30.9.21

Thời đại thái cực 1914 (3): Dưới đáy vực thẳm kinh tế

THỜI ĐẠI THÁI CỰC 1914 – 1991 (3)

THE AGE OF EXTREMES

Nguyễn Ngọc Giao dịch

PTKT: Kể từ tháng này, chúng tôi lần lượt đăng tiếp các chương còn lại của tác phẩm Thời đại thái cực 1914-1991. Để có một cái nhìn chung giới thiệu tác giả và tác phẩm, mời bạn đọc lại bài Nhà sử học của hai thế kỷ.

MỤC LỤC

Eric J. Hobsbawm (1917-2012)

Lời tựa và Cảm tạ

Lời tựa bản tiếng Pháp

Hình ảnh minh họa

Chú thích các hình ảnh

Thế kỉ nhìn từ đường chim bay

phần thứ nhất - THỜI ĐẠI TAI HỌA

chương 1 Thời đại chiến tranh toàn diện

chương 2 Cách mạng thế giới

chương 3 Dưới đáy vực thẳm kinh tế

chương 4 Sự suy sụp của chủ nghĩa liberal

chương 5 Chống kẻ thù chung

chương 6 Nghệ thuật, 1915-1945

chương 7 Sự cáo chung của các Đế chế

phần thứ hai - THỜI ĐẠI HOÀNG KIM

chương 8 Chiến tranh Lạnh

chương 9 Thời đại Hoàng kim

chương 10 Cách mạng xã hội, 1945-1990

chương 11 Cách mạng văn hóa

chương 12 Thế giới thứ Ba

chương 13 “Chủ nghĩa xã hội hiện tồn”

Phần thứ ba: SỤP ĐỔ

chương 14 Những thập niên Khủng hoảng

chương 15 Thế giới thứ Ba và cách mạng

chương 16 Sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội

chương 17 Tiền phong hấp hối: nghệ thuật sau 1950

chương 18 Phù thủy và đồ đệ tập việc: các ngành khoa học tự nhiên

chương 19 Tiến tới thiên niên kỉ mới

* * *

Phần thứ nhất

THỜI ĐẠI TAI HỌA

Chương 3

DƯỚI ĐÁY VỰC THẲM KINH TẾ

Chưa bao giờ Lưỡng viện Quốc hội nhóm họp để xem xét tình trạng của Liên bang lại đứng trước viễn tượng tươi vui như hôm nay.[…] Khối của cải khổng lồ mà các doanh nghiệp và nền công nghiệp của chúng ta tạo ra, cũng như do nền kinh tế nước ta tiết kiệm được, đã được phân phối một cách rộng rãi nhất trong dân chúng và đã được hướng vào dòng điều lưu phục vụ công tác từ thiện cũng như sự giao dịch trên thế giới.

- Tổng thống Calvin COOLIDGE,

thông điệp gửi Lưỡng viện, 4 tháng chạp 1928

Cũng như chiến tranh, nạn thất nghiệp là căn bệnh phổ biến, tai quái và tệ hại nhất đối với thế hệ chúng ta: ngày nay, đó là căn bệnh hội đặc trưng của nền văn minh phương Tây... ”.

The Times, 23 tháng giêng 1943

Print Friendly and PDF

29.9.21

Trong một bài đánh giá mới, một số nhà khoa học thuộc F.D.A. và những nhà khoa học khác nói rằng không cần thiết phải tiêm liều tăng cường cho người dân

TRONG MỘT BÀI ĐÁNH GIÁ MỚI, MỘT SỐ NHÀ KHOA HỌC THUỘC F.D.A. VÀ NHỮNG NHÀ KHOA HỌC KHÁC NÓI RẰNG KHÔNG CẦN THIẾT PHẢI TIÊM LIỀU TĂNG CƯỜNG CHO NGƯỜI DÂN

Jonea Jones, 26 tuổi, bên phải, đang được tiêm vắc-xin Covid-19 liều thứ hai tại một phòng tiêm chủng miễn phí ở San Antonio. Ảnh: Matthew Busch for The New York Times

Tác giả: Apoorva Mandavilli

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế, bao gồm một số nhà khoa học tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố một đánh giá vào hôm thứ Hai nói rằng cho đến nay không có dữ liệu nào về vắc xin ngừa virus corona cho ta bằng chứng đáng tin cậy ủng hộ việc tiêm liều thứ ba tăng cường cho dân chúng nói chung.

