30.9.18

Diễn ngôn kinh tế từ Stockholm



DIỄN NGÔN KINH TẾ TỪ STOCKHOLM

Trong công trình có nhiều tài liệu phong phú này về lịch sử kinh tế học, Avner Offer và Gabriel Söderberg giải thích rằng “Giải Nobel” kinh tế đã xác nhận việc lý tưởng hóa các cơ chế thị trường, đối lập với các chính sách kinh tế xã hội dân chủ của thế kỷ XX.
Chúng ta đã chờ đợi từ lâu một cuốn sách tham khảo về lịch sử và thách thức của giải thưởng về khoa học kinh tế của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel. Giờ đây cuốn sách đã được xuất bản bởi hai chuyên gia về lịch sử kinh tế, Avner Offer, giáo sư tại Đại học Oxford, và Gabriel Söderberg, nhà nghiên cứu tại Đại học Uppsala.
Công lao hàng đầu của cuốn sách này là nó cung cấp một luận đề tổng quát, có nhiều tài liệu phong phú, về lịch sử của giải thưởng, gắn chặt với lịch sử ý thức hệ và chính trị của Thụy Điển và của thế giới. Được thành lập vào năm 1969, trong bối cảnh căng thẳng rất đặc biệt giữa ngân hàng trung ương và chính phủ dân chủ xã hội Thụy Điển, giải thưởng của Ngân hàng Thuỵ Điển, theo các tác giả, đã trở thành một trong những nơi chính để trình bày cách nhìn lý tưởng hoá về thị trường, một cách nhìn đã dần dần được áp đặt lên cả hành tinh, dưới ảnh hưởng của một kinh tế học đã mang tính ý thức hệ nhiều hơn là khoa học. Các tác giả đã phơi bày một số quá trình về mặt thể chế, đã từng dẫn đến thành công của một phần thưởng mà từ nay đã được ghi chép trong mục bình luận của các phương tiện truyền thông.
Print Friendly and PDF

26.9.18

Phỏng vấn: Giảng dạy kinh tế học như thế nào?


PHỎNG VẤN: GIẢNG DẠY KINH TẾ HỌC NHƯ THẾ NÀO?
Sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu vào năm 2007-2008, nhiều hiệp hội sinh viên kinh tế đã ra đời ở một số nước để tố cáo một lý thuyết thống trị mang tính hình thức hóa quá cao, ít mở cửa cho sự đa nguyên về ý tưởng và các khoa học xã hội khác. Kể từ năm 2016, đã có một giáo trình đề xuất việc đổi mới công tác giảng dạy kinh tế học. Được sử dụng tại Đại học Sciences Po và Trường Kinh tế Toulouse, từ nay bản dịch tiếng Pháp giáo trình đã có mặt trên mạng và trong một cuốn sách có tên là L’économie [Kinh tế] (Eyrolles) sẽ được xuất bản vào tháng mười. Kế tiếp sẽ là một giáo trình nâng cao hơn và một phiên bản thích nghi với chương trình giảng dạy của các trường trung học. Liệu giáo trình đó có giải toả được những lo ngại của giới sinh viên hay không? Tranh luận.
Print Friendly and PDF

25.9.18

Một cái lõi tâm lý học cho kinh tế học


PTKT: Theo yêu cầu của các dịch giả, chúng tôi xin rút xuống bài Tổng quan: Nền kinh tế chính trị của Trung Quốc” đã đăng hôm qua (24/09) và xin chuyển lời xin lỗi chân thành của nhóm dịch giả đến bạn đọc.

