31.1.16

Phù thủy và đồ đệ tập việc: các ngành khoa học tự nhiên

PHÙ THỦY VÀ ĐỒ ĐỆ TẬP VIỆC: CÁC NGÀNH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Eric J. Hobsbawm
Nguyễn Ngọc Giao dịch


Lời người dịch: Bài này là bản dịch chương 18 (trên 19 chương) của bộ sách “Thế kỷ XX Ngắn: Thời đại Thái cực”, cuốn lịch sử thế kỷ XX nổi tiếng của nhà sử học Eric J. Hobsbawm. Nói “Thế kỷ Ngắn” vì Hobsbawm khuôn nó vào thời gian 77 năm, từ 1914 (bùng nổ Thế chiến thứ Nhất) tới 1991 (Liên Xô sụp đổ). Tương phản với “Thế kỷ Dài” là thế kỷ XIX mà ông cho bắt đầu từ 1789 (Cách mạng Pháp) và chấm dứt năm 1914.
Bộ lịch sử thế kỷ XIX của Hobsbawm được coi là tác phẩm kinh điển mẫu mực, gồm 3 tập: Thời đại cách mạng (1789-1848), Thời đại Tư bản (1848-1875) và Thời đại Đế chế (1875-1914).
Đối với một sử gia, viết lịch sử thế kỷ mình đang sống là điều gần như không thể. Đối với Hobsbawm (1917-2012) lại càng khó hơn: song song với sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy sử học, ông là người dấn thân trọn đời cho phong trào Cộng sản (gia nhập Liên đoàn Thanh niên Cộng sản ở Berlin năm 14 tuổi, gia nhập Đảng Cộng sản Vương quốc Anh năm 19 tuổi, và vẫn trung kiên với lý tưởng giải phóng nhân loại sau khi đảng này giải thể năm 1991); ông vẫn tự giễu mình là “người cộng sản không sám hối”.
Print Friendly and PDF

28.1.16

Bàn tay vô hình



Bàn tay vô hình

Invisible Hand
® Giải Nobel: BECKER, 1992 SAMUELSON, 1970 SCHULTZ, 1979 STIGLER, 1982 VICKREY, 1996
Vấn đề trung tâm của khoa học kinh tế là vấn đề phối hợp: bằng cách nào hành động của vô số con người tự chủ lại tương hợp với nhau được? Một câu trả lời là kế hoạch, và một câu trả lời khác là thị trường. Thể theo lí thuyết bàn tay vô hình, sự vận động của những lợi ích diễn ra trên một thị trường đủ để làm cho đời sống kinh tế hài hoà. Do đó thị trường là một quá trình phối hợp không cần đến sự can thiệp lẫn điều tiết: bàn tay vô hình biện minh cho tự do kinh doanh.
Print Friendly and PDF

26.1.16

Vincent de Gournay, người báo trước chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo hộ



Vincent de Gournay (1712-1759)
Vincent de Gournay, người báo trước chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo hộ
Gilles Dostaler
Là người cùng thời với Quesnay, Vincent de Gournay truyền bá ý tưởng của ông thông qua "câu lạc bộ" của ông. Tuy là người sáng lập trường phái tư tưởng tự do đầu tiên, ông vẫn chủ trương một chủ nghĩa tự do ít giáo điều hơn và ôn hòa hơn so với lý thuyết của những người trọng nông.
Những "ý kiến nhận xét (Remarques)" của ông được nhà nghiên cứu người Nhật Takumi Tsuda tìm thấy lại vào đầu những năm 1980, hình thành nên tác phẩm lý luận chính của ông.
Print Friendly and PDF

24.1.16

Phỏng vấn Milton Friedman



Milton Friedman (1912-2006)

