31.12.17

CHÚC MỪNG NĂM MỚI, 2018 !


Print Friendly and PDF

Trung Quốc: dữ liệu giống như nhiên liệu của sự chuyển đổi kinh tế

TRUNG QUỐC: DỮ LIỆU GIỐNG NHƯ NHIÊN LIỆU CỦA SỰ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ

Lin Songtao, phó chủ tịch tập đoàn Tencent Mobile Business Group, nhà điều hành của WeChat, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, tại một cuộc họp báo tại Hải Khẩu, miền nam Trung Quốc, ngày 23 tháng 4 năm 2016. (Ảnh bản quyền: Gao lin/Imaginechina/via AFP)
Ở các nước phát triển, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang định hình lại cấu trúc kinh tế bằng những “sự hủy diệt sáng tạo”, những thứ đang thách thức các tác nhân đã được thiết lập. Cách thức mà Uber đã “tấn công” vào ngành kinh doanh xe taxi là một nguyên mẫu về điều nói trên. Ngược lại, ở Trung Quốc, lĩnh vực kỹ thuật số không có tính đột phá đoạn tuyệtnhưng tham gia vào công cuộc xây dựng một cơ sở hạ tầng tiêu dùng còn kém phát triển. Đó cũng là một công cụ quản lý “vốn xã hội” trong một nền văn hóa Nho giáo đánh giá cao các mối quan hệ cá nhân (guanxi) như là một vec-tơ của thành tựu viên mãn và cuộc sống hài hòa.
Print Friendly and PDF

29.12.17

Phỏng vấn Roger Garrison

PHỎNG VẤN ROGER GARRISON

Brian SnowdonHoward R. Vane
Roger Garrison sinh tại Missouri năm 1944. Ông tốt nghiệp kĩ sư điện của Missouri School of Mines and Metallurgy, Rolla, năm 1967 và tốt nghiệp MA kinh tế của đại học Missouri, Kansas City vào năm 1974 và PhD của đại học Virginia vào năm 1981. Từ 1978, ông giảng dạy tại đại học Auburn và là giáo sư thỉnh giảng kinh tế.
Giáo sư Garrison rất nổi tiếng với những bài viết theo quan điểm Áo về tư bản, tiền tệ và những chu kì kinh doanh. Trong số những bài viết nổi tiếng nhất của ông có thể kể: “Austrian Macroeconomics: A Diagrammatical Exposition”, trong New Directions of Austrian Economics (Sheed, Andrews và McMeel, 1978), do Louis M. Spadaro chủ biên, “Time and Money: The Universals of Macroeconomic Theorizing”, Journal of Macroeconomics (1984), “Intertemporal Co-ordination and the Invisible Hand: An Austrian Perspective on the Keynesian Vision”, History of Political Economy (1985), “Hayekian Trade Cycle Theory: A Reappraisal”, Cato Journal (1986), “Phillips Curve and Hayekian Triangles: Two Perspectives on Monetary Dynamics”, History of Political Economy (1988), viết chung với Don Bellante, “The Austrian Theory of the Busines Cycle in the Light of Modern Macroeconomics”, Review of Austrian Economics (1989), và “New Classical and Old Austrian Economics: Equilibrium Business Cycle Theory in Perspective”, Review of Austrian Economics (1991).
Print Friendly and PDF

27.12.17

Tính thị trường và tính phi thị trường



Tính thị trường và tính phi thị trường
... không nên lẫn lộn việc đánh giá chính sách điều tiết – có thể đúng hay sai – của nhà nước và tính chất hữu cơ – không thể nào loại trừ được – của nhà nước trong cơ chế điều tiết thị trường.

