31.3.16

John Locke, môn đồ của chủ nghĩa tự do toàn diện



John Locke (1632-1704)

John Locke, môn đồ của chủ nghĩa tự do toàn diện

Gilles Dostaler
Là một triết gia lớn, một nhà trí thức đa tài, một người hành động, John Locke tự khẳng định mình như là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của chủ nghĩa tự do. Là người bảo vệ tự do kinh tế và quyền sở hữu, ông lại không phải là người ủng hộ tự do kinh doanh.
John Locke đã soạn thảo một phiên bản nguyên thủy của lý thuyết định lượng tiền tệ và đặt nền tảng triết học của các lý thuyết về giá trị lao động.
Print Friendly and PDF

29.3.16

COP 21: Nếu so sánh với điều có thể xảy ra, thì thỏa thuận là một phép lạ. Nếu so sánh với điều cần phải xảy ra, thì đó là một thảm họa



COP 21: Nếu so sánh với điều có thể xảy ra, thì thỏa thuận là một phép lạ. Nếu so sánh với điều cần phải xảy ra, thì đó là một thảm họa

Jean Gadrey
Sáng nay tôi đã đọc tất cả những gì tôi có thể tìm thấy về thỏa thuận được ký kết vào ngày hôm qua, kể cả hai thông cáo mâu thuẫn của AFP. Tiêu đề của bài viết của tôi được lấy từ tờ Guardian. Thông cáo được Greenpeace công bố, đối với tôi, có vẻ là bản tóm tắt tốt nhất về những gì mà xã hội dân sự có thể nghĩ về kết quả đạt được, và phân tích chi tiết hơn của Attac, hiện tại, là phân tích sốt dẻo, chính xác nhất. Tôi đăng lại những trích đoạn hay liên kết dưới đây.
Tôi viết chữ hoa những bài học chính về các hoạt động cần tiến hành trong tương lai, không phải trong những năm tới, mà là trong những tuần tới và tháng tới, trong năm 2016. Nếu không thể gia tăng áp lực lên những "người ra quyết định" để đi xa hơn những cam kết không ràng buộc của các Nhà nước, và hỗ trợ và nhân rộng những sáng kiến ​​mang tính tiên phong và phân cấp, thì kịch bản tồi tệ nhất là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Print Friendly and PDF

27.3.16

Khoa học Tập chí



Đi tìm Tạp chí phổ biến khoa học đầu tiên ở Việt Nam

“KHOA-HỌC TẬP-CHÍ”

Hà Dương Tường

Đôi lời dẫn nhập

Ai cũng biết, tình trạng nghèo nàn lạc hậu của các nước châu Á vào thế kỷ XIII - XIX là nguyên nhân chủ yếu khiến họ bị các nước châu Âu thôn tính, chỉ trừ nước Nhật (và có lẽ, Thái Lan ở một mức thấp hơn) đã kịp thời tiến hành các chính sách duy tân, mở cửa đưa người sang Âu Mỹ học tập đồng thời đón các chuyên gia, nhà giáo từ các nước đó sang dạy cho thanh niên các kiến thức đã giúp họ phát triển thành các cường quốc: khoa học, cả khoa học tự nhiên và xã hội (triết học, chính trị, kinh tế học…). Về phần mình, sau những cố gắng tuyệt vọng của phong trào Cần vương, đầu thế kỷ XX một số sĩ phu yêu nước đã bắt đầu ý thức được yêu cầu học tập để hiện đại hoá đất nước: Phan Châu Trinh và những đồng chí của ông trong phong trào Duy Tân, trong Đông Kinh nghĩa thục, với khẩu hiệu “Khai dân trí, chấn dân khi, hậu dân sinh”. Phan Châu Trinh thậm chí còn đánh giá yêu cầu này khẩn cấp hơn việc đánh đổ chế độ thực dân, giành độc lập, theo như chủ trương của Phan Bội Châu và của nhiều người khác sau này. Tuy thế, do chưa hề được trực tiếp tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật tây phương – mà chỉ qua các mô tả trong “tân thư” của các nhà nho Trung Quốc, và cũng do thời gian quá ngắn ngủi – Đông Kinh nghĩa thục chỉ hoạt động được 9 tháng rồi bị đóng cửa, các môn khoa học trong chương trình giáo dục của Đông Kinh cũng chỉ dừng lại ở mức độ sao chép từ giáo dục tiểu học Pháp[1].
Print Friendly and PDF