Phỏng vấn Milton Friedman

Brian Snowdon, Howard Vane  Peter Wynarczyk
Milton Friedman sinh tại New York, năm 1912. Ông lấy bằng BA tại đại học Rutgers năm 1932, trước khi lấy MA tại đại học Chicago và PhD tại đại học Columbia vào năm 1946. Từ 1946 đến 1977 (năm ông về hưu) ông giảng dạy tại đại học Chicago và đi diễn thuyết tại nhiều đại học trên thế giới. Hiện ông là Senior Research Fellow tại Hoover Institution (đề tài nghiên cứu: chiến tranh, cách mạng và hòa bình) tại đại học Stanford, California.
Milton Friedman là nhà kinh tế còn sống nổi tiếng nhất của thế giới và có danh tiếng quốc tế không ai phủ nhận như là một nhà kinh tế cũng như một nhà luận chiến. Năm 1976, ông được giải kinh tế Nobel. Những quyển sách nổi tiếng của ông gồm có: Essays in Positive Economics (University of Chicago Press, 1953), Studies in the Quantity Theory of Money (University of Chicago Press, 1956), A Theory of the Consumption Function (Princeton University Press, 1957), Capitalism and Freedom (University of Chicago Press, 1962), A Monetary History of the United States, 1867-1960 (Princeton University Press, 1963), Free to Choose (Harcourt Brace Jovanovich, 1980) với sự cộng tác của bà vợ Rose Friedman, Monetary Trends in the United States and the United Kingdom (University of Chicago Press, 1962) với sự cộng tác của Anna Schwartz, và Monetarist Economics (Basil Blackwell, 1991).
Print Friendly and PDF

22.1.16

Sự cáo chung của lý thuyết: Dòng thác dữ liệu làm cho phương pháp khoa học trở nên lỗi thời


Sự cáo chung của lý thuyết: Dòng thác dữ liệu làm cho phương pháp khoa học trở nên lỗi thời

Chris Anderson[1]
Minh họa của Marian Bantjes
"Tất cả các mô hình đều sai, nhưng cũng có một số hữu ích."
Đó là tuyên bố của nhà thống kê George Box 30 năm trước, và ông đã đúng. Nhưng chúng ta có những lựa chọn nào? Chỉ có các mô hình, từ các phương trình về vũ trụ đến các lý thuyết về hành vi con người, dường như có thể luôn giải thích, nếu không hoàn hảo, thế giới xung quanh chúng ta. Cho đến bây giờ. Ngày nay các công ty như Google, đã phát triển trong một kỷ nguyên dồi dào dữ liệu, không chấp nhận các mô hình sai. Thật vậy, họ không hề chấp nhận các mô hình.
Print Friendly and PDF

20.1.16

Biến đổi khí hậu: những người tin và những người không tin


Biến đổi khí hậu: những người tin và những người không tin

Guillaume Duval
Trung tâm nghiên cứu Pew, một trung tâm nghiên cứu chính sách của Mỹ, vừa công bố một nghiên cứu rất thú vị về thái độ của dư luận nhiều nước khác nhau về mức độ rủi ro nghiêm trọng gây ra bởi sự biến đổi khí hậu.

Châu Mỹ Latinh và châu Phi là những châu lục quan tâm nhất đến sự biến đổi khí hậu

Print Friendly and PDF

18.1.16

Bernard Mandeville, thói hư tật xấu của cá nhân và đạo đức của xã hội



Bernard Mandeville (1670-1733)

Bernard Mandeville, thói hư tật xấu của cá nhân và đạo đức của xã hội

Gilles Dostaler
Nổi tiếng với tác phẩm Ngụ ngôn về loài ong, ông được coi là người báo trước học thuyết tự do kinh doanh. Nhưng ông cũng gây ảnh hưởng đến nhiều tác giả khác nhau như Marx, Keynes và Hayek.
Bernard Mandeville cảnh báo sự nguy hiểm của sự tằn tiện và ông chủ trương kích cầu, đặc biệt qua việc khuyến khích chi tiêu xa hoa.
Bernard Mandeville là một trong những nhà văn có nhiều đọc giả nhất và cũng bị phê phán dữ dội nhất đương thời. Ngôn ngữ mẹ đẻ của ông là tiếng Hà Lan, nhưng ông viết tiếng Latinh và tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh, một cách nhanh chóng và thành thạo, và được ông thể hiện trong các bài thơ, bài viết dưới hình thức các bài theo thể đối thoại, bài châm biếm và bài tiểu luận. Nhưng trước hết, nhà văn này là một thầy thuốc, một nghề đã làm cho bố, ông nội và ông cố của ông nổi tiếng. Ông là một chuyên gia chữa các bệnh dạ dày và bệnh thần kinh, hành nghề cho đến khi chết, cái nghề mà sau này người ta gọi là tâm bệnh học. Năm 1711, ông xuất bản cuốn A Treatise of the Hypochondriack and Hysterick Passions (Luận thuyết về những đam mê bệnh tưởng và cuồng loạn), trong đó ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải điều trị bệnh nhân trong một thời gian dài, bằng lời nói cũng như bằng thuốc men và các chế độ.
Print Friendly and PDF