TÍNH THỊ TRƯỜNG VÀ TÍNH PHI THỊ TRƯỜNG

Trần Hải Hạc
Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 34 (14.8 2008) có đăng bài ‘Yếu tố phi thị trường đang trở lại’ của Nguyên Tấn phản ánh ý kiến phê phán các biện pháp chống lạm phát của chính phủ. Tôi có thể tán đồng những đánh giá phê phán này. Đồng thời, tôi khó có thể tán đồng lý luận làm nền tảng cho những đánh giá đó.
Theo bài viết, nền kinh tế thị trường có những qui luật của nó – quy luật cung-cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị… – mà nhà nước phải tôn trọng. Những chính sách kìm giá, tăng thuế hay cấm xuất khẩu một số mặt hàng và, cơ bản hơn, việc nhà nước có chính sách quản lý các thị trường đất đai, vốn và lao động thể hiện “yếu tố phi thị trường đang trở lại và gây ra rất nhiều bất lợi cho nền kinh tế”. Nếu tôi hiểu không lầm thì, theo lập luận này, nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh có khả năng tự cân bằng cung-cầu; và thị trường lao động, vốn hay đất đai chỉ vận hành đúng theo qui luật giá trị khi nó loại bỏ sự can thiệp của nhà nước. Lý luận trên đây được hầu hết các sách giáo khoa kinh tế học – do tác giả theo quan điểm chính thống tân cổ điển soạn – trình bày như là những điều hiển nhiên, không ai chối cãi. Song, phải chăng vì thế mà nó đúng đắn?
Print Friendly and PDF

25.12.17

Cộng hòa khoa học hay Đế chế ý thức hệ

CỘNG HÒA KHOA HỌC HAY ĐẾ CHẾ Ý THỨC HỆ?
Noah Smith


Jim Tankersley
Tờ Washington Post đã có một bài phóng sự dài [long story] của tác giả Jim Tankersley về nỗ lực của Charles Koch nhằm gây ảnh hưởng đến giới kinh tế học khi đóng góp những khoản tiền khổng lồ cho rất nhiều trường đại học. Dưới đây là một số trích đoạn:
Sự đóng góp của Koch đã thúc đẩy sự mở rộng của một nhánh nghiên cứu kinh tế gắn chặt với niềm tin cá nhân của ông về cách thức thị trường vận hành tốt nhất: với quyền tự do mạnh mẽ của cá nhân và sự can thiệp có giới hạn của chính phủ.
Niềm tin ấy đã gieo mầm cho các trung tâm nghiên cứu, các giáo sư và các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành nghiên cứu về doanh nghiệp tự do, những người thường cung cấp nền tảng trí thức cho pháp chế nhằm làm giảm các quy định điều tiết và thuế...

Print Friendly and PDF

23.12.17

Làm ơn, không có thiên lệch nào đâu. Vấn đề liên quan đến Kinh tế học hành vi cơ

LÀM ƠN, KHÔNG CÓ THIÊN LỆCH NHẬN THỨC NÀO ĐÂU! VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ HỌC HÀNH VI CƠ

Jason Collin
Dưới đây là nguyên văn bài thuyết trình nằm trong dự định của tôi tại ngày Thay đổi Ý tưởng Khoa học Marketing (Marketing Science Ideas Xchange – MSiX). Các hình ảnh quan trọng từ các phần trong bài thuyết trình thì có ở bên dưới, còn muốn xem toàn bộ hình ảnh của các phần thì nhấp vào đây.

Làm ơn, không có thiên lệch nhận thức nào đâu! Một cách nhìn tiến hóa về Kinh tế học Hành vi

Cảm ơn vì đã mời tôi đến nói chuyện hôm nay.
Tôi nhận lời vì quá trình chọn lọc tự nhiên đã định hình tâm trí con người chúng ta để thực hiện những hành động có khuynh hướng phát triển sự  gia tăng có tính lặp lại các hành động trong quá khứ từng dẫn đến thành công.
Tuyên bố đó không làm nổi da gà đến thế đâu. Tôi không suy tính cơ hội lặp lại trực tiếp cơ hội này ngay ở đây đâu. Đúng hơn, quá trình tiến hóa của ta trước đây có nghĩa là ta đang có khuynh hướng theo đuổi những mục tiêu xấp xỉ, từ đó sẽ dẫn đến mục đích tối hậu.
dụ, ta luôn theo đuổi địa vị  và khó có việc nào có thể làm tăng cường địa vị hơn bằng chính việc nói chuyện tại đây. Và ta đang làm những hoạt động tốn kém để phơi bày những đặc điểm nổi bật của mình  chẳng hạn như trí thông minh  với người khác giới, đồng minh hay đối thủ.

