30.10.17

Keynes và kinh tế thị trường: hai cách đọc khác nhau [I]

John M. Keynes (1883-1946)
KEYNES vÀ kinh tẾ thỊ trưỜng: hai cÁch ĐỌc khÁc nhau [I]
Trần Hải Hạc[*]
Tóm tắt
Chính thống hay tà đạo? Hơn sáu mươi năm sau khi ra đời, Lý thuyết khái quát về nhân dụng, lãi suất và tiền tệ của Keynes vẫn chất vấn người đọc và không ngừng gây ra những cuộc tranh cãi trong giới lý luận kinh tế. Bài viết đầu tiên này nhắm làm sáng tỏ tính chất nhập nhằng, nước đôi của học thuyết mang tên Keynes, từ thời kỳ phổ biến Lý thuyết khái quát sau năm 1936, cho đến thời kỳ thuyết Keynes toàn thắng và trở thành kinh tế học thống trị trong những thập niên 50-60, rồi đến thời kỳ thuyết Keynes bước vào khủng hoảng và suy vong trong những thập niên 70-80, cho tới thời kỳ gần đây đã chứng kiến thuyết Keynes hồi sinh. Một lời mời viếng lại sáu mươi năm lịch sử tư tưởng kinh tế.
Xuất bản năm 1936 dưới đầu đề Lý thuyết khái quát về nhân dụng, lãi xuất và tiền tệ, tác phẩm chủ yếu của John Maynard Keynes đã được ông giới thiệu như là một cuộc cách mạng trong tư duy kinh tế: theo lời của Keynes, đó là một công trình “sẽ tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong cách thế giới tiếp cận các vấn đề kinh tế” [thư gửi G.B. Shaw ngày 1.1 1935, CW, XIII,  trg 492-493][1]. Cuộc cách mạng của Keynes nhằm lật đổ khoa học kinh tế chính thống mà ông còn gọi là “cổ điển”, bao gồm các tác giả cổ điển - kể cả Marx - và các tác giả tân cổ điển đang thống trị khoa học kinh tế đương đại[2]. Theo sự phân loại của Keynes, phạm trù “chính thống” chỉ tất cả các học thuyết tin rằng nền kinh tế thị trường có thiên hướng đạt đến cân bằng toàn dụng do khả năng tự điều chỉnh khi mọi giá cả đều linh hoạt. Phủ nhận điều đó là “tà thuyết”, và Keynes tự xếp mình vào phạm trù này [The Listerner 21.11 1934, CW, XIII, trg 487].
Print Friendly and PDF

28.10.17

Tại sao Ấn Độ lo ngại sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” đầy tham vọng của Trung Quốc



TẠI SAO ẤN ĐỘ LO NGẠI SÁNG KIẾN ​​“MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƯỜNG” ĐẦY THAM VỌNG CỦA TRUNG QUỐC

Đối với New Delhi, sáng kiến ​​Mt vành đai, Một con đường” [OBOR] có thể là một cơ hội kinh tế tiềm năng, nhưng cũng là một mối đe dọa đối với quyền lợi của Ấn Độ.
Yao Dawei/IANS/Xinhua
Việc Trung Quốc nói nhiều đến sáng kiến “Một vành đai, Một con đườnghay​​ OBOR đang gây ra một số lo lắng trong các hành lang quyền lực ở New Delhi, khi dự án đầy tham vọng trị giá 1 nghìn tỷ USD của Bắc Kinh bắt đầu định hình.
Được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo vào năm 2013, dự án OBOR, vốn sẽ tăng cường dấu ấn kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc, đã thách thức Ấn Độ trên hai mặt trận – thứ nhất dưới hình thức các hoạt động đầu tư rộng lớn của Trung Quốc được công bố cho Pakistan, và thứ hai, là một sự hiện diện tăng nhanh về mặt chiến lược và kinh tế ở Ấn Độ Dương. Điều này bao gồm việc Trung Quốc bơm tiền vào các dự án cảng ở các nước láng giềng như Sri Lanka và Bangladesh.
Print Friendly and PDF

24.10.17

Trung Quốc: cuộc điều tra rộng lớn các mạng WeChat, Weibo và Baidu vì những “nội dung trái phép”

TRUNG QUỐC: CUỘC ĐIỀU TRA RỘNG LỚN CÁC MẠNG WECHAT, WEIBO VÀ BAIDU VÌ NHỮNG “NỘI DUNG TRÁI PHÉP”

