31.12.21

Sau đại dịch, chủ nghĩa tân Nhà nước thay thế chủ nghĩa tân tự do

SAU ĐẠI DỊCH, CHỦ NGHĨA TÂN NHÀ NƯỚC THAY THẾ CHỦ NGHĨA TÂN TỰ DO

Paolo Gerbaudo[*]

Nhà nước tân tự do phương Tây giờ đây dường như đã kiệt sức, bị hiến tế trên bàn thờ của cơn đại dịch và cuộc khủng hoảng kinh tế. Lấy cảm hứng từ mô hình Trung Quốc và rút ra bài học từ quá khứ, Joe Biden và một số nhà lãnh đạo châu Âu hiện đang hướng tới một mô hình Nhà nước có xu hướng can thiệp hơn, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới – mà bản chất, tiến bộ hay thoái hóa, vẫn còn phải được xác định.

Tổng thống Joe Biden đến Căn cứ Không quân Andrews sau khi có bài phát biểu về quyền bỏ phiếu tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia ở Philadelphia, Thứ Ba, ngày 13 tháng 7 năm 2021, trong Căn cứ Không quân Andrews, Md. (Ảnh AP/Evan Vucci)/MDEV421/21194771064978//2107132330

Giống như nhiều hiện tượng tự nhiên và con người khác, chính trị phát triển theo từng đợt. Trong kinh tế học, từ một thế kỷ nay chúng ta nói đến mô hình sóng này của chu kỳ kinh tế, như đã được nhà kinh tế học Nikolai Kondratiev lý thuyết hóa trong các “sóng K” kéo dài 40-50 năm. Các chu kỳ ý thức hệ dường như có một sơ đồ tương tự. Những thời kỳ lịch sử kéo dài khoảng nửa thế kỷ gắn liền với một sự nhất trí ý thức hệ nhất định đã nối tiếp nhau trong lịch sử hiện đại, mở đầu là Cách mạng Pháp. Những thời kỳ này thường bắt đầu bằng một giai đoạn phá hủy (pars destruens) làm suy yếu các giả định của thời đại ý thức hệ trước đó, đạt tới đỉnh điểm bá chủ, và sau đó dần dần chấp nhận những mâu thuẫn của chính chúng, mở đường cho một chu kỳ mới.

Có rất nhiều ví dụ lịch sử. Kỷ nguyên tự do từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 được tiếp nối bởi kỷ nguyên dân chủ xã hội sau chiến tranh. Và cuối cùng, từ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, kỷ nguyên tân tự do, được đánh dấu bằng thắng lợi của ý thức hệ thị trường tự do trên đống tro tàn của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Chủ nghĩa tân tự do đã để lại dấu ấn trên kỷ nguyên toàn cầu hóa và trở thành tư tưởng độc tôn, được chấp nhận rộng rãi bởi cánh trung tả và cánh trung hữu. Tuy nhiên, giờ đây, kỷ nguyên ý thức hệ đó dường như cũng sắp kết thúc.

Print Friendly and PDF

28.12.21

Chiều kích thời gian của toán học (J. Dieudonné, 1987)

CHIỀU KÍCH THỜI GIAN CỦA TOÁN HỌC (1987)

Tác giả: Jean Dieudonné[1]
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Jean Dieudonné (1906-1992)

Không chỉ Platōn và Aristotelēs mà cả mọi nhà toán học ngày nay đều chủ yếu giữ lại nơi những đối tượng toán học cái tính cách vượt thời gian của chúng: “các định lý của Eukleidēs ngày nay vẫn còn hiệu lực như 2300 năm trước. Như vậy, phải chăng là toán học không có một kích thước thời gian nào?

Trong trích đoạn dưới đây, Jean Dieudonné khẳng định định rằng toán học vẫn có một tính thời gian, một nhịp tiến hoá nội tại, nhưng nó không dễ thấy, dễ tư duy như ta có thể tưởng một cách bộc phát.