MỘT CÁI LÕI TÂM LÝ HỌC CHO KINH TẾ HỌC

Nghĩ về tâm trí như một mạng lưới mà quá trình tâm lý của ta diễn ra bên trong và dựa trên đó mang lại cho ta một nhận thức sâu sắc về sự vận động của tâm trí và hành vi, từ đó thay đổi căn bản cách ta nghĩ về hành vi kinh tế. Điều này cho phép ta tích hợp thành một khối thống nhất tất cả những biểu hiện quái gở và cục bộ của tâm lý và hành vi con người, và đặt chúng vào trung tâm sự hiểu biết của ta về nền kinh tế.
Vào những ngày đầu khi kinh tế học được xác định như một khoa học, tâm lý học đã nằm trong cái lõi của phân tích kinh tế. Sylvia Nasar đã kể câu chuyện về cha đẻ của kinh tế học phân tích, Alfred Marshall trong những năm đầu của sự nghiệp đã xem xét việc trở thành một nhà tâm lý học hình thái (gestalt) như thế nào. Thực vậy, như tôi đã đề cập trong một bài khác, Marshall khẳng định rằng về bản chất, khoa học tâm lý là bộ phận rất quan trọng của kinh tế học ngay trong câu mở đầu nổi tiếng của tác phẩm Các Nguyên lý của Kinh tế học [Principles of Economics] của ông:
Print Friendly and PDF

22.9.18

Panama: Người nghèo ở thiên đường thuế

PANAMA: NGƯỜI NGHÈO Ở THIÊN ĐƯỜNG THUẾ
HORS-SÉRIE N°110
Người Panama ít quan tâm đến vụ bê bối Hồ sơ Panama. Đơn giản vì các hoạt động tài chính chỉ làm lợi cho một tầng lớp nhỏ trong giới tinh hoa toàn cầu hoá.
Vụ tai tiếng trốn thuế được tiết lộ trong Hồ sơ Panama vào tháng 4 năm 2016 đã gây ra một cơn đại hồng thuỷ trên bình diện quốc tế. Đặc biệt, việc rò rĩ 11,5 triệu tài liệu mật từ công ty luật Mossack Fonseca đã dẫn đến sự từ chức của Thủ tướng Chính phủ Iceland và liên lụy đến một lượng lớn các nhân vật nổi tiếng từ giới chính trị, nghệ thuật và thể thao ở nhiều quốc gia. Nhưng vụ tai tiếng cũng đã tác động đến ngay đất nước Panama.
Print Friendly and PDF

20.9.18

Một lịch sử khoa học thanh lọc khỏi các sai lầm của các học giả



MỘT LỊCH SỬ KHOA HỌC THANH LỌC KHỎI CÁC SAI LẦM CỦA CÁC HỌC GIẢ

Tác giả: Alexandre Savérien*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Như vậy, tôi trở về nguồn cội của từng Khoa học hay từng Kỹ thuật đặc thù, và không rời bỏ trình tự thời gian, theo dõi những bước tiến của nó. Nhờ vậy, tôi tạo ra được nhiều bức họa biệt lập, biểu hiện của mọi nỗ lực mà tinh thần con người đã cống hiến nhằm thực hiện các đối tượng đã cấu thành chúng. Trong mỗi bức họa, người ta thấy được tình hình của từng ngành Khoa học, sự phát sinh, tăng trưởng và mức độ hoàn hảo của nó. Trong kết cấu của họa phẩm, tôi loại bỏ các tuyến đường sai lạc mà một số nhà khoa học đã sa chân vào; và nếu sự cách biệt có thể được dùng để đẩy chân lý ra một vùng sáng rõ hơn, tôi sẽ sớm đưa chúng trở lại tuyến đường thu hẹp mà những người đã thực sự đóng góp vào sự tiến bộ của ngành học tôi nghiên cứu đã luôn luôn vững bước. Nhờ vậy, tôi giữ được sự nhất quán, và không đánh mất đường dây của những khám phá. Độc giả có thể bao quát chúng hầu như chỉ trong một cái nhìn. Họ có thể nắm bắt tất cả trong toàn cảnh, và thẩm định chúng một cách dễ dàng. Đấy có lẽ là cái cảnh tượng ngoạn mục nhất mà một tâm hồn triết gia có thể thưởng thức. Thật vậy, còn gì hoành tráng hơn là một chuỗi chân lý đời đời và bất biến? Còn gì đáng hài lòng hơn là băng suốt cái chuỗi hạt này, từ những mệnh đề đơn sơ nhất đến các kết luận tuyệt vời nhất! Chúng ta có thể nói rằng đây là quy mô thực sự của sự hiểu biết, như Ngài Chưởng Ấn [Francis] Bacon* đòi hỏi, để từng bước leo lên đến cấp bực cao nhất của tri thức.
Print Friendly and PDF