18 tác giả bao gồm Tiến sĩ Philip Krause và Tiến sĩ Marion Gruber, là các nhà khoa học của tổ chức F.D.A., đã thông báo vào tháng trước rằng họ sẽ rời cơ quan, ít nhất một phần vì họ không đồng ý với việc chính quyền Biden thúc đẩy việc tiêm liều thứ ba tăng cường trước khi các nhà khoa học liên bang có thể xem xét bằng chứng và đưa ra khuyến nghị.

Chính quyền Biden đã đề xuất sử dụng việc tiêm liều tăng cường vắc xin tám tháng sau những mũi tiêm đầu tiên. Nhưng nhiều nhà khoa học đã phản đối kế hoạch này, nói rằng vắc xin tiếp tục có khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh nặng và phải nhập viện. Một ủy ban cố vấn cho F.D.A. dự kiến sẽ gặp nhau vào thứ Sáu để xem xét dữ liệu.

Print Friendly and PDF

28.9.21

Những công việc vô ích

NHỮNG CÔNG VIỆC VÔ ÍCH

Bàn về: David Graeber, Bullshit Jobs (Những công việc nhảm nhí), Nhà xuất bản Les liens qui libèrent

Christine Erhel

Ta biết về hiện tượng “những công việc nhảm nhí”, những công việc vô ích này ngày càng nhiều, gây thiệt thòi cho những người thực hiện chúng, và thực sự không cần thiết cho sản xuất; tác phẩm mới đây của David Grarber đề ra những lời giải thích – về các phương diện cá nhân, kinh tế và xã hội, chính trị và văn hóa.

David Graeber (1961-2020)

Tác phẩm của David Graeber mở ra với một nghịch lý đã được trình bày trong một bài báo được tác giả công bố vào năm 2013 trên STRIKE Magazine: Trái ngược với dự báo của Keynes trong Lý thuyết Tổng quát, tiến bộ công nghệ không kéo theo mức giảm đáng kể của thời gian làm việc mà hơn nữa lại phát triển những công việc vô ích, dựa trên nhận định của những người làm các công việc ấy trong mọi trường hợp. Theo hai cuộc thăm dò được dẫn ra trong tác phẩm, 37% người Anh và 40% người Hà Lan đang làm việc quả thật đã cho rằng công việc của họ không có đóng góp hữu ích gì cho thế giới. Do vậy, tác phẩm cho rằng đã nêu ra một hiện tượng không hài lòng sâu sắc đối với công việc, và nêu ra nhiều ví dụ và minh chứng hỗ trợ cho sự tồn tại của những công việc vô ích này, được gọi là “những công việc nhảm nhí” trong suốt tác phẩm. Tuy nhiên, David Graeber có tham vọng đi xa hơn sự tố cáo và luận chiến. Tham vọng ấy còn là chính trị; theo ông, đó là đặt lại vấn đề một xã hội được xây dựng dựa trên công việc, bất kể nó có tính chất gì, kể cả không sản xuất sinh lợi. Mặt khác, như nhan đề nêu ra, nội dung cũng bao gồm một ý đồ lý thuyết: đó là nhận diện những cơ chế góp phần vào sự phát triển các công việc nhảm nhí, trở nên mâu thuẫn với logic sản xuất của chủ nghĩa tư bản.

Thế nào là một công việc vô ích?

