BÁO ĐỘNG VỀ NGÀNH KINH DOANH KHOA HỌC GIẢ MẠO
Stéphane Foucart và David Larousserie
Hàng năm, các tạp chí ngụy học thuật xuất bản hàng ngàn bài báo khoa học không có giá trị khoa học.
|
Danh sách những tạp chí "săn mồi" gây tranh luận: có một vùng xám nằm giữa các tạp chí danh tiếng thấp và những ấn phẩm gian trá. NELSON ALMEIDA / AFP |
Một nghiên cứu do các nhà báo tưởng tượng ra đã được chấp nhận trong vòng chưa đầy mười ngày và đã được xuất bản vào ngày 24 tháng 4
Kiến thức cũng không thoát khỏi tệ nạn hàng giả. Phần “khoa học giả mạo” trong các ấn bản khoa học được xuất bản trên thế giới đang gia tăng đáng kể trong thập niên qua, và không hề có dấu hiệu tạm dừng trong tương lai. 23 phương tiện truyền thông quốc tế, trong đó có Norddeutscher Rundfunk (NDR), SüddeutscheZeitung, The New Yorker hay Aftenposten, Le Monde đã tiến hành một công trình hợp tác, có tên gọi là “fake science” (“khoa học giả mạo”), để điều tra mức độ và tác động của hiện tượng khoa học giả mạo này, thứ cũng không miễn trừ nước Pháp.
Khoa học giả mạo có thể trông giống điều gì? Trong một thập niên qua, hàng chục nhà xuất bản vô lương tâm – như Omics và Science Domain (Ấn Độ), Waset (Thổ Nhĩ Kỳ) và Science Research Publishing (Trung Quốc) – đã xuất bản hàng trăm tạp chí dễ dàng đến tay người đọc với những từ ngữ kêu to nhưng rỗng tuếch, có đầy đủ vẻ bề ngoài của những tạp chí học thuật thực sự. Nhưng không giống như các tạp chí học thuật thật, những tạp chí này không có ban biên tập, họ tính phí [xuất bản] các nhà nghiên cứu – vào khoảng một vài trăm euro mỗi bài – và xuất bản những “công trình” không hề được kiểm soát và một cách rất nhanh. Họ không nộp bản thảo các bài báo cáo nghiên cứu mà họ nhận được để (các đồng nghiệp) "bình duyệt" (peer review). Quy trình kiểm soát chất lượng này, điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ ấn phẩm học thuật nào, là một trong những bước then chốt trong công trình xây dựng khoa học.
Cơ chế tương tự cũng được áp dụng đối với các hội thảo khoa học: các nhà nghiên cứu, thường được mời qua email, sẽ tiến hành đăng ký, bằng cách trả tiền, để trình bày các công trình của mình. Nhưng thường không có ai – hoặc không có nhiều người – đến tham dự những hội thảo vờ vĩnh này.