29.6.16

Phi lý trí mới thật sự là bàn tay vô hình


Phi lý trí mới thật sự là bàn tay vô hình

Dan Ariely
Adam Smith lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ "Bàn tay Vô hình” (The Invisible Hand) trong cuốn sách quan trọng của ông “Của cải của các dân tộc” (The Wealth of Nations). Với thuật ngữ này, ông đã cố gắng diễn tả rằng thị trường sẽ tự điều tiết. Nguyên tắc cơ bản của bàn tay vô hình là: mặc dù ta có thể không biết về nó, một bàn tay vô hình đang không ngừng thúc giục ta hành động phù hợp với những điều tốt nhất cho toàn bộ nền kinh tế. Điều này có nghĩa rằng khi bàn tay vô hình này tồn tại, thì tuy tất cả chúng ta vẫn theo đuổi lợi ích riêng của mình, nhưng cuối cùng chúng ta cũng khuyến khích được lợi ích chung (the public good), và điều đó thường có hiệu quả hơn là khi chúng ta đã có ý định thực sự và trực tiếp làm như vậy. Đây là một ý tưởng đẹp, nhưng đương nhiên câu hỏi đặt ra là nó sát với thực tế đến mức nào.
Print Friendly and PDF

27.6.16

Những nước nào ở châu Âu phải lo lắng nhất trước kết quả của Brexit


Những nước nào ở châu Âu phải lo lắng nhất trước kết quả của Brexit

Jean-Baptiste Duval
CHÂU ÂU – Bye bye nước Anh. Người Anh đã chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU, European Union) vào hôm Thứ năm, với 52% số phiếu theo dự đoán, một bước nhảy vào cõi xa lạ, giáng xuống một đòn nghiêm trọng đối với dự án của châu Âu và đối với Thủ tướng David Cameron của họ. Điều đáng ngại là quyết định này của người dân Anh sẽ dẫn đến một số hệ lụy đối với nền kinh tế của EU và của các đối tác chính của London.
Hệ lụy đầu tiên và tức thì của cuộc trưng cầu dân ý này: giá đồng bảng Anh đã sụp đổ hoàn toàn. Trong vòng xoáy của nó, thị trường chứng khoán Tokyo đã giảm 8%, báo trước một "ngày thứ sáu đen tối" trên các thị trường thế giới.
Print Friendly and PDF

Brexit: và bây giờ thì điều gì sẽ xảy ra tiếp?



Brexit: và bây giờ thì điều gì sẽ xảy ra tiếp?
Christian CHAVAGNEUX
Sau thành công của sự kiện Brexit, Thủ tướng David Cameron tuyên bố, vào hôm Thứ Sáu 24 tháng 6, rằng ông sẽ rời khỏi căn nhà số 10 đường Downing Street trong ba tháng tới. ®ERIC TSAHEN/REA
Print Friendly and PDF

25.6.16

STIGLER George J., 1911-1991



George Stigler (1911-1991)

STIGLER George J., 1911-1991

Damien Gaumont
George J. Stigler sinh tại Renton, bang Washington, Hoa Kì, năm 1911. Sau khi bắt đầu học tại đại học Northwestern (1932), ông tốt nghiệp tiến sĩ đại học Chicago năm 1938. Giảng viên phụ đạo tại đại học Iowa từ 1936 đến 1938, ông lần lượt là phó giáo sư rồi giáo sư của đại học Minnesota từ 1938 đến 1946, tiếp đấy ông là giáo sư đại học Brown (Rhode Island) từ 1946 đến 1947, đại học Columbia từ 1947 đến 1958, đại học Chicago từ 1958 đến 1981 và được đại học này phong giáo sư ưu tú năm 1981. Làm nghiên cứu cho National Bureau of Economic Research từ 1941 đến 1976, ông là giám đốc của tạp chí Journal of Political Economy từ 1973 đến lúc mất năm 1991. Năm 1964 ông là chủ tịch American Economic Association. Rất tích cực trong nhiều cơ quan công cộng trong đó có Task Force on Competition and Productivity của tổng thống Hoa Kì Richard Nixon năm 1969, ở châu Âu ông chưa bao giờ đạt đến đỉnh điểm của sự nổi tiếng như Milton Friedman, dù ông là chủ tịch Hội Mont-Pèlerin từ 1977 đến 1978. Năm 1982, ông được Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển biểu dương.
Print Friendly and PDF

