MARX VÀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Bài viết nằm trong tạp chí International Review of Social History [Đánh
giá quốc tế về lịch sử xã hội] • số ra Tháng 2 năm 2018
Michael
R. Krätke
Đại học Lancaster
© 2018 Internationaal Instituut voor Sociale Geschiedenis
THÔNG TIN CHUNG
Marx và lịch sử thế giới
MICHAEL R. KRÄTKE
Khoa Xã hội học, Bowland North, Đại học Lancaster,
Lancaster, Vương quốc Anh LA1 4YN
E-mail: m.kraetke@lancaster.ac.uk
|
Karl Marx (1818-1883) |
|
Friedrich Engels (1820-1895) |
TÓM TẮT: Vào năm 1881-1882, Marx đã tiến hành
các nghiên cứu lịch sử mở rộng, bao gồm phần lớn của những gì mà sau đó được gọi
là “lịch sử thế giới”. Bốn quyển sổ ghi chép lớn với trích đoạn từ các tác phẩm
của chủ yếu hai nhà sử học hàng đầu trong thời đại của ông là Schlosser và
Botta, vốn phần lớn vẫn chưa được công bố. Trong bài viết này, các nghiên cứu
cuối cùng của Marx về diễn trình lịch sử thế giới được đặt trong bối cảnh: các
nghiên cứu lịch sử trước đó của Marx và công trình đang thực hiện nhưng chưa
hoàn tất của ông về việc phê phán kinh tế chính trị.
Phạm vi và độ sâu của các ghi chép của ông thực là đáng kinh ngạc vượt xa khỏi
lịch sử châu Âu và thực tế là bao hàm cả nhiều phần khác của thế giới.
Việc tập trung vào các nghiên cứu này của Marx ủng hộ sự giải thích trong bài
viết này: tác giả của bộ “Tư bản” bị thu hút bởi quá trình hình thành lâu
dài của các nhà nước hiện đại cũng như hệ thống các nhà nước châu Âu, một trong
những điều kiện tiên quyết quan trọng của sự phát triển chủ nghĩa tư bản hiện đại
ở châu Âu.
“Toàn bộ lịch sử cần phải được nghiên cứu
lại theo một cách khác!” Friedrich Engels (1890)
|
C. G. G. Botta (1766–1837) |
|
F. C. Schlosser (1776–1861) |
Marx được xem là người (đồng) sáng lập của
cái gọi là “quan niệm duy vật về lịch sử”; dù ông đã không sử dụng thuật ngữ “chủ
nghĩa duy vật lịch sử”. Không thể phác thảo về một “lý thuyết lịch sử” như vậy,
hay chính xác hơn, một lý thuyết về “quá trình lịch sử thế giới” mà không
nghiên cứu chi tiết về lịch sử, mà không có một sự hiểu biết chính xác về khối
lượng khổng lồ, hỗn độn của “các sự kiện”, của các tài liệu, của tất cả các loại
tư liệu bị sót được tái khám phá, về các truyền thống, về lịch sử được ghi chép
(và do đó từng được diễn giải). Đối với các khoa học xã hội, chủ đề nghiên cứu
là toàn bộ lịch sử loài người – và đi kèm với
điều kiện vật chất. Do đó, mọi khoa học xã hội chính là khoa học “lịch sử và xã
hội”. Trong bản thảo rời rạc của cuốn Hệ
tư tưởng Đức (German Ideology),
đoạn sau đây đã khẳng định ngắn gọn, có tính cương lĩnh (và không rõ ràng lắm):
“Chúng ta chỉ biết có một khoa học duy nhất, đó là khoa học về lịch sử”. Từ lập
trường ban đầu này, không chỉ Marx mà cả Engels “đều không bao giờ rời xa […] về
bản chất” khỏi điều này.