31.3.21

Liên minh châu Âu đang trả giá cho sự ngây thơ và thiếu tính tiến công trong các hợp đồng vắc-xin

LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐANG TRẢ GIÁ CHO SỰ NGÂY THƠ VÀ THIẾU TÍNH TIẾN CÔNG TRONG CÁC HỢP ĐỒNG VẮC-XIN

Không thể giải thích sự chậm trễ vắc-xin ở Liên minh châu Âu là do sự chậm trễ trong các cuộc đàm phán về những hợp đồng mà Ủy ban châu Âu đã ký với các công ty dược phẩm. Chính khuôn khổ ký kết các hợp đồng đó mới tạo nên sự khác biệt: Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã ký những điều khoản hoặc quy định pháp luật đảm bảo quyền tiếp cận ưu tiên (hoặc thậm chí độc quyền) đối với các liều vắc-xin được sản xuất trên lãnh thổ của hai nước. Khi không có điều khoản “Châu Âu trước tiên”, thì Liên minh châu Âu đã mắc lỗi ngây thơ và đang phải trả giá.

TÁC GIẢ: Dave Keating

NGƯỜI DỊCH: Olivier Lenoir

Ngày 20 tháng 3 năm 2021

Câu “Liên minh châu Âu đang gặp vấn đề về vắc-xin vì quá chậm trong việc đàm phán các hợp đồng” được lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông của Anh và Mỹ. Cần phải quay trở lại diễn ngôn nói trên bởi vì nó không xem xét đến những sai lầm thực sự đã mắc phải ở cấp độ châu Âu.

AstraZeneca đã ký một thỏa thuận mua bán với Liên minh châu Âu một ngày trước khi công ty này ký thỏa thuận với Vương quốc Anh. Tại phiên điều trần trước Nghị viện Châu Âu vào tháng trước, Tổng giám đốc của AstraZeneca đã tuyên bố quyền ưu tiên [bán vắc-xin] dành cho Vương quốc Anh xuất phát từ một thỏa thuận tài trợ nghiên cứu mà Đại học Oxford đã ký với chính phủ Anh vào tháng 1/tháng 2 năm 2020, điều mà AstraZeneca đã thừa hưởng khi hợp tác liên doanh với Đại học Oxford vào tháng 5 năm 2020.

Tỷ lệ tổng dân số đã được tiêm ngừa ít nhất một liều vắc-xin (%)

Vắc-xin Johnson & Johnson là vắc-xin duy nhất chỉ yêu cầu tiêm ngừa một liều.

Dữ liệu được cập nhật ngày 28 tháng 3 năm 2021.

Đồ họa: Le Grand Continent. Nguồn: Our World in Data Récupérer les données và Datawrapper

Vương quốc Anh đã rất thông minh khi bắt đầu tài trợ cho việc nghiên cứu vắc-xin ngay cả trước khi virus Covid-19 tấn công châu Âu. Nhưng họ đã có một lựa chọn có nhiều hệ quả quan trọng bằng cách tài trợ có điều kiện (có vẻ như vậy) để người Anh có được đủ liều của bất kì vắc-xin nào được sản xuất từ các kết quả nghiên cứu. Về phần nước Đức, họ đã tài trợ cho BioNTech nhưng đã không đưa vào điều khoản ưu tiên dành cho Liên minh châu Âu.

Print Friendly and PDF

30.3.21

Thời huy hoàng của Ả Rập

THỜI HUY HOÀNG CỦA Ả RẬP

Tác giả: Susanne Utzt, ZDF
Lược dịch và bổ sung: Tôn Thất Thông
Phim TV của ZDF Dokumentation:
Große Völker (2) – Die Araber (Những dân tộc vĩ đại (2) – Ả Rập)