Print Friendly and PDF

21.12.17

Hồ sơ Paradise, các mẹo và thủ thuật trốn thuế của... Apple, Nike, Whirlpool

“HỒ SƠ PARADISE”: CÁC MẸO VÀ THỦ THUẬT TRỐN THUẾ CỦA... APPLE, NIKE, WHIRLPOOL

Mạng lưới các công ty bình phong, những lỗ hổng trong các quy định pháp luật... “Hồ sơ Paradise” vạch trần các hệ thống tối ưu hóa thuế của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.
LE MONDE | 07. 11. 2017

Sau tiết lộ về sự đan xen của nền chính trị và nền kinh tế hải ngoại ở Bắc Mỹ, về các tiểu xảo của các ông chủ giàu có sở hữu máy bay riêng để không trả thuế GTGT ở Liên minh châu Âu, “Hồ sơ Paradise”, một cuộc điều tra quốc tế do Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), báo Le Monde và 95 đối tác truyền thông trên toàn cầu phối hợp thực hiện, vào hôm thứ ba 7 tháng 11, vạch trần các hệ thống tối ưu hóa [thuế] phức tạp của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Mạng lưới các công ty bình phong, các lỗ hổng trong luật pháp... những khám phá này minh họa sự sáng tạo và khả năng phản ứng của các công ty chuyên nghiệp trước sự tiến triển chậm chạp của pháp luật. Trong một diễn đàn đăng trên báo Le Monde, nhà kinh tế học Gabriel Zucman ước tính các quốc gia châu Âu mất 60 tỷ euro vì sự tối ưu hóa thuế của các công ty đa quốc gia (120 tỷ euro nếu tính cả tiền tránh thuế của các cá nhân).
Print Friendly and PDF

19.12.17

SIMON Herbert Alexander, 1916-2001

Herbert A. Simon (1916-2001)

SIMON Herbert Alexander, 1916-2001

Herbert Alexander Simon sinh tại Milwaukee, bang Wisconsin, Hoa Kì, năm 1916 và mất ngày 8 tháng hai 2001. Ông học tại đại học Chicago và đỗ một văn bằng đầu tiên tại đại học này năm 1936 rồi tốt nghiệp tiến sĩ chính trị học năm 1943 lúc 27 tuổi. Từ 1938 đến 1939, ông công tác tại Hội quốc tế những nhà quản lí các thành phố. Từ 1939 đến 1942, ông tiến hành những nghiên cứu về hành chính tại đại học Caliornia ở Berkeley. Từ 1942 đến 1947 ông là phó giáo sư trước khi là giáo sư khoa học chính trị từ 1947 đến 1949 tại Viện công nghệ Illinois. Ông giảng dạy nhiều bộ môn, như là giáo sư hành chính từ 1949 dến 1965, giáo sư hành chính và tâm lí học từ 1962 đến 1966 tại Viện công nghệ Carnegie, và cuối cùng là giáo sư tin học và tâm lí học tại đại học Carnegie-Mellon kể từ 1966. Như những trách nhiệm giảng dạy liên ngành của ông minh chứng, Herbert Simon đảm đương nhiều trách nhiệm trong các đại học, như là một nhà tư vấn cho nhiều tổ chức công cộng và tư nhân và như một nhà khoa học trong những thể chế lớn của Hoa Kì. Ông được huy chương Turing vì những công trình tin học, và đặc biệt là về trí tuệ nhân tạo; ông được giải thưởng của American Association of Psychology. Cuối cùng năm 1978, ông được Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển biểu dương.
Print Friendly and PDF

