30.4.16

Làm thế nào để trở thành một nhà khoa học dữ liệu


LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Bill Vorhies[*]
Tôi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực khoa học dữ liệu đã lâu. Tôi đã trở thành người mô hình hóa các dự báo thương mại từ năm 2001, và do xu hướng đặt tên đã thay đổi nên giờ đây tôi xác định bản thân mình như một nhà khoa học dữ liệu. Không ai trao cho tôi danh hiệu này. Nhưng thông qua việc xem xét các tài liệu, các danh sách công việc và các đồng nghiệp của tôi trong lĩnh vực này đã cho thấy rằng tên gọi nhà khoa học dữ liệu truyền đạt rõ ràng nhất những kiến thức và kinh nghiệm gì của tôi đã khiến tôi trở thành nhà khoa học dữ liệu.
Ngày nay, bạn có thể nhận được một bằng cấp về khoa học dữ liệu, do đó bạn đưa bằng cấp của mình ra để xác nhận lĩnh vực chuyên môn của bạn. Nhưng những điều này cũng tương đối mới, với tất cả sự tôn trọng, nếu bạn chỉ mới nhận bằng cấp của mình gần đây thì bạn vẫn là một người mới bắt đầu. Những người trong chúng ta sử dụng danh hiệu này ngày nay rất có thể bắt nguồn từ sự kết hợp giữa những nền tảng kinh doanh, khoa học chính xác, khoa học máy tính, vận trù học, với thống kê.
Print Friendly and PDF

28.4.16

John Kenneth Galbraith, người phê phán mạnh mẽ các nhà kinh tế học và kinh tế học



John Kenneth Galbraith, người phê phán mạnh mẽ các nhà kinh tế học và kinh tế học

Gilles Dostaler
Là người bài báng truyền thống, người khiêu khích và là nhà báo viết nhiều, John Kenneth Galbraith công kích kịch liệt những huyền thoại của chủ nghĩa tư bản và nghiên cứu những thực tế của các nền kinh tế hiện đại. Phân tích của ông đã cập nhật quyền lực của các cấu trúc kĩ trị và biến Nhà nước thành một công cụ bảo vệ cần thiết.
Đối với John Kenneth Galbraith, kinh tế học chính thống không được trang bị để hiểu được chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Print Friendly and PDF

26.4.16

Những nhà kinh tế học có thể học được điều gì từ các nhà lý thuyết tiến hóa



Paul Krugman (1953-)

NHỮNG NHÀ KINH TẾ HỌC CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ TỪ CÁC NHÀ LÝ THUYẾT TIẾN HÓA

(Cuộc nói chuyện với Hiệp hội châu Âu về kinh tế chính trị tiến hóa)
Paul Krugman
Chào buổi sáng. Tôi vừa cảm thấy vinh dự vừa xen lẫn một chút hồi hộp khi được nói chuyện với một nhóm đã dành toàn tâm toàn ý cho ý tưởng về kinh tế chính trị tiến hóa. Như bạn có lẽ đã biết, chính xác thì tôi không phải là nhà kinh tế tiến hóa. Tôi thích nghĩ rằng tôi cởi mở hơn với các tiếp cận đối chọn trong kinh tế học hơn hết, nhưng về cơ bản tôi là kiểu người theo trường phái tối-đa-hóa-và-trạng-thái-cân-bằng. Thật vậy, trong nhiều tình huống, tôi khá cuồng tín trong việc bảo vệ sự phù hợp của các mô hình kinh tế chuẩn.
Thế thì tại sao tôi lại ở đây? Vâng, một phần vì công trình nghiên cứu của tôi đã đưa tôi đến một số biên giới của hệ hình tân cổ điển. Khi bạn quan tâm cũng như tôi đã từng, với những tình huống trong đó lợi suất tăng dần là rất quan trọng, bạn buộc phải từ bỏ giả định về cạnh tranh hoàn hảo; bạn cũng buộc phải từ bỏ niềm tin rằng kết quả thị trường nhất thiết phải tối ưu, hoặc thực sự thị trường có thể được cho là tối đa hóa mọi thứ. Bạn vẫn có thể tin tưởng vào các cá nhân tối đa hóa và kiểu trạng thái cân bằng nào đó, nhưng sự phức tạp của các tình huống trong đó các tác nhân tưởng tượng của bạn tự thấy bản thân họ thường buộc bạn - và có lẽ chính cả họ nữa - thể hiện hành vi của họ theo kiểu quy tắc đặc biệt nào đó chứ không phải là kết quả của vấn đề tối đa được xác định một cách cẩn thận. Và bạn thường được hoàn toàn thúc đẩy bởi sự cần thiết phải có mô hình để tư duy về nền kinh tế như ít nhất là có sự năng động “tiến hóa” một cách mơ hồ, trong đó các điều kiện ban đầu và sự ngẫu nhiên xuất hiện dọc đường có thể xác định nơi bạn kết thúc. Một số bạn có thể đã đọc công trình của tôi về địa lý kinh tế; tôi chỉ phát hiện ra sau khi tôi đã làm việc với các mô hình một ngày nào đó là tôi đã sử dụng “sự năng động bản sao” để thảo luận về vấn đề biến đổi kinh tế.
Print Friendly and PDF