Bên trái và bên phải màn hình của một điện thoại thông minh Trung Quốc, là biểu tượng của các ứng dụng nhắn tin Wechat và QQ của tập đoàn Tencent, và ở giữa, là ứng dụng tiểu blog Weibo của tập đoàn Sina. (Ảnh bản quyền: Da qing/Imaginechina/via AFP)
Làm thế nào để kiểm soát hoàn toàn thứ không kiểm soát được, cụ thể là không gian mạng [cyberspace]? Một vài tháng trước Đại hội Đảng lần thứ 19, một thời điểm có tính quyết định đối với việc duy trì quyền lực của Tập Cận Bình, chính phủ Trung Quốc đã không còn nương tay. Vào hôm Thứ sáu, ngày 11 tháng 8, chính phủ đã mở một cuộc điều tra ba tập đoàn mạng: WeChat, Weibo và Baidu bị cáo buộc phổ biến những “nội dung trái phép” và “gây nguy hiểm cho nền an ninh quốc gia”.
Đây là một chiến dịch lớn về sự kiểm duyệt trực tuyến. Vào hôm Thứ sáu này, chính phủ đã mở một cuộc điều tra ba mạng xã hội phổ biến nhất ở Trung Quốc: mạng tin nhắn WeChat, mạng Weibo (Twitter của Trung Quốc) và công cụ tìm kiếm Baidu. Những cáo buộc chính? Cả ba đã vi phạm luật mới về an ninh mạng qua việc xuất bản những nội dung trái phép gây nguy hiểm cho nền an ninh quốc gia, theo tường thuật của báo South China Morning Post [Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng]. Luật [mới] này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 [năm 2017] vừa qua: Nó cho phép các cơ quan thẩm quyền truy tố mọi cá nhân hoặc pháp nhân xuất bản những thông tin được cho là có hại cho chế độ. Cuộc điều tra đã bắt đầu ở Bắc Kinh và Quảng Châu khi nhận được những tin nhắn từ người dùng thông báo những điều được gọi là “nội dung trái phép”, theo lời khẳng định của một quan chức chính quyền Trung Quốc về an ninh mạng trong một tuyên bố ngắn gọn. Ví dụ, các an ninh không gian mạng đã phát hiện một số người dùng Internet đã sử dụng ba nền tảng để phổ biến những thông tin bạo lực và những tin đồn bẩn thỉu”, gây nguy hiểm cho nền an ninh quốc gia, an toàn công cộng và trật tự xã hội.
Print Friendly and PDF

22.10.17

Khoa học kinh tế mới còn tệ hại hơn cái khoa học cũ

Một bộ môn lấy cảm hứng từ tâm lí học hành vi:

Khoa học kinh tế mới còn tệ hại hơn cái khoa học cũ

Laura Raim, Nhà báo
Laura Raim
Một thời gian dài, các nhà kinh tế học kinh điển đã thiết kế các mô hình của họ như thể con người là chiếc máy tính. Thất bại. Bởi thế, kinh tế học gọi là kinh tế học hành vi, được nuôi dưỡng bằng tâm lí học, nghiên cứu những phản ứng và quyết định của chúng ta nhằm tiên đoán chúng. Và nhằm tác động đến chúng bằng những biện pháp khuyến khích tinh vi. Thật vậy chỉ cần một cú hích nhỏ đủ để đưa người lao động và người tiêu dùng vào đúng khuôn phép.
Lí thuyết kinh tế thống trị, còn được gọi là lí thuyết “tân cổ điển”, đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Không những các mối quan hệ loạn luân của các chuyên gia của nó với các định chế tài chính bị tiết lộ[1] mà ngay cả trách nhiệm của lí thuyết này trong cuộc khủng hoảng vừa qua còn được phơi bày ra ánh sáng. Những bậc thầy được thừa nhận của bộ môn thường có thói quen biện minh cho sự tự điều tiết bằng tính hiệu quả hoàn hảo của các thị trường, bản thân tính này bắt nguồn từ tính duy lí tuyệt đối của các tác nhân. Khủng hoảng tài chính đã phá hủy câu chuyện cổ tích cho trẻ con này.
Print Friendly and PDF

21.10.17

Có điều gì sai với ngành tài chính

CÓ ĐIỀU GÌ SAI VỚI NGÀNH TÀI CHÍNH
Một tiểu luận về những gì các nhà kinh tế học và các học giả tài chính học được, và chưa học được, từ cuộc khủng hoảng. Hy vọng tốt nhất nằm ở trường phái [kinh tế học] hành vi
Buttonwood
Cả các nhà tài chính và nhà kinh tế học vẫn còn bị quy trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009: nhóm thứ nhất vì đã tạo ra nó và nhóm thứ hai vì đã không dự báo được nó. Như có thể thấy, hai vấn đề này có tương tác với nhau. Các nhà kinh tế học đã không hiểu được tầm quan trọng của lĩnh vực tài chính và các nhà tài chính đã đặt quá nhiều niềm tin vào các mô hình do các nhà kinh tế học tạo ra.
Nếu điều này nghe giống như một cuộc tranh luận cổ xưa, và vì vậy không liên quan đến các mối bận tâm của ngày nay, thì không phải vậy. Sự phản ứng của các ngân hàng trung ương và của các cơ quan điều tiết đối với cuộc khủng hoảng đã dẫn đến một nền kinh tế không giống bất cứ nền kinh tế nào mà chúng ta đã từng thấy trước đây, với lãi suất ngắn hạn giảm về bằng không, một số trái phiếu có lợi suất âm và các ngân hàng trung ương đóng vai trò chi phối trên các thị trường. Ở đây người ta không rõ là lý thuyết kinh tế học hay lý thuyết tài chính đã điều chỉnh để đối mặt với thực tế mới này.
Print Friendly and PDF