Nói đến Ả Rập là chúng ta hình dung các nước ở Trung Đông, đa số theo đạo Hồi. Rất nhiều người trong thế giới phương Tây không có thiện cảm với Ả Rập vì liên tưởng đến nhóm khủng bố Hồi Giáo. Thật ra, có bao nhiêu chiến binh khủng bố? Vài chục ngàn, hay cứ cho là 100.000 cho chẵn. So với 1,8 tỉ giáo dân khắp nơi trên thế giới, thì nhóm khủng bố Hồi giáo chỉ chiếm tỉ lệ 1/20.000. Một tỉ lệ quá nhỏ, còn nhỏ hơn tỉ lệ của một vài tội phạm đáng nguyền rủa trong các xã hội văn minh. Vậy thì tại sao vì tỉ lệ nhỏ bé đó để ghét lây cả một cộng đồng tôn giáo? Đấy là chưa kể, chúng ta đang thừa hưởng khá nhiều thành quả mà nền văn minh huy hoàng Ả Rập để lại cách đây 1000 năm: Về khoa học, họ không kém văn minh Hy Lạp, Ba Tư, Ấn Độ, Trung Hoa; họ hơn hẳn khoa học của La Mã; còn so với Tây Âu? Người Francia và Germania lúc ấy còn là các giống dân lạc hậu không đáng để so sánh. Chúng ta đang sử dụng hàng ngày nhiều thành quả mà họ đã để lại. Tìm hiểu văn minh Ả Rập quả là điều vô cùng thú vị, nhất là câu hỏi: từ những bộ lạc du mục, làm sao họ đã xây dựng được một nền khoa học rực rỡ? Xin giới thiệu phim tài liệu của đài ZDF Dokumentation, được lược dịch và bổ sung thêm một ít tài liệu khác (những chỗ có ghi chú trong ngoặc []). Chúng tôi thêm vài tiểu đề để dễ theo dõi.

* * * *

Từ lâu lắm trong thời thượng cổ, họ sống trong những bộ lạc rời rạc. Họ là nông dân, thương gia, những người du mục, cho đến lúc họ thống nhất và đoàn kết với nhau trong một cộng đồng chung rộng lớn: cộng đồng Hồi Giáo do Đấng tiên tri Muhammad sáng lập. Họ chiếm ngự một đế chế rộng lớn trải rộng trên ba lục địa nối liền nhau với một diện tích còn lớn hơn cả đế chế La Mã thời cực thịnh. Trong kinh đô Baghdad, họ xây dựng một thiên đường cho người nghiên cứu khoa học và nhân văn, được gọi là “căn nhà của những người thông thái”. Họ mang đến châu Âu nếp sống văn minh Cận Đông. Dù là y học, kiến trúc, thiên văn, triết học, âm nhạc hay nghệ thuật sống, họ đều đi trước người đương thời một bước dài, làm cho ai cũng ghen tị và mơ ước. Đấy là Ả Rập thời trung cổ sơ kỳ.

Đế chế Ả Rập thời cực thịnh

Print Friendly and PDF

28.3.21

Nguồn gốc Covid-19: Xem xét lại hướng virus thoát ra khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán, Trung Quốc trong thế đường cùng

NGUỒN GỐC COVID-19: XEM XÉT LẠI HƯỚNG VIRUS THOÁT RA KHỎI PHÒNG THÍ NGHIỆM VŨ HÁN, TRUNG QUỐC TRONG THẾ ĐƯỜNG CÙNG

Pierre-Antoine Donnet

Peter Daszak và Thea Fischern, hai nhà điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến Viện Virus học Vũ Hán vào ngày 3 tháng 2 năm 2021. (Nguồn: France 24)

Một hướng tìm kiếm nghiêm túc về nguồn gốc Covid-19 đang nổi lên. Coronavirus có thể phát sinh từ những loài dơi đã lây nhiễm virus cho các công nhân làm việc tại một khu mỏ ở Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc vào năm 2012. Các mẫu virus, vốn đã được Viện Virus học Vũ Hán thu thập, đã làm khởi động lại giả thuyết về sự cố rò rỉ nguồn gốc của đại dịch. Đồng thời, đã có những lời kêu gọi thúc giục ngày càng nhiều trên khắp thế giới hướng vào Trung Quốc, những lời kêu gọi từ mọi phía nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc đại dịch đã giết chết hơn 2,6 triệu người cho đến nay.

