30.4.19

Việt Nam mơ trở thành công xưởng của hành tinh

VIỆT NAM MƠ TRỞ THÀNH CÔNG XƯỞNG CỦA HÀNH TINH

Trong vòng dưới bốn mươi năm, dân số Việt Nam đã có một sự cải thiện mức sống. Cái đói đã biến mất, giới trẻ được kết nối với các mạng xã hội, các gia đình được xem các loạt phim của Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Nhưng điều kiện lao động vẫn còn rất khắc nghiệt và nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài. Hy vọng nối lại một quan hệ đối tác được ưu đãi của chính phủ [Việt Nam] với Hoa Kỳ có nguy cơ bị thất vọng.
Martine Bulard
Chú thích: Deborah Schaeffer – Từ loạt ảnh “Saigon Two”, 2016
Tóc đen chấm trán, khoảng năm mươi tuổi, con người năng động và đôi mắt sáng, ông Nguyễn Văn Thiện nằm trong số những người mà Đảng Cộng sản Việt Nam (PCV) gọi là những người lính của Bác Hồ trên mặt trận kinh tếđể đề cập đến Hồ Chí Minh, vị anh hùng của nền độc lập và là người sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông Thiện đấu tranh trên mặt trận hàng may mặc, với khách hàng là những công ty đa quốc gia như Gap của Mỹ, Uniqlo của Nhật Bản, Zara của Tây Ban Nha... điều mà ông rất tự hào.
Print Friendly and PDF

28.4.19

Hệ thống động trong toán học

HỆ THỐNG ĐỘNG TRONG TOÁN HỌC
Dynamical systems in mathematics
Trong tất cả những lĩnh  vực khoa học, điều xác định tính chất động của một vấn đề gắn với biến hoá trong thời gian của một hiện tượng nhất định. Đó là điều xảy ra cho những vấn đề thuộc lĩnh vực toán học, vật lí học, hoá học, kinh tế học. Có thể tính đến chiều kích thời gian này bằng hai cách khác nhau. Khi thời gian được xem như một biến rời rạc, nghĩa là khi thời gian bị cắt thành nhiều thời kì liên tiếp có độ dài bằng nhau, được đánh dấu bằng một số nguyên n thì hành vi động của hệ thống được xác định bởi một mô hình trong đó những phương trình hàm là những phương trình truy hồi (hay sai phân hữu hạn) nối liền những giá trị của một hay nhiều đại lượng với nhiều thời kì n, n + 1, n + 2, khác nhau. Ngược lại, nếu ta hình dung một cách tiếp cận trong đó thời gian là một biến liên tục t thì một mô hình được thể hiện bằng những phương trình vi phân nối liền một hay nhiều đại lượng với đạo hàm của những đại lượng này đối với thời gian t.
Việc giải những phương trình thể hiện một mô hình cho phép không những mô tả biến hoá, trong thời gian, của những biến kinh tế khác nhau mà còn cho phép làm rõ hành vi tiệm tiến của những biến này khi thời gian tăng đến vô tận, nghĩa là cho phép nghiên cứu vấn đề tồn tại và tính ổn định của một cân bằng.
Cho dù thời gian can dự bằng cách nào vào việc nghiên cứu một hệ thống động (thời gian rời rạc hay liên tục) thì cũng phải ghi nhận vai trò trung tâm của những phương trình tuyến tính (truy hồi hoặc vi phân). Đó là vì hai lí do. Một mặt, do tính tương đối đơn giản của chúng nên ta có một lí thuyết toán học rất phát triển thường cho phép giải thật sự và đầy đủ những phương trình này. Mặt khác, cho một số lớn những hệ thống phi tuyến và hệ thống ứng dụng, trường hợp tuyến tính là một xấp xỉ hoá đầu tiên (thường là hoàn toàn đủ) trong việc công thức hoá những vấn đề được nghiên cứu.
Print Friendly and PDF

