30.7.15

Piero Sraffa hay sự trở lại của Ricardo



Piero Sraffa (1898-1983)

Piero Sraffa hay sự trở lại của Ricardo

Là một lý thuyết gia rất quan trọng của thế kỷ XX, nhà kinh tế người Italia Piero Sraffa đã phân tích những thiếu sót của lý thuyết tân cổ điển và khôi phục lại tư tưởng của những tác giả như MarxRicardo.
Theo Piero Sraffa, kinh tế học, chính trị học và triết học liên quan chặt chẽ với nhau.
Tại một buổi lễ được tổ chức để tưởng nhớ ngày mất của Piero Sraffa, Sandro Pertini, Tổng thống nước Cộng hòa Italia lúc đó, đã gửi một thông điệp, trong đó ông mô tả người đồng hương của ông là "một tượng đài văn hóa dân chủ và chống phát-xít của châu Âu, một nhà hoạt động tích cực đấu tranh cho sự phát triển của nền văn minh dân chủ [...] người mà kiến thức khoa học thuộc bậc thiên tài, ý thức đạo đức và chính trị cao nhất gộp lại thành một." Lòng tôn kính này từ nhà chức trách cao nhất của nhà nước đi đôi với sự quý mến Sraffa từ giới nghề nghiệp mà ông đã gay gắt phê phán những đại diện lẫy lừng nhất. Paul A. Samuelson, người mà Sraffa một hôm đã từng mô tả cho chúng tôi như là một kẻ giả dối khéo léo che đậy thực tế bóc lột của chủ nghĩa tư bản, kết luận như sau trong một bài viết trong từ điển New Palgrave: "Liệu có một nhà nghiên cứu nào, như Piero Sraffa, đã tạo nên một tác động cực lớn đến khoa học kinh tế qua một số tác phẩm ít ỏi như vậy không? Người ta có thể nghi ngờ [...] nhưng Piero Sraffa rất được kính trọng và rất được yêu mến. Cứ mỗi năm qua đi, các nhà kinh tế lại tìm ra những lý do mới để chiêm ngưỡng thiên tài của ông". Thật là một điều đáng chú ý khi một người kiên định ở vị trí cánh tả trên vũ đài chính trị, một người không ngừng phê phán các tư tưởng kinh tế chính thống đương thời, và một người mà sự nghiệp trước tác chỉ võn vẹn một vài trăm trang, đã tạo được rất nhiều tác động như vậy và được đánh giá cao đến như vậy. Không đếm xuể số lượng các cuộc hội thảo và tác phẩm đã được dành cho việc thảo luận và đánh giá tác phẩm cô đọng và súc tích của một nhà nghiên cứu mà bản thân đã trốn chạy các buổi hội thảo, gặp rất nhiều khó khăn trong cách trình bày và giảng dạy.
Print Friendly and PDF

28.7.15

Lí thuyết trò chơi

Lí thuyết trò chơi

Game theory
® Giải Nobel: DEBREU, 1983 – HARSANYI, 1994 – NASH, 1994 – SELTEN, 1994.

“Ngay từ 1838, với tác phẩm Recherches sur les principes mathématiques de la théorie des richesses, lí thuyết kinh tế có được … một khái niệm cân bằng, khái niệm này không gì khác hơn là việc áp dụng vào một trường hợp đặc biệt lời giải của một trò chơi không hợp tác mà sau này được Nash hình thức hoá -và cũng có một công cụ để xác định sự tồn tại của cân bằng và tính toán những trạng thái thực hiện cân bằng này: hàm phản ứng”. Nhận định trên của Dos Santos Ferreira (1991) bộc lộ và biện minh cho tính chất gần như là một tiên đề của cách các nhà kinh tế đánh giá tác phẩm của Cournot như là điểm xuất phát của lí thuyết trò chơi. Hợp thành bởi toàn bộ những phương pháp toán học thích hợp cho việc nghiên cứu việc ra quyết định của những tác nhân duy lí và thông minh đứng trước một tình thế có sự tương hỗ lẫn nhau, lí thuyết này có hai mảng: những trò chơi hợp tác và những trò chơi không hợp tác. Trong trường hợp đầu những đấu thủ có thể kí kết những thoả thuận và/hoặc hứa hẹn và/hoặc đe doạ có hiệu lực, những dữ liệu cơ bản là các nhóm và những vấn đề được tìm hiểu là sự hình thành những liên minh và việc phân chia những thu hoạch. Trong trường hợp thứ hai, những đấu thủ không thể lấy những cam kết có tính ràng buộc trước khi hành động và điều được nhấn mạnh là chiến lược của họ. Minh hoạ cho sự phân biệt trên mà tác giả là Nash (1951), người đã đề nghị và gợi ý vượt qua sự phân biệt này bằng cách trình bày lại những trò chơi hợp tác dưới dạng những trò chơi không hợp tác (“chương trình Nash”). Có thể kể một lịch sử nhỏ của lí thuyết trò chơi (Weintraub, 1992).
Print Friendly and PDF