Chúng ta hẳn còn nhớ, cách đây hơn một năm, hình ảnh những con tê tê bị bệnh, loài động vật hoang dã được bày bán trên các quầy hàng của khu chợ ẩm thực Vũ Hán, hình ảnh vài con dơi bị lạc bầy và bị bắt. Một kịch bản vốn trong một thời gian dài đã che đậy nguồn gốc thực sự của virus. Để phản công, bô máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã cáo buộc quân đội Mỹ phải chịu trách nhiệm về sự lây nhiễm virus ở Vũ Hán, nhân kỳ Hội thao Quân sự Thế giới được tổ chức tại thành phố này vào tháng 10 năm 2019. Đầu tháng 9 vừa qua, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc thậm chí đã đăng tải trên các mạng xã hội một video đề cập đến “200 phòng thí nghiệm bí mật về an toàn sinh học do quân đội Hoa Kỳ thiết lập trên khắp thế giới”, có khả năng đã làm thất thoát chủng coronavirus mới. Rồi họ [các phương tiện truyền thông Trung Quốc] đã chuyển sang một luận điểm không kém phần đáng ngờ về các sản phẩm đông lạnh được nhập từ nước ngoài.

Print Friendly and PDF

26.3.21

Sự vô cùng nguy hiểm của tư duy tuyệt đối là hoàn toàn hiển nhiên

SỰ VÔ CÙNG NGUY HIỂM CỦA TƯ DUY TUYỆT ĐỐI LÀ HOÀN TOÀN HIỂN NHIÊN

Mohammed Al-Mosaiwi

Khi nghĩ về người lúc nào cũng hạnh phúc và biết cách điều chỉnh tốt nhất mà bạn biết – bạn có thể nói gì về lối nghĩ của họ? Họ có phải là một người giáo điều, nhìn thế giới bằng cái nhìn không-thỏa-hiệp không? Họ có đặt ra những yêu cầu cứng nhắc đối với bản thân và những người xung quanh không? Khi phải đối mặt với những căng thẳng và điều không may, họ có hay phóng đại và bị chúng ám ảnh không? Nói tóm lại, họ có lối tư duy tuyệt đối không?

Immanuel Kant (1724-1824)

‘Tư duy tuyệt đối’ đề cập đến các ý tưởng, cụm từ và từ để biểu thị cái toàn bộ, về độ lớn hoặc xác suất. Những tư duy tuyệt đối hoàn toàn không tinh tế và bỏ qua sự phức tạp của một chủ đề nhất định.

Nhìn chung có hai kiểu tư duy tuyệt đối: một là tư duy nhị nguyên’ |dichotomous thinking| và hai là ‘mệnh lệnh nhất quyết’ |categorical imperative|. Tư duy nhị nguyên – còn được gọi là tư duy ‘trắng-đen-rõ-ràng’ hoặc ‘không-thỏa-hiệp’ – mô tả một quan điểm lưỡng phân, trong đó mọi thứ trong cuộc sống là ‘cái này’ hoặc là ‘cái kia’, và không có gì ở giữa. Mệnh lệnh nhất quyết là yêu cầu vô cùng cứng nhắc mà mọi người áp đặt lên chính họ và lên người khác. Thuật ngữ này được mượn từ triết học luân lý duy nghĩa vụ |deontological moral philosophy| của Immanuel Kant có nền móng từ một nguyên tắc đạo đức dựa trên nghĩa vụ và quy luật.

Print Friendly and PDF

24.3.21

Cuộc chạy đua tìm thuốc chủng ngừa: sở hữu trí tuệ, một sự “ăn cắp” kìm hãm đổi mới

CUỘC CHẠY ĐUA TÌM THUỐC CHỦNG NGỪA: SỞ HỮU TRÍ TUỆ, MỘT SỰ “ĂN CẮP” KÌM HÃM ĐỔI MỚI

Tác giả: Michel Ferrary

Giáo sư quản trị học tại Đại học Genève, chuyên viên nghiên cứu, SKEMA Business School

Các công ty khởi nghiệp BioNTech và Moderna đã thành công trong việc đánh bại những công ty khổng lồ của ngành công nghiệp dược trong lĩnh vực sáng chế thuốc chủng ngừa Covid-19. Shutterstock