18.9.18

Vì một chủ nghĩa hoài nghi trong kinh tế học


Michel Husson (1949-)

VÌ MỘT CHỦ NGHĨA HOÀI NGHI TRONG KINH TẾ HỌC

Michel Husson
Trong lời bạt cho phiên bản bỏ túi của cuốn sách luận chiến của họ, Pierre Cahuc và André Zylberberg vẫn kiên trì gọi việc tăng mức lương tối thiểu hay việc giảm thời gian lao động là những “công thức theo thuyết phủ nhận”. Theo họ, những nhà kinh tế học phi chính thống đề xuất các biện pháp đó có thể được đồng nhất với những người hoài nghi hiện tượng khí hậu nóng lên, những người “thực sự theo thuyết phủ nhận hiện tượng này”. Và “như những người hoài nghi hiện tượng khí hậu nóng lên trước đây, các nhà kinh tế phi chính thống gây ra một ảnh hưởng không cân xứng”. Nhưng người ta thấy những nghiên cứu “chính thống” mà Cahuc và Zylberberg tham chiếu không vượt qua tốt lắm thử thách “tái tạo” (khả năng lặp lại lại những kết quả của họ).
Những ngờ vực đầu tiên
Ví dụ nổi tiếng nhất là bài viết của Carmen M. Reinhart và Kenneth S. Rogoff (“Growth in a Time of Debt [Tăng trưởng trong thời kỳ nợ nần]”) chứng minh rằng khi tỷ lệ nợ công vượt quá 90% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì tỷ lệ tăng trưởng không tránh khỏi bị giảm một nửa. Chúng ta đều biết câu chuyện về một sinh viên của Đại học Massachusetts, Thomas Herndon, có được tệp tin Excel của [nhà kinh tế học] Carmen Reinhart liên quan đến nghiên cứu của bà và tìm cách tái tạo các kết quả nghiên cứu của bà ấy. Thế rồi, ông phát hiện ra một loạt thao tác không chỉ giới hạn ở một “sai sót về mã hóa”. Cùng với hai vị giáo sư mà ông đã thuyết phục được, ông đăng một bài báo bác bỏ những kết quả [nghiên cứu] của Reinhart và Rogoff.
Print Friendly and PDF

17.9.18

Tài nguyên thiên nhiên


TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Natural Resources
Tài nguyên thiên nhiên là những nguồn lực không do con người sản xuất nhưng lại có ích cho con người, hoặc như là một nhân tố sản xuất (gỗ, dầu lửa, than ), hoặc trực tiếp cho tiêu dùng (cá, thịt rừng, trái cây hoang dại ), một số tài nguyên, như nước, có cả hai cách sử dụng này. Trong số những tài nguyên này, đã có thông lệ phân biệt những tài nguyên có thể cạn kiệt với những tài nguyên tái sinh được. Loại tài nguyên đầu là những tài nguyên mà vận tốc tái sinh rất yếu. Đó là trường hợp của tất cả những khoáng sản (than, đồng ), ví dụ dầu lửa tự tái sản xuất trong những mỏ trầm tích trên một bậc thang thời gian địa chất, do đó quá chậm để có thể có ích cho con người trước khi những trữ lượng hiện nay cạn kiệt. Còn loại tài nguyên thứ hai có một nhịp độ tái sinh cho phép sử dụng chúng đến vô tận. Trong số này, cần phải phân biệt là việc tái sinh có bị mức khai thác tác động hay không. Do đó những tài nguyên tái sinh được nào bị mức khai thác tác động (cá, chim, rừng ) có thể bị cạn kiệt nếu ta không cảnh giác; đó không phải là trường hợp của những tài nguyên tái sinh được nào không bị mức khai thác tác động (năng lượng mặt trời hay năng lượng địa nhiệt )
Print Friendly and PDF