26.7.15

Khi kinh tế học bị phủ nhận



Howard Davies (1951-)

Khi kinh tế học bị phủ nhận

PARIS – Trong một cơn giận bực tức, ngay trước khi rời khỏi chức vụ Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet phàn nàn rằng, "là người hoạch định chính sách trong thời khủng hoảng, tôi thấy các mô hình [kinh tế và tài chính] có sẵn ít hữu dụng. Trong thực tế, tôi còn đi xa hơn: khi đối mặt với cuộc khủng hoảng, chúng tôi cảm thấy bị các công cụ thông thường bỏ rơi".
Trichet kêu gọi tìm nguồn cảm hứng từ những ngành khoa học khác – vật lý, kỹ thuật, tâm lý học, và sinh học – để giúp giải thích các hiện tượng mà ông đã trải nghiệm. Đó là một lời kêu gọi giúp đỡ đáng chú ý, và là một cáo trạng nghiêm trọng đối với giới kinh tế học, chưa kể đến tất cả những giáo sư quá đáng được trao giải thưởng về tài chính ở các trường kinh doanh từ Harvard đến Hyderabad.
Cho đến nay, có tương đối ít sự hỗ trợ từ các kỹ sư và các nhà vật lý, những người mà Trichet đặt niềm tin, mặc dù vậy cũng có một số phản ứng. Robert May, một chuyên gia nổi tiếng về biến đổi khí hậu, đã lập luận rằng các kỹ thuật trong chuyên ngành của ông có thể giúp giải thích diễn tiến của các thị trường tài chính. Các nhà dịch tễ học đã gợi ý rằng các nghiên cứu về cách thức các bệnh truyền nhiễm lây lan có thể làm sáng tỏ sự lây lan của những mô thức tài chính khác thường mà chúng ta đã thấy trong năm năm qua.
Print Friendly and PDF

24.7.15

Joseph Schumpeter hay động thái của chủ nghĩa tư bản



Joseph Schumpeter (1883-1950)

Joseph Schumpeter hay động thái của chủ nghĩa tư bản

Joseph Schumpeter, người làm nổi bật vai trò của nhà doanh nghiệp, lại tin rằng chủ nghĩa tư bản sẽ bị tiêu vong. Chân dung của một nhà kinh tế học không thể phân loại.
Joseph Schumpeter là một trong những nhà sử học vĩ đại nhất về tư tưởng kinh tế.
Joseph Schumpeter là một nhân vật phức tạp và mâu thuẫn. Là một người bảo thủ và chuộng sự tinh hoa, ông đứng về phía những người bạn marxist của ông trong Ủy ban xã hội hóa Đức và trở thành bộ trưởng tài chính trong một thời gian ngắn của một chính phủ đa số thuộc đảng Dân chủ Xã hội. Với tính cách nồng nhiệt, yêu thích sự xa hoa, khiêu khích và là một "đứa trẻ hiếu động khủng khiếp", như ông tự mô tả bản thân, ông bị chứng trầm cảm sâu sắc. Một thời làm việc cho ngân hàng, ông mang nợ khổng lồ trong phần lớn cuộc đời của ông. Ông có thói quen nói với sinh viên Mỹ rằng khi còn trẻ, ông quyết sẽ trở thành người tình tốt nhất nước Áo, người nhảy đầm giỏi nhất châu Âu và nhà kinh tế học vĩ đại nhất thế giới, và nói thêm rằng ông đã đạt được mục tiêu thứ hai. Là người chống lại chủ nghĩa can thiệp keynesian và chính sách kinh tế mới (New Deal) của tổng thống Roosevelt, ông đồng thời tin rằng chủ nghĩa tư bản sẽ bị tiêu vong và chủ nghĩa xã hội sẽ chiếm ưu thế. Trong suốt cuộc đời, ông giữ một quan hệ yêu-ghét đối với Marx, người mà ông coi, cùng với Walras, như là nhà kinh tế học vĩ đại nhất. Ông oán giận Keynes, người mà trên nhiều mặt là giống ông, vì đã hai lần hớt tay trên ông, với cuốn Treatise on Money (Luận thuyết về tiền tệ) và cuốn Théorie generale (Lý thuyết tổng quát) của ông ấy.
Print Friendly and PDF