20.10.17

Đối với kinh tế học lại thêm một sự ngạc nhiên khác về giải thưởng để tưởng nhớ Nobel



ĐỐI VỚI KINH TẾ HỌC LẠI THÊM MỘT SỰ NGẠC NHIÊN KHÁC VỀ GIẢI THƯỞNG ĐỂ TƯỞNG NHỚ NOBEL
NEW HAVEN – Người đoạt giải thưởng về Khoa học Kinh tế [để tưởng nhớ Nobel] năm nay, Richard Thaler của Đại học Chicago (Mỹ), là một sự lựa chọn gây tranh cãi. Thaler được biết đến nhờ vào việc theo đuổi suốt đời kinh tế học hành vi (và cả phân ngành của nó, tài chính hành vi), đây là ngành nghiên cứu về kinh tế học (và tài chính) từ góc độ tâm lí. Đối với một số người trong nghề, ý tưởng rằng việc nghiên cứu tâm lí nên là một phần của kinh tế học đã tạo nên sự thù địch trong nhiều năm.
Tôi không thuộc nhóm trên. Tôi thấy thật là tuyệt vời khi Quỹ Nobel chọn Thaler để trao giải. Giải thưởng về kinh tế học [để tưởng nhớ] Nobel đã được trao cho một số người có thể gọi họ là các nhà kinh tế học hành vi, bao gồm George Akerlof, Robert Fogel, Daniel Kahneman, Elinor Ostrom và tôi. Tính cả Thaler, cho đến bây giờ có khoảng 6% trong tổng số giải thưởng về kinh tế học [để tưởng nhớ] Nobel đã trao các nhà kinh tế học hành vi.
Print Friendly and PDF

19.10.17

Richard Thaler: Giải thưởng về Kinh tế học để tưởng nhớ Nobel năm 2017

RICHARD THALER: GIẢI THƯỞNG VỀ KINH TẾ HỌC ĐỂ TƯNG NHỚ NOBEL NĂM 2017
Timothy Taylor
Giải thưởng Sveriges Riksbank về Kinh tế học để tưởng nhớ Alfred Nobel năm 2017 đã được trao cho Richard Thaler “vì những đóng góp cho kinh tế học hành vi”. Kinh tế học hành vi là gì và tại sao nó xứng đáng với giải thưởng này? Ủy ban Nobel cung cấp một số tài liệu hữu ích để giải đáp cho những câu hỏi trên, bao gồm một tiểu luận ngắn, dễ hiểu dưới dạng “thông tin cho đại chúng”, “Easy money or a golden pension? Integrating economics and psychology“ (Tiền dễ vay hay trợ cấp vàng? Tích hợp kinh tế học và tâm lí học) và một tiểu luận dài dưới dạng “thông tin chuyên môn”, đào sâu hơn về kinh tế học “Richard H. Thaler: Integrating Economics with Psychology“ (Richard H.Thaler: Tích hợp Kinh tế học với Tâm lí học).
Ủy ban Nobel viết rằng: “Richard Thaler đã góp phần mở rộng và cải tiến việc phân tích kinh tế bằng cách xem xét ba đặc điểm tâm lí có ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế một cách hệ thống – đó là tính duy lí hạn chế (limited rationality), nhận thức về sự công bằng (perceptions about fairness), và sự thiếu khả năng tự kiểm soát (lack of self-control)”. Bây giờ tôi sẽ giải thích ngắn gọn về từng thuật ngữ này và về bức tranh tổng thể của kinh tế học hành vi.
Print Friendly and PDF

18.10.17

Richard Thaler: làm thế nào để thay đổi tư duy và gây ảnh hưởng đến người khác



RICHARD THALER: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAY ĐỔI TƯ DUY VÀ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI KHÁC
Câu chuyện về việc làm thế nào một người 'lười biếng' đã được trao giải thưởng Nobel cũng quan trọng như việc vì sao ông giành được giải thưởng ấy
Tim Harford
Điều tốt nhất về Thaler, những gì thực sự làm cho ông trở nên đặc biệt, đó là việc ông là người lười biếng.” Daniel Kahneman, người được trao giải thưởng về kinh tế học năm 2002 để tưởng nhớ Nobel, đã nói như vậy. Giáo sư Kahneman nói về Richard Thaler, người đã lặp lại thành tích này 15 năm sau đó. Người hướng dẫn luận án của Thaler, nhà kinh tế học Sherwin Rosen, nói điều đó theo cách khác: “Chúng tôi không mong đợi gì nhiều ở ông ấy.”
Câu chuyện về về việc làm thế nào một người ‘lười biếng’ và không nhiều triển vọng đã được trao giải thưởng Nobel cũng quan trọng như việc vì sao ông giành được giải thưởng ấy. Thông báo của ủy ban Nobel đã công nhận Giáo sư Thaler “vì những đóng góp của ông cho kinh tế học hành vi”. Nhưng có một cách khác để mô tả cách thức ông định hình lại kinh tế học: ông thuyết phục một nhóm rộng lớn những người thành công bằng một thế giới quan mạnh mẽ để thay đổi tư duy của họ.
Print Friendly and PDF