17.12.17

Các thiên đường thuế, một vấn đề có tính hệ thống

CÁC THIÊN ĐƯỜNG THUẾ: MỘT VẤN ĐỀ CÓ TÍNH HỆ THỐNG

Công ty tín dụng tại Saint Helier, Jersey. Ảnh: O. SAINT-HILAIRE / HAYTHAM-REA
Hết tiết lộ này đến tiết lộ khác, các thiên đường thuế xuất hiện với bản chất thật của chúng: một cơ sở hạ tầng then chốt của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Đó là những gì, một lần nữa, vừa được Hồ sơ Paradisemột cuộc điều tra mới do Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) tiến hành chứng minh. Ở một cấp độ cao hơn những người giàu có và nổi tiếng, toàn cầu hoá không thể hoạt động mà không có những lãnh thổ này, đây là những gì mà cuộc thám hiểm mới này về các kênh [kinh doanh] thiếu minh bạch trên thế giới cho thấy.
Print Friendly and PDF

15.12.17

Sự sôi sục các sáng kiến là lý do để hy vọng

Edgar Morin: “SỰ SÔI SỤC CÁC SÁNG KIẾN LÀ LÝ DO ĐỂ HY VỌNG”

Edgar Morin - Nhà xã hội học, triết học và sử học.
Trước phiên bản thứ hai của “Những ngày dành cho những kiểu cách khác để làm kinh tế” được tạp chí Alternatives Economiques tổ chức ở Dijon ngày 24 và 25 tháng 11, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện với Edgar Morin, nhà xã hội học, triết học và nhà tư tưởng về sự phức hợp. Edgar Morin, năm nay đã 96 tuổi và là người từng tham gia kháng chiến (chống Đức Quốc Xã), kêu gọi chúng ta kháng cự chống lại những thế lực phá hủy đang đe dọa hành tinh của chúng ta bằng cách dựa trên những thế lực tích cực được những người đang thực thi những sáng kiến và những cuộc thử nghiệm ở cấp độ địa phương thể hiện.
Print Friendly and PDF

13.12.17

Hồ sơ Monsanto, chiến dịch có tổ chức để đầu độc dư luận xung quanh vụ việc glyphosate

“HỒ SƠ MONSANTO”, CHIẾN DỊCH CÓ TỔ CHỨC ĐỂ ĐẦU ĐỘC DƯ LUẬN XUNG QUANH VỤ VIỆC GLYPHOSATE

Báo “Le Monde” vạch trần cách thức tập đoàn hùng mạnh của Mỹ đã cho đăng những bài viết do các nhân viên của họ cùng viết và được các nhà khoa học ký tên để chống lại những thông tin tố cáo độc tính của chất glyphosate.
LE MONDE | 04.10.2017
Stéphane Foucart và Stéphane Horel
Một kho chứa những chai Roundup - glyphosate - ở Zarate, Argentina, tháng 5 năm 2014 ALVARO YBARRA ZAVALA / GETTY IMAGES
Các bản ghi nhớ mang tính chiến lược, các email, các hợp đồng bí mật... “Hồ sơ Monsanto” tiếp tục cung cấp những bí mật nhỏ và lớn. Sau tập một với các bài viết được đăng vào tháng 6 vừa qua, báo Le Monde đã một lần nữa tiếp tục lao vào điều tra hàng chục ngàn trang tài liệu nội bộ mà tập đoàn khổng lồ về hoá chất nông nghiệp đã buộc phải công bố công khai, tiếp theo sau các thủ tục tố tụng pháp lý ở Hoa Kỳ.
Ở Hoa Kỳ, Monsanto bị các nguyên đơn, ngày càng tăng nhiều, khởi kiện – giờ đây đã lên đến 3.500 người –, là những nạn nhân hoặc thân nhân của những nạn nhân đã chết vì chứng ung thư Non-Hodgkin, một dạng hiếm của ung thư máu, mà nguyên nhân được họ gán cho việc tiếp xúc với chất diệt cỏ glyphosate. Chất diệt cỏ này, được bán trên thị trường vào năm 1974, đặc biệt dưới tên gọi Roundup, đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất trên thế giới, vì là chất phụ trợ thiết yếu mà các loại hạt giống biến đổi gen chịu đựng được. Monsanto nhờ đó mà đã làm giàu. Nhưng với giá nào?
Trong đợt công khai hoá mới nhất về “hồ sơ Monsanto”, được giải mật vào mùa hè năm 2017, vén lên bức màn bí mật về một hoạt động mà cho đến giờ chưa từng được biết đến của công ty đa quốc gia: ghostwriting – theo nghĩa đen là “bài viết ma”.
Được coi như là một hình thức gian lận khoa học nghiêm trọng, cách làm này, đối với một công ty, quy lại là hành động như một “tác giả ma”: trong khi chính những nhân viên của công ty soạn thảo các bài viết và bài nghiên cứu, thì các nhà khoa học, không có bất kỳ mối quan hệ phụ thuộc nào với công ty, là những người đứng tên ký lên các bài ấy, và như vậy mang uy tín về sự nổi danh của mình vào các bài được đăng. Tất nhiên là các nhà khoa học này được trả thù lao cho dịch vụ “tẩy rửa” quý giá này các thông điệp của ngành công nghiệp. Trong vòng bảo mật lớn nhất, Monsanto đã sử dụng đến các chiến lược trên.
Print Friendly and PDF