16.1.16

Tâm lí thị trường của chúng ta đã lỗi thời



Karl Polanyi (1886-1964)
Tâm lí thị trường của chúng ta đã lỗi thời: Nền văn minh phải tìm một mô hình tư duy mới[1]
Thế kỉ đầu của Thời đại Cỗ Máy kết thúc trong lo âu và sợ hãi. Những thành công vĩ đại của Thời đại này được giải thích bằng sự tự nguyện phục tùng, và phải nói là trong phấn khởi, của con người trước những nhu cầu của cỗ máy. Trong thực tế, chủ nghĩa tư bản tự do là câu trả lời đầu tiên trước thách đố của cuộc Cách mạng công nghiệp. Để nhường chỗ cho việc sử dụng một cỗ máy tinh vi và mạnh, chúng ta đã biến nền kinh tế con người thành một hệ thống những thị trường tự điều tiết và phóng chiếu những ý tưởng và giá trị của chúng ta trong khuôn mẫu của sự sáng tạo không có tiền lệ này.
Ngày nay chúng ta bắt đầu nghi ngờ tính chân lí của một số những ý tưởng và giá trị trên và đặt thành vấn đề một số những giá trị này. Ngoại trừ ở Hoa Kì, chủ nghĩa tư bản hầu như đã biến mất; bởi thế một lần nữa chúng ta phải đặt lại vấn đề tổ chức đời sống con người trong xã hội trong Thời đại Cỗ Máy. Ngoài hệ thống mòn cũ của chủ nghĩa xã hội cạnh tranh, ta thấy nổi lên một nền văn minh công nghiệp được đặc trưng bằng sự phân công lao động gây tê liệt, việc chuẩn hóa lối sống, tính ưu việt của cơ chế trên cơ thể và của tổ chức trên sự tự phát. Bản thân khoa học cũng bị sự tha hóa đe dọa. Đó là một vấn đề thật sự và thường xuyên gây âu lo.
Print Friendly and PDF

14.1.16

Tuyên bố của các nhà kinh tế về Bảo hiểm Y tế Phổ quát


Tuyên bố của các nhà kinh tế về Bảo hiểm Y tế Phổ quát

Tháng 9 năm 2015, 267 nhà kinh tế từ 44 quốc gia, dẫn đầu là Lawrence H. Summers thuộc Đại học Harvard, đã ký vào bản Tuyên bố của các nhà kinh tế về Bảo hiểm phổ quát, kêu gọi các nhà hoạch định chính sách toàn cầu ưu tiên cho một lộ trình để người nghèo tiếp cận chính sách bảo hiểm y tế phổ quát như là một trụ cột then chốt để phát triển bền vững. Tuyên bố này được công bố trên tạp chí Lancet và đăng trên tờ The New York Times.
Sự ủng hộ đối với bản Tuyên bố tiếp tục gia tăng kể từ khi nó ra đời, với hơn 300 nhà kinh tế hiện nay đang ủng hộ văn bản lịch sử này.
Print Friendly and PDF

12.1.16

Kinh tế học: vẫn là lĩnh vực dành cho các nam sinh



Janet Yellen (1946-)

Kinh tế học: vẫn là lĩnh vực dành cho các nam sinh

“Ở Mỹ, cứ một nữ sinh viên kinh tế học lại có đến hai hoặc ba nam sinh viên kinh tế học. Như thế là không hay.”
Kinh tế gia quyền lực nhất thế giới là một phụ nữ - nhưng chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Janet Yellen lại không có nhiều cộng sự là nữ trong hội đồng kinh tế cấp cao. Thực tế, Christine Lagarde là người điều hành Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế mặc dù bà là một luật sư. Nhưng vị trí chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu chưa bao giờ là một phụ nữ, cũng như vị trí chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Đức, hoặc vị trí thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Anh Quốc. Chức bộ trưởng Bộ Tài Chính Mỹ chưa từng do phụ nữ nắm giữ, cũng như chức chưởng ấn ngân khố Hoàng Gia Anh, hay chức chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới.
Print Friendly and PDF

