhưng là một chu kì cách mạng lâu dài bao gồm, ở thượng nguồn, một thế kỉ mười tám bị một quá trình giải thiêng tác động, và ở hạ nguồn, một thế kỉ mười chín không ngừng diễn ra những hệ quả của cuộc Cách mạng. Đó cũng không phải là một biến cố gắn chặt với một dân tộc nhất định, François Furet luôn đề cập lịch sử này dưới góc nhìn so sánh, hoặc là với cuộc Cách mạng Anh, hoặc là với cuộc Cách mạng Mỹ. Và điều ông thấy trong cuộc Cách mạng Pháp, chính là thời điểm hình thành ý thức chính trị hiện đại, cho thấy, như chưa hề có trước đó, việc phân chia thế giới giữa cái Thiện và cái Ác, sự phân chia thời lượng vô biên giữa một cái có trước và một cái có sau, cuối cùng là sự phân chia con người thành những kẻ ủng hộ và những đối thủ không thể hoà giải.

Print Friendly and PDF

27.1.23

Làm sao triết học của quá khứ có thể giúp chúng ta hình dung ra nền kinh tế tương lai

LÀM SAO TRIẾT HỌC CỦA QUÁ KHỨ CÓ THỂ GIÚP CHÚNG TA HÌNH DUNG RA NỀN KINH TẾ TƯƠNG LAI

Johannes Steizinger, Helen McCabe & Thimo Heisenberg

Việc tra xét lại những nền tảng của trật tự kinh tế của chúng ta là cần thiết hơn bao giờ hết. (Shutterstock)

Nền kinh tế liên tục xuất hiện ở các tựa lớn trên báo chí vì tất cả những lý do sai lầm — những câu chuyện về giá cả tăng cao, thiếu nguồn cungsuy thoái kinh tế sẽ sớm xảy ra — thường xuyên xuất hiện trên trang nhất trong những ngày này.

Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang làm trầm trọng thêm vấn đề bất bình đẳng xã hội dai dẳng bấy lâu, nới rộng khoảng cách giàu nghèo — một vấn đề từng được cuộc Đại suy thoái năm 2008cú sốc kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đẩy nhanh.

Đất nước giàu nhất thế giới, Hoa Kỳ, là một trong những ví dụ nghiêm trọng nhất của xu hướng này. Ngày nay, các vị Tổng Giám đốc người Mỹ kiếm được tiền nhiều hơn 940% so với những người đồng cấp vào năm 1978. Mặt khác, một người lao động điển hình chỉ kiếm được nhiều hơn 12% so với những người lao động ở năm 1978.

Như một báo cáo của Viện Chính sách Kinh tế minh chứng, việc tăng lương cho Tổng Giám đốc (CEO) không phản ánh sự thay đổi về giá trị của các kỹ năng — mà thể hiện một sự chuyển đổi về quyền lực. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, nền chính trị Mỹ làm suy yếu khả năng đàm phán của người lao động bằng cách không cổ vũkhóa chặt những nỗ lực tự tổ chức, chẳng hạn như tiến trình nghiệp đoàn hóa [unionization].

Print Friendly and PDF

24.1.23

Cú hích không tạo nên sự đồng thuận trong cộng đồng khoa học

CÚ HÍCH KHÔNG TẠO NÊN SỰ ĐỒNG THUẬN TRONG CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC

Daniel Priolo

giảng viên về tâm lý học xã hội tại Đại học Paul-Valéry Montpellier 3

Emma Tieffenbach

tiến sĩ về đạo đức học và chuyên gia về đạo đức học hiến tặng

Tóm tắt

  • Cú hích là những gợi ý nhằm gây ảnh hưởng và điều chỉnh hành vi của con người, chẳng hạn như sự lựa chọn mặc định với điện thoại.
  • Cú hích không tạo nên sự đồng thuận trong cộng đồng khoa học: ngoài việc có nhiều định nghĩa khác nhau, hiệu quả của cú hích còn bị pha loãng.
  • Vấn đề đạo đức nổi lên hàng đầu khi đặt vấn đề về giới hạn giữa sự lựa chọn tự chủ, mặc dù bị gây ảnh hưởng, và sự lựa chọn bị ép buộc.
  • Về mặt chính trị, cú hích bị phê phán vì bị nghi ngờ, trong số nhiều thứ khác, làm trì hoãn việc triển khai các biện pháp của nhà nước.
  • Nếu cú hích có thể hữu ích, thì bao giờ cũng nên giữ một khoảng cách để đánh giá khách quan mà không quên rằng còn có nhiều đòn bẩy khác để điều chỉnh hành vi của một nhóm dân cư.