24.3.16

Những ý tưởng kinh tế: một thị trường đóng



Những ý tưởng kinh tế: một thị trường đóng

Ở châu Âu ngày nay, những ý tưởng của Milton Friedman và Robert Lucas vẫn thống trị, chứ không phải là những ý tưởng của các nhà kinh tế phát hoảng hay của Thomas Piketty (hình). ©HAMILTON/REA
Khủng hoảng có làm đổi mới các ý tưởng kinh tế không? Đó là câu hỏi mà Federico Fubini đã đặt ra, từ việc nghiên cứu các ấn phẩm khoa học của các nhà kinh tế. Ông đi đến một ghi nhận đáng buồn dẫn đến việc ông viết rằng các ý tưởng kinh tế hình thành "một thị trường đóng". Một nghiên cứu khiến nhóm quản lý trang các trích dẫn của các nhà kinh tế (RePEc) phải hồi đáp, nhằm nỗ lực chỉ ra rằng giới kinh tế học đã cởi mở hơn một chút.
Nhưng những ý tưởng của các nhà kinh tế tiến bộ vẫn rất vất vả để được lắng nghe, ngay cả các ý tưởng của người được giới kinh tế học thừa nhận nhất trong số này, Thomas Piketty.
Print Friendly and PDF

22.3.16

Phỏng vấn Robert Lucas


Phỏng vấn Robert Lucas

Brian Snowdon, Howard Vane Peter Wynarczyk
Robert Lucas sinh tại Yakima, Washington năm 1937 và lấy bằng BA (về lịch sử) và PhD tại đại học Chicago vào năm 1959 và 1964. Từ 1964 đến 1975, ông giảng dạy tại đại học Carnergie-Mellon, và trở thành giáo sư kinh tế đại học này năm 1970. Năm 1975 ông là giáo sư kinh tế (John Dewey Distinguished Service) tại đại học Chicago và hiện vẫn dạy ở đây. Năm 1995, ông được giải kinh tế Nobel.
Robert Lucas được biết rộng rãi như người đứng đầu kinh tế học cổ điển mới. Những quyển sách nổi tiếng của ông gồm có: Studies in Business Cycle Theory (MIT Press, 1981), Rational Expectations and Econometric Practice (University of Minnesota Press, 1981; Allen and Unwin, 1982) cùng chủ biên với Thomas Sargent, Models of Business Cycles (Basil Blackwell, 1987) và Recursive Methods in Economic Dynamics (Harvard University Press, 1989) viết chung với Nancy Stokey và Edward Prescott.
Print Friendly and PDF

20.3.16

LUCAS Robert E. Jr, sinh năm 1937



Robert Lucas (1937-)

LUCAS Robert E. Jr, sinh năm 1937

Robert E. Lucas sinh tại Yakima (bang Washington, Hoa K) năm 1937. Sau khi đỗ một văn bằng đầu tiên về lịch sử năm 1959, ông tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế học của đại học Chicago năm 1964. Giảng viên phụ tại đại học Carnegie Institute of Technology từ 1963 đến 1967, ông trở thành phó giáo sư của đại học Carnegie-Mellon từ 1967 đến 1970 và cuối cùng là giáo sư từ 1970 đến 1974. Kể từ 1974, ông là giáo sư đại học Chicago và cũng là đồng giám đốc tạp chí Journal of Political Economy. Năm 1995, ông được Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển biểu dương.
Print Friendly and PDF

18.3.16

Đưa con người trở lại

George C. Homans (1910-1989)

ĐƯA CON NGƯỜI TRỞ LẠI[1]