10.1.16

Chăm sóc y tế phổ quát: giấc mơ trong tầm tay



Chăm sóc y tế phổ quát: giấc mơ trong tầm tay

Chăm sóc y tế phổ quát thường được trình bày như là một mục tiêu lý tưởng nhưng vẫn nằm ngoài tầm với đối với mọi quốc gia, ngoại trừ những quốc gia giàu nhất. Amartya Sen viết: Đó không phải là vấn đề. Hãy nhìn những gì đã xảy ra ở Rwanda, Thái Lan và Bangladesh.
Bác sĩ Eric Bagamizi thăm một bệnh nhân tại Bệnh viện Rwinkwavu ở phía đông nam Rwanda. Rwanda chỉ trả 2 đô la một năm cho bảo hiểm y tế. Ảnh: William Campbell/Corbis
Hai ngàn năm trăm năm trước, đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Gautama Buddha) rời khỏi gia đình hoàng tộc, ở chân đồi dãy Himalaya, trong trạng thái kích động và đau đớn. Ông đau khổ về điều gì? Qua tiểu sử, chúng ta được biết rằng đức Phật đặc biệt ra đi vì phải nhìn thấy sự trừng phạt của bệnh tật – cảnh chết chóc (một xác chết được đưa đi hỏa táng), bệnh tật (một người bị bệnh rất nặng), và khuyết tật (một người già ốm yếu và suy tàn do không được giúp đỡ). Chăm sóc y tế là mối quan tâm hàng đầu của con người trong suốt lịch sử. Cho nên, không có gì ngạc nhiên khi vấn đề chăm sóc y tế cho mọi người – "chăm sóc y tế phổ quát" (UHC– universal healthcare) – là một mục tiêu xã hội thương tâm hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới, ngay cả ở những nước mới đây chưa nhận được sự chăm sóc thực sự.
Print Friendly and PDF

9.1.16

Đường sắt và tăng trưởng kinh tế Mỹ: Các tiểu luận về sử trắc học

Đường sắt và tăng trưởng kinh tế Mỹ: Các tiểu luận về sử trắc học

Tác giả: Fogel, Robert W.
Người phê bình: Davis, Lance
Robert W. Fogel, Railroads and American Economic Growth: Essays in Econometric History. Baltimore: Johns Hopkins Press, 1964. xv + 296 pp.
Bài tiểu luận phê bình của Lance Davis, Phòng Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Công nghệ California. led@hss.caltech.edu.
Đối với những ai trong chúng ta đã sống qua những ngày thú vị của “cuộc cách mạng sử trắc học”, việc xuất bản Đường sắt và tăng trưởng kinh tế Mỹ của Robert Fogel là một cột mốc rất quan trọng – như thể bây giờ đã có bằng chứng cho thấy chúng ta đã rời khỏi con đường đất gập ghềnh đầy bụi bẩn trong những năm đầu tiên và có thể nhìn thấy phía trước một quốc lộ bằng phẳng thẳng tiến vào tương lai[1]. Nguồn gốc của từ “clio” nằm rõ trong công trình năm 1956 “Fiscal Policy in the Thirties: A Reappraisal (Chính sách tài khóa trong những năm ba mươi: Sự tái thẩm định) của Cary Brown và, một vài tháng sau đó, trong bài trình bày ban đầu của Alfred Conrad và John Meyer “The Economics of Slavery in the Ante-Bellum South (Kinh tế học của chế độ nô lệ ở miền Nam trước chiến tranh). Brown cho thấy rằng, không giống như các kết quả nghiên cứu của các sử liệu trước đó, chính sách kinh tế của chính phủ trong những năm 1930 không phải là ví dụ về việc ứng dụng mới mẻ của Tổng thống Roosevelt các công cụ hiện đại của chính sách tài khóa keynesian; và Conrad và Meyer đã chứng minh rằng, mặc dù gần một thế kỷ theo cách chép sử truyền thống, chế độ nô lệ trước chiến tranh có mang lại lợi nhuận và, ít nhất là với hàm ý rằng, nếu mục tiêu là xóa bỏ chế độ nô lệ trước những năm 1940, Cuộc Nội chiến không phải là một hoạt động cực kỳ tốn kém và hoàn toàn không cần thiết. Tuy nhiên, những phát hiện này - kết quả đã được chứng thực bởi các nghiên cứu sau này - trong khi thuyết phục đối với một nhóm nhỏ có tư tưởng “cải đạo” thì vẫn không được các chuyên gia lịch sử chấp nhận rộng rãi. Do đó, sử trắc học không thực sự bắt đầu đơm hoa kết trái cho đến khi nghiên cứu của Robert Fogel về tác động của đường sắt lên tăng trưởng của Mỹ vào thế kỷ 19 được công bố. Không chỉ tạo ra một loạt các nghiên cứu song song (của Nga, Mexico, Brazil, Anh và Scotland, để chỉ nêu năm trường hợp), nhưng quan trọng hơn, nó cung cấp nền tảng phương pháp luận cho việc nghiên cứu có hệ thống về lịch sử kinh tế và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Print Friendly and PDF