23.6.16

Sự đột biến của Việt Nam


Sự đột biến của Việt Nam
Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng nhiệm Việt Nam chủ tịch Trần Đại Quang (T) sau một cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 23 tháng 5 năm 2016. (Ảnh: LUONG THAI LINH / POOL / pool / AFP)
Ngay trước quyết định của Mỹ về việc dỡ bỏ cấm vận xuất khẩu vũ khí, chuyến viếng thăm của tổng thống Obama tại Hà Nội minh họa cho sự xích lại gần nhau của Hoa Kỳ với kẻ thù cũ của mình. Sự biến đổi các mối quan hệ chính trị này đi kèm với một sự điều chỉnh đáng ngạc nhiên không kém các mối quan hệ kinh tế phản ánh sự đột biến của Việt Nam.
Print Friendly and PDF

21.6.16

Kinh tế học vi mô



Kinh tế học vi mô
Microeconomics
® Giải Nobel: ARROW, 1972 DEBREU, 1983 LUCAS, 1995 MARKOWITZ, 1990 MERTON, 1997 MILLER, 1990 MIRRLEES, 1996 SCHOLES, 1997 SHARPE, 1990 STIGLER, 1982 VICKREY, 1996.
Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của những đơn vị kinh tế cá thể (đặc biệt là hành vi của người tiêu dùng và của người sản xuất) và những tương tác của những tác nhân này. Mục tiêu đầu tiên của bộ môn này là làm rõ những điều kiện cho phép có được sự phân bổ hiệu quả nhất có thể của các sản phẩm và dịch vụ, sẵn có lúc ban đầu hoặc được sản xuất. Phần lớn chương trình nghiên cứu này đã kết thúc vào đầu những năm 1950 với các công trình của Gérard Debreu và Kenneth Arrow về mô hình cân bằng chung giúp hai tác giả trên được giải Nobel kinh tế. Nhưng hai định lí cơ bản của kinh tế học phúc lợi tổng hợp cách tiếp cận của họ chỉ có giá trị dưới những giả thiết vô cùng chính xác và không bao giờ được hoàn toàn kiểm chứng trong thực tiễn. Đặc biệt, thông tin các tác nhân kinh tế có được là không bao giờ hoàn hảo và những quyết định của các tác nhân này hiếm khi được phối hợp, ngược lại với giả thiết cạnh tranh hoàn hảo và hư cấu về người xướng giá được cách tiếp cận truyền thống giả định. Do đó, có hai hướng được thăm dò. Hướng thứ nhất, được phát triển kể từ những năm 1960, nhằm mở rộng phương thức phân tích ra toàn bộ những quan hệ xã hội. Đặc biệt hướng này đã sinh ra trường phái được gọi là trường phái lựa chọn công cộng nhằm tìm hiểu hoạt động của Nhà nước theo mô hình phân bổ tối ưu các nguồn lực khan hiếm. Hướng thứ hai, dần dần hình thành từ những năm 1970, nhằm nghiên cứu những trao đổi hàng hoá với những giả thiết ít nghiêm ngặt hơn những giả thiết của cạnh tranh hoàn hảo. Vận dụng một cách đại trà lí thuyết trò chơi không hợp tác, hướng nghiên cứu này hiện ra như một chương trình nghiên cứu nhất quán, phát triển những khái niệm riêng như khái niệm hợp đồng, nhưng không vì thế mà đoạn tuyệt với cách tiếp cận kinh tế vi mô truyền thống dựa trên tính duy lí cá thể. Do tính chất tương đối thiểu số của trường phái lựa chọn công cộng, chúng tôi tự giới hạn ở việc trình bày cách tiếp cận kinh tế vi mô truyền thống và những phát triển mới bắt nguồn từ việc sử dụng lí thuyết trò chơi.
Print Friendly and PDF

19.6.16

Dữ liệu lớn và năng lượng: coi chừng thất vọng lớn!