George C. Homans
Bùi Thế Cường dịch
TÓM TT
Lý thuyết v mt hin tượng là mt gii thích v hin tượng y, nó th hin vic đi đến mt kết lun như thế nào t nhng gi định chung trong mt h thng din dch. Vi tt c nhng thành tu thc nghim ca mình, trường phái chc năng chưa bao gi đưa ra được mt lý thuyết theo nghĩa là mt gii thích, bi vì nó chưa h rút ra được nhng kết lun sáng t t nhng gi định chung ca nó v các điu kin ca s cân bng xã hi. Nếu thc s nghiêm túc trong vic xây dng mt lý thuyết có tính gii thích, thì ngay c các nhà chc năng lun cũng s phi thy rng nhng gi định chung ca lý thuyết y là nhng gi định tâm lý hc v hành vi con người ch không phi là v s cân bng ca các xã hi.
Tôi dự định nói về một vấn đề mà chúng ta trăn trở lâu nay. Bản thân tôi đã trăn trở về nó. Nhưng tôi không biện minh cho việc lại nêu lên vấn đề này. Mặc dù đã cũ, nó vẫn còn là một vấn đề chưa được dàn xếp ổn thỏa, và tôi nghĩ đây là vấn đề trí tuệ chung nhất trong xã hội học. Nếu tôi chỉ có một dịp may duy nhất để nói một cách ex cathedra (nói vói tư cách/ở cương vị Chủ tịch Hội ASA - ND), thì không thể dành để nói một cái gì đó vô thưởng vô phạt. Ngược lại, giờ là lúc để nói một cách thực sự.
Print Friendly and PDF

16.3.16

Vấn đề của những chính sách dựa trên thực chứng



Vấn đề của những chính sách dựa trên thực chứng

Ricardo Hausmann
CAMBRIDGE -  Rất nhiều cơ quan, từ các cơ quan chính phủ cho đến các định chế thiện nguyện và các tổ chức viện trợ, hiện nay đòi hỏi những chương trình cũng như chính sách phải dựa trên nền tảng chứng cứ. Nghĩa là nó đòi hỏi những chính sách này được lập ra dựa trên nền bằng chứng “tốt nhất có thể có được” trong khoảng thời gian hợp lý và giới hạn về mặt ngân sách. Nhưng cách mà phương pháp này được thực hiện có thể dẫn đến rất nhiều tai hại, làm sụt giảm khả năng của chúng ta để học hỏi và cải thiện những gì chúng ta làm.
Cái gọi là “tiêu chuẩn vàng” của những thành phần tạo nên chứng cứ tốt là các thí nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, hay RCT (randomized control trial), một ý tưởng được áp dụng đầu tiên ở lĩnh vực y tế cách đây hai thế kỷ, rồi chuyển sang nông nghiệp và trở nên thịnh hành trong kinh tế trong hai thập kỷ qua. Sự phổ biến của nó được dựa trên thực tế là nó chú tâm đề cập đến những vấn đề cốt lõi trong suy luận thống kê.
Print Friendly and PDF

14.3.16

Dữ liệu lớn từ A đến Z

Dữ liệu lớn từ A đến Z

Henri Verdier
Big Data (Dữ liệu lớn) ở khắp mọi nơi. Một số người lo ngại về một Big Brother[*] (Đại Ca) mới, một số người khác thì ca tụng những khả năng tuyệt vời mở ra trong các lĩnh vực khá đa dạng như tiếp thị, dịch tễ học, hoặc quản lý đô thị, và Chris Anderson, một chuyên gia về web, tiên đoán sự xuất hiện của một khoa học phi lý thuyết. Một cuộc nổi dậy chăng? Không, thưa ngài: một cuộc cách mạng. Nhưng, thực tế thì chúng ta đang nói về những gì?
ParisTech Review – Trong khoảng thời gian hai hoặc ba năm nay, chủ đề Big Data (Dữ liệu lớn) chiếm ưu thế trong không gian công cộng, tạo ra sự phấn khởi và sự dè dặt ... mà không phải bao giờ ai cũng biết chính xác đó là gì. Ông có thể giải thích nhanh về điều ấy?
Print Friendly and PDF