Print Friendly and PDF

27.9.21

Các biến thể COVID-19 là gì và làm thế nào bạn có thể giữ an toàn khi chúng lây lan? Bác sĩ sẽ trả lời 5 câu hỏi để làm rõ

CÁC BIẾN THỂ COVID-19 LÀ GÌ VÀ LÀM THẾ NÀO BẠN CÓ THỂ GIỮ AN TOÀN KHI CHÚNG LÂY LAN? BÁC SĨ SẼ TRẢ LỜI 5 CÂU HỎI ĐỂ LÀM RÕ

Lilly Cheng Immergluck

Tiêm phòng, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội là những cách đã được thử nghiệm và chứng thực để bảo vệ chống lại sự lây nhiễm COVID-19. Marko Geber / DigitalVision qua Getty Images

Với biến thể delta chiếm hơn 93% các trường hợp COVID-19 ở Hoa Kỳ vào cuối tháng 7 năm 2021, có các câu hỏi đặt ra về cách duy trì sự bảo vệ trước các dạng phát triển của vi rút SARS-CoV-2. Dưới đây, bác sĩ nhi khoa và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Tiến sĩ Lilly Cheng Immergluck của Trường Y Morehouse trả lời một số câu hỏi phổ biến về các biến thể và những gì bạn có thể làm để bảo vệ bản thân tốt nhất.

1. Các biến thể là gì và chúng xuất hiện như thế nào?

Virus đột biến theo thời gian để thích nghi với môi trường và cải thiện khả năng sống sót của chúng. Trong quá trình diễn ra đại dịch, SARS-CoV-2, chủng corona vi-rút mới gây ra COVID-19, đã đột biến đủ để thay đổi cả khả năng lây lan trong dân chúng và khả năng lây nhiễm từ người sang người của nó.

Print Friendly and PDF

26.9.21

Các nghiên cứu hạ cấp – Trở lại các nguyên tắc sáng lập của một dự án biên soạn lịch sử về Ấn Độ thuộc địa

CÁC NGHIÊN CỨU HẠ CẤP (SUBALTERN STUDIES)

Trở lại các nguyên tắc sáng lập của một dự án biên soạn lịch sử về Ấn Độ thuộc địa

Isabelle MERLE[*]

Isabelle Merle (1961-)

GENÈSES là một tạp chí khoa học xã hội và lịch sử xuất bản các bài báo của các nhà xã hội học, sử học, khoa học chính trị, kinh tế học, luật học và nhân học. Mục đích của Genèses là sử dụng phân tích lịch sử để làm sáng tỏ các cuộc tranh luận hiện nay. Nó cũng tập trung vào lịch sử của khoa học và khoa học xã hội, nguồn gốc và sự phát triển của ranh giới giữa các khoa học, của các đối tượng và các phương pháp. Nó mang tính liên ngành và quốc tế. Các Sổ Tay mới của Genèses nhằm mục đích làm cho các trang đánh giá của tạp chí trở nên dễ tiếp cận hơn và năng động hơn.

********************************************************

Dù chỉ mới được du nhập vào Pháp, trào lưu biên soạn lịch sử của bộ Subaltern Studies ở Ấn Độ đã từng có một sự phát triển đáng ca ngợi trong hai mươi năm vừa qua, trước hết là ở Ấn Độ và sau đó trong thế giới của các đại học Mỹ, Úc và Canada và cả đến một số nước của Phương Nam, đặc biệt ở Nam Mỹ[1]. Nay sự tương phản thật là rõ ràng giữa số lượng lớn những tài liệu tiếng Anh mà nó đã khơi gợi, của những người ủng hộ nó cũng như những người phê phán nó, và sự “không tiếp nhận” nó ở Pháp.

Roland Lardinois (1948-)

Cũng như nhà Ấn Độ học Roland Lardinois đã ghi nhận trong ngày đầu tiên của hội thảo về vấn đề này được Trung Tâm Nghiên Cứu Về Ấn Độ và Nam Á của Học Viện Nghiên Cứu Cao Cấp về Khoa Học Xã Hội/Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales tổ chức vào tháng 12 năm 2002, các Subaltern Studies đã bị giam hãm rất lâu trong không gian thu hẹp của những cuộc thảo luận kín giữa các nhà nghiên cứu chuyên về Ấn Độ. Ông đã nhắc lại rằng ông đã cố gắng du nhập các Subaltern Studies vào những năm 1980 khi dịch bài dẫn nhập của cuốn Những khía cạnh cơ bản của các cuộc nổi dậy của nông dân ở Ấn Độ thuộc địa/Elementary Aspects of Peasant Insurgency in Colonial India của Ranajit Guha, người sáng lập dự án này[2] nhưng đã không gây được tiếng vang nào[3]. Đến năm 1999, nỗ lực này được nhà Phi Châu học Mamadou Diouf tiếp nối khi dịch và tập hợp vài bài mới trong cuốn L’historiographie indienne en débat. Colonialisme, nationalisme et sociétés postcoloniales/Tranh luận về thuật biên soạn lịch sử Ấn Độ. Chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa dân tộc và các xã hội hậu thực dân[4]. Hai năm sau, trong một số đặc biệt của Tạp chí L’Homme dành cho “Intellectuels en diasporas de l’Asie du Sud/Các trí thức vùng Nam Á sống ở các cộng đồng hải ngoại”, Jacques Pouchepadass đã viết một dẫn nhập thuật lại những tiến hóa của trào lưu biên soạn lịch sử này từ lúc khởi nguồn[5].