23.4.16

Xét lại bài luận Tôi Là Cây Bút Chì. Vượt ra khỏi Chủ Nghĩa Thị Trường Bảo Căn



Xét lại bài luận Tôi Là Cây Bút Chì. Vượt ra khỏi Chủ Nghĩa Thị Trường Bảo Căn

Vai trò hợp lý của chính phủ từ góc nhìn của một môn khoa học phức hợp 
David Colander Roland Kupers
David Colander là giáo sư kinh tế học tại trường Middlebury College. Roland Kupers là chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Smith về Doanh Nghiệp và Môi Trường thuộc trường Đại Học Oxford. Cả hai là đồng tác giả cuốn Complexity and the Art of Public Policy (Sự Phức Hợp và Tính Nghệ Thuật của Chính Sách Công)
Print Friendly and PDF

21.4.16

Những người kế thừa mới của Keynes



Những người kế thừa mới của Keynes

Anh Quốc dẫn đầu một nỗ lực toàn cầu để tư duy lại cách thức kinh tế học được giảng dạy
Với các nhà kinh tế, năm 2008 là một cơn ác mộng. Những người giảng dạy và nghiên cứu môn khoa học bị Thomas Carlyle, một cây bút chiến ở thế kỷ 19, chế nhạo như “khoa học buồn thảm”, không chỉ thất bại trong việc phát hiện ra vực thẳm, mà nhiều người còn dự báo chính điều ngược lại – một sự ổn định thanh bình mà họ gọi là “sự điều độ lớn” (“great moderation”). Trong khi nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi từ từ, môn học này vẫn ở trong tình trạng thay đổi liên tục, với các sinh viên háo hức tìm hiểu những điều sai trái gì đã xảy ra, nhưng bị vỡ mộng bởi những gì họ được dạy. Vài dự án táo bạo mới để chỉnh sửa kinh tế học nhằm thay đổi điều này.
Print Friendly and PDF

19.4.16

Dữ liệu lớn: có phải chúng ta đang lầm to?


Dữ liệu lớn: có phải chúng ta đang lầm to?

Tim Harford
Dữ liệu lớn là thuật ngữ mơ hồ chỉ một hiện tượng có quy mô đồ sộ đã nhanh chóng trở thành mối quan tâm thường trực của các chủ doanh nghiệp, các nhà khoa học, các chính phủ và giới truyền thông.
Cách đây năm năm, một nhóm các nhà nghiên cứu của Google đã công bố một kết quả nghiên cứu đáng chú ý trên tạp chí Nature, một trong các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới. Không cần sử dụng đến kết quả của bất cứ chương trình khám sức khỏe nào, ấy vậy mà họ vẫn có thể theo dõi được sự lây lan của dịch cúm trên khắp nước Mỹ. Không chỉ vậy, họ còn có thể làm được điều này nhanh hơn cả các Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention – CDC). Google lần theo dấu vết và báo cáo kết quả chỉ sau một ngày, trong khi CDC phải mất một tuần hoặc lâu hơn để tổng hợp tình hình dựa trên báo cáo của các phòng mạch. Google đã nhanh hơn vì nó theo dõi sự bùng phát của dịch cúm bằng cách lần ra sự tương quan giữa nội dung người ta tìm kiếm trực tuyến và triệu chứng nhiễm cúm của người tìm.
Print Friendly and PDF

18.4.16

Lời giới thiệu cuốn Các quy tắc của phương pháp xã hội học

Bài giới thiệu cuốn sách của Émile Durkheim, in trong Émile Durkheim, Các quy tắc của phương pháp xã hội học, Đinh Hồng Phúc dịch, Hà Nội, Tủ sách Tinh Hoa, Nxb Tri thức, 2012, tr. 17-47