Ta có thể ngạc nhiên vì các công ty khởi nghiệp đã tìm ra vắc xin ngừa Covid-19 nhanh hơn một số phòng thí nghiệm lớn về dược. Thật vậy, không phải Sanofi (đầu tư 6 tỷ euro cho nghiên cứu và triển khai (R&D) và có 100.409 nhân viên năm 2019[*]), không phải Roche (với 11,7 tỷ euro đầu tư cho R&D và có 97.735 nhân viên), cũng không phải Novartis (10,5 tỷ euro đầu tư cho R&D và có 103.914 nhân viên) đã tìm ra những vắc xin hiệu quả nhất mà lại là hai công ty nhỏ về kỹ thuật sinh học: BioNTech, một công ty Đức được thành lập năm 2008 (với doanh số 96,7 triệu euro, 201 triệu euro cho R&D và có 1.310 nhân viên năm 2019) và Moderna, một công ty Mỹ được thành lập năm 2010 (442 triệu euro cho R&D, doanh số 53 triệu euro và có 830 nhân viên năm 2019).

Các công ty khởi nghiệp này là khởi đầu cho các vắc xin dựa trên ARN Messenger (axit ribonucleic), một đổi mới triệt để trong sinh học mà các nhóm sản xuất lớn về dược phẩm không biết đến và vẫn chỉ tập trung vào công nghệ ADN (axit deoxyribonucleic).

Tại sao hai chàng tí hon David của công nghệ sinh học lại đánh bại được những gã khổng lồ Goliath của công nghiệp dược về việc sáng chế vắc xin ngừa Covid-19? Câu trả lời của chúng tôi là: chế độ pháp lý về quyền nắm giữ sở hữu trí tuệ kìm hãm sự đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp lớn.

Print Friendly and PDF

22.3.21

Covid-19 tác động như thế nào đến các khoa học xã hội?

COVID-19 TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CÁC KHOA HỌC XÃ HỘI?

Elsa Bansard[1] Anne-Coralie Bonnaire[2]

Các Khoa Học Nhân Văn và Xã Hội (KHNVXH) lên tiếng trong làn sóng đầu tiên của Covid-19 trên các phương tiện truyền thông Pháp: các nhà nghiên cứu đã hiểu và đưa ra các công cụ để phản ánh và quan sát cuộc khủng hoảng y tế và hậu quả của nó. Pexels/kaboompics.com

===============================================

Ngày nay rõ ràng là chúng ta có thể nói về đỉnh ô nhiễm Covid-19 đầu tiên và thứ hai, một vào mùa xuân và đỉnh khác vào mùa thu năm 2020. Trong đỉnh đầu tiên, có một cảm giác rằng, trong các quyết định chính trị và diễn ngôn truyền thông hiện nay, tiếng nói của các bác sĩ, các nhà dịch tễ học và các nhà vi rút học đã chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, Covid-19 và các biện pháp đã được và vẫn còn hay mới được triển khai lại để ngăn chặn sự nhiễm trùng có những hậu quả xã hội, kinh tế và tâm lý đối với sự tin tưởng vào các tổ chức, Nhà nước và thậm chí vào các chuyên gia đã được mời gọi phát biểu.

KHNVXH cũng không bị bỏ qua, và thật là thú vị khi quan sát sự lên tiếng này đối với Covid-19.

Dựa vào sự phân tích định lượng và định tính về sự lên tiếng của KHNVXH trong làn sóng đầu tiên của Covid-19 trên các phương tiện truyền thông Pháp, chúng tôi đề nghị thực hiện một bản tổng kết về cách mà các nhà nghiên cứu đã nắm bắt và cung cấp các công cụ để phản ánh và quan sát cuộc khủng hoảng y tế và hậu quả của nó.

Print Friendly and PDF

20.3.21

Giờ tốt nhất của Big Pharma?

GIỜ TỐT NHẤT CỦA BIG PHARMA[1]?

Việc triển khai vắc xin COVID mang lại hy vọng rất cần thiết. Nhưng nếu không có cải cách cơ bản ngành công nghiệp dược phẩm, sự bất bình đẳng và không tin tưởng sẽ phải trả giá bằng mạng sống ở cả cấp quốc gia và toàn cầu.

Tác giả: Nick Dearden

Một phụ nữ đang được chủng ngừa tại trung tâm tiêm chủng Covid-19 dành cho người lái xe tạt vào ở Manchester | Hình ảnh của Peter Byrne/PA Wire/PA Images.