Print Friendly and PDF

25.9.21

Vắc-xin COVID-19 có hiệu lực như thế nào? Đây là ý nghĩa của các số liệu thống kê… và những gì chúng không thể hiện

VẮC-XIN COVID-19 CÓ HIỆU LỰC NHƯ THẾ NÀO? ĐÂY LÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ… VÀ NHỮNG GÌ CHÚNG KHÔNG THỂ HIỆN

Thống kê về hiệu lực của vắc-xin thường dựa trên kết quả của các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên. (Art-Aleatoire.com), Tác giả cung cấp

Đại dịch COVID-19 đã phổ biến thuật ngữ hiệu lực của vắc-xin [vaccine efficacy] tới công chúng. Nhưng những con số về mức độ hiệu lực này có ý nghĩa gì?

Ví dụ, thoạt nhìn, hiệu lực của vắc-xin là 70% có thể khiến người ta nghĩ rằng có 30% trong số những người được tiêm phòng không được vắc-xin bảo vệ và có thể mắc bệnh. Nhưng điều này không thể xảy ra, vì rõ ràng là 30% những người đã được tiêm ngừa không phải ai cũng nhiễm bệnh. Tỷ lệ phần trăm dường như gieo rắc sự rối rắm.

Là giáo sư thống kê chuyên giải thích các khái niệm kỹ thuật cho những người không chuyên, chúng tôi đề nghị làm sáng tỏ những con số này. Khái niệm này liên quan đến các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCT), như các thử nghiệm vắc-xin Moderna, Pfizer-BioNTech hoặc Astra Zeneca Giai đoạn 3.

Thông thường, RCT theo dõi hai nhóm lớn, được gọi là nhóm thuần tập [cohort], tương đồng ở các phương diện thích đáng (ví dụ: về phân bố tuổi và sắc tộc). Một nhóm thuần tập được tiêm vắc-xin mới, nhóm còn lại được tiêm giả dược không có tác động đến khả năng miễn dịch.

Print Friendly and PDF

24.9.21

Tại sao khoa học coi thường ý kiến của bạn về sự thật?

TẠI SAO KHOA HỌC COI THƯỜNG Ý KIẾN CỦA BẠN VỀ SỰ THẬT?

Tác giả: Yves Laszlo[*]

Tóm tắt

  • Sự gia tăng gần đây của một sự nghi ngờ nhất định đối với khoa học đã làm giảm sự tin cậy đối với các sự kiện khoa học và đi ngược lại tiến bộ của khoa học.
  • Sự nghi kỵ này có xu hướng xem các ý kiến cá nhân – vốn được định nghĩa là chủ quan – là quan trọng hơn các sự kiện mặc dù chúng khách quan hơn.
  • Tính phổ quát của các sự kiện, và do đó khả năng lặp lại các kết quả thí nghiệm sẽ phải góp phần làm giảm thái độ hoài nghi đối với khoa học.
  • Trái ngược với nghi ngờ, sự hoài nghi trong nội bộ cộng đồng khoa học lại có lợi cho khoa học vì nó giúp xác định được tri thức của chúng ta dần theo việc đặt lại vấn đề về cách thức tiến hành khoa học, các phương pháp, các giả thuyết v.v..