26.4.19

Một thời phát triển mới của các địa điểm thông thương của thực dân


Khi các công ty xuyên quốc gia áp đặt luật lệ của mình

MỘT THỜI PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CÁC ĐỊA ĐIỂM THÔNG THƯƠNG CỦA THỰC DÂN

Edward Goldsmith (1928-2009)
Phải chăng chúng ta đã đi vào một giai đoạn mới của lịch sử của thực dân? Cho đến thế kỷ thứ XIX, các xã hội công nghiệp đã thi hành một chính sách chiếm đoạt các thị trường của Phương Nam, rồi sau đó đến chiếm đóng quân sự và thôn tính; trong hậu bán thế kỷ thứ XX, và sau khi sự độc lập đã được giao trả, những chính sách được gọi là “phát triển” đã được thể hiện qua những hình thái hoàn toàn mới lạ về sự kiểm soát và chư hầu hóa. Ngày nay, vào thời kỳ của toàn cầu hóa, một hình thái mới của tiến trình thuộc địa hóa đang phát triển nhanh; nó không còn được các Nhà Nước chỉ đạo, mà do các công ty xuyên quốc gia to lớn thực hiện.  
Edward Goldsmith
Ý tưởng, đã có từ rất lâu, về một mô hình phát triển, giống như tiến trình phát triển của một phôi thai, dẫn từ một tình trạng nghèo khổ đến một sự phồn thịnh toàn bộ, một cách liên tục và ngày càng tăng, là một ý tưởng nguy hiểm hơn là ta có thể nghĩ – giống như các thuyết cứu thế. Một nhà kinh tế học Pháp, Francois Partant, đã hiểu được điều đó. Ông khẳng định: “Các nước phát triển đã khám phá cho chính mình một sứ mệnh mới: giúp đỡ Thế Giới Thứ Ba tiến triển trên con đường phát triển vốn chỉ là con đường mà Người Phương Tây đã có tham vọng vạch rõ cho phần còn lại của nhân loại từ biết bao nhiêu thế kỷ rồi …[1].”
Print Friendly and PDF

24.4.19

Sự trỗi dậy nhanh chóng của gã khổng lồ được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn trong thị trường giao dịch thực phẩm toàn cầu


Nuôi rồng
SỰ TRỖI DẬY NHANH CHÓNG CỦA GÃ KHỔNG LỒ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC HẬU THUẪN TRONG THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH THỰC PHẨM TOÀN CẦU
Công ty COFCO International tuy mới có bốn tuổi đời mà giờ đã là đối thủ của những gã khổng lồ phương Tây
Thị trường giao dịch ngũ cốc là một thị trường lão trị (gerontocracy). Tứ đại gia thống trị thị trường giao dịch nông sản toàn cầu ADM, Bunge, Cargill và Louis Dreyfus, được gọi chung là nhóm tứ đại gia ABCD đã được thành lập từ hơn một thế kỷ trước. Tuổi đời hoạt động lâu năm trên thị trường của các đại gia này là một lợi thế: mạng lưới kho chứa, bến cảng, tàu thuyền và mối quan hệ với nông dân độc đáo của họ, tất cả những thứ này đều được xây dựng trong nhiều thập kỷ, khiến họ trở thành những nhà trung gian không thể thiếu. Nhưng một đứa trẻ vừa mới biết đi đến từ Trung Quốc đang đe dọa sẽ ngáng đường họ. Công ty COFCO International (CIL) - một chi nhánh thương mại quốc tế của tổng công ty lương thực thực phẩm và dầu ăn (COFCO) thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc - muốn “trở thành một doanh nghiệp nông nghiệp toàn cầu thực sự”, ông Trì Kinh Đào [迟京涛Chi Jingtao] - chủ tịch của CIL - cho biết. Công ty này chỉ mới bốn tuổi đời.
Print Friendly and PDF

22.4.19

Làng báo Sài Gòn 1916-1930


LÀNG BÁO SÀI GÒN 1916-1930[*]