Có thể bạn chưa bao giờ ý thức nhưng có nhiều khả năng bạn đã bị ảnh hưởng bởi một “cú hích”. Theo hai nhà lý thuyết Richard Thaler và Cass Sunstein, những người ở đầu nguồn của cách gọi này, cú hích là những gợi ý nhắm đến việc gây ảnh hưởng và điều chỉnh hành vi của con người, theo cách có thể đoán trước được. Và điều này diễn ra mà không cấm kỵ bất kỳ lựa chọn nào khác, không kèm theo khuyến khích tài chính thực sự nào, và cũng không cung cấp thông tin bổ sung nào. Để sử dụng lại cách dịch sang tiếng Pháp, nudge [cú hích, trong tiếng Anh] là một “coup de pouce [cú hích]”.

Print Friendly and PDF

22.1.23

Chúc Tết Quý Mão 2023!

 

Print Friendly and PDF

20.1.23

Chiến tranh Việt Nam: việc tham chiến đã ảnh hưởng đến các quyết định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong 50 năm qua ra sao

CHIẾN TRANH VIỆT NAM: VIỆC THAM CHIẾN ĐÃ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TRONG 50 NĂM QUA RA SAO

Xuất bản: 9 tháng 1 năm 2023 lúc 11:12 sáng theo giờ GMT


Ảnh: Eye Ubiquitous/Alamy

Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam và chiến tranh vẫn phủ bóng đen lên cuộc sống của người Mỹ.

Thiệt hại về nhân mạng quá khổng lồ. Trong gần 20 năm, hơn 2,7 triệu người Mỹ đã tham gia lực lượng vũ trang trong cuộc xung đột và khoảng 58.318 người đã thiệt mạng. Ước tính số người Việt Nam thiệt mạng là hơn 3 triệu thường dân và binh lính thuộc cả hai phe. Hàng ngàn cựu chiến binh Hoa Kỳ bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương và phải cố tái thích nghi khi trở về nhà.

Người Mỹ vật lộn để hiểu chuyện gì đang xảy ra ở Việt Nam. Họ phải chấp nhận thực tế rằng lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, họ thua trận. Những hình ảnh gây khó chịu trên truyền hình từ chiến địa và những tội ác chiến tranh khiến họ nghi ngờ sự khôn ngoan và đạo đức trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Việt Nam đã trở thành một kinh nghiệm rất khác so với chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc “chiến tranh chính nghĩa” chống lại các lực lượng phát xít ở Đức, Ý và Nhật Bản đã thống nhất nước Mỹ trong cuộc chiến bảo vệ nền dân chủ tự do và biến họ thành quốc gia lãnh đạo của thế giới tự do. Còn Việt Nam gây chia rẽ dân tộc và biến Mỹ thành kẻ bắt nạt quốc tế.

Print Friendly and PDF

18.1.23

Sự sử dụng thống kê trong tư tưởng xã hội học (J. D. Douglas, 1967)

SỰ SỬ DỤNG THỐNG KÊ TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI HỌC (1967)

Tác giả: Jack D. Douglas[1]