22.7.15

Giảng dạy khoa học buồn thảm sau khủng hoảng



Kinh tế học được sử dụng vào việc gì?

Giảng dạy khoa học buồn thảm sau khủng hoảng
Điểm sách: What’s the Use of Economics? Teaching the Dismal Science after the Crisis, của Diane Coyle (chủ biên), London Publishing Partnership, 2012, 197 p.
Khoa học kinh tế không thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay mà không bị tổn thương. Chúng ta phải thay đổi triệt để công tác giảng dạy nếu muốn đào tạo những nhà kinh tế hữu ích cho xã hội. Đó là kết luận chính của một hội nghị được chính phủ Vương quốc Anh tổ chức vào tháng hai vừa qua quy tụ khoảng hai mươi chuyên gia.

Đào tạo quá chuyên biệt

David Colander
Đối với Dave Ramsden, nhà kinh tế trưởng của Bộ Tài chính Anh, các nhà kinh tế tốt nghiệp đại học đều có kiến thức quá chuyên sâu, không có khả năng huy động nhiều kiểu công cụ phân tích khác nhau và là những nhà truyền thông tồi tệ. Thế mà, ông biện luận rằng, trong cuộc sống thực, không có ranh giới giữa các bộ môn, khả năng dựa vào các cách tiếp cận đa dạng là điều cần thiết, có kỹ năng thống kê tổng quát giỏi là điều hữu ích hơn là việc nắm bắt các kỹ thuật kinh trắc học tiên tiến. Ông cho biết thêm rằng việc giảng dạy các ý tưởng và sự kiện kinh tế sẽ làm cho các nhà kinh tế ít kiêu ngạo hơn! Với quan điểm tương tự, giáo sư người Mỹ David Colander nhắc lại bài viết của John Maynard Keynes năm 1925 giải thích rằng một nhà kinh tế giỏi phải là một người vừa có hiểu biết một chút toán học và sử học, vừa là một chính khách và một nhà triết học, v.v., tài năng chính là phải biết kết hợp nhiều kỹ năng.
Print Friendly and PDF

20.7.15

Tại sao khoa học xã hội là quan trọng?


Tại sao khoa học xã hội là quan trọng?

Kiến ​​thc v khoa hc xã hi tt cho điu gì? Trong các ngành khoa hc t nhiên câu tr li thường khá đơn gin và thc dng: kiến ​​thc khoa hc t nhiên cho phép chúng ta d đoán và kim soát các khía cnh ca môi trường tự nhiên. Vật lý học làm cơ sở cho ngành kỹ thuật. Điều này không hoàn toàn đúng, và đó không phải là lý do duy nhất để đánh giá các nghiên cứu và lý thuyết trong vật lý học, hóa học, hay sinh học. Một số lĩnh vực của vật lý học và sinh học không đưa ra dự đoán và kiểm soát nào cả. Và chắc chắn chúng ta cũng đánh giá vật lý học vì sự hiểu biết trừu tượng mà nó cung cấp cho chúng ta về cách thức thế giới vận hành. Nhưng dự đoán và kiểm soát là những lý do thuyết phục và phổ biến mà nhiều người sẽ đưa ra để đánh giá khoa học tự nhiên.
Tình hình có khác trong xã hội học, chính trị học và kinh tế học. Các giả thuyết và lý thuyết khoa học xã hội hiếm khi đưa ra những dự đoán quan trọng và khả dụng. Có nhiều lý do để lý giải cho sự thiếu khả năng tiên đoán này. Các tập hợp xã hội (ví dụ như các thành phố) không đồng nhất về mặt nhân quả và có những cứu cánh để mở, vì vậy ngay cả nếu có một cơ sở vững chắc để dự đoán hành vi của một hệ thống cấu thành tập hợp này, thì hành vi tổng hợp của toàn bộ hệ thống vẫn là bất định. Các quá trình diễn tiến xã hội bao gồm các hành động ngẫu nhiên quan trọng về mặt nhân quả và do nhiều tác nhân tiến hành, nên bản thân các quá trình này dẫn đến một kết quả phụ thuộc lộ trình đã đi và mang tính ngẫu nhiên. Và ngay cả các quá trình biệt lập (ví dụ như quá trình chuyển đổi dân số) thường bị xác định thấp và phụ thuộc vào lộ trình.
Print Friendly and PDF