14.9.18

Bằng sáng chế, R&D: Châu Á tại trung tâm của sự đổi mới sáng tạo

BẰNG SÁNG CHẾ, R&D: CHÂU Á TẠI TRUNG TÂM CỦA SỰ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Một công nhân Trung Quốc đang lắp ráp một tấm pin năng lượng mặt trời tại một nhà máy ở Đức Châu (tỉnh Sơn Đông). Ảnh bản quyền: MICK RYAN/CULTURA CREATIVE (thông qua AFP).
Châu Âu suy tàn, nước Mỹ đình trệ, châu Á cất cánh. Ba xu hướng lớn này đang kiến tạo cảnh quan của sự đổi mới sáng tạo toàn cầu từ vài năm gần đây. Và để giải thích sự gia tăng quyền lực của châu Á, các nhà phân tích đã không ngần ngại làm nổi bật đầu máy Trung Quốc: sự tăng trưởng kinh tế khủng, sự tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và triển khai (R&D), sự nhân bội của các bằng sáng chế được đăng ký. Tuy nhiên, liệu tất cả những thứ ấy có đè nặng lên vai của Bắc Kinh không? Không có gì là chắc chắn. Bởi vì bên cạnh những quốc gia châu Á đã từng sử dụng sự đổi mới sáng tạo như là con ngựa chiến để tăng trưởng kinh tế – Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore – thì cũng nổi lên những quốc gia có ít nhiều tiềm năng khác như : Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ hay ... Kazakhstan. Phân tích qua bản đồ và thông tin đồ họa.
Print Friendly and PDF

12.9.18

Đi tìm những công trình nghiên cứu về giai cấp xã hội ở Việt Nam hiện đại

 ĐI TÌM NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIAI CẤP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN ĐẠI: tổng quan về những cách tiếp cận hiện nay và đề nghị xem xét việc áp dụng khung lý thuyết của Pierre Bourdieu

Ly Chu
Ảnh hưởng mạnh mẽ của giai cấp xã hội trên cách sống và sự thành đạt của người dân là một chủ đề lớn trong xã hội học vốn đã nhận được một sự quan tâm ngày càng lớn của các nhà nghiên cứu từ những năm 2000[1]. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, Đảng Cộng Sản cầm quyền vẫn tiếp tục khẳng định về một cấu trúc xã hội không có xung đột bao gồm “nông dân”, “công nhân” và “trí thức” đã thành hình sau 30 năm áp dụng một chương trình cải cách đã dần dần thay thế một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bằng một nền kinh tế do thị trường định hướng[2].
Trong bài này, tôi xin giới thiệu một cái nhìn tổng quan mang tính phê phán về những cách tiếp cận hiện nay về sự phần tầng xã hội và giai cấp trong bối cảnh của Việt Nam sau cuộc cải cách. Tôi sẽ trình bày về định hướng ý thức hệ và tính chất chính trị của diễn ngôn về giai cấp xã hội ở Việt Nam và khảo sát những vấn đề mang tính hàn lâm xuất phát từ sự phát triển của một loại diễn ngôn như vậy. Sau đó tôi sẽ chứng minh tầm quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học về giai cấp xã hội ở Việt Nam hiện đại dựa trên những chứng cớ cụ thể. Sau cùng tôi sẽ giới thiệu khung lý thuyết của Pierre Bourdieu như là một cách tiếp cận có thể thích hợp để nghiên cứu giai cấp ở Việt Nam.
Print Friendly and PDF