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Mục đích cơ bản, lộ liễu nhất của các khoa học nhân văn luôn luôn là đạt tới một tri ​​ thức có hệ thống và lý tính về con người. Mục đích này hiếm khi là đề tài tranh cãi nội bộ giữa các trường phái tư tưởng bên trong các môn học khác nhau. Những tranh cãi cơ bản trong giới các nhà thực hành thường chỉ tập trung trên vấn đề xác định “tri ​​thức thuần lý về con người” là cái gì?, hoặc “khoa học” là gì? Trong lĩnh vực chung của các khoa học xã hội, dường như có một số ý nghĩa nền tảng cho “thuần lý” hay “khoa học”, thường không được các nhà thực hành xem xét kỹ lưỡng hoặc cho là hiển nhiên. Chúng thực sự có bản chất là loại ý tưởng siêu hình của khoa học, bởi vì mặc dù chưa được kiểm tra nghiêm túc, chúng lại xác định phần lớn cái tiêu chí rõ rệt hơn, và được kiểm tra, về sự hữu quan và chân lý[2].

Những ý tưởng siêu hình đều có xác xuất cao là sẽ được các tác giả khác nhau định nghĩa theo cái cách đã đẩy bản thân họ vào thế xung đột – như điều thường là đúng cho bất kỳ một tập hợp ý tưởng siêu hình, trừu tượng nào. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn ở đây là sự kiện hiển nhiên sau: những diễn giải cụ thể (dựa vào tình huống) về các ý tưởng trừu tượng như “thuần lý” hoặc “khoa học” đã dẫn tới nhiều cuộc xung đột lớn và liên tục giữa các nhà khoa học xã hội về ý nghĩa của chúng. Bất cứ xã hội nào – kể cả ở Thế giới phương Tây – cũng có khả năng triển khai một hình thức tư duy “hợp lý hóa về con người trong xã hội mà không lệ thuộc các phạm trù của hình thức tư duy này vào bất kỳ một mức độ định lượng nào. Trên thực tế, một hình thức tư duy hợp lý hoá nhưng không định lượng như vậy về con người trong xã hội đã được phát triển ở Thế giới phương Tây, và từng là hình thức thống trị trong các học thuyết xã hội suốt nhiều thế kỷ. Các học thuyết hữu cơ về con người trong xã hội bắt nguồn từ những ý tưởng trừu tượng, hợp lý hóa về “chuỗi hữu thễ vĩ đại”[3] có lẽ là ví dụ quan trọng nhất thuộc loại lý thuyết này; và các học thuyết hữu cơ như vậy nay vẫn còn có thể được nhìn thấy trong một số lý thuyết có ảnh hưởng nhất về “các hệ thống xã hội”. Một lần nữa, chắc chắn là bất cứ xã hội nào cũng có thể triển khai những hình thức tư duy thuần lý, định lượng, liên quan tới con người như một thành viên của xã hội, mà không buộc phải lệ thuộc chúng vào loại hình thức đo đếm. Các lý thuyết như vậy chỉ đơn giản liên quan tới những trình tự có thể được quy giản vào sự phân biệt lớn hơn và nhỏ hơn. Trong khi các hình thức tư duy duy lý không định lượng về xã hội vẫn tiếp tục phát triển cho đến nay, loại hình thức tư duy định lượng về con người, mặc dù bị tấn công ráo riết như có thể xảy ra, vẫn mỗi ngày một trở nên quan trọng hơn, và hầu như luôn luôn dưới dạng thống kê trong các hình thức cụ thể của chúng. Có một số lý do cơ bản cho dòng phát triển lịch sử này.

Print Friendly and PDF

16.1.23

Cơ học lượng tử & Thuyết tương đối (Phạm Xuân Yêm)

CƠ HỌC LƯỢNG TỬ & THUYẾT TƯƠNG ĐỐI

HAI CỘT TRỤ CỦA VẬT LÝ HIỆN ĐẠI

Nguyễn Xuân Xanh giới thiệu

Không có khoa học, con người dễ sa ngã vào mê tín, “dị giáo”. Nhưng không có văn hoá, nghệ thuật, con người dễ cằn cỗi về tâm hồn. Và không có đạo đức, con người dễ sa đọa.

Triết lý phương Tây dạy tôi tư duy logic, khoa học, tôn trọng và biết nhìn nhận sự thật, khiêm tốn trước “đại dương tri thức” còn ẩn chứa. Triết lý phương Đông dạy cho tôi sống có xã hội, gia đình, cộng đồng, có trách nhiệm và đóng góp xã hội.