18.7.15

Joan Robinson, chống lại mọi tư tưởng chính thống



Joan Robinson (1903-1983)

Joan Robinson, chống lại mọi tư tưởng chính thống

Là môn đồ của Keynes, Joan Robinson đã đóng góp rất nhiều cho lý thuyết kinh tế. Tuy nhiên, cương vị phụ nữ và tính cách thẳng thắn đã khiến công lao của bà không được thừa nhận một cách tương xứng.
Joan Robinson đã nổi lên như là nhà lãnh đạo của một trường phái tư tưởng mà ngày nay gọi là hậu Keynes.
Cả trong đời sống riêng tư cũng như trong bài viết và cách giảng dạy của bà, Joan Robinson là một người không tuân phục. Bà không ngại tranh cãi và có nhiều kẻ thù từ các nhà marxist qua các nhà keynesian đến các nhà tân cổ điển. Bà thích phát biểu trước những cử tọa đối lập và thật thích thú khi nghe bà triệt hạ những người muốn hạ thấp bà bằng một sự hài hước đáo để. Tầm quan trọng và địa vị của người đối thoại không hề làm bà khó chịu.
Năm 1975 được tuyên bố là Năm của phụ nữ, người ta kỳ vọng Joan Robinson được nhận giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Nobel. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Số địch thủ mà bà đã tạo nên với tính cách thẳng thắn của bà có lẻ đã đóng một vai trò nào đó. Nhưng thực tế làm phụ nữ có lẽ cũng đồng thời đã làm hại bà. Toàn bộ sự nghiệp của bà minh chứng cho vị trí thấp kém của phụ nữ trong môn kinh tế học, phản ảnh thực tế vị trí của nữ giới trong nền kinh tế thực tế.
Print Friendly and PDF

16.7.15

Phỏng vấn Robert Skidelsky



Robert Skidelsky (1939-)

Phỏng vấn Robert Skidelsky

Robert Skidelsky sinh năm 1939. Ông học hết bậc trung học tại Jesus College, Oxford vào năm 1960, năm 1961 hoàn thành Master of Arts và Ph.D năm 1967 cũng tại Oxford. Ông là Research Fellow tại Nufield College Oxford (1965-68) và tại British Academy (1968-70) rồi giáo sư thỉnh giảng lịch sử tại đại học John Hopkins (1970-76), chủ nhiệm khoa lịch sử, triết học và nghiên cứu châu Âu của Polytechnic of North London (1976-78), giáo sư nghiên cứu quốc tế tại đại học Warwick (1978-90) và hiện là giáo sư kinh tế chính trị học tại đại học Warwick (từ 1990). Ông được phong hầu tước từ 1991.
Giáo sư Skidelsky là một trong những chuyên gia xuất sắc về Keynes và về giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến. Những quyển sách nổi tiếng của ông gồm: Politicians and the Slump, The End of the Keynesian Era (do ông chủ biên) (Macmillan, 1977), John Maynard Keynes, Vol I. Hopes Betrayed, 1883-1920 (Macmillan, 1983), John Maynard Keynes, Vol 2. The Economist as Saviour, 1920-1937 (Macmillan, 1992) và John Maynard Keynes, Vol 3. Fighting for Britain, 1937-1946 (Macmillan, 2000).
Những bài viết mới nhất là: “Keynes’s Political Legacy”, và “Some Aspects of Keynes the Man”, in O. F. Hamouda và J. N. Smithin (chủ biên), Keynes and Public Policy After Fifty Years, Vol. I, Economics and Policy (New York University Press, 1988), “Keynes and the State”, in D. Helm (ed.) The Economic Borders of the States (Oxford University Press, 1989).
Cuộc phỏng vấn giáo sư Skidelsky diễn ra trong văn phòng ông tại đại học Warwick ngày 9 tháng ba 1993.
Từ lúc nào giáo sư quyết định viết tiểu sử của Keynes?
Đó là kết quả của những công trình tôi làm trước đó về những năm giữa hai cuộc thế chiến. Bóng Keynes trùm lên những quyển sách trước của tôi và ông đã gợi ý cách tôi nhìn giai đoạn lịch sử này. Tôi nghĩ rằng đây là một nhân vật lí thú và nên viết một quyển sách về nhân vật này. Tôi đi đến kết luận đó sau khi đọc tiểu sử do Roy Harrod viết trong đó có nhiều điểm thiếu chính xác.
Print Friendly and PDF