Hà Dương Tường


Đây là bản dịch cuốn sách The Birth of Vietnamese Political Journalism - Saigon 1916-1930 của Philippe Peycam, Columbia University Press, New York 2012. Cuốn sách này xuất phát từ luận án tiến sĩ ở đại học London năm 1999, được tác giả viết lại 7 năm sau, khi đang sống và làm việc ở Phnompenh rồi ở Singapore.
Phải nói ngay, đây là một cuốn sách học thuật xuất sắc trong lĩnh vực chính trị, xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 tới nay, tuy tác giả chỉ tập trung phân tích một khoảng thời gian ngắn ngủi (1916-1930), một lĩnh vực và một không gian giới hạn (“Làng báo” Sài Gòn - Sài Gòn, tất nhiên không phải chỉ là một thành phố, mà là thủ phủ của Nam Kỳ, với chế độ thuộc địa của Pháp, phân biệt với Bắc Kỳ, Trung Kỳ với quy chế bảo hộ).
Ảnh hưởng của lĩnh vực và không gian ấy tới lịch sử Việt Nam trong mấy chục năm sau, chắc mọi người dễ thấy, nhưng còn thời gian? Đọc lịch sử hiện đại Việt Nam, hình như ít thấy khoảng thời gian 15 năm ấy được đề cập rộng rãi như các thập niên 1930-40 và sau đó.
Print Friendly and PDF

20.4.19

Tại sao Pháp muốn loại Huawei khỏi thị trường mạng 5G

TẠI SAO PHÁP MUỐN LOẠI HUAWEI KHỎI THỊ TRƯỜNG MẠNG 5G
Pháp vừa thông qua một luật, mà trên thực tế, là loại nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc khỏi thị trường mạng di động thế hệ mới.
Sau một thời gian lưỡng lự khá lâu, chính phủ Pháp vừa gia nhập danh sách những nước muốn tránh xa gã khổng lồ Trung Quốc Huawei. Ngay giữa lúc triển khai mạng di động 5G trong tương lai, Quốc hội vừa thông qua một luật bắt buộc các nhà khai thác mạng di động phải được Thủ tướng Chính phủ cấp phép để lắp đặt các thiết bị mạng vô tuyến. Nếu tên của Huawei không được đề cập đến, thì chính tập đoàn là mục tiêu nhắm đến của luật này.
Được công chúng biết đến qua các sản phẩm điện thoại thông minh của mình, mà doanh số bán ra trên toàn cầu đã vượt xa Apple vào năm ngoái, Huawei còn được biết đến là một gã khổng lồ về trang thiết bị viễn thông, từ ăng-ten cho đến bộ định tuyến. Thực vậy, hoạt động hàng đầu của Huawei là trang bị công cụ cho các nhà khai thác mạng viễn thông, vì nó chiếm 49% doanh thu của họ trong năm 2017, hay 297 tỷ nhân dân tệ (38,5 tỷ euro), so với 39% đối với sản phẩm điện thoại thông minh.
Print Friendly and PDF

18.4.19

Kinh tế học và Thực tại + Phỏng vấn Tony Lawson


KINH TẾ HỌC VÀ THỰC TẠI

Lars Pålsson Syll
Tony Lawson (1950-)

Kinh tế học hiện đại ngày càng không liên quan đến sự hiểu biết về thế giới hiện thực. Trong cuốn sách có ảnh hưởng sâu rộng Kinh tế học và Thực tại [Economics and Reality] (1997), Tony Lawson đã vạch ra sự không liên quan này với sự thất bại của các nhà kinh tế trong việc gán ghép phương pháp suy luận diễn dịch-tiên đề của họ với chủ đề của họ.
Thật là buồn khi những vấn đề đã được vạch ra từ 20 năm trước vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Trong kinh tế học dòng chính vẫn tồn tại một thực tế là người ta chỉ chú trọng tính hợp lý bên trong (internal validity)[1] mà không hề quan tâm đến tính hợp lý bên ngoài (external validity)[2]. Thật khó có thể tưởng tượng được tại sao lại có người quan tâm đến loại lý thuyết và mô hình đó. Chừng nào các nhà kinh tế dòng chính chưa đưa ra bất kỳ giấy phép-xuất khẩu nào cho các lý thuyết và mô hình của họ ra thế giới hiện thực mà chúng ta đang sống, thì chừng đó họ thực sự không nên ngạc nhiên nếu mọi người nói rằng kinh tế học chẳng phải là khoa học, mà chỉ là chứng tự kỷ thôi!
Print Friendly and PDF