17.10.17

Giải Nobel kinh tế học: học thuyết hành vi của các quyết định kinh tế và bí mật của nó

GIẢI NOBEL KINH TẾ HỌC: HỌC THUYẾT HÀNH VI CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH KINH TẾ VÀ BÍ MẬT CỦA NÓ
Richard Thaler (1945-)
David F. Ruccio
Rất nhiều người đã hỏi tôi về tầm quan trọng của cái gọi là Giải thưởng về kinh tế học [để tưởng nhớ] Nobel đã được trao cho Richard Thaler hôm [9/10/2017] qua.
Họ quan tâm vì họ đã đọc hoặc nghe về danh mục lớn các trường hợp ngoại lệ đối với quy luật [của kinh tế học] tân cổ điển về việc ra quyết định duy lí đã được Thaler và các nhà kinh tế học về hành vi khác tổng hợp.
Một trong những mục yêu thích của tôi là “trò chơi tối hậu thư”[1], trong đó người chơi đầu tiên đề xuất phân bổ một khoản tài trợ (5$) và người chơi thứ hai có thể chấp nhận hoặc từ chối đề xuất này. Nếu đề xuất được chấp nhận, mỗi người chơi được nhận khoản tiền như theo đề xuất của mình; nếu đề xuất bị từ chối, cả hai người chơi không có gì cả. Điều mà Thaler và các đồng nghiệp của ông phát hiện là hầu hết những người chơi ở vị trí thứ hai sẽ từ chối những đề xuất phân bổ cho họ ít hơn 25% khoản tài trợ - mặc dù, một cách duy lí, họ sẽ có lợi hơn với một khoản tiền trong khoản đề xuất ban đầu. Nói cách khác, nhiều người sẵn sàng chịu thiệt (nghĩa là không nhận được gì) để trừng phạt những cá nhân đưa ra đề xuất “không công bằng” với họ. Một khái niệm về sự công bằng như thế là sự thờ ơ đối với kiểu tư lợi (self-interested), ra quyết định duy lí mà chúng chính là trọng tâm của lí thuyết kinh tế học tân cổ điển.
Print Friendly and PDF

16.10.17

Công trình của Richard Thaler chứng minh vì sao kinh tế học khó đến thế



CÔNG TRÌNH CỦA RICHARD THALER CHỨNG MINH VÌ SAO KINH TẾ HỌC KHÓ ĐẾN THẾ
Rất khó để mô hình hóa hành vi của những sinh vật, khó kiểm soát về mặt xã hội, như con người
R. A. | WASHINGTON
RICHARD THALER năm nay đã được trao giải thưởng Nobel về các khoa học kinh tế vì những đóng góp của ông cho kinh tế học hành vi. Đó là một giải thưởng xứng đáng và là một giải thưởng sáng tỏ, theo quan điểm của kinh tế học. Trong một thời gian rất dài, các nhà kinh tế học hy vọng xem xét con người giống một chút như các hạt trong vật lý học, mà hoạt động có thể được mô tả bằng một vài quy tắc được hiểu đúng, cho phép các nhà nghiên cứu mô hình hóa và hiểu được sự tương tác phức tạp giữa các hạt. Họ cho rằng quy tắc là những thứ giống như thông tin hoàn hảo, lý luận hướng đến tương lai và tính duy lý. Tất nhiên, các nhà kinh tế học hiểu rằng con người không phải lúc nào cũng hành xử theo các quy tắc đó, nhưng ý tưởng, nói chung, là các quy tắc sẽ cho phép tính đến xấp xỉ thực tế.
Rồi các nhà kinh tế học hành vi xuất hiện, nhận lấy nhiệm vụ nghiên cứu những cách qua đó hoạt động của con người tách ra một cách có hệ thống khỏi các mô hình sử dụng những giả định cơ bản đó. Đối với nhiều nhà kinh tế học trong số trên, mục đích hầu như chắc chắn là tìm ra một tập đối chọn những nguyên lí mô tả hành vi con người, để họ có thể quay lại với công việc mô hình hóa nền kinh tế. Bộ nguyên lí mới đó chưa bao giờ thực sự hiện lên, mà chỉ có một đống những điều kỳ quặc về mặt hành vi. Theo nhận định của mục bình luận tuần này trên trang Free exchange, một trong những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng hành vi là lôi kéo tập thể các nhà kinh tế học từ bỏ một chút khỏi việc tạo ra những lý thuyết lớn, và tập trung nhiều hơn vào những nghiên cứu thực nghiệm và những vấn đề cụ thể về chính sách.
Print Friendly and PDF