Phạm Xuân Yêm

Phạm Xuân Yêm

Nguyên giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (ngành Vật lý lý thuyết), và Giáo sư đại học Paris VI

Lời nói đầu. Cộng đồng các nhà vật lý, khoa học Việt Nam trong và ngoài nước, cũng như bạn bè gần xa, chắc chắn rất vui mừng thấy tác phẩm của anh Phạm Xuân Yêm vừa mới ra đời tại Nxb Tri Thức. Anh Yêm là một trong ít “cột trụ” vững chắc của truyền bá khoa học đại chúng của Việt Nam. Anh kiên trì viết cho đại chúng trong một thời gian dài, nếu tôi không lầm, khoảng gần 15 năm, từ không khí kỷ niệm Năm thần kỳ của Albert Einstein 2005, Max Planck 2006, cho đến những năm sau khi hạt Higgs được công bố tìm thấy ở CERN năm 2012. Giai đoạn lịch sử đó có tác động không ít lên các nhà khoa học Việt Nam. Anh đã cùng hành trình với tập thể khoa học và trí thức Việt Nam thực hiện các số Kỷ yếu khoa học và giáo dục đại học trong những năm sôi động của nó, với Max Planck, Galilei, Darwin, Humboldt, Mô hình chuẩn v.v.. Dưới ngòi bút siêng năng, đam mê, thi vị và đầy tình yêu khoa học, chia sẻ, bức tranh vật lý hiện đại đã hiện ra cho người đọc. Viết sách khoa học cho đại chúng, đó cũng là vấn đề văn hóa khoa học, cái Việt Nam cho đến nay còn rất thiếu. Hãy tưởng tượng, nếu một phần nhỏ của quyển sách này thôi được đăng trong tạp chí Nam Phong trong những năm 1920-30 thì tác động của chúng sẽ ra sao? Chắc chắn đó sẽ là một sự đánh thức lớn cho giới trí thức bấy giờ, thúc đẩy phong trào đi vào khoa học nhiều hơn. Chắc chắn, chúng sẽ hòa nhịp vào phong trào quốc gia về ý thức khoa học như một cột trụ kiên cố trong việc dựng nước của châu Á đang lên, từ Nhật Bản, đến Trung Quốc và Ấn độ, để người Việt cảm thấy mạnh mẽ hơn, tri thức là sức mạnh, có thể mơ về một viễn cảnh khác sáng sủa, hơn là “Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”.

Chúng ta rất cảm ơn những đóng góp quý báu của anh Phạm Xuân Yêm, và mong rằng tấm gương của anh sẽ tìm thấy sự đồng hành trong tương lai của những nhà khoa học trẻ.

Nguyễn Xuân Xanh

Print Friendly and PDF

14.1.23

Bóng đá, môn thể thao được khoa học mổ xẻ nhiều, nhưng thường có kết quả khó lường

BÓNG ĐÁ, MÔN THỂ THAO ĐƯỢC KHOA HỌC MỔ XẺ NHIỀU, NHƯNG THƯỜNG CÓ KẾT QUẢ KHÓ LƯỜNG

Philippe Campillo, Giảng viên STAPS [Khoa học và Kỹ thuật về Hoạt động Thể chất và Thể thao], Đại học Lille

Và nếu Hugo Lloris đã phản ứng trễ hơn một khắc của giây sau pha thu hồi bóng kì tài của El-Yamiq? Giuseppe Cacace / AFP

Trong khi bóng đá có số lượng người tập luyện lớn nhất thế giới, 265 triệu người chơi bóng (4,6 triệu ở Pháp) theo FIFA, thì đây cũng là môn thể thao được nghiên cứu nhiều nhất về mặt khoa học. Trên trang Medline, một trong những cơ sở dữ liệu nghiên cứu về lịch sử y sinh học quan trọng nhất, chú dẫn các bài báo kể từ năm 1946, môn bóng đá với hơn 14.000 tài liệu tham khảo được chú dẫn đã vượt hơn 60% môn thể thao được nghiên cứu nhiều thứ hai (quần vợt).