16.4.19

Biển Đông: tại sao thái độ của Bắc Kinh trở nên ôn hòa hơn trước

BIỂN ĐÔNG: TẠI SAO THÁI ĐỘ CỦA BẮC KINH TRỞ NÊN ÔN HÒA HƠN TRƯỚC
Điểm chiến lược đối với Bắc Kinh, bãi cạn Scarborough gần Philippines, ở Biển Đông. (Nguồn: Next Big Future)
Mặc người Mỹ đã cố thay đổi giọng điệu ở Biển Đông, nhưng Bắc Kinh vẫn không phản ứng. Vào hôm thứ Sáu này, ngày 29 tháng 3, Mike Pompeo đã lên tiếng khẳng định mạnh mẽ rằng dự án Con đường tơ lụa mới” gắn với chiến lược quân sự hóa các đảo nhỏ của Trung Quốc thuộc vùng biển tranh chấp này. Trước đó vào tháng 3, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã hứa hẹn Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Philippines trong trường hợp bị tấn công trong khu vực. Vào những thời điểm khác, người Trung Quốc đã làm gia tăng tình trạng căng thẳng. Nhưng năm nay, họ có nhiều lý do để đặt cược vào sự ôn hòa. Sau đây là cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Li Mingjiang, chuyên gia về an ninh châu Á-Thái Bình Dương.
Print Friendly and PDF

14.4.19

“Cám dỗ xem các khám phá trong quá khứ như những đoán trước và đóng góp vào khoa học hiện đại” (1952)

CÁM DỖ XEM CÁC KHÁM PHÁ TRONG QUÁ KHỨ NHƯ NHỮNG ĐOÁN TRƯỚC VÀ ĐÓNG GÓP VÀO KHOA HỌC HIỆN ĐẠI” (1952)
Tác giả: Alistair Cameron Crombie[*]
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

Alistair C. Crombie (1915-1996)

[…] Do đó, những vấn đề chính đối với giới sử gia khoa học là: con người đã đặt ra loại câu hỏi nào, vào thời điểm cụ thể nào, về thế giới tự nhiên? Họ đã có khả năng cung cấp những giải đáp nào? Và tại sao các câu trả lời này không còn đáp ứng được sự tò mò của con người nữa? Đâu là những vấn đề mà các nhà khoa học đương thời đã thấy, và đâu là những vấn đề họ không thấy? Những giới hạn tiêu biểu của triết lý tự nhiên đương thời là gì, về phương pháp khoa học, kỹ thuật quan sát, kinh nghiệm, toán học, và những thay đổi nào ở một giai đoạn khác đã chuyển hướng các quan điểm của họ? Một hệ thống tư tưởng khoa học cũ kỹ nào đó, có vẻ rất kỳ quặc đối với chúng ta, những người nhìn xuống nó từ chiều cao của thế kỷ thứ XX ta đang đứng, sẽ trở thành dễ hiểu khi chúng ta hiểu những câu hỏi mà nó được vời ra để trả lời.

Chính những câu hỏi đã tạo nghĩa cho các câu trả lời. Khi một hệ thống thay thế một hệ thống khác, đấy không đơn giản chỉ vì người ta phát hiện ra các sự kiện mới, và chúng đã bác bỏ hệ thống cũ hoặc làm cho nó thành lỗi thời, mà bởi vì, quan trọng hơn, do một lý do nào đó, đôi khi là hệ quả của các quan niệm lý thuyết mới, các nhà khoa học bắt đầu suy nghĩ lại toàn bộ quan điểm của mình, đặt ra những câu hỏi mới, đưa ra các giả thuyết khác, nhìn vào các chứng liệu từ lâu quen thuộc với một nhãn quan mới [...]
Print Friendly and PDF

12.4.19

Căn nguyên của những bất ổn kinh tế của trung quốc là gì ư? Là chính trị đấy, đồ ngốc!


BÙI MẪN HÂN: CĂN NGUYÊN CỦA NHỮNG BẤT ỔN KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC LÀ GÌ Ư? LÀ CHÍNH TRỊ ĐẤY, ĐỒ NGỐC!
Bùi Mẫn Hân
Đánh giá về phản ứng của thị trường tài chính trước hàng loạt tin không tốt gần đây [năm 2015] về tình hình kinh tế của Trung Quốc, rõ ràng là cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu không hề nghĩ rằng “phép màu kinh tế” của Trung Quốc sẽ mau chóng hiện nguyên hình. Nhưng đối với những người quen thuộc với cơ sở lý thuyết kinh tế chính trị về các chế độ chiếm đoạt, sự vấp ngã của Trung Quốc là chuyện không chỉ có thể dự đoán mà còn không thể tránh khỏi.
Douglass North (1920-2015)