14.7.15

John Richard Hicks, nhà kinh tế của các nhà kinh tế

John Hicks (1904-1989)

John Richard Hicks, nhà kinh tế của các nhà kinh tế

Là người khởi xướng sự tổng hợp tân cổ điển, John Hicks đã tạo ra nhiều công cụ phân tích hiện vẫn rất thông dụng, đặc biệt là mô hình IS-LM.
John Richard Hicks đã tham gia gần như vào tất cả các lĩnh vực của lý thuyết kinh tế.
Người ta nói, một cách chính xác, rằng John Hicks là "nhà kinh tế của các nhà kinh tế." Ông viết rất ít cho công chúng, ông rất ít được biết đến so với Keynes, Hayek và Friedman. Nhưng ảnh hưởng của ông là ảnh hưởng quan trọng nhất trong số ảnh hưởng của các nhà kinh tế thế kỷ trước. Ông đã tạo ra nhiều công cụ phân tích chiếm lĩnh các trang sách giáo khoa, trong mọi lĩnh vực lý thuyết, cả về kinh tế học vĩ mô lẫn kinh tế học vi mô. Không có "trường phái Hicks", nhưng các nhà kinh tế thuộc mọi xu hướng đều đã gặp ông trên đường, thường không nhận ra ông, và đều chịu ảnh hưởng của ông. Họ đã vay mượn những công cụ phân tích mà nhà sư phạm ngoại hạng này đã phát triển trong một sự nghiệp đặc biệt phong phú.
Bản thân cũng là người dị ứng với việc tự giam hảm trong một trường phái tư tưởng, John Hicks xê dịch một cách dễ dàng trong mọi trường phái, mà không cần đến la bàn. Ông từng nói: "Tôi có đầu óc quá cởi mở để là một người theo trường phái Áo; bởi vì tôi là người theo thuyết Marshall cởi mở và là người theo thuyết Ricardo và là người theo thuyết Keynes, và có lẽ cũng là một thành viên của trường phái Lausanne"[*]. Việc biết rõ nhiều thứ tiếng đã giúp ông nghiên cứu, từ những năm 1920, nhiều công trình của Walras, Pareto và các nhà lý thuyết thuộc trường phái Áo, lúc bấy giờ chưa được biết đến ở Anh và Hoa Kỳ. Ông cũng phát hiện, trước các nhà lý thuyết khác, các công trình của những nhà kinh tế Thụy Điển, đặc biệt là Myrdal. Ông đã biết tiến hành một tổng hợp, mà thoạt nhìn ít có khả năng làm được, giữa những dòng tư tưởng trên và truyền thống Marshall, trước khi tham gia trực tiếp vào cuộc cách mạng Keynes.
Print Friendly and PDF

12.7.15

Ưu thế của các nhà kinh tế học



Marion Fourcade (1968-)