Lời giới thiệu

Trần Hữu Quang
Émile Durkheim sinh năm 1858 tại Épinal, một ngôi làng ở miền đông nước Pháp, và mất năm 1917 tại Paris. Mặc dù sớm quan tâm đến khoa học xã hội học, nhưng do chưa có bộ môn này nên lúc ông 24 tuổi, Durkheim phải dạy triết học tại một số trường trung học gần Paris từ năm 1882 đến năm 1887. Năm 1887, lúc 29 tuổi, Durkheim được nhận làm giảng viên tại khoa triết học thuộc Đại học Bordeaux. Tại đây, Durkheim là người đầu tiên phụ trách một giáo trình về khoa học xã hội tại một trường đại học Pháp. Tuy nhiên lúc đó môn học mà Durkheim phụ trách chỉ tập trung vào môn giáo dục học và môn giáo dục đạo đức dành cho các giáo viên tương lai.[1]
Những năm sau đó đánh dấu những cái mốc quan trọng trong sự nghiệp của Durkheim. Ông xuất bản luận án tiến sĩ Về sự phân công lao động xã hội (De la division du travail social) vào năm 1893, quyển Các quy tắc của phương pháp xã hội học (Les règles de la méthode sociologique) vào năm 1895, sau đó là công trình ứng dụng các phương pháp của ông trong quyển Tự tử (Le suicide) vào năm 1897, và sau này một công trình thời danh nữa của ông là quyển Những hình thái sơ đẳng của đời sống tôn giáo (Les formes élémentaires de la vie religieuse) xuất bản năm 1912.
Print Friendly and PDF

15.4.16

VICKREY William, 1914-1996


William Vickrey (1914-1996)

VICKREY William, 1914-1996

William Vickrey sinh tại Victoria (tỉnh British Columbia, Canada) năm 1914. Sau khi học ở châu Âu và ở Hoa Kì, ông tốt nghiệp Phillips Androver Academy năm 1931. Ông đỗ cử nhân toán năm 1935 rồi học cao học tại đại học Columbia từ 1935 đến 1937 và cuối cùng đỗ Master of Administration năm 1937. Ông làm việc cho National Resources Planning Board ở Washington cũng như cho Division of Tax Research của Ngân khố Mĩ. Từ chối làm nghĩa vụ quân sự vì lí do lương tâm trong thế chiến thứ hai nên trong thời gian làm nghĩa vụ thay thế ông tập trung vào việc xây dựng thuế di sản cho Porto Rico. Năm 1948, ông tốt nghiệp tiến sĩ đại học Columbia. Luận án tiến sĩ của ông có tựa là Lịch trình cho một thuế luỹ tiến, xuất bản năm 1947, nhanh chóng được thừa nhận như một kinh điển của kinh tế học. Năm 1946 ông trở thành Lecturer về khoa học kinh tế tại đại học Columbia và cuối cùng là giáo sư thực thụ năm 1958. Ông lãnh đạo khoa kinh tế từ 1964 đến 1967, được phong tiến sĩ danh dự của đại học Chicago năm 1979 trước khi về hưu với tư cách giáo sư ưu từ năm 1982. Được bầu là thành viên của National Academy of Sciences, năm 1992 ông là chủ tịch American Economic Association. Thành viên của Hội kinh trắc, ông được Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển biểu dương năm 1996, ba ngày trước khi qua đời tại New York.
Print Friendly and PDF

13.4.16

Hồ sơ Panama. Hơn 500 ngân hàng bị liên lụy: "Họ có phần trách nhiệm trong đó"


Hồ sơ Panama. Hơn 500 ngân hàng bị liên lụy: "Họ có phần trách nhiệm trong đó"

Ảnh của BERTRAND LANGLOIS/AFP
Theo số liệu phân tích của tổ chức ICIJ (International Consortium of Investigative Journalists – Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế), hàng trăm ngân hàng đã giúp đăng ký thành lập những công ty ở hải ngoại thông qua trung gian của công ty luật Mossack Fonseca của Panama, trong số này có công ty của các ngân hàng HSBC, UBS và Société générale.
Tạp chí SüddeutscheZeitung (Đức) viết: "Những gì mà Hồ sơ Panama tiết lộ là một xì căng đan rất lớn. Rất nhiều hồ sơ lưu trữ được tiết lộ mang tính hình sự, trong đó chỉ có một số có thể còn gây tranh cãi. Nhưng có một điều chắc chắn là bao giờ cũng có sự tham gia của các ngân hàng".
Print Friendly and PDF