11.12.17

GS Hoàng Tụy - Một nhà toán học và giáo dục lớn của Việt Nam



Giáo sư Hoàng Tụy 90 tuổi
GS HOÀNG TỤY - MỘT NHÀ TOÁN HỌC VÀ GIÁO DỤC LỚN CỦA VIỆT NAM
Nguyễn Xuân Xanh
Hoàng Tụy (1927-)
Lời nói đầu. Giáo sư Hoàng Tụy vừa tròn 90 tuổi ngày 7 tháng 12. Mười năm trước, 2007, chúng tôi đã làm một số Kỷ yếu công phu và dạt dào tình cảm để mừng Giáo sư 80 tuổi với sự đóng góp của trên 40 trí thức trong và ngoài nước, do nhà xuất bản Tri Thức và Cty Văn hóa Phương Nam phát hành. Tôi xin đăng lại bài viết của tôi (nằm ngoài Kỷ yếu) được rút ngắn để mừng Giáo sư. Kính chúc Giáo sư sức khỏe và hạnh phúc. Tôi hy vọng quyển Kỷ yếu quý báu này sẽ được tái bản để phục vụ bạn đọc vào dịp GS tròn 90 tuổi. NXX (Dec 2017)
Hãy hết lòng với khoa học, trong khó khăn hãy vươn lên, người trí thức không thể sống hèn.
Con người không có cảm xúc, không rung động, vô cảm trước mọi việc thì không thể làm được bất cứ việc gì.
Nếu có ai hỏi tôi biện pháp gì đột phá có thể nâng cao chất lượng đại học Việt Nam, tôi không chút ngập ngừng trả lời ngay đó là: Sửa đổi chế độ lương cực kỳ phi lý, bất công, vô hiệu quả.
Hoàng Tụy
Ngày 7 tháng 12 năm 2007 kỷ niệm đúng 80 năm tuổi của GS Hoàng Tụy. Ông là hậu duệ của cụ Hoàng Diệu bất khuất. Sinh nhật thượng thọ của Ông là một sự kiện đáng ghi nhớ cho giới làm toán việt nam, cho những người có lòng yêu khoa học, chân lý và quan tâm đến những vấn đề giáo dục sôi bỏng của đất nước, tuy rằng chắc Ông không muốn nghĩ như thế. Ông vốn là con người khiêm tốn giản dị, không muốn được người khác ca ngợi. Ca ngợi bây giờ đây đã bị lạm phát, nên ông lại càng không muốn thấy ca ngợi. Nhưng tôi phải viết đôi điều.
Print Friendly and PDF