Dữ liệu lớn và năng lượng: coi chừng thất vọng lớn!
Antoine Junqua
Liệu dữ liệu lớn có thực sự giúp ích thêm chút nào cho ngành năng lượng không? Có, nhưng với một số điều kiện. Tác giả: Antoine Junqua, Giám đốc Energie Teradata France
Mới cách đây 24 tháng, đây là những gì trông giống như nghị trình của nhiều cuộc họp làm việc của tôi: giới thiệu các kiểu dữ liệu có sẵn cho các tác nhân sử dụng trong ngành năng lượng (sản xuất, vận chuyển, phân phối và buôn bán năng lượng) và những lợi ích có thể có được từ mỏ thông tin này. Tiếp theo, là các kiểu chức năng phân tích được những người báo trước về dữ liệu lớn sử dụng trong lĩnh vực này, và những lợi ích đi cùng. Nói rõ hơn, là một cách tiếp cận dành cho những môn đồ mới của chủ đề Dữ liệu lớn trong lĩnh vực năng lượng.
Print Friendly and PDF

18.6.16

Hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Việt Nam



Hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Việt Nam
Công nhân làm việc trên một công trường xây dựng cảng tại Khu công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Công trường này thuộc một chi nhánh công ty Hàn Quốc Doossan Heavy Industries tại Việt Nam (Ảnh: HOANG DINH NAM / AFP)
Hai mươi năm sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Hàn Quốc là nước cung cấp hàng hóa đứng thứ hai, là nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ nhất, là nước viện trợ đứng thứ hai của Việt Nam. Hai nước vừa phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do đã được đàm phán ba năm trước đây. Chắc chắn, người Hàn Quốc làm mọi thứ rất nhanh – "Pali Pali". Tuy nhiên, bước đột phá này làm bất ngờ mọi người nếu nhớ lại những hoàn cảnh bi đát của cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các bên... cách đây năm mươi năm.
Print Friendly and PDF

15.6.16

Vì một thời đại mới của kinh tế học



Vì một thời đại mới của kinh tế học

Antoine Reverchon
Hơn một trăm nhà kinh tế quốc tế, chủ yếu là anglo-saxon, tham gia hội thảo hằng năm lần thứ sáu của Institute for New Economic Thinking (INET) tại Paris. Bất bình đẳng, các cuộc khủng hoảng Hy lạp và Âu châu, chính sách khắc khổ và giảm phát, biến đổi khí hậu, vai trò của các ngân hàng trung ương, điều tiết tài chính, tái cơ cấu nợ công, cách tân: những chủ đề được đề cập ở cuộc hội thảo này, diễn ra cho đến ngày 11 tháng 4 năm 2015 tại trụ sở của OECD, đều có tính thời sự. Tên của hai vị khách mời, Thomas Piketty và Yanis Varoufakis được công chúng biết đến, nhưng đó không phải là trường hợp của những nhà sáng lập và lãnh đạo INET – ngoại trừ Joseph Stiglitz, giải Nobel kinh tế (2001). Thế mà tham vọng của họ là “đào tạo thế hệ sắp tới những nhà lãnh đạo kinh tế thế giới, sáng tạo một tư tưởng kinh tế mới, và khuyến khích giới kinh tế học đáp ứng những thách thức của thế kỉ XXI”.
Print Friendly and PDF

13.6.16

Khi các nhà kinh tế chứng minh rằng kinh tế học không phải là một khoa học



Khi các nhà kinh tế chứng minh rằng kinh tế học không phải là một khoa học
Hai nhà kinh tế đã kiểm định 67 bài viết đăng trên 13 tạp chí kinh tế của Mỹ từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 10 năm 2013. ISTOCK
Trong các khoa học cứng, khi một nhà nghiên cứu tìm ra một kết quả độc đáo, thì một trong những cách để đảm bảo chất lượng công trình của mình là yêu cầu các nhà nghiên cứu khác tiến hành lại thí nghiệm trong những điều kiện tương tự. Nếu họ tìm ra những kết quả tương tự với kết quả ban đầu, thì đó là một nghiên cứu nghiêm túc.
Print Friendly and PDF