Theo ghi nhận của Donald Kirkendall, thành viên của Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Y tế của FIFA và của Ủy ban Y học Thể thao Hoa Kỳ về bóng đá, kho dữ liệu nghiên cứu mang tính định lượng đồ sộ này thể hiện các xu hướng, các chủ đề nghiên cứu mang tính dự báo theo thời gian. Thật vậy, đã xuất hiện những chủ đề cụ thể khi so sánh bóng đá với các môn thể thao đồng đội khác.

Người ta đã lập đi lập lại suốt những vấn đề về các ca chấn thương và các biện pháp phòng ngừa, tối ưu hóa việc tập luyện để có hiệu suất về trạng thái thể chất tốt hơn, mức độ thi đấu trong các trận đấu. Các tác giả đã đặc biệt quan tâm đến các yêu cầu về hoạt động của hệ thống tim mạch xen kẽ qua các trận đấu, trong đó cầu thủ có những động tác kết hợp như đi bộ, chạy, chạy nước rút và phục hồi thể lực một cách thụ động hoặc chủ động, để tối ưu hóa lối chơi.

Cuối cùng, sự tăng trưởng theo cấp số nhân về số lượng các nghiên cứu có sử dụng công nghệ mới (GPS, máy đo tần số nhịp tim và các cảm biến khác) và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo luôn là dấu hiệu của một sự tiến bộ chủ yếu.

Print Friendly and PDF

12.1.23

Ai tư duy trừu tượng?

AI TƯ DUY TRỪU TƯỢNG?

Georg Wilhelm Friedrich Hegel

Tác giả: Hegel, viết vào khoảng năm 1808;

Nguồn: Kaufmann, Walter. Hegel: Texts and Commentary;

Nhà xuất bản: Garden City, NY: Anchor Books, 1966, trang 113-118.

Tư duy? Trừu tượng? — Sauve qui peut! Ôi Chúa, hãy cứu tôi! Hẳn tôi sẽ nghe thấy một tên phản bội đã bị kẻ thù mua chuộc đang gào thét những lời ấy hòng phủ nhận khảo luận này vì nó bàn về siêu hình học. Bởi lẽ, hệt như từ trừu tượng, và gần giống với từ tư duy, siêu hình học cũng là một từ ít nhiều bị mọi người xa lánh hệt như khi họ xa lánh những người mắc bệnh dịch.

Song chẳng có gì là xấu khi mục đích thực sự của bài báo này là nhằm giải thích việc tư duy là gì và trừu tượng là gì. Trong thế giới tươi đẹp này, chẳng gì khó chịu hơn những lời giải thích. Bản thân tôi cũng cảm thấy khủng khiếp khi ai đó bắt đầu đưa ra lời giải thích, bởi vì nếu thấy cần thiết thì tôi sẽ tự tìm hiểu mọi sự. Ở đây, sự giải thích về tư duy và trừu tượng hóa ra là hoàn toàn thừa thải; bởi lẽ chính vì thế giới tươi đẹp này đã biết rõ trừu tượng là gì rồi, nên mới xa lánh nó. Hệt như khi không ham muốn những điều mình không biết, thì ta cũng chẳng thể ghét bỏ nó được.