Nếu có một điều giúp chúng ta vượt qua tháng Giêng đen tối và khó khăn này, thì chắc chắn đó là điều này: đã thấy ánh sáng cuối đường hầm, vắc xin đã có ở đây. Trong khi nhiều người trong chúng ta ở Anh đang rơi vào tình trạng tuyệt vọng sâu sắc trước sự kém cỏi của chính phủ, tốc độ và sự khéo léo của những người đã nghiên cứu và triển khai vắc xin là điều đáng hoan nghênh.

Đối với nhiều tập đoàn nghiên cứu các loại vắc xin này, virus đã tạo ra một cơ hội không thể chỉ đo bằng giá cổ phiếu tăng vọt hoặc lợi nhuận được dự đoán. Trái lại, họ đang trông chờ vào virus để năng động hóa hình ảnh trước công chúng của lĩnh vực kinh doanh không được yêu thích nhất này. Nhiều nhà bình luận đã xem xét hoạt động của các công ty này trong năm 2020 và kết luận rằng, bất kể có vấn đề gì với ‘Big Pharma’, thì họ cũng đã ‘giao hàng’.

Vì vậy, phải chăng cả đôi bên đều cùng có lợi? Một loại vắc xin có thể sớm cho phép chúng ta trở lại mức độ bình thường và một lĩnh vực kinh doanh đã dung hòa nhu cầu thu hồi vốn tài chính với việc “làm điều đúng đắn” vì nhân loại?

Print Friendly and PDF

18.3.21

Nghĩ gì về vắc-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc ở châu Âu?

NGHĨ GÌ VỀ VẮC-XIN NGỪA COVID-19 CỦA TRUNG QUỐC Ở CHÂU ÂU?

Hubert Testard

Một nhân viên đang kiểm tra ống tiêm vắc-xin Covid-19 do Sinovac sản xuất tại nhà máy của họ ở Bắc Kinh. (Nguồn: LATIMES)

Vắc-xin Trung Quốc ngừa Covid-19 đang bắt đầu được phân phối ở châu Âu. Hungary đã phê duyệt vắc-xin Sinopharm 1 [của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc] vào cuối tháng 1, và có kế hoạch tiêm chủng cho 1/4 dân số nước này. Một thách thức mới của [Thủ tướng Hungary] Viktor Orban đối với các định chế châu Âu, vốn đã tuyên bố sẵn sàng kiểm tra chất lượng các loại vắc-xin Trung Quốc và Nga. Brussels vừa bắt đầu làm điều đó đối với vắc-xin Sputnik 5. Những công ty đứng đàng sau vắc-xin Trung Quốc là ai? Đặc điểm và hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc là gì? Liệu Pháp có loại trừ khả năng sử dụng vắc-xin Trung Quốc nếu nước này không có đủ vắc-xin phương Tây?

Trung Quốc đã tham gia rất sớm vào cuộc đua các liệu pháp điều trị và vắc-xin ngừa coronavirus. Họ là nước đầu tiên có đông đảo đội ngũ bệnh nhân để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. Họ cũng là nước đầu tiên tiêm chủng vắc-xin của họ, vào mùa hè năm 2020, cho một triệu công chức Trung Quốc được coi là thuộc diện ưu tiên, ngay cả trước khi thực hiện các thử nghiệm lâm sàng được gọi là “giai đoạn ba”. Họ đã đệ trình tổng cộng sáu loại vắc-xin theo các thủ tục phê chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tức nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Print Friendly and PDF

16.3.21

Rủi ro

RỦI RO

Risk

Giải Nobel: ALLAIS, 1988 ARROW, 1972 MARKOWITZ, 1990 MERTON, 1997 SCHOLES, 1997 SHARPE, 1990

Khái niệm rủi ro tức thì hiện lên khi ta phân tích hành vi của các cá thể trong tình thế không chắc chắn. Định nghĩa và thước đo của một tình thế rủi ro sẽ được đề cập trong phần đầu. Tiếp đấy phần hai quan tâm đến việc nhận thức rủi ro của các tác nhân kinh tế. Cuối cùng, phần ba được dành cho trường hợp đặc biệt của những thị trường tài chính.