9.12.17

Lực phản xạ và khó cưỡng hướng đến châu Á của Hoa Kỳ

LỰC PHẢN XẠ VÀ KHÓ CƯỠNG HƯỚNG ĐẾN CHÂU Á CỦA HOA KỲ

Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay người tương nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình tại buổi ký kết các hợp đồng khủng tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào ngày 9 tháng 11 năm 2017. (AFP PHOTO / Fred Dufour)
Nguyên thủ các nước của APEC nhóm họp tại Đà Nẵng vào hôm thứ Năm, 9 tháng 11. Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tập hợp các nền kinh tế, chứ không phải các nước bên bờ Thái Bình Dương. Sự phân biệt tinh tế này cho phép Đài Loan tham gia cùng với Trung Quốc, Brunei, Canada, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Hoa Kỳ. Khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC lần đầu tiên tại thành phố Seattle vào năm 1993, Tổng thống Bill Clinton đã cảnh báo các nước châu Âu rằng nếuĐại thị trường” được tạo lập vào năm trước đó trở thành một pháo đài”, thì nước Mỹ sẽ ngả sang châu Á. Hai mươi năm sau, Barack Obama áp dụng chiến lượcxoay trục sang châu Á”, sau đó bị Donald Trump bỏ rơi: ông chủ mới của Nhà Trắng đã từ chối phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP, vào ngày nhậm chức của mình, ngày 20 tháng 1 năm 2017. Hôm chủ nhật 03 tháng 11, ông tuyên bố sẽ bay đến Ấn Độ-Thái Bình Dương. Hai thế kỷ giao dịch thương mại với nước ngoài của Mỹ cho thấy xu hướng có tính phản xạ hướng đến châu Á của Hoa Kỳ bắt đầu từ ngày giành được độc lập và rằng, trước sự trỗi dậy của các đối thủ, người Mỹ đều có những phản ứng tương tự.
Print Friendly and PDF

7.12.17

Bất ổn tiềm ẩn của bất bình đẳng



BẤT ỔN TIỀM ẨN CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG
Kaushik Basu
Ngày nay, bất bình đẳng toàn cầu hiện ở mức độ bằng với mức ở thời điểm gần đây nhất là cuối thế kỷ 19 – và vẫn còn tiếp tục gia tăng. Khi các hậu quả tác động lên địa chính trị, gây xói mòn sự ổn định, điều cần thiết là phải tạo ra luật lệ mới, hệ thống phân phối lại, và hơn thế, các thỏa thuận toàn cầu cũng không còn là vấn đề đạo đức nữa, mà ngày càng là vấn đề mang tính sống còn.
New York - Ngày nay, bất bình đẳng toàn cầu hiện ở mức độ bằng với mức ở thời điểm gần đây nhất là cuối thế kỷ 19 – và xu hướng vẫn còn tiếp tục tăng. Tình trạng này ngày càng đi cùng với tâm trạng bị tước bỏ quyền lợi vốn nuôi dưỡng sự tha hoá và giận dữ, thậm chí là sản sinh ra tinh thần dân tộc chủ nghĩa và bài ngoại. Khi mọi người đấu tranh để giữ miếng bánh ngày càng thu nhỏ của họ, nỗi lo lắng của họ đã mở ra tương lai chính trị cho những người cơ hội theo chủ nghĩa dân túy, gây nên các cú sốc tác động vào quá trình hình thành trật tự thế giới.
Print Friendly and PDF