Ưu thế của các nhà kinh tế học

Bài này là một tóm tắt /bình luận về công trình nghiên cứu: “The superiority of economists” của 3 tác giả Pháp Marion Fourcade, Etienne Ollion và Yann Algan được đăng trong bộ MaxPo Discussion Paper số 14/3 của Trung Tâm Max Planck Sciences Po Center, Tháng 11/2014.
Đây là một bài nghiên cứu đã làm cho giới kinh tế học Mỹ dậy sóng vào tháng 12 năm 2014. Bài nghiên cứu - rất nghiêm túc - của 3 tác giả Pháp Marion Fourcade, Etienne Ollion và Yann Algan chứng minh rằng các nhà nghiên cứu kinh tế đang dấn thân trong môi trường đại học Mỹ chia sẽ ba đặc tính: một sự cởi mở rất hạn hẹp đối với các ngành khác, một sự tập trung quyền lực rất lớn trong ngành nghề và một ý thức tự cao tự đại về bản thân mình.

Một ngành khép kín

Các nhà kinh tế học rất ít cởi mở đối với các nhà nghiên cứu khác. Ta có thể ý thức được về điều này qua số lượng trích dẫn của họ về các nghiên cứu của các ngành khác. Trên bình diện này, họ là những người tự kỷ nhất: 81% những trích dẫn của họ là những trích dẫn các nghiên cứu cùng ngành, trong khi con số đó là 52% đối với các nhà xã hội học và 59% đối với các nhà chính trị học.
Print Friendly and PDF

10.7.15

John Maynard Keynes hay kinh tế học phục vụ chính trị và xã hội

John M. Keynes (1883-1946)

John Maynard Keynes hay kinh tế học phục vụ chính trị và xã hội

Khi cho rằng mức cầu là động lực của sản xuất, việc làm và thu nhập, Keynes đã cách mạng hóa phân tích kinh tế. Việc rất nhiều nhà kinh tế viện dẫn đến ông phản ánh mức độ ảnh hưởng đáng kể của bậc thầy thế kỷ XX này.
John Maynard Keynes chủ trương kết hợp giữa hiệu quả kinh tế, tự do chính trị và công bằng xã hội.
Không nghi ngờ gì khi cho rằng John Maynard Keynes là nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX và là một trong những người nổi tiếng nhất trong lịch sử. Giống như trường hợp của Marx, tên ông được đặt cho một dòng tư tưởng. Tuy nhiên, cũng giống như Marx và nhiều nhà tư tưởng lớn khác trong ngành này, ông không có bằng kinh tế. Ông nghiên cứu chủ yếu về toán học và triết học, và dành mười lăm năm cuộc đời ông để chuẩn bị cho việc ra đời một cuốn sách viết về những cơ sở logic của xác suất. Khi đã trở thành nhà kinh tế số một trong thời đại ông, nhưng Keynes vẫn tin rằng kinh tế học là một ngành thứ cấp, một kỹ thuật phụ, chỉ chiếm ghế sau của một chiếc xe mà sự điều hành phải thuộc về đạo đức học và chính trị học.
Print Friendly and PDF

8.7.15

Khi nhà kinh tế trưởng của IMF, Olivier Blanchard, vỡ mộng


Olivier Blanchard (1948-)

Khi nhà kinh tế trưởng của IMF, Olivier Blanchard, vỡ mộng

Olivier Banchard, kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã thông báo sự ra đi của ông khỏi định chế này trong những tháng tới. Tôi không biết ông ấy rút ra được những tổng kết gì cho những năm làm việc tại IMF, nhưng theo dõi diễn tiến suy nghĩ của ông về kinh tế học thống trị vĩ mô là điều rất bổ ích.

Niềm tin vào sự tiến bộ của kinh tế học vĩ mô

Năm 2008, ông công bố một bài viết kết luận rõ rằng: "Tình trạng kinh tế học vĩ mô là tốt". Chúng ta vẫn còn ở thời điểm vinh quang của các nhà kinh tế học. Blanchard giải thích rằng sau một thời kỳ xâu xé, ta chứng kiến một thời kỳ hội tụ kép: hội tụ của các cách nhìn thế giới và hội tụ của các phương pháp nghiên cứu.
Print Friendly and PDF

6.7.15

Ông Keynes và các “nhà cổ điển”



John R. Hicks (1904-1989)