12.3.16

Akerlof và Shiller: Tất cả những gì bạn cần biết về thao túng thị trường tự do



Akerlof và Shiller: Tất cả những gì bạn cần biết về thao túng thị trường tự do

Hệ thống kinh tế khuyến khích và tán thưởng thủ đoạn gian trá và sự lừa dối.
Không phải toàn bộ nền móng cho sự cách tân trong kinh tế học đều được thiết lập mới trong ngày hôm nay. Trong nhiều thập kỷ, bằng cách này hay cách khác, các kinh tế gia đã không ngừng thử thách các hệ chuẩn thống trị. Bài báo “The Market for Lemons” (Thị Trường Hàng Kém Chất Lượng) do George Akerlof viết năm 1970 – tài liệu được tải nhiều nhất từ trước tới nay trên trang RePEC (Research Papers in Economics) – chính là hình ảnh minh họa cho các thử thách sâu sắc nói trên. Tương tự, nghiên cứu thực nghiệm sắc bén của Robert Shiller đã thách thức các nguyên lý cơ bản của giả thiết thị trường hiệu quả - được hình tượng hóa trong quyển sách bán chạy nhất của ông có tựa đề Irrational Exuberance (Sự hồ hởi phi lý trí).
Print Friendly and PDF

10.3.16

“Tiền là tiên là Phật...?”


Bùi Văn Nam Sơn, Nguồn: Blog Góc Nhỏ

“Tiền là tiên là Phật...?” 

Bùi Văn Nam Sơn
(TBKTSG XUAN) - Xin thưa: còn hơn thế nữa! Tiền là ông Trời, là “Thượng Đế của thời đại chúng ta” (G. Simmel); thời đại ấy “đã thay thế sự toàn năng của Thượng Đế bằng sự toàn năng của đồng tiền” (N. Luhmann).
Simmel còn minh họa dễ hiểu: ngày trước, tòa nhà cao nhất ở các đô thị là giáo đường, nay là... các ngân hàng! “Chúng khẩu đồng từ”, nếu ta nhớ rằng Georg Simmel thuộc thế hệ đầu tiên của những nhà xã hội học Đức, còn Niklas Luhmann sống đồng thời với chúng ta. Nhiều nhà thần học vốn không chịu “thờ hai chúa” (Thượng Đế và... Thần Tài/Mammon) cũng phải cay đắng thừa nhận một “chủ nghĩa phiếm thần thờ đồng tiền” và đồng tiền trở thành “thực tại tối cao, quy định tất cả”, một danh xưng chỉ được dành cho Thượng Đế trước đây! Một sự “soán ngôi” vô tiền khoán hậu? Một cách nói thậm xưng? Dù hiểu cách nào, đây là một thực tế cần nhận diện, cần suy tưởng từ nhiều giác độ: kinh tế học, xã hội học, nhân học và triết học.
Print Friendly and PDF

8.3.16

Giới tính, hoạch định chính sách tiền tệ, và những ưu tiên của đất nước




Giới tính, hoạch định chính sách tiền tệ, những ưu tiên của đất nước

Donato Masciandaro, Paola Profeta, Davide Romelli
Người ta ít biết về các động cơ của sự đa dạng về giới trong các ủy ban chính sách tiền tệ. Bài viết này trình bày nghiên cứu mới cho thấy những ưu tiên của giới có thể có nguồn gốc từ bên trong liên quan đến các thiết lập cơ cấu và thể chế tổng thể. Sự hiện diện của nữ giới cao hơnliên quan tới các mức độ độc lập cao hơn của ngân hàng trung ương và sự tham gia giám sát ngân hàng và ngành tài chính thấp hơn của ngân hàng trung ương.
Print Friendly and PDF