*

Ai cũng biết rằng, trong các khoa học tự nhiên, mọi quan sát và kinh nghiệm đều được tổ chức thành hệ thống giải thích (các “lý thuyết”); ở đó, từ một số nhỏ những thực thể mà kinh nghiệm có thể truy cập ít nhiều và các định luật được cho là mô tả hành vi của chúng – các định luật của Newton về điểm vật chất (points matériels)* trong cơ học chẳng hạn) – người ta phải suy diễn ra sự diễn tiến của những hiện tượng quan sát được một cách lô-gic. Sự phù hợp giữa lý thuyết và quan sát luôn luôn có những sai trật; nếu chúng là không quá quan trọng, người ta có thể đổ lỗi cho sự không hoàn hảo của các dụng cụ đo lường. Thế nhưng khi chúng trở nên lớn tới cái mức mà lý thuyết không còn có thể giải thích được nữa, thì chúng phải được sửa đổi, bằng cách đảo lộn cả các căn cứ lý thuyết nếu cần; mọi người đều biết rằng điều này từng xảy ra liên tục trong suốt 80 năm qua.

Print Friendly and PDF

26.12.21

Vắc-xin COVID định hình năm 2021 như thế nào qua tám biểu đồ có tác động mạnh

VẮC-XIN COVID ĐỊNH HÌNH NĂM 2021 NHƯ THẾ NÀO QUA TÁM BIỂU ĐỒ CÓ TÁC ĐỘNG MẠNH

Việc tiêm chủng phi thường cho hơn bốn tỷ người và không có cơ hội được tiêm chủng đối với nhiều người khác, đã là những trường hợp có tác động mạnh trong năm nay - trong khi sự xuất hiện của Omicron khiến mọi thứ phức tạp hơn.

Một nhóm tiêm chủng lưu động đang làm việc trong một buổi thăm nhà dân ở một vùng xa xôi của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Chris McGrath/Getty

Các tác giả: Smriti MallapatyEwen CallawayMax KozlovHeidi LedfordJohn Pickrell & Richard Van Noorden

Một năm trước, các đợt tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 chỉ mới bắt đầu. Hiện nay, hơn 4,4 tỷ người - khoảng 56% dân số thế giới - đã được tiêm một hoặc nhiều liều vắc-xin. Việc tiêm chủng cho rất nhiều người trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, ngay sau sự phát triển nhanh chóng vô song của vắc-xin, đã cứu sống rất nhiều người và là một thắng lợi cho khoa học và nghiên cứu.

Đáng buồn thay, vắc-xin đã không được chia sẻ hoặc sử dụng một cách công bằng trên toàn thế giới, thậm chí, đôi khi, cũng không công bằng trong nội bộ các quốc gia. Nhưng sự triển khai phi thường của nhiều vắc-xin COVID-19 - hoặc việc thiếu vắc-xin - đã là động lực chính định hình chính trị, khoa học và trải nghiệm hàng ngày của con người vào năm 2021. Trong câu chuyện được dẫn dắt bằng hình ảnh này, Tạp chí Nature hướng dẫn bạn vào những thành công, những thất bại và tác động của vắc-xin COVID-19 vào năm 2021.

Print Friendly and PDF

24.12.21

Một kỉ niệm kép: 100 năm xuất bản “Treatise on Probability” của John Maynard Keynes và “Risk, Uncertainty and Profit” của Frank Knight + Về việc công bố, năm 1921, tác phẩm “A Treatise on Probability” của John Maynard Keynes

MỘT KỈ NIỆM KÉP: 100 NĂM XUẤT BẢN “TREATISE ON PROBABILITY” CỦA JOHN MAYNARD KEYNES VÀ “RISK, UNCERTAINTY AND PROFIT” CỦA FRANK KNIGHT

Arthur Charpentier[1]

Cách đây đúng một trăm năm, hai tác phẩm quan trọng cố găng nối kết kinh tế học, rủi ro và phép tính xác suất được xuất bản. Và nếu hiếm khi có dịp trầm mình vào những văn bản xưa, kể cả đối với đại đa số nam nữ sinh viên, thật là thú vị khi ghi nhận là hai tác phẩm này có nhiều suy nghĩ soi sáng bằng một đôi mắt (gần như) mới các lĩnh vực mà đôi khi chúng ta có cảm tưởng đã biết tất cả, từ thưở ấy...