10.9.18

Liệu có hay không một đồng thuận Bắc Kinh

Yves Tiberghien

LIỆU CÓ HAY KHÔNG MỘT ĐỒNG THUẬN BẮC KINH?
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, được tổ chức vào đầu tháng 11 [năm 2012], đã đặt vấn đề về tiến triển của mô hình tăng trưởng. Nhưng khi tự hỏi về tương lai của mô hình tăng trưởng và những thách thức phía trước, chúng ta cần phải quay trở lại với những gì đã đặc trưng hóa mô hình này cho đến nay. Liệu sự thành công ngoạn mục của nền kinh tế Trung Quốc có dẫn đến việc đồng thuận Bắc Kinh sẽ tiếp nối đồng thuận Washington không?
ParisTech Review – Trong bài L’Asie et le futur du monde [Châu Á và Tương lai của Thế giới] (tháng 9 năm 2012), ông đã phân tích sự phát triển của cường quốc Trung Quốc, bằng cách đặc biệt nhấn mạnh đến mô hình tượng trưng cho Trung Quốc ngày nay, về mặt phát triển. Liệu “đồng thuận Washington” có lỗi thời không?
Yves Tiberghien – Quả thực, vấn đề đã được đặt ra từ nay, và ngay cả trong nội bộ IMF và Ngân hàng Thế giới, hai định chế từng là mũi xung kích của đồng thuận Washington nổi tiếng, mà tên gọi viện dẫn đến vị trí địa lý của họ.
Hãy quay trở lại nhanh với định nghĩa của cụm từ này. Nó xuất hiện vào cuối những năm 1980, khi toàn bộ các chuẩn mực và thông lệ, những thứ có vẻ như chi phối sự phát triển kinh tế, lại kết tinh thành một mô thức có tên gọi được nhà kinh tế học John Williamson đặt cho vào năm 1989. Trong một bài viết năm 1993, Williamson phát triển mười nguyên tắc tóm tắt mô thức này như sau: kỷ luật tài khóa, những ưu tiên cần thiết trong chi tiêu công (cơ sở hạ tầng, giáo dục), cải cách thuế, tự do hóa tài chính, tỷ giá hối đoái cạnh tranh, tự do hóa thương mại, mở cửa đối với các nguồn đầu tư nước ngoài, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, bãi bỏ quy định, bảo vệ các quyền sở hữu. Chính mô hình này, có thể gọi là mô hình tân tự do, mà ngày nay bị đặt thành vấn đề. Cuộc khủng hoảng năm 2008 rõ ràng đã góp phần làm xói mòn uy tín của nó, nhưng trên thực tế, ngay từ lúc ban đầu đã có các cuộc tranh luận.
Đầu năm 1993, ví dụ, Ngân hàng Thế giới đã công bố một nghiên cứu về phép màu châu Á, theo đơn đặt hàng của chính phủ Nhật. Nghiên cứu bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc. Tất nhiên, vai trò của thị trường trong việc phân bổ nguồn vốn đã được đánh giá cao, nhưng nghiên cứu cũng có một chương quan trọng bàn về các cơ sở thể chế của phép màu châu Á, nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước và các chính sách công nghiệp. Trong nội bộ Ngân hàng Thế giới, nghiên cứu này đã dẫn đến những căng thẳng mạnh mẽ giữa giới các nhà kinh tế học với nhà tài trợ Nhật Bản. Cuối cùng đã dẫn đến một thỏa hiệp: nghiên cứu kết luận rằng các điều kiện để thành công ở châu Á mang tính quá đặc thù đến mức chúng không thể hội tụ chúng ở nơi khác. Nhưng từ thời điểm đó, rõ ràng là tín điều của đồng thuận Washington đã có vấn đề mang tính thực nghiệm, bởi những nước có được sự thành công lớn nhất về phát triển kinh tế không tuân thủ các nguyên tắc nói trên.
Print Friendly and PDF