15.10.17

Năm phê phán các công trình của Richard Thaler



NĂM PHÊ PHÁN CÁC CÔNG TRÌNH CỦA RICHARD THALER
Việc trao giải kinh tế của Ngân hàng trung ương Thuỵ Điển năm 2017 cho Richard H. Thaler đã làm dấy lên nhiều lời ngợi ca tác giả này. Tuy nhiên, trong một bài khá lí thú công bố gần đây trên tạp chí Revue de larégulation, nhà kinh tế học Jean-Michel Servet nêu lên nhiều phê phán đáng được biết đến.
Kinh tế học hành vi
Xin nhắc lại điều được xem là đóng góp chính của vị giáo sư đại học Chicago. Chúng ta không phải là những homo oeconomicus duy lí vì chúng ta là nạn nhân của những thiên kiến nhận thức: Thaler đề xuất giải thích vì sao. Ông làm việc này bằng nhiều thử nghiệm trong phòng thí nghiệm từ những tình thế được ông sáng tạo và kiểm định trên những “con chuột bạch” hay bằng những quan sát trực tiếp.
Print Friendly and PDF

14.10.17

Richard Thaler, một giải Nobel kinh tế “mất dạy”



RICHARD THALER, MỘT GIẢI NOBEL KINH TẾ “MẤT DẠY”
Alexandre Delaigue, giáo sư kinh tế tại Lille
Richard Thaler là một nhà kinh tế học không giống ai. Ông biết cách viết như thế nào và được phú cho một khiếu hài hước vững chắc, hai điều không nhất thiết là những đặc điểm phổ biến nhất trong giới kinh tế học. Nếu bạn không tin, hãy đọc Nudge [Cú hích], cuốn sách mà ông là đồng tác giả với luật gia Cass Sunstein, nhưng đặc biệt là cuốn tự truyện của ông Misbehaving [Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính] (khó dịch, nhưng có nghĩa là “người hành xử sai trái”), sẽ sớm được dịch ra tiếng Pháp, một hiệu ứng của giải Nobel kinh tế. Nhưng phẩm chất chính của ông, nếu tin theo lời của bạn ông Daniel Kahneman, người được trao giải Nobel về kinh tế học, là sự lười biếng. Thaler, từ sự thú nhận bản thân, là người rất lười biếng, rất chậm chạp để hoàn thành các bài viết của mình, một nghịch lý nhưng cũng là một lợi thế: ông chỉ nghiên cứu những đề tài đủ sức hấp dẫn để vượt qua tính lười biếng của mình.
Print Friendly and PDF

13.10.17

Tại sao các nhà bảo thủ nên ăn mừng giải thưởng Nobel của Thaler



TẠI SAO CÁC NHÀ BẢO THỦ NÊN ĂN MỪNG GIẢI THƯỞNG NOBEL CỦA THALER
Lý thuyết "cú hích" của Thaler thường được các nhà tự do tán dương, nhưng việc ứng dụng nó thì phổ biến ở cánh hữu.
Tyler Cowen
Một cú hích lên ngón tay của bạn. Nhiếp ảnh gia: Jay Directo/AFP/Getty Images
Richard Thaler, người được trao giải thưởng về kinh tế học năm 2017 để tưởng nhớ Nobel, thường không được coi là một nhà tư tưởng thuộc cánh trung hữu. Tuy nhiên, ý tưởng chính của ông về “Nudge [Cú hích]”, đồng tác giả với Cass Sunstein, đồng nghiệp của tôi như là cộng tác viên của trang Bloomberg View, lại là một đóng góp có ý nghĩa nhất đối với tư duy bảo thủ trong một thế hệ.
Print Friendly and PDF

12.10.17

Tiền dễ vay hay trợ cấp vàng? Tích hợp kinh tế học với tâm lí học

TIỀN DỄ VAY HAY TRỢ CẤP VÀNG? TÍCH HỢP KINH TẾ HỌC VỚI TÂM LÍ HỌC
Nhà kinh tế học người Mỹ Richard H. Thaler là một [trong những] người tiên phong trong kinh tế học hành vi, một lĩnh vực nghiên cứu trong đó những hiểu biết sâu sắc từ nghiên cứu tâm lí được ứng dụng vào quá trình ra quyết định kinh tế. Quan điểm về hành vi là quan điểm kết hợp những phân tích thực tế về cách con người suy tư và hành xử trong khi ra các quyết định kinh tế, nó tạo ra những cơ hội mới trong việc thiết kế các biện pháp và thể chế nhằm làm gia tăng lợi ích xã hội.
Richard Thaler (1945-)
Kinh tế học có mối liên hệ với việc thấu hiểu hành vi của con người trong các tình huống ra quyết định kinh tế và trong thị trường. Con người là những sinh vật phức tạp, và ta phải đưa ra những giả định đơn giản nếu muốn xây dựng các mô hình dễ vận dụng. Lí thuyết kinh tế học truyền thống giả định rằng mọi người có khả năng tiếp cận thông tin đầy đủ và có thể xử lí nó một cách hoàn hảo. Nó cũng giả định rằng ta luôn có thể thực hiện kế hoạch của mình và ta chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân. Mô hình hành vi của con người được đơn giản hóa này đã giúp các nhà kinh tế học xây dựng các lí thuyết giúp đưa ra giải pháp cho những vấn đề kinh tế quan trọng và phức tạp. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa lí thuyết và thực tế đôi khi vừa mang tính hệ thống vừa có tầm quan trọng. Richard Thaler đã góp phần mở rộng và cải tiến việc phân tích kinh tế bằng cách xem xét 3 đặc điểm tâm lí có ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế một cách hệ thống – đó là tính duy lí hạn chế, nhận thức về sự công bằng (perceptions about fairness), và thiếu khả năng tự kiểm soát (lack of self-control).
Print Friendly and PDF