Ông Keynes và các nhà cổ điển: gợi ý một cách hiểu

Bạn đọc ít từ tâm nhất hẳn sẽ công nhận là tính châm biến của Lí thuyết tổng quát của ông Keynes đã nâng cao giá trị tiêu khiển của tác phẩm này. Song cũng rõ ràng là Dunciad đã làm cho không ít bạn đọc bối rối. Ngay cả khi họ đã bị những lí lẽ của ông Keynes thuyết phục và khiêm tốn nhìn nhận rằng mình đã từng là những “nhà kinh tế cổ điển” thì họ cũng khó nhớ rằng trong những ngày chưa đổi mới đó họ đã tin vào những điều mà ông Keynes bảo họ đã từng tin [...]
Một trong những nguyên nhân của tình hình này chắc chắn có thể tìm thấy trong việc ông Keynes coi những tác phẩm mới đây của giáo sư Pigou, đặc biệt là cuốn The Theory of Employment (Lí thuyết thất nghiệp) như là tiêu biểu cho “kinh tế cổ điển”. Hiện nay quyển Lí thuyết thất nghiệp là hoàn toàn mới và vô cùng khó, do đó có thể yên tâm nói rằng nó chưa ảnh hưởng gì lớn đến việc giảng dạy thông thường môn kinh tế. Đối với đa số, học thuyết của nó cũng lạ và mới như học thuyết của ông Keynes. Bởi thế một nhà kinh tế bình thường càng thêm bối rối khi được biết là mình đã từng tin vào những điều đó.
Print Friendly and PDF

4.7.15

Mỏ vàng cộng đồng hải ngoại

Ricardo Hausmann (1956-)

Mỏ vàng cộng đồng hải ngoại

CAMBRIDGE - Nhiều quốc gia có nhiều cộng đồng hải ngoại lớn đáng kể, nhưng không nhiều quốc gia tự hào về điều đó. Nói chung, con người có xu hướng rời một đất nước khi nó không tốt, vì vậy, các cộng đồng hải ngoại thường là một lời nhắc nhở về những khoảnh khắc đen tối của một quốc gia.
El Salvador, Nicaragua, và Cuba, là ba ví dụ, có hơn 10% dân số bản địa sống ở hải ngoại vào năm 2010. Và con số ấy chưa kể đến con cháu của họ. Phần lớn các cuộc di cư này diễn ra vào một thời điểm nội chiến hoặc cách mạng. Ở những nơi khác, các cuộc di cư khổng lồ diễn ra trong bối cảnh thay đổi chính trị, như ở châu Âu khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ.
Mối quan hệ giữa các cộng đồng hải ngoại và quê hương của họ thường xoay quanh một bảng màu rộng lớn về cảm xúc, bao gồm sự mất lòng tin, sự oán giận, sự ghen tị, và sự thù hận. Nói một cách thông tục, người ta mô tả các cuộc di cư như một giai đoạn mà theo đó một quốc gia "mất đi" một tỷ lệ dân số nhất định.
Print Friendly and PDF

2.7.15

Bạn có biết một Piketty da đen không?



Roland Fryer (1977-)

Bạn có biết một Piketty da đen không?

Huy chương John Bates Clark, được trao hàng năm, tôn vinh các nhà kinh tế học Mỹ (hoặc làm việc tại Hoa Kỳ) dưới 40 tuổi có "đóng góp nhiều nhất cho tư tưởng và kiến ​​thc kinh tế."
Những năm gần đây, những nhà kinh tế học người Pháp như Emmanuel Saez (về thuế khóa và bất bình đẳng) và Esther Duflo (về kinh tế học phát triển) đã được trao (năm 2009 và 2010) "giải thưởng Nobel kinh tế của những người tuổi ba mươi" thường được xem là báo trước "Giải thưởng Nobel về kinh tế"[1] thực, do có nhiều người từng được giải Clark sau này đã được Ban hội thẩm của Ngân hàng Thụy Điển chọn trao giải Nobel kinh tế.
Tháng Tư năm nay, Roland Fryer của Đại học Harvard đã được trao giải thưởng Clark. Một sự vinh danh khá thú vị bởi nó cho ta biết về chủ đề mà Fryer là một chuyên gia (vấn đề người da đen ở Hoa Kỳ) và về cách thức vận hành của khoa học kinh tế đương đại.
Print Friendly and PDF