Định nghĩa và thước đo

Trong bối cảnh của phân tích kinh tế, khái niệm rủi ro rất gần với khái niệm bất trắc. Trong lúc trong ngôn ngữ hàng ngày tính từ rủi ro có hàm nghĩa hơi tiêu cực và cho biết là kết cục của hành động được xem xét có thể là xấu đối với những ai khởi xướng hành động này thì trong kinh tế học, tính từ này đơn giản là đồng nghĩa với sự không chắc chắn: một tình thế rủi ro là một tình thế mà kết cục không do người khởi xướng tình thế này làm chủ và bởi thế có thể dành cho người này những ngạc nhiên tệ hại cũng như êm ấm. Tuy nhiên F. Knight đã có một phân biệt quan trọng giữa hai khái niệm này. Ông đề nghị gọi bằng rủi ro những tình thế mà kết cục không được biết chắc hoàn toàn nhưng tất cả những kịch bản có thể của kết cục này là được biết trước một cách tiên nghiệm và có thể gán một xác suất để cho mỗi kịch bản xảy ra. Thuật ngữ bất trắc như thế được dành cho những tình thế mà tương lai là không biết được hoặc ít ra là không xác suất hoá được.

Print Friendly and PDF

14.3.21

Biên độ sai số là gì? Công cụ thống kê này có thể giúp bạn hiểu biết về các thử nghiệm vắc xin và cuộc thăm dò chính trị

BIÊN ĐỘ SAI SỐ LÀ GÌ? CÔNG CỤ THỐNG KÊ NÀY CÓ THỂ GIÚP BẠN HIỂU BIẾT VỀ CÁC THỬ NGHIỆM VẮC XIN VÀ CUỘC THĂM DÒ CHÍNH TRỊ

Ngày 7 tháng 1 năm 2021, 12 giờ 10 phút sáng

Vào năm ngoái, số liệu thống kê đã trở nên quan trọng một cách khác thường trong các bản tin. Bộ thử nghiệm COVID-19 mà bạn hoặc những người khác đang sử dụng thì chính xác như thế nào? Làm thế nào các nhà nghiên cứu biết được tác dụng của những phương pháp điều trị mới cho các bệnh nhân COVID-19? Làm thế nào các mạng lưới truyền hình có thể dự đoán những kết quả bầu cử từ lâu trước khi tất cả các lá phiếu được kiểm đếm?

Mỗi một câu hỏi trong số này đều liên quan đến một ít sự không chắc chắn, nhưng vẫn có thể đưa ra những dự đoán chính xác miễn là hiểu được sự không chắc chắn đó. Một công cụ mà các nhà thống kê sử dụng để định lượng sự không chắc chắn được gọi là biên độ sai số.

Print Friendly and PDF

13.3.21

Đại dịch: giảm 7% lượng khí thải CO2 trong năm 2020

ĐẠI DỊCH: GIẢM 7% LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 TRONG NĂM 2020

Ngày 11 tháng 2 năm 2021

Tác giả: Cyril Crevoisier, Giám đốc Nghiên cứu CNRS về khí tượng động học tại trường École Polytechnique (IP Paris)

NB: Ban đầu, tiêu đề của diễn đàn này ghi con số 8%. Nhưng khi bài báo này được viết, thì con số 8% lượng khí thải CO2 toàn cầu vào năm 2020 đã được đánh giá lại là 7%.

Trước khi xảy ra khủng hoảng, chúng tôi đã hướng tới kịch bản xấu nhất về lượng khí thải nhà kính. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), mức tăng nhiệt độ toàn cầu không được vượt quá 2°C nếu muốn tránh những biến động sinh thái không thể đảo ngược; thế nhưng, nhiệt độ toàn cầu hiện tại đang trên đường tăng lên gấp đôi. Đại dịch và những hạn chế gắn liền với các biện pháp phong tỏa, vốn được triển khai trên khắp thế giới, đã làm thay đổi đáng kể các tương tác giữa con người với môi trường. Nhóm của tôi nghiên cứu thành phần của bầu khí quyển và khí hậu dựa vào những quan sát từ các trạm mặt đất và từ vệ tinh, điều đó giải thích nguyên nhân vì sao chúng tôi đã sớm được tham khảo khi đại dịch đã phát triển ở quy mô toàn cầu.