8.9.18

Từ Marx đến chủ nghĩa Marx: các lịch sử của một tư tưởng

TỪ MARX ĐẾN CHỦ NGHĨA MARX: CÁC LỊCH SỬ CỦA MỘT TƯ TƯỞNG

Ophélie Siméon phỏng vấn với Gregory Claeys
200 năm sau ngày sinh của Karl Marx, Gregory Claeys đã nhìn nhận mới về sự hình thành tri thức của nhà tư tưởng này, nhiều thế hệ đa dạng nối tiếp ông và tính xác đáng của tư tưởng này trong thế kỷ 21.
Gregory Claeys là Giáo sư môn Lịch sử Tư tưởng Chính trị học tại Royal Holloway (Đại học London). Các nghiên cứu chính của ông thuộc các lĩnh vực như phong trào cải cách xã hội và chính trị từ những năm 1790 đến đầu thế kỷ 20, ông chú trọng đặc biệt vào chủ nghĩa không tưởng và chủ nghĩa xã hội sơ khai. Ông là tác giả của các tác phẩm Machinery, Money and the Millennium: From Moral Economy to Socialism [Máy móc, Tiền bạc và Thiên niên kỷ: Từ Kinh Tế Luân Lý đến Chủ nghĩa Xã hội] (Princeton University Press, 1987), Citizens and Saints; Politics and Anti-Politics in Early British Socialism [Công dân và Thánh nhân; Chính trị và Chống chính trị trong Chủ nghĩa Xã hội Sơ khai của người Anh] (Cambridge University Press, 1989), Searching for Utopia: the History of an Idea [Tìm hiểu về Utopia: Lịch sử của một tư tưởng] (Thames & Hudson, 2011), và Marx and Marxism [Marx và Chủ nghĩa Marx] (Penguin, 2018).
Books & Ideas: Những tiểu sử về Marx gần đầy của Jonathan Sperber và Gareth Stedman-Jones[1] đã cố gắng khám phá ông Marx “lịch sử”, chứ không phải là ông Marx của các chính trị gia và những nhà ý thức hệ. Ngược lại, ông chọn quay về với lịch sử các tư tưởng của Marx. Với tư cách là một sử gia về chủ nghĩa xã hội, đặc tính trong phương pháp tiếp cận của ông là gì?
Print Friendly and PDF

6.9.18

Bi kịch nguồn lực chung là một huyền thoại


BI KỊCH NGUỒN LỰC CHUNG LÀ MỘT HUYỀN THOẠI

Việc sở hữu chung một tài nguyên nhất thiết sẽ dẫn đến sự hủy hoại tài nguyên đó, theo kết luận của một nhà sinh vật học trong tạp chí Science [Khoa học], năm 1968. Bài viết của ông, “The tragedy of the commons [Bi kịch nguồn lực chung]”, đã định hình những lập luận kinh tế và chính trị của những thập niên gần đây. Nhà sử học Fabien Locher cho chúng ta thấy những thách thức của cuộc tranh luận này và nhấn mạnh đến những giới hạn trong khuôn khổ của một tư tưởng về môi trường.
Fabien Locher
Garrett Hardin (1915-2003)
Tháng 12 năm 1968: nhà sinh vật học người Mỹ Garrett Hardin (1915-2003) đăng một trong những bài viết có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử tư tưởng về môi trường.[1] Ông mô tả, trong tạp chí Science [Khoa học], một cơ chế có tính xã hội và sinh thái điều mà ông gọi là “bi kịch nguồn lực chung”. Khái niệm này nhanh chóng gây được sự chú ý, cả trong giới học thuật lẫn giới truyền thông, giới hoạt động môi trường, chính quyền, chính trị. Người này và người kia đều tìm thấy ở khái niệm đó một lý giải khoa học cho vấn đề quản lý nhà nước hoặc (đặc biệt) cho vấn đề tư nhân hóa các tài nguyên và hệ sinh thái. Thế nhưng, quãng lùi lịch sử và tiến bộ của tri thức ngày nay cho chúng ta thấy bản chất của lập luận đó: một quan điểm tư biện, bị tách rời khỏi những thực tế cụ thể và một cái nhìn thiên vị mang tính rất ý thức hệ về thế giới xã hội.
Print Friendly and PDF

5.9.18

Lời tựa cho quyển sách “Thiên Tài và Số Phận”