Cambridge, Keynes và xác suất

John M. Keynes (1883-1946)

Hãy bắt đầu với Treatise on Probability, tác phẩm đầu tiên của một trong những nhà kinh tế lớn nhất trong thế kỉ XX, minh chứng cho tầm quan trọng của toán học trong hình thức luận kinh tế – John Maynard Keynes từng công bố nhiều bài viết kinh tế khoảng mười năm trước khi tiểu luận này được xuất bản. Và điều ngạc nhiên là các nhà kinh tế thường bỏ quên tác phẩm này[2].

Nhưng hãy bắt đầu từ khởi điểm... John Maynard Keynes sinh tại Cambridge tháng sáu 1883, bố ông (John Neville Keynes) là giáo sư logic và kinh tế học tại Đại học Cambridge và mẹ ông (Florence Ada Brown) sẽ là thị trưởng thành phố này vào năm 1932[3]. Vào đầu thế kỉ XX (trong thực tế là từ 1880 đến 1940, như MacLeod & Urquiola (2020) đã cho thấy) có lẽ Cambridge là đại học uy tín nhất thế giới. Năm 1903, Bertrand Russel công bố tại đây tác phẩm Principles of Mathematics (mà tựa của bản dịch tiếng Pháp – Écrits de logique philosophique – có lẽ phản ánh nội dung cuốn sách tốt hơn cái tựa của nguyên tác). Vả lại, tác phẩm của John Maynard Keynes cũng nằm trong chiều hướng này vì mặc dù hiển nhiên nó theo một hình thức luận toán học, nhưng tiểu luận này trước hết có lẽ là một tác phẩm triết học và luận lí học. Đây cũng là thời kì mà nhà toán học Srinivasa Ramanujan, khách mới của bang Tamil Nadu (Ấn Độ), có mặt trong khuôn viên đại học Cambridge, theo lời kể trong The Man Who Knew Infinity của Robert Kanigel, người mô tả Cambridge trong những năm 1910. Tại đây John Maynard Keynes cũng giao du với nhiều nghệ sĩ (với tư cách là thành viên của nhóm Bloomsbury) như Virginia Woolf hay E. M. Forster.

Print Friendly and PDF

22.12.21

Sự bất công về vắc-xin COVID-19 đã cho phép biến thể Omicron xuất hiện

SỰ BẤT CÔNG VỀ VẮC-XIN COVID-19 ĐÃ CHO PHÉP BIẾN THỂ OMICRON XUẤT HIỆN

Trong khi những người ở phương Tây giàu có đã ưa thích tiêm chủng nhiều đợt vắc-xin, thì rất nhiều người, đặc biệt là ở châu Phi và trên tiểu lục địa Ấn Độ, lại chưa được tiêm một liều nào. (Ảnh: Pixabay/Canva)

Các tác giả: Dawn ME BowdishChandrima Chakraborty

Tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 của Canada là 76% - cao hơn 10 lần so với tỷ lệ tiêm chủng trên khắp lục địa Châu Phi.

Trong khi những người ở phương Tây giàu có đã ưa thích tiêm chủng nhiều đợt vắc-xin, thì rất nhiều người, đặc biệt là ở châu Phi và trên tiểu lục địa Ấn Độ, lại chưa được tiêm một liều nào. Điều này đã cho phép virus phát triển mạnh và đẩy nhanh quá trình đột biến, làm kéo dài đại dịch thêm nhiều tháng và có thể là nhiều năm.

Bất cứ nơi nào COVID-19 có cơ hội tồn tại, các biến thể sẽ phát triển và di chuyển. Mô hình hoàn toàn có thể dự đoán được này sẽ được lặp lại trừ khi các quốc gia có nguồn lực chia sẻ vắc-xin với những quốc gia khác không đủ khả năng.