Print Friendly and PDF

12.3.21

Tôi Dạy Con Thuyết Triển Vọng Như Thế Nào

TÔI DẠY CON THUYẾT TRIỂN VỌNG (PROSPECT THEORY) NHƯ THẾ NÀO

Diogo Gonçalves | Ngày 2 tháng 7 năm 2015

Con trai thân mến, hôm nay cha muốn nói với con về cách con người ra quyết định. Nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống của chúng ta có những kết quả không chắc chắn. Việc chọn giữa hai lựa chọn thay thế thường bao hàm một rủi ro, chẳng hạn như con nên dành tiền sinh nhật của mình cho một chiếc xe đạp mới hay cho một chiếc máy chơi game PlayStation. Mỗi một lựa chọn giống như hai mặt của đồng tiền: có nguy cơ mất cái gì đó (cái mất) và có cơ hội nhận được một cái gì đó (cái được). Nếu như con dành tiền sinh nhật cho một chiếc xe đạp mới, thì con sẽ mất cơ hội tiêu tiền mình cho những thứ khác nhưng con sẽ có niềm vui khi có một chiếc xe đạp và dùng nó để đi dạo các khu lân cận; nếu con tiêu tiền sinh nhật của mình cho một chiếc máy chơi game PlayStation, con sẽ mất cơ hội để tiêu tiền mình cho những thứ khác nhưng con có được niềm vui khi có một chiếc máy PlayStation để chơi cùng với bạn bè mình. Cả hai phương án đều có cái được và cái mất.

Những loại lựa chọn này được xác định bởi 3 cách nghĩ, có ảnh hưởng đến cách ta đánh giá các kết quả mong đợi của các quyết định của mình, và từ đó, của những lựa chọn của mình.

Print Friendly and PDF

10.3.21

Quy nạp toán học (H. Poincaré, 1909)

Từ khóa: Toán học - Đối tượng và Phương pháp; Quy nạp (Phương pháp); Poincaré, Henri - Trích đoạn

QUY NẠP TOÁN HỌC (1909)

Tác giả: Henri Poincaré*

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Henri Poincaré (1854-1912)

Trong trích đoạn dưới đây, Henri Poincaré đã đề cập chính xác tới một lý thuyết về suy luận toán học, theo đó, khi chúng ta nghiên cứu tư tưởng toán học “nơi nó vẫn còn là toán học thuần túy, nghĩa là trong số học”, thì chúng ta sẽ thấy, “ở mỗi bước chân”, một phương thức nhất quán, và đấy là một phép quy nạp thực sự.

*

Phương thức này là phép chứng minh truy hồi[1] (démonstration par récurrence). Đầu tiên chúng ta thiết lập một định lý cho n = 1; sau đó ta chỉ ra rằng, nếu nó đúng với n - 1 thì nó đúng với n, và chúng ta kết luận rằng nó đúng với mọi số nguyên. [...] Chúng ta không thể giản lược quy tắc suy luận truy hồi này vào nguyên lý không mâu thuẫn (principe de non-contradiction). Quy tắc này cũng không thể đến từ kinh nghiệm; điều kinh nghiệm có thể dạy ta, đó là quy tắc đúng với mười hay với một trăm số đầu tiên; nó không thể vươn tới chuỗi số vô hạn, mà chỉ tới một phần dài ngắn nào đó, nhưng luôn luôn có giới hạn, của chuỗi số này.

Print Friendly and PDF

8.3.21

Nam giới là tương lai của bình đẳng giới trong nghề nghiệp

NAM GIỚI LÀ TƯƠNG LAI CỦA BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG NGHỀ NGHIỆP

(Tài liệu được thực hiện nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3/2009)

Dịch từ nguyên tác “Les hommes sont l’avenir de l’égalité professionnelle”, tháng 3/2009, của Trung tâm Quan sát trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ORSE (Observatoire sur la Responsabilité sociétale des Entreprises), với sự cho phép của ORSE.