Hầu hết các giám đốc điều hành và nhà đầu tư có thể quá bận rộn để đọc một công trình nghiên cứu lý thuyết kinh điển dày cộm như cuốn “Institutions, Institutional Change and Economic Performance” [Thể chế, Thay đổi Thể chế và Thành tựu Kinh tế] của sử gia kinh tế, khôi nguyên giải [tưởng nhớ] Nobel [năm 1993] Douglass North, hay một cuốn sách dễ đọc hơn, “Tại sao các Quốc gia Thất bại” của nhà kinh tế giảng dạy tại Viện Công nghệ Massachusetts, Daron Acemoglu, và nhà kinh tế giảng dạy tại Đại học Harvard, James Robinson. Những nhận thức sâu sắc từ các học giả - những người đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế - là đáng để ta chú ý.
Print Friendly and PDF

10.4.19

Từ việc sinh kế đến đời sống hạnh phúc, Zola và các nhà kinh tế học cổ điển

TỪ VIỆC SINH KẾ ĐẾN ĐỜI SỐNG HẠNH PHÚC, ZOLA VÀ CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN

Émile Zola (1840-1902)

Bằng cách đề cập đến các chủ đề về lao động, tư bản, sinh kế, ở một mức độ nào đó, tiểu thuyết của Zola đã minh họa các khái niệm của kinh tế học cổ điển. Nhưng bằng cách đưa hành vi cá nhân lên thành các phân cảnh tiểu thuyết, chúng cũng đã làm xuất hiện những điểm mù không được các nhà kinh tế đề cập đến.
Các lý thuyết kinh tế của thế kỷ XIX có thể giúp hiểu được diễn ngôn về kinh tế của Emile Zola trong tác phẩm hư cấu của ông hay không? Ngược lại, việc đọc Zola có thể thay đổi việc đọc các văn bản kinh tế của chúng ta hay không? Đến mức độ nào thì việc đọc sẽ minh họa các khái niệm của kinh tế học cổ điển, và ở mức độ nào nó cho thấy những điểm mù không được tra vấn và thậm chí còn không được các nhà kinh tế đề cập đến? Để cố gắng trả lời những câu hỏi này, chúng tôi sẽ đề cập đến hai hệ tác phẩm, Les Rougon-Macquart [Nhà Rougon – Macquart] và Les quatre évangiles [Bốn chân lý] (đặc biệt là trong cuốn tiểu thuyết thứ hai mang tên Travail [Lao động]). Với Les Rougon-Macquart, Zola đã minh họa xã hội thế kỷ 19 bằng cách miêu tả hai gia đình tương phản: Rougons, phía tư sản, và Macquart, bên lao động. Ông làm rõ sự điên rồ của Đế chế thứ hai và mô tả một xã hội đang trên đường tan rã. Trong Les quatre évangiles, ông đã sử dụng thể loại văn mới, dạng văn không tưởng, đặc biệt lấy nhiều cảm hứng từ Charles Fourier[*].
Print Friendly and PDF

8.4.19

Hệ thống động trong kinh tế học


HỆ THỐNG ĐỘNG TRONG KINH TẾ HỌC
Dynamical systems in economics
Giải Nobel: ARROW, 1972 SAMUELSON, 1970
Henri Poincaré (1854-1912)
Thường Poincaré được xem như là người khởi xướng việc nghiên cứu những hệ thống động, nghĩa là cách tiếp cận định tính những phương trình vi phân. Do đó không phải là điều ngạc nhiên khi trong nửa đầu thế kỉ XX, ta thấy xuất hiện trong một số mô hình kinh tế việc sử dụng những kết quả cơ bản của lí thuyết này; đặc biệt đó là trường hợp của việc nghiên cứu tính ổn định của cân bằng chung. Ví dụ, trong những mô hình walrasian, động thái của giá cả, bị qui luật cung cầu chi phối, có thể được biểu trưng bằng phương trình vi phân p'(t) = Z(p, t) với p'(t) là đạo hàm của vectơ giá p(t) nZ tượng trưng cho hàm dư cầu. Dưới những giả thiết chuẩn, tồn tại một giá cân bằng = p* cho mọi t, và vấn đề dò dẫm walrasian qui lại là phải biết là những nghiệm của điều kiện ban đầu p0 bất kì nào gần với p* có hội tụ về p* không. Nếu có một sự hội tụ như thế thì cân bằng được gọi là ổn định. Arrow và Hurwitz (1958) đã chứng minh được những điều kiện đủ của tính ổn định. Mặt khác những mô hình kinh tế vĩ mô chịu ảnh hưởng của tư tưởng keynesian, đặt cơ sở trên cơ chế số nhân-gia tốc, đã đề nghị những điều kiện xuất hiện của những biến động. Đó là trường hợp của mô hình Samuelson (1939), mô hình tuyến tính trong đó cân bằng là một trung tâm (nghĩa là những quĩ đạo là những đường đóng bao quanh cân bằng). Kaldor (1940), Goodwin (1947) đã mở rộng những kết quả này ra những mô hình phi tuyến tính.
Print Friendly and PDF