Các quốc gia giàu có vẫn chưa đáp ứng cam kết cung cấp khả năng tiếp cận vắc-xin một cách công bằng trên toàn cầu thông qua cơ chế COVAX (hợp tác quốc tế để mua và phân phối vắc-xin COVID-19) và các sáng kiến ​​khác. Kết qu là vic thiếu cung cp vắc-xin trên phạm vi rộng khắp toàn cầu khiến sự gia tăng của một biến thể khác như Omicron là điều không thể tránh khỏi.

Đối với Canada, điều quan trọng hơn bao giờ hết là phải cân đối cẩn thận nguồn cung cấp vắc-xin sẵn có cho mục đích sử dụng trong nước đồng thời ưu tiên chia sẻ quốc tế - và khuyến khích sản xuất trong khu vực.

Print Friendly and PDF

20.12.21

Bài học từ sứ mệnh Mặt trăng để giải quyết các vấn đề toàn cầu

BÀI HỌC TỪ SỨ MỆNH MẶT TRĂNG ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU

Nữ kinh tế gia có sức ảnh hưởng lớn, người đứng sau kế hoạch tài trợ cho nghiên cứu của châu Âu, trình bày suy nghĩ của mình.

Jayati Ghosh

Kinh tế gia Mariana Mazzucato (người bên phải) bắt tay với ủy viên nghiên cứu của EU là Carlos Moedas. Nguồn ảnh: Jennifer Jacquemart / Ủy ban Châu Âu

Sứ mệnh kinh tế: Một bản hướng dẫn kiểu Sứ mệnh Mặt trăng để thay đổi chủ nghĩa tư bản Mariana Mazzucato Allen Lane (2021)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bổ nhiệm kinh tế gia Mariana Mazzucato đứng đầu Hội đồng Kinh tế Sức khỏe cho Mọi người [Council on the Economics of Health for All] vào năm 2020. Bà là một trong những kiến ​​trúc sư của chương trình Khung về Nghiên cứu quốc tế lớn nhất trên thế giới, Horizon Europe, được triển khai vào tháng này [tháng 1/2021]. Cuốn sách Sứ mệnh kinh tế [Mission Economy] của bà là một tầm nhìn lạc quan và kịp thời về cách giải quyết “những vấn đề tồi tệ” của thế giới bằng định hướng đầu tư công và tư.

Trong hai cuốn sách xuất sắc và dễ hiểu được xuất bản trong thập kỷ trước, Mazzucato đã tự khẳng định mình là một nhà tư tưởng lỗi lạc, vạch trần những huyền thoại về cách các thị trường vận hành và đưa ra nhiều lựa chọn để tạo ra những nền kinh tế bình đẳng hơn. Năm 2013, trong cuốn Nhà nước Khởi tạo [The Entrepreneurial State], bà đã phá bỏ quan niệm cho rằng chính phủ là quan liêu, tham nhũng và thật cồng kềnh khi so sánh với khu vực tư vốn được cho là năng động, nhanh nhẹn và đổi mới. Bà chỉ ra rằng tất cả những gì khiến cho điện thoại thông minh trở nên ‘thông minh’ là kết quả của nghiên cứu do chính phủ tài trợ; các tổ chức tư nhân chỉ đầu tư vào các lĩnh vực mới sau khi các chính phủ đã thực hiện các khoản đầu tư dài hạn đầy rủi ro. Với cuốn Giá trị của vạn vật [The Value of Everything] trong năm 2017, Mazzucato đã thách thức cách chúng ta xem xét về lợi ích. Những tập đoàn kinh doanh các công cụ tài chính, dữ liệu, thực phẩm hoặc dầu mỏ có thể tự thể hiện bản thân mình như là những nhà sáng tạo giá trị, song trên thực tế, nhiều công ty vắt kiệt — thậm chí là phá hủy — giá trị thực thụ.