12.4.16

"Hồ sơ Panama": Một đất nước phục vụ cho các dịch vụ giao dịch tài chính mù mờ



"Hồ sơ Panama": Một đất nước phục vụ cho các dịch vụ giao dịch tài chính mù mờ

Thành phố Panama City. Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế đã thu thập được 11,5 triệu tài liệu của một công ty luật có trụ sở tại Panama. © MAURICIO VALENZUELA/XINHUA-REA
Panama vẫn là một trong những nước cuối cùng từ chối tham gia các nỗ lực đấu tranh chống lại các thiên đường thuế, theo yêu cầu của G20. Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế (International Consortium of Investigative Journalists, ICIJ) vừa giáng một đòn choáng váng với việc tiết lộ hàng ngàn tệp tin minh họa cho hành vi giao dịch mù mờ của đất nước nhỏ bé này.
Print Friendly and PDF

11.4.16

Hồ sơ Panama. Vụ rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử báo chí



Hồ sơ Panama. Vụ rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử báo chí

Hình vẽ của Morales.
Trong vòng một năm, đã có hơn 370 phóng viên điều tra trên thế giới tham gia vào việc phân tích 11,5 triệu tài liệu nội bộ của công ty Mossack Fonseca của Panama. Đây là vụ rò rỉ thông tin lớn nhất cho đến nay được giới truyền thông khai thác.
Những cấp so sánh cao nhất được dùng để mô tả Hồ sơ. Tờ Le Soir cho biết, "Đây là vụ rò rỉ các tài liệu giao dịch tài chính lớn nhất chưa từng được giới báo chí khai thác. Nó lớn hơn gấp tám lần vụ rò rỉ thông tin của OffshoreLeaks vào năm 2013 (xem dưới đây: Từ vụ UBS đến hồ sơ Panama: một thập niên những vụ bê bối tài chính (và điều mà chúng đã làm thay đổi) – ND), gấp 1.500 lần so với vụ Cablegate của Wikileaks (rò rỉ tài liệu mật là các điện văn ngoại giao giữa Mỹ và các đồng mình – ND) vào năm 2010."
Hồ sơ Panama, là 11,5 triệu tài liệu trong kho lưu trữ của văn phòng luật Mossack Fonseca tại Panama, một trong những nhà cung cấp dịch vụ tài khoản offshore lớn nhất thế giới. Đằng sau những tiết lộ dồn dập về những tài sản ngầm của hàng trăm nhân vật đã sử dụng dịch vụ của công ty Mossack Fonseca là một cuộc điều tra khổng lồ của giới báo chí, đặc trưng cho một hình thái xử lý thông tin ngày càng quan trọng hơn: báo chí dữ liệu (datajournalism).
Print Friendly and PDF

9.4.16

Một công ty Amazon (hoặc Apple, hoặc GE) tiếp theo chắc chắn sẽ thất bại ngay



Một công ty Amazon (hoặc Apple, hoặc GE) tiếp theo chắc chắn sẽ thất bại ngay

Ben Casselman
Khi Jeff Bezos thành lập một cửa hàng sách trực tuyến vào năm 1994, không ai có thể đoán rằng trong vòng chưa đầy 15 năm, công ty Amazon về cơ bản sẽ định hình lại thị trường bán lẻ ở Hoa Kỳ. Không một ai, ngoại trừ bản thân Bezos: Như cuốn sách của Brad Stone về Amazon, "The Everything Store (Cửa hàng tạp hóa)," đã làm rõ rằng, mục tiêu của Bezos ngay từ đầu là thay đổi cách thức mua sắm của người Mỹ.
Print Friendly and PDF

7.4.16

Một bản đồ thế giới về tăng trưởng kinh tế



Một bản đồ thế giới về tăng trưởng kinh tế

Frank Jacobs
Đọc hiểu bản đồ này đòi hỏi hai sự biến đổi nhanh của trí tưởng tượng. Đầu tiên, trên hình ảnh của bản đồ thế giới thì mỗi quốc gia giữ nguyên hình dáng của nó nhưng tất cả thì đều có chung kích cỡ. Hà Lan và Canada, Singapore và Brazil: tất cả đều rộng như nhau. Nhưng sau đó, tăng kích thước của mỗi nước để thể hiện tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ bây giờ cho đến năm 2024, như được Trung tâm Phát triển Quốc tế của Đại học Havard (CID) dự đoán.
Print Friendly and PDF

5.4.16

"Khoa học" và tiếng Việt



Thuật ngữ “khoa học” vào tiếng Việt từ bao giờ?