6.4.19

Thuật toán nào cho dữ liệu nào?


THUẬT TOÁN NÀO CHO DỮ LIỆU NÀO?
Florent Krzakala, Đại học Sorbonne,
Lenka Zdeborová, CNRS
Làm thế nào để tìm kiếm thông tin thích đáng trong một tập hợp lớn các dữ liệu thoạt nhìn có vẻ lộn xộn? Vấn đề nan giải này, mang tính quyết định trong thời đại của dữ liệu lớn, được nhìn nhận theo một cách mới, nhờ sự tương tự với các giai đoạn chuyển pha, được nghiên cứu trong vật lý thống kê.
Một phần quan trọng của thế giới chúng ta bị các thuật toán chi phối, thứ đang kiểm soát những cơ sở hạ tầng lớn và đưa ra những quyết định tối ưu. Tuy nhiên, những lý do cơ bản cho sự thành công của chúng ngày càng bí ẩn, khi nhiệm vụ, mà các thuật toán này phải hoàn thành, ngày càng trở nên phức tạp hơn, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Chúng ta cũng đang bước vào một kỷ nguyên mà những phương pháp phát hiện bằng thuật toán, từ một lượng lớn các dữ liệu, chắc chắn sẽ đóng một vai trò trội nhất trong các khám phá khoa học. Nhưng chúng ta cần phải có một lượng dữ liệu lớn cỡ nào để tìm ra một cách hiệu quả một tín hiệu thích đáng trong một tập hợp lớn các dữ liệu thoạt nhìn có vẻ hỗn độnCâu hỏi này về tính phức hợp của thuật toán nằm ở trung tâm của lý thuyết phức hợp tính toán.
Print Friendly and PDF