Những thập niên vừa qua có thể được xem như thời hoàng kim của khoa học: các cuộc cách mạng về bộ gen và lượng tử, triều đại Internet, chiến thắng của học thuyết tương đối – đó là chỉ dẫn ra vài yếu tố - đã cho phép biến đổi cuộc sống của chúng ta. Và khi khoa học tiến triển, đem lại những lời giải thích và những mô hình mới, chúng ta cũng chờ đợi công nghệ cung cấp cho chúng ta những công cụ mới để giải quyết những thách thức toàn cầu mà chúng ta đang đối mặt.

Tuy nhiên, quá khứ gần đây cũng đã chỉ ra rằng chúng ta đang sống trong một thời kỳ hậu-sự thật (post-vérité), ở đó những “sự kiện đối chọn” (hoặc “tin giả”) là phổ biến, cũng như sự nghi ngờ đối với khoa học. Ta thường cho rằng các mạng xã hội phải chịu trách nhiệm, nhưng không phải chỉ một mình chúng.

Print Friendly and PDF

23.9.21

Quyền sở hữu trí tuệ: ai trục lợi từ khoa học?

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ: AI TRỤC LỢI TỪ KHOA HỌC?

Gabriel Galvez-Behar[*]

Gabriel Galvez-Behar

Đối mặt với việc chậm sản xuất vắc-xin chống lại Covid-19, nhiều người lên tiếng đòi dỡ bỏ các bằng sáng chế. Nhưng nhìn lại nhanh lịch sử quyền sở hữu trí tuệ cho thấy tính miễn phí của khoa học cũng không tự nhiên hơn việc chấm dứt nó. Tính miễn phí này có thể dẫn đến việc một số tác nhân khác ngoài các nhà nghiên cứu chiếm lấy được giá trị của nó. Việc chấm dứt sự miễn phí có thể làm chậm sự hợp tác và trao đổi. Giữa hai thái cực này, những lựa chọn được đưa ra luôn dẫn đến câu hỏi: ai trục lợi từ khoa học?

Dù làm gì đi nữa, chúng ta sẽ buộc phải công nhận rằng quyền sở hữu văn học và nghệ thuật chứa đựng tự trong bản chất quyền sở hữu khoa học: quyền này chắc chắn sẽ dẫn đến quyền kia. Sau quyền sở hữu khoa học, chúng ta sẽ có quyền sở hữu y tế. Khi một bác sĩ phát hiện ra một phương thuốc chữa trị hiệu quả bệnh lao phổi, ông ta và gia đình sẽ là những người duy nhất, có lẽ trong một thế kỷ, được phép bán mạng sống cho những người bị ho lao.

Frédéric Mourlon, Khảo sát dự luật về quyền sở hữu văn học và nghệ thuật

Maresq aîné, 1864.

Những nhận xét mà luật sư Frédéric Mourlon đã công bố cách đây gần 160 năm trong một cuộc tranh luận về quyền tác giả giờ đây mang một chiều kích tiên tri.

Print Friendly and PDF

22.9.21

Covax thất bại trong việc hoàn thành mục tiêu chuyển giao vắc xin năm 2021 của mình - điều gì là sai lầm trong cuộc chiến chống chủ nghĩa dân tộc vắc xin?

COVAX THẤT BẠI TRONG VIỆC HOÀN THÀNH MỤC TIÊU CHUYỂN GIAO VẮC XIN NĂM 2021 CỦA MÌNH - ĐIỀU GÌ LÀ SAI LẦM TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VẮC XIN?

Tác giả: Rory Horner

Một lô vắc xin của Covax từ Hoa Kỳ tại Timor Leste. Antonio Dasiparu/EPA-EFE

Dự báo về nguồn cung mới nhất cho Covax - chương trình chia sẻ vắc xin COVID-19 trên toàn thế giới - cho thấy rằng việc tăng tốc tiêm chủng ở các nước có thu nhập thấp dường như khó xảy ra. Covax ước tính họ sẽ phân phối được 1,425 tỷ liều vắc xin vào cuối năm 2021, ít hơn đáng kể so với con số 2 tỷ liều mà họ đã đặt mục tiêu vào đầu năm nay.

Chỉ có 280,5 triệu liều vắc xin COVID-19 đã được cung cấp thông qua Covax tính đến ngày 15 tháng 9 năm 2021. Với việc một số nước có thu nhập cao đang triển khai các liều vắc xin tăng cường và tiêm chủng cho trẻ em thậm chí trước cả khi nhiều nước có thu nhập thấp tiêm liều đầu tiên cho người trưởng thành, sự bất bình đẳng về vắc xin đang không hề có dấu hiệu biến mất.