Thêm chú thích

LỜI TỰA CHO QUYỂN SÁCH
“THIÊN TÀI VÀ SỐ PHẬN”
Tác giả: Lê Quang Ánh
Nguyễn Xuân Xanh
Lời nói đầu. Xin giới thiệu với bạn đọc quyển sách đầu tay của Tiến Sĩ Lê Quang Ánh, California, người có tình yêu âm thầm và tâm huyết với toán học, và vì thế đã dành hết thì giờ và công sức để nghiên cứu lịch sử toán học, và viết ra. Thiên tài và số phận là quyển sách đầu tay của tác giả được ra mắt tại Tủ sách Sputnik của Giáo sư Tiến Dũng và các Đồng sự. Quyển sách được viết rất công phu, hàm lượng nghiên cứu rất cao. Đặc biệt câu chuyện của nhà toán học vĩ đại Évariste Galois là một nghiên cứu xuất sắc của tác giả so với những bài khác ở nước ngoài.
Thiên tài và Số phận là một tập hợp những câu chuyện về một số nhà toán học thiên tài nhưng có số phận đặc biệt. Số phận ấy được phản ảnh qua con người và xã hội. Đọc những câu chuyện lịch sử, tầm nhìn chúng ta mở rộng thêm. Lịch sử là nhân văn. Không phải nhà toán học học thiên tài nào cũng có số phận nghiệt ngã cả. Không phải “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Toán học là một ngành tri thức của phương Tây, tuy xuất phát từ thực tế, nhưng được khái quát và trừu tượng hóa lên mức độ cao. Tri thức, trong tất cả các ngành khoa học, toán học, kể cả các ngành khoa học tinh thần, là mục tiêu phấn đấu cao nhất của người phương Tây. Nó có nguồn gốc sâu xa từ thời Cổ đại Hy Lạp, rồi sau 1.000 năm đứt đoạn, tính từ lúc Đế chế La Mã tan rã thế kỷ thứ tư sau CN, châu Âu bị những dân tộc “man di” xâm chiếm, lại xuất hiện ở Tây Âu Kitô giáo của thời Trung cổ trung kỳ, thế kỷ 12, 13. Tri thức, và lý tính, có sức hút vô cùng mạnh mẽ đối với người châu Âu. (Xin xem Tình yêu khoa học) Và kỳ lạ, họ cũng có vô số thiên tài xuất hiện ở mọi thời đại. Làm sao giải thích được điều này? Có lẽ châu Âu đã thiết lập được một nền văn hóa khoa học màu mỡ bằng chữ viết và định chế mà các thiên tài như những hạt giống sống được gieo xuống đó và không ngừng hướng về ánh sáng của tri thức thiêng liêng để lớn lên, chấp nhận nếu phải mang cả những cây thánh giá trên mình để đạt tới mục tiêu của khát vọng. Họ không bao giờ bỏ cuộc hay đầu hàng.
Công việc mà tác giả Lê Quang Ánh, và của nhiều người khác đang làm trong giai đoạn hiện nay, chính là nhằm vun bồi mảnh đất văn hóa khoa học còn thiếu đó cho Việt Nam, cho dù còn rất khiêm tốn. Khoa học phương Tây không chỉ phát triển ở một giới đặc thù nào đó của xã hội, mà giá trị của nó được hiểu biết và trân quý ngay trong hàng ngũ những người lãnh đạo, từ tôn giáo, đến các nhà mạnh thường quân giàu có, đến các nhà lãnh đạo quốc gia. Cho nên họ có một sức bật tổng hợp rất mạnh. Định mệnh các dân tộc trên thế giới thường gắn liền với mảnh đất ấy, được vun xới nhiều hay ít, hay bỏ mặc cho nó hoang dã. Ở Việt Nam, những người yêu khoa học vẫn đang còn đứng một mình riêng lẻ và cô đơn. Nhưng họ đang nỗ lực, và nỗ lực.
Dưới đây là Lời nói đầu mà tôi có hân hạnh được Tiến sĩ Lê Quang Ánh mời viết. Phiên bản đăng trong quyển sách gọn hơn cho phù hợp. Xin cám ơn Anh, người bạn đồng môn của tôi, cũng như cám ơn Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, và Tủ sách Sputnik.
Xin nồng nhiệt giới thiệu với bạn đọc, nhất là các bạn trẻ học sinh, sinh viên, dĩ nhiên cũng như giới thức giả. NXX (Tháng 1, 2018)
Print Friendly and PDF