12.6.16

Kinh tế học là một khoa học



Vâng, kinh tế học là một khoa học

Raj Chetty
CAMBRIDGE, Mass. – Đang tồn tại một lời than vãn cũ kỹ về nghề nghiệp của tôi: nếu bạn hỏi ba nhà kinh tế học cùng một câu hỏi, bạn sẽ nhận được ba câu trả lời khác nhau.
Lời than vãn này đến với tâm trí tôi tuần trước, khi Giải thưởng về Khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel được trao cho ba nhà kinh tế học, hai trong số đó, Robert J. Shiller của Trường Yale và Eugene F. Fama của Đại học Chicago, có thể được nhìn nhận là có những quan điểm mâu thuẫn nhau về sự hoạt động của các thị trường tài chính. Thoạt nhìn, suy nghĩ của ông Shiller về vai trò của “tâm trạng phấn khởi vô lý” trong thị trường chứng khoán và thị trường nhà ở dường như mâu thuẫn với nghiên cứu của ông Fama rằng các thị trường trên phản ảnh thông tin mới vào giá cả một cách rất hiệu quả.
Print Friendly and PDF

11.6.16

Tìm hiểu khái niệm trí thức

Bài đã đăng trên tạp chí Khoa học xã hội (TP.HCM), số 1 (209), 2016, tr. 14-28
Tìm hiểu khái niệm trí thức
Trần Hữu Quang[*]
Tóm tắt: Trí thức là một từ thông dụng trong đời sống xã hội nhưng thường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, kể cả trong giới nghiên cứu khoa học xã hội. Bài này điểm lại một cách khái lược những quan niệm đáng chú ý về khái niệm trí thức của một số nhà triết học xã hội học trên thế giới trong thế kỷ 20, đi từ M. Weber, A. Gramsci, K. Mannheim, J. Schumpeter, T. Parsons, R. Dahrendorf, E. Shils cho tới C.W. Mills, P. Berger, T. Luckmann, J.P. Nettl P. Bourdieu.
“Trí thức”, người là ai? Người thế nào thì được gọi là trí thức? Trí thức đứng ở vị trí nào trong xã hội, họ đóng vai trò gì? Trí thức là một từ hết sức thông dụng nhưng cũng thường được hiểu theo những nội hàm hết sức đa dạng khác biệt nhau trong đời sống xã hội thường nhật cũng như ngay trong giới “trí thức” khoa học xã hội. Nói chung đã có rất nhiều cách định nghĩa cũng như rất nhiều quan niệm khác nhau về giới trí thức.
Print Friendly and PDF

8.6.16

Franco Modigliani hay chủ nghĩa Keynes xuống cấp



Franco Modigliani (1918-2003)

Franco Modigliani hay chủ nghĩa Keynes xuống cấp

Gilles Dostaler
Franco Modigliani, người khởi xướng tổng hợp tân cổ điển, cố dung hòa phân tích keynesian và kinh tế học vi mô của Walras. Với cái giá là một sự cắt xén những đóng góp sáng tạo nhất của tác giả cuốn "General Theory (Lý thuyết tổng quát)".
Franco Modigliani tự cho mình là một "nhà hiền triết" theo thuyết của Keynes.
Ban đầu, Franco Modigliani quan tâm đến y học, nghề của bố ông, bố ông qua đời khi ông mới 13 tuổi. Không chịu được cảnh phải thấy máu chảy, ông chuyển sang ngành luật học, lãnh vực mà ông đã lấy bằng tiến sĩ. Bị đe dọa sau khi chính phủ của Mussolini thông qua các đạo luật mang tính phân biệt chủng tộc, xét nguồn gốc Do Thái và các hoạt động chống phát xít của ông, ông cùng với vợ rời nước Ý vào năm 1939 để định cư tại Pháp, rồi tại Hoa Kỳ, nơi ông tiến hành các nghiên cứu về kinh tế, trong khi phải đi bán sách để kiếm sống. Ông phát hiện ra Keynes một cách phấn khởi. Ông tuyên bố, trong cuộc phỏng vấn với Arjo Klamer, rằng kinh nghiệm của cuộc suy thoái và thất nghiệp đại trà mà nó gây ra là một trong những nhân tố làm ông quan tâm đến kinh tế học: "Và rồi Keynes xuất hiện, nói rằng điều ấy không nên xảy ra"[1]. Nhưng rồi Modigliani sẽ làm cho tác phẩm của Keynes phải chịu đựng một cách xử lí đặc biệt.
Print Friendly and PDF