Việc Covax không đạt kỳ vọng như dự báo ban đầu của họ cho năm 2021 không phải là một điều bất ngờ. Giám đốc điều hành của Viện Huyết thanh Ấn Độ (Serum Institute of India), theo kế hoạch ban đầu là nhà cung cấp ​​ln nht cho sáng kiến [Covax], đã gieo nghi ngờ về con số 2 tỷ ngay sau khi nó được đưa ra, đề xuất rằng để đạt được cột mốc này sẽ mất thêm sáu tháng.

Print Friendly and PDF

21.9.21

Một chuyên gia về AI giải thích tại sao khó cung cấp cho máy tính điều mà bạn coi là đương nhiên: Lý trí thông thường

Một chuyên gia về AI giải thích tại sao khó cung cấp cho máy tính điều mà bạn coi là đương nhiên: Lý trí thông thường

Lý trí thông thường bao gồm sự hiểu biết trực giác về vật lý cơ bản – điều mà máy tính còn thiếu. Ảnh: d3sign/Moment via Getty Image

Tác giả: Mayank Kejriwal

Hãy tưởng tượng bạn đang tiếp bạn bè đến ăn trưa và định đặt hàng một chiếc bánh pizza pepperoni. Bạn nhớ lại Amy nói rằng Susie đã ngừng ăn thịt. Bạn thử gọi cho Susie, nhưng khi cô ấy không bắt máy, bạn quyết định chơi an toàn và thay vào đó chỉ đặt một chiếc bánh pizza margherita.

Mọi người thường coi khả năng đối phó với những tình huống như thế này là đương nhiên. Trên thực tế, để đạt được những kỳ tích này, con người không phải dựa vào một mà là một tập hợp các khả năng phổ quát mạnh mẽ được gọi là lý trí thông thường.

Là một nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, công việc của tôi là một phần trong nỗ lực to lớn nhằm mang lại cho máy tính một điều có vẻ giống như lý trí thông thường. Đó là một nỗ lực vô cùng khó khăn.

Print Friendly and PDF

20.9.21

Miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19? Điều đó sẽ không diễn ra, vậy tiếp theo là gì?

MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI COVID-19? ĐIỀU ĐÓ SẼ KHÔNG DIỄN RA, VẬY TIẾP THEO LÀ GÌ?

Shabir A. Madhi

Hy vọng tốt nhất để đánh bại đại dịch là tiêm chủng cho nhiều người càng sớm càng tốt. Luca Sola / AFP qua Getty Images

Bất kỳ niềm tin nào rằng COVID-19 sẽ tồn tại chỉ trong vài tháng đã bị đặt sai chỗ rất nhiều vào năm 2020. Đặc biệt là sau khi người ta nhận ra là virus SARS-CoV-2 phần lớn phát tán qua đường không khí, tất cả các dấu hiệu đều cho thấy nó sẽ gây ra từng đợt sóng lặp đi lặp lại. Đây là những gì đã diễn ra trong dịch cúm năm 1918.

Thêm vào đó rất ít nhà khoa học dự đoán rằng chúng ta sẽ nhìn thấy các loại đột biến xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Điều này đã dẫn đến kết quả là virus trở nên dễ lây truyền hơn và có nhiều khả năng hơn để tránh được các phản ứng của hệ miễn dịch.

Sự tiến hóa của virus nhanh đến mức biến thể Delta, hiện đang thống trị thế giới, có khả năng lây truyền ít nhất là gấp đôi so với chủng virus thế hệ trước vốn đang lưu hành.

Điều này có nghĩa là miễn dịch cộng đồng không còn là một cuộc thảo luận mà thế giới nên có. Chúng ta nên bắt đầu tránh sử dụng thuật ngữ ấy trong bối cảnh của SARS-CoV-2, bởi vì nó sẽ không thành hiện thực - hoặc không có khả năng thành hiện thực - trong suốt cả cuộc đời của chúng ta.

Print Friendly and PDF