11.10.17

Trừ phi bạn là nhân vật Spock, thì những điều không phù hợp lại có ý nghĩa trong hành vi kinh tế



TRỪ PHI BẠN LÀ NHÂN VẬT SPOCK, THÌ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG PHÙ HỢP LẠI CÓ Ý NGHĨA TRONG HÀNH VI KINH TẾ
Richard H. Thaler
Trong buổi đầu sự nghiệp giảng dạy của tôi, tôi xoay sở sao cho hầu hết các sinh viên trong lớp của mình điên tiết vì tôi. Một kỳ thi giữa kỳ đã gây ra vấn đề.
Qua kỳ thi, tôi muốn phân loại những sinh viên giỏi, những sinh viên trung bình và những sinh viên yếu kém, vì vậy bài kiểm tra phải khó và các điểm số phải có một độ phân tán rộng. Tôi đã thành công khi soạn một bài kiểm tra như vậy, nhưng khi các sinh viên biết được điểm bài thi, họ đã phản ứng dữ đội. Khiếu nại chính của họ là điểm số trung bình chỉ là 72 trên tổng số 100.
Điều lạ lùng của phản ứng này là tôi đã giải thích rằng điểm trung bình dưới dạng số của bài kiểm tra hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phân phối của điểm dưới dạng chữ. Chúng tôi sử dụng một đường cong, theo đó điểm trung bình là điểm chữ B+, và chỉ có một số ít sinh viên được chấm thấp hơn điểm chữ C. Tôi đã nói với lớp về điều đó, nhưng chẳng có tác động gì đến tâm trạng của sinh viên. Họ vẫn ghét bài kiểm tra của tôi, và họ cũng không thích tôi. Là một giáo sư trẻ tuổi, lo lắng cho việc giữ được việc làm của mình, tôi không biết phải làm gì.
Cuối cùng, tôi nảy ra một ý tưởng. Trong kỳ thi tiếp theo, tôi nâng các điểm sẵn có lên một mức hoàn hảo là 137. Bài kiểm tra này còn khó hơn bài kiểm tra đầu tiên. Sinh viên chỉ trả lời đúng có 70% nhưng điểm trung bình dưới dạng số là 96 điểm. Sinh viên rất đổi vui mừng!
Print Friendly and PDF

10.10.17

Giải thưởng Sveriges Riksbank năm 2017 về Khoa học Kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel

GIẢI THƯỞNG SVERIGES RIKSBANK NĂM 2017 VỀ KHOA HỌC KINH TẾ ĐỂ TƯỞNG NHỚ ALFRED NOBEL


PTKT: Chiều 09.10.2017, Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thuỵ Điển đã công bố người được giải của Ngân hàng Sveriges Riskbank về các khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel năm 2017 là Richard Thaler, sinh năm 1945, giáo sư Đại học Chicago, vì “những đóng góp của ông cho kinh tế học hành vi”. Trong thời gian qua, PTKT đã có mươi bài về chủ đề này (xem ở đây) và để tiếp tục loạt bài về kinh tế học hành vi, chúng tôi chọn làm đề từ hai câu Thaler trả lời phỏng vấn qua điện thoại tại cuộc họp báo chiều nay ở Stockholm.
Tác động quan trọng nhất [của nghiên cứu của tôi] là việc thừa nhận rằng các tác nhân kinh tế là những con người và các mô hình kinh tế phải bao hàm điều này. (phút 15:10-15:35)
Tôi sẽ cố gắng tiêu nó [số tiền giải thưởng 9 triệu SEK] càng phi (duy) lý càng tốt.” (phút 17:19-18:17)
Adam Smith, Giám đốc Khoa học của Nobel Media phỏng vấn Thaler ngay sau cuộc họp báo của Uỷ ban Nobel
Richard Thaler (1945-)
PHỎNG VẤN RICHARD H. THALER
Richard H. Thaler
"Nghiên cứu của chúng tôi đã làm thay đổi rất nhiều hệ thống lương hưu trên khắp thế giới"
Cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Richard H. Thaler sau khi công bố giải thưởng Sveriges Riksbank năm 2017 về Khoa học Kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel. Người phỏng vấn là Adam Smith, Giám đốc Khoa học của Nobel Media. Richard H. Thaler mô tả một số tác động của công trình của ông về kinh tế học hành vi trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại này, được ghi lại ngay sau khi công bố việc trao giải thưởng về Khoa học Kinh tế cho ông. Ông cũng giải thích khái niệm ''cú hích [nudge]”, và mong được trở lại Stockholm một lần nữa với người bạn xưa Daniel Kahneman, người được trao giải thưởng về Khoa học Kinh tế từ năm 2002.
Print Friendly and PDF