4.4.19

Giới thiệu sách ĐẠI HỌC của Nguyễn Xuân Xanh

GIỚI THIỆU SÁCH
ĐẠI HỌC
của NGUYỄN XUÂN XANH


Chức năng quan trọng nhất của các trí thức Nhật Bản là đã truyền được tri thức của thế giới phương Tây vào Nhật Bản.
NAGAI MICHIO
Giáo sư, nhà nghiên cứu, nguyên Bộ trưởng Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Nhật Bản
Đại học là một trường, nhưng là một trường loại đặc biệt duy nhất. Ở đó không phải chỉ có dạy, nhưng người sinh viên tham gia vào nghiên cứu, và qua đó đạt một sự giáo dục khoa học quyết định cho cuộc đời. Theo tinh thần đại học, các sinh viên là những nhà tư tưởng độc lập, tự trách nhiệm và lắng nghe thầy mình một cách phê phán. Họ có tự do trong sự học.
Đại học là nơi ở đó xã hội và nhà nước để cho ý thức sáng sủa nhất về thời đại phát triển. Ở đó thầy và trò có thể đến với nhau như những con người chỉ có tiếng gọi là đi tìm và nắm bắt chân lý. Vì rằng đâu đó việc đi tìm chân lý vô điều kiện (phải) diễn ra, bởi đó là một nhu cầu của con người với tư cách là con người.
Các quyền lực trong nhà nước và xã hội tuy nhiên cũng chăm lo cho đại học, vì đại học đem lại nền tảng cho việc thực hành các nghề (thuộc) nhà nước, điều đòi hỏi phải có tri thức khoa học và giáo dục tinh thần. […]
Chỉ có ai mang trong mình ý niệm đại học, người đó mới có thể tư duy và hành động đúng theo sự việc cho đại học. Ai không như thế, người ấy chỉ nhìn thấy một bộ máy… Bộ máy này được cải trang bằng những lời lẽ hùng hồn truyền thống.
KARL JASPERS
Bác sĩ tâm thần học, nhà triết học và giáo dục đại học Đức
Thế hệ chúng ta thừa hưởng di sản được truyền lại bởi thế hệ trước. Chúng ta thường biết nhiều hơn, không phải vì chúng ta đã tiến lên bằng năng lực tự nhiên của chúng ta, mà bởi vì chúng ta được nâng đỡ bởi sức mạnh tinh thần của những người khác, và sở hữu tài sản được thừa hưởng từ ông cha ta. Bernard ở Chartres thường so sánh chúng ta với những người lùn bé bỏng được đặt trên vai những người khổng lồ. Ông chỉ ra rằng chúng ta nhìn thấy nhiều hơn và xa hơn những người đi trước chúng ta, không phải vì chúng ta có tầm nhìn sắc sảo hay chiều cao lớn hơn, mà bởi vì chúng ta đã được nâng lên và đứng cao trên tầm vóc khổng lồ của họ.
JOHN ở Salisbury
Nhà triết học và giáo dục, linh mục Anh ở nhà thờ Chartres, Pháp (1176), trong tác phẩm Metalogicon bảo vệ giáo dục khai phóng
[1]
Đại học là một định chế giáo dục cao bền vững phát triển tri thức của châu Âu Kitô giáo Trung cổ, một hiện tượng rất đặc thù không nền văn minh nào khác có, đánh dấu sự thức tỉnh tinh thần của một nền văn minh mới của thế giới sau đêm dài một nghìn năm vắng bóng học thuật. Đại học tiếp nối truyền thống trí thức Hy Lạp cổ đại, đưa tư duy logic, khoa học sáng sủa trở lại con người một cách hệ thống và, một cách không ý thức, làm bệ phóng tinh thần cho khoa học hiện đại phát triển. Đại học Trung cổ, rồi Đại học Đức thế kỷ 19, là những innovation then chốt của lịch sử có tác động quyết liệt lên sự định hình nền văn minh phương Tây và thế giới.
Print Friendly and PDF

2.4.19

Hồi kết của kinh tế học?


HỒI KẾT CỦA KINH TẾ HỌC?
Con người hiếm khi duy lý – vì vậy đã đến lúc tất cả chúng ta cần dừng lại việc giả vờ là người duy lý.
Bức tượng Cô gái can đảm đứng nhìn tác phẩm điêu khắc Bò tót của Phố Wall ở New York vào ngày 29 tháng 3 năm 2018. (Volkan Furuncu/Anadolu Agency/Getty Images)
Năm 1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tàn phá một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, thì tạp chí New Yorker đã cho đăng một bài báo mô tả các nỗ lực giải cứu quốc tế. Bài báo mô tả nhà siêu ngoại giao của thời đó, một người đàn ông với ý tưởng lớn mà tạp chí The Economist, gần đây, đã so sánh với Henry Kissinger. Tạp chí New Yorker còn đi xa hơn khi chú thích rằng khi người đàn ông đó đến Nhật Bản vào tháng 6, vị quan chức người Mỹ này được đối xử “như thể ông ấy là Tướng [Douglas] MacArthur”. Khi hồi tưởng lại, sự tôn sùng đó có vẻ đáng ngạc nhiên, vì người đàn ông đó, Larry Summers, dáng vẻ lôi thôi, là một chuyên gia vụng về, khi đó đang làm Thứ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Địa vị phi thường của ông ta, một phần, nhờ vào thực tế là Hoa Kỳ vào lúc đó (và nay vẫn là) siêu cường duy nhất của thế giới và vào thực tế là Summers là (và vẫn là) con người cực kỳ thông minh. Nhưng lý do lớn nhất cho việc chào đón Summers như vậy là hình ảnh phổ biến về ông ta như người có một kiến ​​thức đặc biệt có thể cứu vãn châu Á khỏi sự sụp đổ. Summers là một nhà kinh tế.
Print Friendly and PDF