2.9.18

Suy nghĩ về khái niệm chiến tranh kinh tế



SUY NGHĨ VỀ KHÁI NIỆM CHIẾN TRANH KINH TẾ

Không nên nhầm lẫn thế giới tư bản đương đại với vương quốc của sự tự do cạnh tranh, của sự minh bạch và của sự hiệu quả hoạt động được dẫn dắt bởi tài năng và chính sách trọng dụng nhân tài. Ngày nay, thế giới kinh doanh được tổ chức theo các tương quan lực lượng, nơi mà các chiều kích địa chính trị và địa kinh tế tự khẳng định. Cuộc chiến kinh tế thực sự tồn tại: đó không phải là một phát minh của người viết tiểu luận cần một khái niệm sexy có khả năng tranh thủ các nhà báo.
Từ lâu, người ta đã biết rằng thị trường “thuần túy và hoàn hảo” của các nhà kinh tế học, khá xa rời với các thực tế của doanh nghiệp, hầu như không tạo được một mô hình giải thích được hiện thực. Cần phải đi xa hơn và thừa nhận rằng lĩnh vực hoạt động kinh tế chưa bao giờ tách ly khỏi phần còn lại của sự tồn tại của con người. Các ma trận văn hóa, các cấu hình chính trị, bàn cờ các ý tưởng đang góp phần định hình “công việc kinh doanh”. Đó chưa bao giờ là một hoạt động thương mại đơn thuần. Nó thu hút các nguồn lực và tự thân mang những thách thức không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt chuẩn mực và chính trị. Công việc kinh doanh là một trong những chiều kích của quyền lực. Và người ta tìm thấy ở quyền lực một phần các nguồn lực, cũng như một số các mục tiêu của công việc này.
Cần phải cẩn thận với từ ngữ. “Toàn cầu hóa” gợi ý một không gian kinh tế ở phạm vi rộng trên hành tinh, trong đó các doanh nghiệp sẽ sinh sống, một phần nào đó, tách bit với các Nhà nước, các nơi mà họ được tạo ra. Ngoài ra, đó còn là một phê phán thường thấy. Nhưng đó cũng là một ảo tưởng. Bởi vì, nền kinh tế được gọi là “toàn cầu hóa”, trong thực tế, là một nền kinh tế được tổ chức xung quanh một vài thị trường lớn, trừ Liên minh châu Âu, vốn đồng thời cũng là các Nhà nước. Những Nhà nước mạnh nhất trong số đó thực hành một hình thái của chủ nghĩa đế quốc: hãy thử nghĩ về con đường tơ lụa được Bắc Kinh tưởng tượng ra để thuộc địa hóa các thị trường xa xôi, hãy thử nghĩ về tính thực thi được của nền tư pháp Mỹ ngoài biên giới Hoa Kì, về sự tăng giá khí đốt đột biến hoặc tăng thuế quan đột ngột của Moscow để nắm lại quyền kiểm soát đối với “láng giềng gần” của họ.
Trong một thế giới nhiều căng thẳng, doanh nghiệp là một bên liên quan trong các mối tương quan lực lượng giữa các nước. Hãy từ bỏ cách nhìn thông thường của chúng ta, vốn hạ thấp mối quan hệ nói trên dựa trên cái được gọi, một cách thanh tao, là ngoại giao kinh tế, có nghĩa là dựa trên những vi phạm nhỏ nhặt về tính trung lập. Một cách nhìn như vậy mang tính hòa giải: chỉ thấy một thế giới hòa bình. Để hiểu được trò chơi có sự tham gia của các tác nhân là Nhà nước và doanh nghiệp, thì phải đảo ngược lại cách nhìn, và có một quan điểm đối lập hoàn toàn: quan điểm của chiến tranh kinh tế.
Print Friendly and PDF