9.10.17

Vị tha (học thuyết)



  VỊ THA (HỌC THUYẾT)

Altruism
® Giải Nobel: BECKER, 1992
Hệ chuẩn về những cá thể ích kỉ có vai trò trội nhất trong sự phát triển của các khoa học kinh tế. Phương pháp điều tra này bắt nguồn từ những công trình của Adam Smith và lí thuyết bàn tay vô hình của ông theo đó những quyền lợi riêng vận động trong những cơ chế trao đổi dẫn đến một kết quả tối ưu cho xã hội. Tuy nhiên tất cả những sự kiện kinh tế không thể qui giản được về logic thị trường. Lòng nhân hay những chuyển nhượng trong nội bộ gia đình, như gia tài hay giáo dục, không tất yếu kéo theo tính có đi có lại đặc trưng của trao đổi.
Phân tích kinh tế đương đại, đặc biệt là tiếp sau những công trình của giải Nobel Gary Becker, đã giữ một khoảng cách với tiên đề truyền thống. Xã hội không được hợp thành từ những cá thể cô lập với nhau và chỉ quan tâm độc nhất đến lợi ích riêng của bản thân, nhưng từ những cá thể nằm trong một mớ quan hệ xã hội và cảm xúc. Vị tha là một giả thiết về sự phụ thuộc lẫn nhau của những sở thích cá thể đặt cá thể kinh tế trong bối cảnh xã hội của nó và cho phép mở rộng phân tích kinh tế ra những chuyển nhượng nằm ở bên ngoài thị trường. Lợi ích của một cá thể vị tha gồm hai yếu tố: lợi ích rút ra được từ những tiêu dùng của bản thân và sự thoả mãn tâm lí cảm nhận được khi bản thân là nhân chứng của sự thoả mãn của những người khác. Như thế cá thể đối mặt trước một đánh đổi giữa một sự thoả mãn trực tiếp gán với tiêu dùng của bản thân và một sự thoả mãn gián tiếp phụ thuộc vào tính vị tha, cá thể phân bổ những nguồn lực của mình cho tiêu dùng bản thân và cho một chuyển nhượng vị tha nhằm thu được sự thoả mãn tối đa. Những tình cảm vị tha không nhất thiết dẫn đến những chuyển nhượng vị tha: một người vị tha không tiến hành những chuyển nhượng nếu chi phí chuyển nhượng tính bằng tiêu dùng là cao hơn thu hoạch mà chuyển nhượng vị tha mang về cho mình.
Print Friendly and PDF

7.10.17

Bàn tay vô hình gặp con khỉ đột vô hình: Kinh tế học và Tâm lý học của sức chú ý khan hiếm


BÀN TAY VÔ HÌNH GẶP CON KHỈ ĐỘT[1] VÔ HÌNH: KINH TẾ HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC CỦA SỨC CHÚ Ý KHAN HIẾM

Diane Coyle
Phải chăng các nhà kinh tế học đã thiếu chú ý? Bài báo này tường thuật lại một hội nghị về tâm lý học và kinh tế học của “sức chú ý khan hiếm”. Trung tâm của cuộc thảo luận là giả thiết phải chăng việc có quá nhiều thông tin khiến cho việc ra quyết định trở nên mù quáng và liệu điều này có thể giải thích tại sao rất nhiều nhà kinh tế học bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo về một cuộc khủng hoảng.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính [2008 - ND], nhiều nhà bình luận đã đặt câu hỏi tại sao rất nhiều nhà kinh tế đã không dự đoán được nó - hoặc thậm chí liệu rằng kinh tế học vai trò nào trong việc (góp phần) gây ra cuộc khủng hoảng. Một nhóm các chuyên gia Anh trong năm 2009 cho rằng việc không dự đoán được này là một dạng "tâm lý học của sự từ chối" đang đè nặng toàn bộ thế giới tài chính.[2]
Giới kinh tế từ đó tiếp tục đánh giá vai trò của mình trong thảm họa tài chính và khủng hoảng kinh tế sau này. Những giả thiết chuẩn của chủ đề này về cách mọi người đưa ra quyết định và lựa chọn hành xử là trọng tâm đặc biệt được nghiên cứu kỹ lưỡng. Phải chăng giả định rằng các sự lựa chọn đều dựa trên lý trí, vì mục đích có lợi cho bản thân, dựa trên các thông tin có sẵn, tự chính nó góp phần vào một hiểu lầm khủng khiếp của các cơ quan điều tiết và hoạch định chính sách về những gì có thể xảy ra trong các thị trường tài chính?
Print Friendly and PDF

5.10.17

Liệu có đủ những nhà kinh tế học giỏi cho giải Nobel hàng năm không?


LIỆU CÓ ĐỦ NHỮNG NHÀ KINH TẾ HỌC GIỎI CHO GIẢI NOBEL HÀNG NĂM KHÔNG?