5.12.17

Hồ sơ Monsanto, cuộc chiến thông tin

“HỒ SƠ MONSANTO”: CUỘC CHIẾN THÔNG TIN

Để cứu vãn glyphosate, Monsanto tấn công vào cơ quan phòng chống ung thư của Liên Hợp Quốc, cơ quan đã xếp sản phẩm hàng đầu của công ty vào loại các chất gây ung thư. Phần hai cuộc điều tra của chúng tôi.
LE MONDE | 19. 06. 2017
Stéphane Foucart và Stéphane Horel
Ở Argentina, nước sản xuất đậu nành lớn thứ 3 trên thế giới, việc sử dụng thuốc trừ sâu đang lan rộng, như ở các khu vực thuộc tỉnh Santiago del Estero. ALVARO YBARRA ZAVALA
Doanh nghiệp đã hứa rằng glyphosate là chất “vô hại còn hơn cả muối ăn, nhưng đó là trong quảng cáo. Glyphosate, chất diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất trên hành tinh, là thành phần chính của sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, Roundup, mà dựa vào đó họ đã xây nên mô hình kinh tế, sự giàu có và danh tiếng của mình, được thương mại hóa từ hơn bốn mươi năm qua và đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất với sự phát triển của hạt giống biến đổi gen được gọi là “Roundup ready, trong thực tế là chất gây ung thư.
Print Friendly and PDF

3.12.17

Bốn đối tượng của Lịch sử khoa học (1750)

d'Alembert (1717-1783)

BỐN ĐỐI TƯỢNG CỦA LỊCH SỬ KHOA HỌC (1750)

Tác giả: Jean Le Rond d’Alembert*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Lịch sử tổng quát và luận chứng của khoa học và kỹ thuật bao gồm bốn đối tượng sau: những hiểu biết, những ý kiến, những tranh luận, và những sai lầm của chúng ta.
Như lịch sử của những hiểu biết, lịch sử khoa học cho ta thấy sự phong phú, đúng hơn nữa, sự nghèo nàn thực sự của chúng ta. Một mặt, nó hạ nhục con người bằng cách trỏ vào sự ít ỏi của những hiểu biết mà hắn có; mặt khác, nó khuyến khích và nâng cao, hay ít ra là an ủi con người, bằng cách triển khai những ứng dụng đa tạp mà hắn đã có thể thực hiện từ một lượng nhỏ các ý niệm rõ ràng và chắc chắn.
Như lịch sử của những ý kiến, lịch sử khoa học cho ta thấy, hoặc bởi nhu cầu thiết yếu, hoặc có khi chỉ vì nôn nóng, con người đã thế chân cái thật bằng cái có thể là thật, với nhiều mức độ thành công khác nhau, như thế nào. Nó cho ta thấy, bằng cách nào, những gì lúc đầu chỉ là cái có xác suất xảy ra, sau đó đã trở thành cái có thật, nhờ được thiết kế lại, đào sâu thêm, và hầu như là được thanh lọc qua bao công trình nghiên cứu liên tục suốt nhiều thế kỷ. Nó cung cấp cho sự minh mẫn, của chúng ta và của con cháu đời sau, những sự kiện để xác minh, những quan điểm cần theo đuổi, những phỏng đoán để đào sâu, những hiểu biết phôi thai cần cải tiến.
Print Friendly and PDF

1.12.17

Cédric Villani: "Trí tuệ nhân tạo là vấn đề của mọi người"



CÉDRIC VILLANI: "TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LÀ VẤN ĐỀ CỦA MỌI NGƯỜI"

Nhà toán học và nghị sĩ thuộc đảng LRM [La République en marche – Nền cộng hoà tiến bước] Cédric Villani đã được chính phủ giao một nhiệm vụ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Ông phải hoàn thành bài báo cáo vào cuối năm nay.
Bài phỏng vấn của Morgane Tual
Trong thời gian dưới sáu tháng kể sau khi đệ trình bản báo cáo France IA [Trí tuệ nhân tạo của nước Pháp], vào cuối nhiệm kỳ của [tổng thống] François Hollande, chính phủ lại giao cho Cédric Villani một nhiệm vụ mới nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Vị dân biểu thuộc đảng LRM tại khu vực bầu cử số 5 của vùng Essonne, nhà toán học và là người được trao giải thưởng danh giá Fields, phải hoàn thành một bản báo cáo vào cuối năm nay. Ông đã trình bày cho báo LeMonde khái quát về sứ mệnh và tầm nhìn của ông đối với lĩnh vực này.
Print Friendly and PDF