6.3.16

Chủ nghĩa tư bản không mang lại hạnh phúc



Chủ nghĩa tư bản không mang lại hạnh phúc

Nhân viên ngành thức ăn nhanh biểu tình đòi tăng lương, ở New York. ©MARK PETERSON/REDUX-REA
Chủ nghĩa tư bản rõ ràng là đã tạo ra những tác hại. Tại châu Âu, sự gia tăng tình trạng nghèo đói và sự bất ổn kinh tế đã mở toan cánh cửa quyền lực cho các đảng phái chống lại tự do và độc tài, theo nhận xét của Nouriel Roubini. Nhưng chủ nghĩa tư bản còn cho thấy sự bất lực trong việc bảo đảm phúc lợi của người dân, cho dù đó là các thủ thuật tồi tệ của thị trường (George Akerlof và Robert Shiller) hay là sự bất lực của tiền tệ trong việc mang lại hạnh phúc cho con người (Angus Deaton, Daniel Kahneman, và Jean Gadrey).
Print Friendly and PDF

5.3.16

Jean Bodin, nhà tư tưởng về thuyết chủ quyền quốc gia và tiền tệ



Jean Bodin (1530-1596)

Jean Bodin, nhà tư tưởng về thuyết chủ quyền quốc gia và tiền tệ

Là một học giả uyên bác, Jean Bodin đã xác lập cách trình bày hiện đại đầu tiên của một lý thuyết về nhà nước và ấn định các quy tắc của phê bình sử học. Trong kinh tế học, ông được coi là cha đẻ của lý thuyết định lượng về tiền tệ.
Jean Bodin thể hiện một niềm tin lớn của tư tưởng kinh tế: sự tồn tại của các quy luật kinh tế phổ quát, tương đương với các quy luật của tự nhiên.
Jean Bodin là một học giả uyên bác, vào một thời kỳ mà kiến thức chưa được phân ban. Mười lăm tác phẩm mà ông đã để lại viết về thần học, triết học, ngữ văn, luật học và án lệ, nhân chủng học, sử học, địa lý, nhân khẩu học và tất nhiên về kinh tế học, một lĩnh vực mà ông đã cống hiến một trong những định luật lâu đời nhất về kinh tế học vĩ mô, ngày nay được biết đến dưới tên gọi là lý thuyết định lượng về tiền tệ.
Print Friendly and PDF

3.3.16

Aristotle khám phá kinh tế

Aristotle (384-322 BC)

Aristotle khám phá kinh tế[1]

Karl Polanyi
Khi đọc chăm chú các chương trước[2], có lẽ bạn đọc đã đoán rằng vài kết luận quan trọng vẫn còn để ngõ. Cuộc tranh luận về oikos và những bàn luận của chúng tôi về các phương pháp của thương mại assyrian cũng như v các thương cảng ở Tây Địa trung hải dường như gợi ý rằng việc nghiên cứu thế giới cổ đại, thế giới đã sản sinh ra nền văn minh Hi lạp rực rỡ, sẽ dành cho chúng ta một sự ngạc nhiên. Sự chờ đợi này hoàn toàn không phải không có lí do vì để đánh giá lịch sử kinh tế Hi Lạp, việc thừa nhận sự vắng mặt của các thị trường ở Babylon thời Hammourabi có những hệ luận hiển nhiên.
Hình ảnh quen thuộc của thành Athens cổ điển phải giải quyết điều có vẻ là một mạng những mâu thuẫn. Kết luận chủ yếu phải là Attica (vùng Athens – ND) không thừa hưởng, như chúng ta hằng tin tưởng vững chắc, những kĩ thuật thương mại được giả định là được phát triển ở Đông phương, nhưng đúng hơn Attica nằm ở cội nguồn của phương pháp thương mại mới, có thị trường. Vì, nếu Babylon và Tyre không phải là, như ngày nay đã rõ, những trung tâm xưa của thị trường tạo ra giá cả thì những yếu tố của thể chế phôi thai này phải thể hiện trong thế giới Hi lạp trong thiên niên kỉ đầu trước công nguyên. Do đó, Hi lạp trong các thế kỉ VI và V, về các khía cạnh chủ yếu, còn ít kinh nghiệm kinh tế hơn những khẳng định của các “nhà nguyên thủy” quyết liệt nhất, trong lúc vào thế kỉ thứ IV bản thân người Hi lạp thiết lập những phương pháp thương mại có lời mà lâu sau này sẽ sản sinh ra sự cạnh tranh thị trường.
Print Friendly and PDF