Jean-Edоuard Cоlliard
Chú thích kỹ thuật: nếu bằng một phép lạ nào đó, blog này vẫn tồn tại sau dòng chảy bình thường của ngày thứ hai đáng ngại trong tháng mười, thì chúng tôi sẽ mở lại các mục bình luận. Vâng, vâng, đúng vậy.
Biên tập: và giải thưởng năm 2013 đã được trao cho Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert Shiller, vì những phân tích thực nghiệm của họ về giá cả các tài sản tài chính. Do đó, chúng ta vẫn nằm trong xác suất 22.5% mà tôi gán cho việc mình sai lầm. Tôi thừa nhận rằng, như tất cả mọi người, nếu từ lâu tôi đã đề cập đến Fama/Shiller như là những người có tiềm năng được trao giải, tôi vẫn ngạc nhiên khi họ được giải khá sớm sau cuộc khủng hoảng tài chính. Vì vậy, ủy ban Nobel đã rất can trường hơn những gì tôi nghĩ và đã không ngần ngại giải thích lý do tại sao những đóng góp của Fama lại rất quan trọng để hiểu được điều gì đang xảy ra ngày nay, đó là một điều tốt rồi.
Print Friendly and PDF

3.10.17

Nguyên do học lịch sử và triết lý sử học



Giải thích trong sử học
Ngẫu nhiên (Khái niệm) trong sử học
C2
Antoine-Augustin Cournot (1801-1877)

NGUYÊN DO HỌC[1] LỊCH SỬ VÀ TRIẾT LÝ SỬ HỌC

Tác giả: Antoine-Augustin Cournot*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Cournot là nhà toán học của thế kỷ XIX đã đưa ra nhiều ý tưởng độc đáo liên quan đến lịch sử và triết lý sử học. Nhưng do sự tách biệt truyền thống giữa khoa học và triết học, cũng như tính đa dạng trong sinh hoạt tri thức của ông, đóng góp của Cournot chỉ được các sử gia và nhà xã hội học tham gia vào cuộc tranh luận về nền tảng phương pháp của các khoa học xã hội và khoa học nhân văn hồi cuối thế kỷ này khám phá lại và đề cao, sau một tiếp xúc ban đầu lạnh nhạt.
Ngày nay, ông được nhìn nhận như một trong các triết gia hàng đầu, và một trong hai triết gia khoa học lớn của Pháp (cùng với A. Comte) của thế kỷ XIX, người đã để lại dấu ấn đậm nét trên tư duy sử học của thế kỷ XX, và là nhân vật bản lề đã góp phần đẩy dần mối quan tâm triết học về sử từ quan điểm siêu hình thống trị đương thời (Comte, Hegel, Marx) sang quan điểm phê phán, thông qua việc xem xét lại các phương thức giải thích và vấn đề nhân quả trong sử học – mặc dù triết lý sử học của ông cũng không hoàn toàn vắng bóng một số ý tưởng siêu hình! Ông đã để lại ảnh hưởng đáng kể trên nhiều sử gia Pháp lớn của thế kỷ XX, như Henri Berr, Lucien Febvre, và Fernand Braudel.
Print Friendly and PDF

1.10.17

Cournot Antoine Augustin, 1801-1877


Antoine-Augustin Cournot (1801-1877)

COURNOT ANTOINE AUGUSTIN, 1801-1877

Ông mong muốn trở thành triết gia, người ta tưởng rằng ông là nhà toán học lớn, nhưng ông đã để lại ảnh hưởng sâu sắc trong kinh tế học. Sinh tại Gray năm 1801, là sinh viên trong ngôi trường Đại học sư phạm (phố Ulm – ND) bị xáo động bởi những tư tưởng tự do, tác giả của một luận án về vật lí được chú ý. Cournot quan tâm sát đến lí thuyết xác suất vừa mới ra đời, khơi dậy ở Poisson, người đã giúp ông được bổ nhiệm làm giáo sư ở Lyon, hi vọng có được một môn đồ. Sự ngẫu nhiên của một bản dịch khiến ông suy nghĩ đến “lao động của máy móc” và, bằng suy luận tương tự, đến năng suất của lao động con người, một điều kéo ông đến gần với rất nhiều bạn đồng môn vốn thường dễ dàng tự xem mình như những kĩ sư về cái xã hội.
Vả lại tác phẩm Recherches sur les principes mathématiques de la théorie des richesses của ông mở đầu bằng cách quy chiếu rõ ràng về cách nhìn cải cách này. Khai mở việc sử dụng chặt chẽ toán học trong kinh tế học, tác phẩm đánh dấu một cuộc cách mạng trong bộ môn này. Cournot phát triển một lí thuyết giá cả tuỳ theo các cấu trúc thị trường, mà ông xác lập một phân loại. Các kết quả thu được tiếp tục được giảng dạy trong kinh tế học vi mô. Các “đường phản ứng” nổi tiếng của ông, mô tả hành vi của hai người cạnh tranh, sẽ giữ một vai trò có tính quyết định trong lí thuyết trò chơi ... một thế kỉ sau.
Print Friendly and PDF