6.1.16

Khai thác dữ liệu cho thấy mức độ các thành phố ma ở Trung Quốc



Khai thác dữ liệu cho thấy mức độ các thành phố ma ở Trung Quốc

Sự phát triển vượt mức ở Trung Quốc đã tạo ra các khu vực đô thị được gọi là thành phố ma ít nhiều không có người ở. Không ai biết mức độ tồi tệ của vấn đề cho đến khi Baidu sử dụng Phòng thí nghiệm dữ liệu lớn (Big Data Lab) của họ để tìm hiểu.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trải qua một thời kỳ phát triển đô thị chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Số km vuông dành cho đời sống đô thị đã tăng từ 8.800 km vuông vào năm 1984 lên 41.000 km vuông vào năm 2010. Và đó mới chỉ là điểm khởi đầu. Từ năm 2011 đến năm 2013, Trung Quốc sử dụng vật liệu bê tông nhiều hơn Hoa Kỳ trong toàn bộ thế kỷ 20.
Print Friendly and PDF

4.1.16

Kinh tế thị trường



Kinh tế thị trường

Market Economy
® Giải Nobel: ARROW, 1972 BUCHANAN, 1986 COASE, 1991 DEBREU, 1983 FOGEL, 1993 FRIEDMAN, 1976. HAYEK, 1974 LUCAS, 1995 MERTON, 1997 NORTH, 1993
Một thị trường được định nghĩa như là nơi gặp gỡ giữa những cung và cầu về một sản phẩm hay dịch vụ; do đó khái niệm thị trường chỉ mọi tình thế trao đổi. Những sản phẩm được trao đổi là rất đa dạng; một số thị trường liên quan đến những sản phẩm tiêu dùng, một số khác liên quan đến những nhân tố sản xuất (lao dộng, tư bản); một số sản phẩm có thị trường thế giới, một số sản phẩm khác có thị trường khu vực hay địa phương. Nhưng trong mọi trường hợp, cung và cầu phải gặp nhau, cho dù đó là tại một địa điểm chính xác hay thông qua một phương tiện liên lạc bất kì. Khái niệm kinh tế thị trường bao trùm toàn bộ những giao dịch này.
Trong nghĩa thông dụng của từ này, nền kinh tế thị trường giả định sự tồn tại của sở hữu tư nhân của những tư liệu sản xuất: khi người ta dùng một cách không phân biệt những thành ngữ như hệ thống tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế tự do hay kinh tế doanh nghiệp thì điều được nhấn mạnh là những sản phẩm hợp thành tư bản kĩ thuật (nhà máy, công cụ, ) hay những chứng khoán tượng trưng cho tư bản này phần lớn được những cá nhân, chứ không phải cộng đồng, nắm giữ. Thế mà, do sự phân tán của sở hữu giữa nhiều người khác nhau và sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp độc lập với nhau nên có nhiều cơ quan ra quyết định kinh tế: việc quản lí kinh tế là phi tập trung hoá: Bởi thế, để cho các cuộc trao đổi diễn ra và những nhu cầu được thoả mãn thì phải có một hệ thống điều tiết đảm bảo việc phối hợp các dự án và các quyết định; hệ thống điều tiết này dựa trên cơ chế giá và tác động của cạnh tranh.
Print Friendly and PDF

2.1.16

William Petty, người báo trước kinh trắc học



William Petty (1623-1687)

William Petty, người báo trước kinh trắc học

Là thành viên tích cực của Hội Hoàng gia (Royal Society, tiền thân của Viện hàn lâm khoa học Anh - ND), William Petty ứng dụng phương pháp quan sát và thực nghiệm vào các hiện tượng xã hội. Cách tiếp cận này đã thống trị tư tưởng kinh tế từ hơn ba thế kỷ.
Đối với William Petty, trong chính trị và trong kinh tế, ta nên hành động giống như trong y học, không cản trở công trình của tự nhiên bằng những biện pháp can thiệp không đúng lúc.
Là một gương mặt điển hình của nước Anh vào thế kỷ XVII, William Petty là một trong những người đa tài mà người ta khó có thể hình dung sự hiện diện của một kiểu người như vậy trong thế giới đương đại, được đặc trưng bởi một trình độ chuyên môn hóa cực cao về khoa học và nghề nghiệp. Ông là thủy thủ, bác sĩ, nhà phẫu thuật, nhạc sĩ, doanh nhân, nghị sĩ, nhà đầu cơ, nhà quân sự, nhà toán học, nhà thơ, nhà họa đồ, và trong một số phát minh của ông có một chiếc tàu biển hai lớp và một phiên bản nguyên thủy của W. C.
Print Friendly and PDF