Print Friendly and PDF

19.12.21

Cuộc chạy đua vào không gian của các tỷ phú phản ánh một tư duy thực dân, tư duy này không thể tưởng tượng ra được một thế giới khác

CUỘC CHẠY ĐUA VÀO KHÔNG GIAN CỦA CÁC TỶ PHÚ PHẢN ÁNH MỘT TƯ DUY THỰC DÂN, TƯ DUY NÀY KHÔNG THỂ TƯỞNG TƯỢNG RA ĐƯỢC MỘT THẾ GIỚI KHÁC

Một họa sĩ thể hiện một thuộc địa không gian trong tương lai. (Ảnh: Shutterstock)

Tác giả: Ted McCormick

Lúc ấy là thời kỳ bất ổn chính trị, xung đột văn hóa và thay đổi xã hội. Các liên doanh tư nhân đã khai thác các tiến bộ công nghệ và tài nguyên thiên nhiên, tạo ra những vận may chưa từng có trong khi tàn phá các cộng đồng và môi trường địa phương. Các thành phố lao động nghèo đông đúc, thúc đẩy những người sở hữu tài sản triển khai siết chặt các chế độ giám sát và giam giữ. Các khu vực nông thôn trở nên hoang vắng, các tòa nhà bỏ trống, nhà thờ vắng lặng – đó là những chất liệu của khúc bi thương về đạo đức.

Dịch bệnh hoành hành, buộc phải kiểm dịch ở các cảng và đóng cửa trên đường phố. Dữ liệu về tử vong là nội dung của tin tức và bình luận hàng tuần.

Tùy thuộc vào quan điểm, sự di chuyển - được lựa chọn hoặc bị ép buộc - là nguyên nhân hoặc hậu quả của rối loạn nói chung. Di chuyển không kiểm soát có liên quan đến bất ổn chính trị, suy thoái đạo đức và tan rã xã hội. Tuy nhiên, một hình thức di chuyển có kế hoạch hứa hẹn sẽ giải quyết những vấn đề này: thuộc địa hóa.

Châu Âu và các đế chế trước đây của nó đã từng thay đổi rất nhiều kể từ thế kỷ 17. Nhưng sự tồn tại dai dẳng của chủ nghĩa thực dân được coi như một liều thuốc chữa bách bệnh cho thấy chúng ta không cách xa mấy thời kỳ hiện đại sớm như chúng ta nghĩ.

Print Friendly and PDF

18.12.21

Phòng chống biến chủng Delta ở trường học, chiến lược tầm soát virus vẫn đang được tiến hành

PHÒNG CHỐNG BIẾN CHỦNG DELTA Ở TRƯỜNG HỌC, CHIẾN LƯỢC TẦM SOÁT VIRUS VẪN ĐANG ĐƯỢC TIẾN HÀNH

Trong khi chiến lược [tầm soát virus] hiện tại ở các trường học đang được tiến hành một cách vất vả để hạn chế sự lây lan của Covid, thì một nghiên cứu của Inserm đã chứng minh cho thấy những khiếm khuyết của chiến lược, kèm theo các số liệu dẫn chứng.

Maxime Birken

Đối mặt với sự gia tăng các ca lây nhiễm, một quy trình tầm soát virus mới được giới thiệu là hiệu quả hơn có thể sẽ ra đời. ẢNH: GODONG VIA GETTY IMAGES

COVID-19 - Trong khi ở Pháp, các vụ lây nhiễm Covid-19 vẫn rất đáng lo ngại mặc dù có giảm nhẹ, thì một nghiên cứu của Inserm vừa làm khổ quy trình tầm soát hiện đang được triển khai ở các trường học. Nghiên cứu mô hình hóa này cũng đi theo hướng của một chiến lược tầm soát khác (đã được nhiều nhà khoa học đề cập) cho các cơ sở giáo dục.

Được Bộ trưởng Bộ Giáo dục Jean-Michel Blanquer thông qua, phương pháp tầm soát hiện tại khuyến nghị, kể từ ngày 6 tháng 12, sẽ đóng cửa những lớp học nào có từ ba học sinh dương tính với Covid (chứ không còn là một học sinh như trước đây), đồng thời tiến hành xét nghiệm mỗi học sinh sau mỗi ca [dương tính] đầu tiên được phát hiện. Vì thế, cái gọi là quy trình “phản ứng” đó, trước hết, nhằm đảm bảo công tác dạy và học, trong khi vẫn tránh được việc đóng cửa triệt để các lớp học.