Hà Dương Tường
Theo Vĩnh Sính (Việt Nam và Nhật Bản, Giao lưu văn hoá, nxb Văn nghệ TPHCM 2001), nhiều thuật ngữ Hán Việt chúng ta dùng ngày hôm nay trong lĩnh vực khoa học (cả khoa học tự nhiên và xã hội) đã được du nhập vào VN đầu thế kỷ XX, thông qua con đường Tân thư của Trung Quốc (từ tiếng Nhật sang tiếng Trung cuối thế kỷ XIX, rồi từ tiếng Trung sang Hán Việt sau đó). Nhưng bản thân từ “khoa học” thì không thấy ông đề cập. Đại Nam Quc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Của xuất bản năm 1895 chưa có từ này, chỉ có “y khoa”, “nội khoa”, “ngoại khoa”. Tới 1917 thì Nam Phong tạp chí đã ghi trên bìa: Tạp chí Văn học – Khoa học. Trước đó, Đông Dương tạp chí (1913) có vẻ như không đặt vấn đề này. Bản thân Nguyễn Văn Vĩnh, người chủ trì ĐDTC, đã dịch rất nhiều tác phẩm Pháp ngữ sang tiếng Việt, nhưng chủ yếu là về văn, sử, một ít triết học, không hề có sách vở khoa học hay bàn về khoa học (theo danh sách các tác phẩm của NVV trong VNVHSY, Dương Quảng Hàm). Bản thân Đông Dương tạp chí không có mục Khoa học trong các chuyên mục của mình[1].
Print Friendly and PDF

3.4.16

Cuộc đại suy thoái năm 2008 và công cuộc cải cách kinh tế học

CUỘC ĐẠI SUY THOÁI NĂM 2008 VÀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH KINH TẾ HỌC

Geoffrey M. Hodgson
Cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 đã dẫn tới những thay đổi đáng kể trong quan điểm của các nhà lãnh đạo trên thế giới. Liệu cuộc khủng hoảng này có tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải cách và đem lại sức sống mới cho kinh tế học - từ một ngành được thống trị bởi các kĩ thuật toán học sang một ngành quan tâm nhiều hơn đến việc hiểu được các thể chế và các chủ thể trong thế giới thực? Và tại sao những cảnh báo về sự sụp đổ tài chính đã không được chú ý? Những khiếm khuyết gần đây một phần liên quan đến chiến thắng toàn cầu của tư tưởng chủ nghĩa cá nhân thị trường (market individualist ideology) và một phần do việc phóng đại vai trò của việc mô hình hóa và lượng hóa. Những thất bại này của kinh tế học một phần mang tính đặc thù của ngành, một phần là kết quả của những tác động rộng hơn của thể chế và văn hóa.
Print Friendly and PDF

1.4.16

Sự vô dụng đáng tiếc của phần lớn các công trình “mũi nhọn” hiện nay trong kinh tế học tiền tệ hàn lâm



Willem Buiter (1949-)

Sự vô dụng đáng tiếc của phần lớn các công trình “mũi nhọn” hiện nay trong kinh tế học tiền tệ hàn lâm

Willem Buiter
Ủy Ban Chính Sách Tiền Tệ của Ngân Hàng Trung Ương Anh, nơi tôi được vinh dự làm thành viên “sáng lập” không thuộc định chế này trong suốt những năm 1997-2000, là nơi hội tụ hùng hậu của các kinh tế gia hàn lâm và các kinh tế gia chuyên nghiệp có nền tảng kiến thức và quá trình đạo tạo về mặt kỹ thuật rất đáng gờm, như một thông lệ được lưu truyền của Ủy Ban này về các thành viên bên ngoài và các thành viên điều hành định chế này. Điều này hóa ra là một bất lợi nghiêm trọng khi ngân hàng trung ương đã phải sang số và chuyển hướng từ một ngân hàng trung ương theo đuổi mục tiêu lạm phát trong các điều kiện về các thị trường tài chính có trật tự sang một ngân hàng trung ương theo đuổi mục tiêu ổn định tài chính trong các điều kiện về tính thiếu thanh khoản thị trường và tính thiếu thanh khoản vốn đang lan rộng. Trong thực tế, chương trình đào tạo điển hình về kinh tế học vĩ mô và kinh tế học tiền tệ bậc đại học được giảng dạy tại các trường đại học Bắc Mỹ trong suốt khoảng 30 năm qua, có thể bị tụt hậu hàng thập kỷ xét trên phương diện nghiên cứu hành vi kinh tế tổng thể và tìm hiểu các chính sách kinh tế liên quan. Việc này đã làm hao tổn thời gian và nguồn lực của cá nhân và của xã hội.
Print Friendly and PDF