7.6.16

Mười điều báo bạn biết là mình đang ngồi cạnh một nhà kinh tế



An toàn hàng không
Mười điều báo bạn biết là mình đang ngồi cạnh một nhà kinh tế
BUTTONWOOD
Một vị kinh tế gia hàn lâm đã bị dẫn độ khỏi một chiếc máy bay hồi tuần trước sau khi một hành khách ngồi cạnh nghi ngờ ông ấy. Ông ấy đã vội vã viết nguệch ngoạc điều mà bà ta nghĩ là "mật mã khủng bố" hoặc chữ nước ngoài vào máy tính xách tay. Hóa ra đó là Guido Menzio, một nhà kinh tế học người Ý thuộc Đại học Pennsylvania, đang làm việc trên một số phương trình vi phân cho một mô hình về chi phí thực đơn và phân tán giá cả. Rất may, ông Menzio được phép quay trở lại chuyến bay của mình. Nhưng hành khách không thể không cẩn trọng. Dưới đây là mười điều cần biết khi có thể ngồi cạnh một nhà kinh tế học; cảnh sát cũng đã phát hình ảnh của hai nghi phạm chính (xem hình trên).
Print Friendly and PDF

4.6.16

Những điều Paul Krugman cần biết về Kinh tế học Tiến hóa



Những điều Paul Krugman cần biết về Kinh tế học Tiến hóa
Kinh tế học chuẩn thay đổi để phù hợp với lý thuyết tiến hóa
David Sloan Wilson
Sau lời phàn nàn rằng công cuộc tìm kiếm linh hồn của kinh tế diễn ra từ năm 2008 bỏ qua lý thuyết tiến hóa, tôi được biết bài nói chuyện của Paul Krugman ở Hiệp hội châu Âu về kinh tế học chính trị tiến hóa năm 1996. Tôi đã đọc nó từ trước nhưng khi nhớ lại, tôi thấy nó mang đến cơ hội tuyệt vời để phản ánh những thay đổi đã diễn ra trong lĩnh vực riêng của tôi về khoa học tiến hóa trong suốt hai thập niên qua.
Print Friendly and PDF

2.6.16

Dữ liệu lớn, các nhà tiên tri tồi và Brian Cox: Bài phỏng vấn Tim Harford


Dữ liệu lớn, các nhà tiên tri tồi và Brian Cox: Bài phỏng vấn Tim Harford
Nhà kinh tế đưa ra quan điểm của mình về cuộc khủng hoảng nhà ở tại Anh, dữ liệu lớn và việc uy tín của các nhà kinh tế tăng và giảm như thế nào
"Tôi chưa bao giờ hiểu được vì sao "dự báo của nhà kinh tế" là một bản tin": Tim Harford. © PopTech

Đâu là giới hạn của dữ liệu lớn? Liệu có nên xem trọng các dự báo kinh tế hay không? Và vì sao các nhà kinh tế trông giống nhiều với các nha sĩ? Tôi đã nói chuyện với nhà văn và nhà phát thanh truyền hình Tim Harford, trước cuộc nói chuyện với tạp chí Prospect vào ngày thứ năm này cùng với Little, Brown, về những câu hỏi trên và các chủ đề khác. Harford là tác giả của một chuyên mục của tuần báo Financial Times, năm cuốn sách trong đó có cuốn bán chạy nhất The Undercover Economist (Thám tử kinh tế), và là người dẫn chương trình More or Less (Nhiều hơn hay ít hơn) của Radio 4. Bằng cách soi kỹ mặt dưới của mọi tình huống và vấn đề hàng ngày, ông làm sống lại và giải thích các nguyên lý kinh tế khô khan theo một cách luôn lôi cuốn.
Print Friendly and PDF