Nhưng nghiên cứu được Inserm công bố vào hôm thứ Năm, 9 tháng 12 đã chỉ ra sự thiếu hiệu quả của phương pháp này. Nếu chỉ phản ứng với sự lây lan của coronavirus, thì tác động là tương đối nhỏ: nhờ việc tầm soát virus ở tất cả các học sinh trong một lớp, vài giờ sau khi phát hiện ca [dương tính] đầu tiên, thì chỉ có thể tránh được 10% số ca lây nhiễm, theo nghiên cứu được Vittoria Colizza, giám đốc nghiên cứu tại Inserm, trình bày.

Print Friendly and PDF

16.12.21

Chích ngừa Covid-19 cho trẻ em: những thách thức đạo đức chưa từng có

CHÍCH NGỪA COVID-19 CHO TRẺ EM: NHỮNG THÁCH THỨC ĐẠO ĐỨC CHƯA TỪNG CÓ

Tác giả: Emmanuel Hirsch

Giáo sư về y đức, Đại học Paris-Saclay

Tại Mỹ, việc chích ngừa Covid-19 mới được mở rộng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi (Nhân viên y tế trò chuyện với một bé gái 11 tuổi mà ông sắp chích ngừa. San José, California, ngày 3/11 vừa qua.) Justin Sullivan/ Getty Images/ AFP

Tại Mỹ, người ta vừa quyết định chích ngừa Covid-19 cho trẻ em. Các cơ quan đánh giá khoa học đã nhận định rằng đây là một chiến lược chính đáng và chấp nhận được so với những bất lợi có thể có nếu không chích ngừa. Tuy nhiên, việc dành ưu tiên chích ngừa cho toàn dân của nước này đáng lí phải được đối chiếu với những dữ liệu của báo cáo do Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc - UNDP, Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Đại học Oxford công bố ngày 15 tháng 9, 2021, chỉ ra rằng chỉ có 3,07% dân số các nước thu nhập thấp hoặc trung bình đã được chích ngừa một liều.

Từ các quan điểm về y tế công cộng, đạo đức và địa chính trị, một sự phân cấp thứ bậc như thế trong bậc thang những khẩn cấp về y tế, vốn không áp đặt cho toàn bộ trẻ em nước Mỹ, tôi thấy dường như nó biểu lộ những nhận định chính trị đáng ngờ so với lợi ích chung, và có tính chất làm suy yếu độ tin cậy của các nghị quyết được tái khẳng định bởi nhóm G20 (Nhóm các nền kinh tế lớn) vào ngày 31 tháng mười nhắm đến mục tiêu chích ngừa cho 40% dân số thế giới từ đây đến cuối năm 2021.

Trong thông báo ngày 9 tháng sáu năm 2021 “Những thách thức đạo đức liên quan đến chích ngừa Covid-19 cho trẻ em và thiếu niên, Ủy ban tư vấn quốc gia về đạo đức của Pháp (Comité consultatif national d’éthique - CCNE) nhận định rằng “cho đến nay việc chích ngừa cho trẻ em dưới 12 tuổi có vẻ không chấp nhận được về mặt đạo đức và khoa học, phần lớn vì không có một nghiên cứu nào đánh giá sự an toàn của các vắc-xin chống Covid-19 trong nhóm dân số này.” Những dữ liệu mới đây rút ra từ những thử nghiệm lâm sàng đã thúc đẩy các cơ quan điều tiết Mỹ cấp phép.

Tại Pháp và châu Âu, hiện nay các cơ quan y tế đang tiến hành các cuộc điều tra của chính họ, đến mức Ủy ban tư vấn quốc gia về đạo đức CCNE có thể tiến đến xem xét lại nội dung thông báo của họ theo kết luận của các cuộc điều tra, trong một bối cảnh cả nước từ nay sẽ thuận lợi cho chích ngừa: ngày nay, 74,6% người Pháp đã được chích ngừa. Tuy nhiên, căn cứ của sự mở rộng chích ngừa đến trẻ em giờ đây là đối tượng của sự dè dặt, ít ra là vì tỷ lệ trẻ em béo phì làm gia tăng sự phơi nhiễm rủi ro mắc Covid-19 là thấp hơn ở Mỹ.