Mục lục

1.   TẠI SAO CẦN HÒA NHẬP NAM GIỚI VÀO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG NGHỀ NGHIỆP?

·         Thúc đẩy doanh nghiệp hành động

·         Trung tâm quan sát trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp (ORSE) mở rộng vấn đề bình đẳng giới trong doanh nghiệp đến nam giới.

2.   VAI TRÒ RẬP KHUÔN XƠ CỨNG VỀ GIỚI VÀ RÀO CẢN VĂN HÓA: NAM GIỚI CŨNG MUỐN THOÁT KHỎI NHỮNG KHUÔN MẪU ẤY

·         Một căn tính nam được xây dựng dựa vào đầu tư chuyên môn và sự nghiệp

·         Sự xuất hiện những hoài bão mới của nam giới đang đối mặt với sự tồn tại dai dẳng của những khuôn mẫu xơ cứng

·         Nam giới và nữ giới: họ sẽ được gì?

3.   DOANH NGHIỆP: NHỮNG LÝ DO CHÍNH ĐÁNG ĐỂ THU HÚT NAM GIỚI

·         Một khuôn khổ hoạt động có tính chất khuyến khích của châu Âu

·         Tại sao doanh nghiệp cần hành động?

·         Phương pháp thực hành và những diển hình thực hành tốt của doanh nghiệp.

* * *

1.   TẠI SAO CẦN HÒA NHẬP NAM GIỚI VÀO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG NGHỀ NGHIỆP?

Những điều đã thay đổi hôm nay

Cho đến hiện nay, người ta ít nghe tiếng nói của nam giới về vấn đề bình đẳng nam/nữ trong nghề nghiệp, làm như là vấn đề này chỉ cần được xem xét qua lăng kính của nữ giới mà thôi. Phải chăng nam giới không quan tâm vấn đề này? Rút lui về căn tính của mình? Đánh giá thấp những ảnh hưởng và lợi ích mà họ có thể hưởng với một sự bình đẳng nghề nghiệp về giới tốt hơn?

Những nhận định trên đây đang che giấu một số khía cạnh khác: cũng như nữ giới, nam giới cũng bị gò bó trong những khuôn mẫu về giới. Trong những khuôn mẫu này, tồn tại dai dẳng sự phân chia vai trò truyền thống của nam và nữ giữa lãnh vực nghề nghiệp và lãnh vực riêng tư cũng như những quy tắc hành xử trong công việc đã trở nên lạc hậu so với những biến đổi xã hội đã diễn ra từ những năm 1960:

Print Friendly and PDF

6.3.21

Chi phí kinh tế 4 nghìn tỷ đô la của việc không chủng ngừa COVID-19 trên toàn thế giới

CHI PHÍ KINH TẾ 4 NGHÌN TỶ ĐÔ LA CỦA VIỆC KHÔNG CHỦNG NGỪA COVID-19 TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Tác giả: Sebnem Kalemli-Ozcan

CC BY-ND

Việc tung ra một loại vắc xin để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch toàn cầu không hề rẻ. Hàng tỷ đô la đã được chi ra để triển khai các loại thuốc khởi sự một chương trình để đưa những loại thuốc đó đến tay người dân.

Nhưng trong bối cảnh phân phối vắc xin không đồng đều - với các quốc gia nghèo hơn và tụt hậu xa hơn so với các quốc gia giàu - một mối quan tâm khác lại nảy sinh: chi phí của việc không tiêm chủng cho tất cả mọi người.

Các đồng nghiệp của tôi và tôi đã cố gắng tìm ra tác động tổng thể đối với nền kinh tế toàn cầu của việc phân phối vắc xin không đồng đều có thể là gì.

Để làm được như vậy, chúng tôi đã phân tích 35 ngành nghề - chẳng hạn như dịch vụ và sản xuất - ở 65 quốc gia và xem xét tất cả chúng đã được liên kết như thế nào về mặt kinh tế vào năm 2019, trước đại dịch. Ví dụ, lĩnh vực xây dựng ở Mỹ phụ thuộc vào thép nhập khẩu từ Brazil, các nhà sản xuất ô tô Mỹ cần kính và lốp xe đến từ các nước ở châu Á, v.v..

Print Friendly and PDF