Khảo luận này cũng không có ý định hòa giải thế giới tươi đẹp này với tư duy hay cái trừu tượng bằng sự ranh mãnh, chẳng hạn dưới dáng vẻ của cuộc nói chuyện phiếm, để tư duy và cái trừu tượng được ẩn giấu cho tới khi chúng bất tri bất giác len lỏi vào trong xã hội mà không gây ra bất kỳ sự chán ghét nào; thậm chí [ắt] còn được xã hội đó tiếp thu một cách không hề hay biết, hoặc – như cách nói của người vùng Schwabe – được rào trước đón sau [hereingezäunselt], trước khi tác giả của vấn đề phức tạp này bất thình lình vạch trần vị khách xa lạ, tức cái trừu tượng, mà bấy lâu nay cả cộng đồng vẫn đối xử và công nhận dưới một danh xưng khác như là một thứ rất quen thuộc. Những cảnh thừa nhận như thế, vốn có ý muốn dạy cho thế giới này đi ngược với ý chí của nó, sẽ phạm phải một lỗi lầm chẳng thể tha thứ được, đó là chúng đồng thời gây ra nỗi hổ thẹn, còn kẻ giật dây thì ra sức dùng tài khéo của mình để giành lấy một chút tiếng tăm; khiến cho nỗi hổ thẹn và sự háo danh ấy sẽ hủy hoại đi sức tác động, vì chúng đã xóa đi mãi mãi một bài học được mua bằng chính cái giá này.

Print Friendly and PDF

10.1.23

Đạo đức, một sản phẩm phái sinh từ chọn lọc tự nhiên?

ĐẠO ĐỨC, MỘT SẢN PHẨM PHÁI SINH TỪ CHỌN LỌC TỰ NHIÊN?

Tác giả: Pierre-Marie Lledo[*]

Tóm tắt

  • Những khám phá gần đây cho thấy một ranh giới với nhiều kẽ hở giữa các khoa học thần kinh nhận thức và lĩnh vực triết học đạo đức.
  • Những nghiên cứu này bắt đầu tiết lộ lai lịch của các chu trình não bộ liên quan đến các phán đoán đạo đức. Đó là những hệ thống khác nhau như hệ thống học tập sự khen thưởng, đánh giá rủi ro hay còn là sự hiểu biết trạng thái tinh thần của người khác mà chúng đang điều hành.
  • Thế thì đạo đức cho phép liên kết và hạn chế những tổn hại đến an toàn, sức khỏe, những xung đột xã hội và những hành vi lệch lạc nguy hiểm khác.
  • Như vậy, đạo đức là khả năng của con người có lẽ đã đem lại một thuận lợi về tạo khả năng thích nghi to lớn ngoài sức tưởng tượng. Thật vậy, loài người chúng ta là một bằng chứng sống động của nhận định liên kết chính là sống còn.
  • Những thiên hướng phát triển sớm về hành vi vị xã hội phản ánh những năng lực đã được đặt sẵn vốn xưa kia đã tạo khả năng thích nghi cho tổ tiên chúng ta và đã tạo điều kiện cho loài người chúng ta “trở thành người chủ và người sở hữu thiên nhiên”.

Một cách tiên nghiệm, đạo đức và khoa học là hai lĩnh vực khác hẳn nhau đến độ việc lầm lẫn vai trò và các năng lực của hai lĩnh vực này là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, những khám phá gần đây của khoa học thần kinh nhận thức cho thấy ranh giới này có những kẽ hở, với sự liên quan có thể có của các khoa học thần kinh trong lĩnh vực triết học đạo đức. Nhưng liệu ta có thể giản lược con người vào cái bộ phận không hình thù và xam xám mà con người sở hữu, nằm giữa hai tai của mình không? Con người có phải là sản phẩm của hoạt động của não bộ của mình không? Đối với những đồ đệ của các lý tính khoa học, không nghi ngờ gì nữa là bản ngã tâm lý, xã hội hay đạo đức được thực hiện qua những thao tác được các chu trình não bộ[1] hỗ trợ. Theo quan điểm này, có lẽ tồn tại một cách diễn giải theo tự nhiên chủ nghĩa khái niệm đạo đức mà chúng tôi sẽ cố gắng trình bày ở đây.

Print Friendly and PDF

8.1.23

Thời đại thái cực (19): Tiến tới thiên niên kỉ mới

THỜI ĐẠI THÁI CỰC 1914 – 1991 (19)

THE AGE OF EXTREMES

Tác giả: Eric J. Hobsbawm; Người dịch: Nguyễn Ngọc Giao

PTKT: Kể từ tháng 8.2021, chúng tôi lần lượt đăng tiếp các chương còn lại của tác phẩm Thời đại thái cực 1914-1991. Để có một cái nhìn chung giới thiệu tác giả và tác phẩm, mời bạn đọc lại bài Nhà sử học của hai thế kỷ.