Print Friendly and PDF

13.12.21

“Nền văn minh sinh thái” bị kĩ thuật số kiểm soát ở Trung Quốc

“NỀN VĂN MINH SINH THÁI” BỊ KỸ THUẬT SỐ KIỂM SOÁT Ở TRUNG QUỐC

Élodie René[*]

Trung Quốc của thế kỷ 21 quyến rũ bao nhiêu thì cũng gây lo sợ bấy nhiêu. Đối với một số nhà bình luận, sự nổi lên của Trung Quốc trên trường quốc tế có nguy cơ khóa lại quỹ đạo của thế giới hướng tới những hành động công nghệ liều lĩnh không thể tránh được, tức là, ít nhiều trong dài hạn, hướng tới sự sụp đổ sinh thái. Đối với những người khác, ngược lại, sự nổi lên của Trung Quốc trên trường kinh tế và chính trị toàn cầu có khả năng dẫn đến sự chuyển đổi sinh thái trên quy mô hành tinh[1]. Do đó, cần phải xem xét kỹ hơn mối liên hệ mà giới tinh hoa chính trị Trung Quốc có với sinh thái học.

Với gần 20% dân số thế giới, kể từ năm 2007, Trung Quốc đã là quốc gia phát thải CO2 lớn nhất trên hành tinh và dấu ấn sinh thái của nước này trên hệ thống Trái đất hiện là rất lớn. Nếu Trung Quốc đã trở thành một trong những tác nhân chính góp phần đẩy nhanh các rối loạn sinh thái toàn cầu trong những thập kỷ gần đây, thì Trung Quốc cũng là một trong những nạn nhân đầu tiên: xáo trộn khí hậu, tàn phá rừng phủ, xói mòn đất canh tác, ô nhiễm nguồn nước, đất và bầu không khí, v.v..[2]

Sự gia tăng của các mối quan tâm về sinh thái

Trong hai thập kỷ qua, trên đất nước này đã liên tiếp xảy ra những thảm họa về sức khỏe và môi trường gây chấn động dư luận[3]. Những sự kiện nghiêm trọng này, liên quan trực tiếp đến sự gia tăng ô nhiễm đô thị và công nghiệp, đã làm nảy sinh những thách thức chính trị quan trọng mà chính quyền trung ương buộc phải tính đến[4]. Đối với chính quyền, tình hình còn đáng lo ngại hơn, vì chủ yếu tầng lớp trung lưu thành thị, những người hưởng lợi chính từ chính sách tăng trưởng và mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), là những người vận động về các thách thức sinh thái[5]. Người dân thành phố Trung Quốc ngày càng lo ngại về các vấn đề ô nhiễm và đòi hỏi sự minh bạch hơn trong đời sống công cộng của đất nước.

Print Friendly and PDF

12.12.21

Trung hoà các-bon, thế lưỡng nan về than đá, khí mê-tan: kết quả nào cho châu Á tại COP26?

TRUNG HÒA CÁC-BON, THẾ LƯỠNG NAN VỀ THAN ĐÁ, KHÍ MÊ-TAN: KẾT QUẢ NÀO CHO CHÂU Á TẠI COP26?

Hubert Testard

Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Bupender Yadav đến chào Chủ tịch COP26 Alok Sharma, tại Glasgow vào ngày 8 tháng 11 năm 2021. (Nguồn: Twitter/@AlokSharma_RDG)

COP26 có rất nhiều sáng kiến ​​mới, ngay cả khi kết quả tổng thể vẫn thấp hơn mức mà người ta có thể mong đợi về khá nhiều chủ đề. Đối với châu Á, hội nghị đã đánh dấu một bước ngoặt lớn về những ý định, mà từ nay phải được chuyển thành thực tế. Mức đóng góp [về giảm phát thải] của các quốc gia đến năm 2030 vẫn còn rất thấp, nhưng các nước châu Á chính đã đưa ra các cam kết dài hạn về [mức] trung hòa các-bon, và họ đã tích cực đóng góp vào một loạt các tuyên bố chung, đặc biệt về vấn đề than đá và khí mê-tan. COP26 cũng là cơ hội để Trung Quốc và Hoa Kỳ thể hiện mong muốn hợp tác về biến đổi khí hậu, trái ngược với những căng thẳng song phương gay gắt trong hai năm qua.

Trên toàn cầu, châu Á đang bắt đầu tham chiến chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu, ngay cả khi vẫn còn một số quốc gia chậm trễ, chẳng hạn như Úc hay Singapore, và ngay cả khi vấn đề than đá vẫn là trở ngại chính. Sự thay đổi quan trọng nhất liên quan đến các mục tiêu dài hạn.

Print Friendly and PDF

10.12.21

Hideki Yukawa – Người lữ hành cô đơn

HIDEKI YUKAWA

NGƯỜI LỮ HÀNH CÔ ĐƠN

Nguyễn Xuân Xanh

Kính tặng anh Phạm Xuân Yêm

Và các nhà khoa học Việt Nam đang âm thầm lao động để bầu trời Tổ quốc được tươi sáng hơn.

Vật lý là một khoa học đã có những tiến bộ nhanh chóng trong thế kỷ hai mươi… Tôi mong ước, như tôi từng làm trong quá khứ, mình là một người lữ hành trong một vùng đất lạ và là kẻ khai hoang của một đất nước mới.

HIDEKI YUKAWA

(Từ tạp chí doanhnhanplus)

Lời nói đầu. Bài viết này dựa trên quyển Tự truyện của Hideki Yukawa có tên Tabibito, Người lữ hành, nhà xuất bản Wspc, 1982, mô tả về cuộc đời ông từ thời trung học cho tới đại học, những giai đoạn thăng trầm trong nghiên cứu, mô tả giáo dục trong gia đình và của trường học, môi trường xã hội và tính cách đặc biệt của ông, ảnh hưởng của khoa học và các nhà khoa học phương Tây lên tuổi trẻ Nhật Bản, cũng như bầu nhiệt huyết của sinh viên Nhật Bản quyết dấn thân vào cuộc tái sinh quốc gia bằng sự chiếm lĩnh khoa học phương Tây. Tự truyện cho thấy đời sống khoa học của Nhật Bản thế nào, tinh thần học hỏi và ngưỡng mộ khoa học của họ thế nào. Khoa học, đối với Yukawa và giới thanh niên bước vào con đường của nó, là lý tưởng văn minh khai sáng (bunmei kaika) của giới tinh hoa Nhật Bản, cũng như lẽ sống còn của quốc gia. Cuộc vươn lên của những nhà khoa học Nhật Bản chứng minh trước thế giới rằng, khoa học có thể được dăm bồi và phát triển như một khu vườn cây sẽ kết trái tại một mảnh đất khác châu Âu truyền thống. Họ đã đứng vững được trên đôi chân họ, và Phù Tang đã trở thành cái nôi khoa học ở phương Đông – cho mãi mãi về sau. Hideki Yukawa cũng là hình ảnh của một nước Nhật vươn lên thành công rũ bỏ sự lạc hậu của toàn vùng châu Á để tiến lên trình độ phát triển của các quốc gia phương Tây. Cuộc vươn lên này khó vạn lần, vì chưa có tiền lệ nào ở châu Á. Họ phải sáng tạo tất cả từ số không. Cuộc đời của Yukawa là một lát cắt của lịch sử hiện đại của Nhật Bản và cho thấy texture của cuộc vươn lên thần kỳ của quốc gia này. Họ cuối cùng đã đạt được độc lập, tự do và tự cường đích thực. Tôi tin rằng, câu chuyện của Hideki Yukawa là một cánh cửa sổ truyền cảm hứng mạnh mẽ để người Việt Nam suy ngẫm. Bao giờ Việt Nam mới có một sự phát triển có gốc rễ sâu và vững chắc để đạt tới một địa vị như thế?

Print Friendly and PDF