MỤC LỤC

Lời tựa và Cảm tạ

Lời tựa bản tiếng Pháp

Hình ảnh minh họa

Chú thích các hình ảnh

Thế kỉ nhìn từ đường chim bay

Phần thứ nhất - THỜI ĐẠI TAI HỌA

chương 1 Thời đại chiến tranh toàn diện

chương 2 Cách mạng thế giới

chương 3 Dưới đáy vực thẳm kinh tế

chương 4 Sự suy sụp của chủ nghĩa liberal

chương 5 Chống kẻ thù chung

chương 6 Nghệ thuật, 1915-1945

chương 7 Sự cáo chung của các Đế chế

Eric J. Hobsbawm (1917-2012)

Phần thứ hai - THỜI ĐẠI HOÀNG KIM

chương 8 Chiến tranh Lạnh

chương 9 Thời đại Hoàng kim

chương 10 Cách mạng xã hội, 1945-1990

chương 11 Cách mạng văn hóa

chương 12 Thế giới thứ Ba

chương 13 “Chủ nghĩa xã hội hiện tồn”

Phần thứ ba: SỤP ĐỔ

chương 14 Những thập niên Khủng hoảng

chương 15 Thế giới thứ Ba và cách mạng

chương 16 Sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội

chương 17 Tiền phong hấp hối: nghệ thuật sau 1950

chương 18 Phù thủy và đồ đệ tập việc: các ngành khoa học tự nhiên

chương 19 Tiến tới thiên niên kỉ mới

* * *

Phần thứ ba

SỤP ĐỔ

Chương 19

TIẾN TỚI THIÊN NIÊN KỈ MỚI

 

“Chúng ta đang ở buổi bình minh của một kỉ nguyên mới mà đặc điểm là một tình trạng bất an lớn, một cuộc khủng hoảng thường trực và thiếu vắng mọi thế quân bình nguyên trạng […] Phải thấy rõ là chúng ta đang sống một trong những cuộc khủng hoảng của lịch sử mà Jacob Buckhardt đã mô tả. Ý nghĩa của nó cũng không kém cuộc khủng hoảng xảy ra sau năm 1945, dù rằng những điều kiện ban đầu để vượt qua khủng hoảng ngày nay dường như khả quan hơn. Ngày nay không có bên thắng cuộc, cũng không có cường quốc thất trận, kể cả ở Đông Âu.”

M. STÜRMER, trong Bergedorf, 1993, tr. 59

 

“Dù rằng lí tưởng trần gian của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ, các vấn đề mà các chủ nghĩa ấy có tham vọng giải quyết vẫn còn đó: sự khai thác trâng tráo những lợi thế xã hội, quyền lực quá mức của đồng tiền, mà đồng tiền lại thường chỉ đạo các biến cố. Nếu không biết lấy bài học chung của thế kỉ XX làm vc-xin phòng ngừa, thì bão tố sẽ trở lại với tổng lực của nó”.

Alexander SOLZHENITSYN, trong New York Times, 28.11.1993

 

“Đối với một nhà văn, được nghiệm sinh sự cáo chung của ba nhà nước là một điều may mắn: nền cộng hòa Weimar, nhà nước phát-xít và CHDC Đức. Tôi không nghĩ là mình sẽ sống đủ lâu để chứng kiến sự cáo chung của nhà nước Cộng hòa Liên bang”.

Heiner MÜLLER, 1992, tr. 361

 

I

 

Thế kỉ XX Ngắn kết thúc trong những vấn đề mà chẳng ai có giải pháp hoặc dám nói là có giải pháp. Trong khi mà công dân của trái đất những tháng năm mạt kì đang mò mẫm tiến sang thiên niên kỉ mới trong mây mù của thế kỉ, điều duy nhất mà họ biết chắc là một thời đại lịch sử đã chấm dứt. Ngoài ra, họ chẳng biết gì hơn.

Print Friendly and PDF