27.2.19

Chiến tranh thương mại: Trung Quốc tìm kiếm một “thoả thuận” với Hoa Kỳ


CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI: TRUNG QUỐC TÌM KIẾM MỘT “THỎA THUẬN” VỚI HOA KỲ
Tổng thống Mỹ Donald Trump được người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp tại Bắc Kinh vào ngày 8 tháng 11 năm 2017. (Nguồn:ABC)
Tập Cận Bình cần có một “thỏa thuận” với Donald Trump. Trung Quốc đang trong tình thế tuyệt vọng trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Đó là những gì chúng ta đọc thấy ở các nhà bình luận. Ở Bắc Kinh, đó cũng là thời điểm các cuộc vận động lớn. Ở trung tâm các thách thức, vấn đề đầu tư và công nghệ cao.
Lịch sử đương đại Trung Quốc cho thấy những năm tận cùng bằng số 9 thường rất sóng gió. Vài ngày trước thềm Năm mới, trong bài phát biểu trước các cán bộ Đảng, Tập Cận Bình đã đề cập đến hai động vật có thể làm rung chuyển năm Hợi: thiên nga đen – một sự kiện không thể đoán trước – và tê giác xám – một nguy cơ rõ ràng nhưng thường bị bỏ qua.
Print Friendly and PDF

25.2.19

Tại sao các nhà kinh tế phải vượt ra khỏi những con số


TẠI SAO CÁC NHÀ KINH TẾ PHẢI VƯỢT RA KHỎI NHỮNG CON SỐ
Gary Saul Morson Morton Schapiro
MIC NGHE CUỘC PHỎNG VẤN:
Morton Schapiro và Gary Saul Morson of Northwestern University thảo luận lí do tại sao các nhà kinh tế nên chấp nhận các ý tưởng từ các ngành khác.

Khi các nhà kinh tế cố gắng hiểu kinh tế học tăng trưởng, họ thường lần theo những con số. Tuy nhiên, các con số không phải lúc nào cũng có ý nghĩa, chúng cũng thiếu góc nhìn và bối cảnh cần thiết để giải quyết một số vấn đề rắc rối nhất của thế giới. Đó là quan điểm của Morton Schapiro, một nhà kinh tế và cũng là chủ tịch của Đại học Northwestern, và Gary Saul Morson, giáo sư ngôn ngữ và văn chương Slav cùng trường. Trong cuộc phỏng vấn này, họ ủng hộ một quan điểm rộng lớn hơn như trong cuốn sách của họ, Cents and Sensibility: What Economics Can Learn From The Humanities (Tiền xu và Cảm tính: Kinh tế học Có thể Học được gì từ các ngành Nhân văn). Trong cuộc phỏng vấn trên chương trình phát thanh SiriusXM channel 111 của trang Knowledge@Wharton này, các tác giả cho rằng các nhà kinh tế cần xem xét văn hóa, nghệ thuật, lịch sử và nhiều ngành khác khi định hình chính sách kinh tế.
Sau đây là bản ghi đã được biên tập của cuộc trò chuyện.
Print Friendly and PDF

23.2.19

Hài lòng với việc làm ở các giai cấp trung lưu Tp.HCM

HÀI LÒNG VỚI VIỆC LÀM Ở CÁC GIAI CẤP TRUNG LƯU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH[1]      
Bùi Thế Cường[2]
JOB SATISFACTION IN THE MIDDLE CLASSES OF HO CHI MINH CITY. The paper presents the results of empirical analysis of job satisfaction in the middle classes of Ho Chi Minh City, based on the 2015 survey data of the Project titled “Change of Social Structure in Social Development and Governance in Southern Key Economic Zone toward 2020” (KX.02.20/11-15). The results show that the percentage of interviewees who say “mostly dissatisfied with employment in general” is relatively low, and that proportion is higher with the development ability and income of employment. The percentage of respondents who report “mostly satisfied” does not reach the half sample. A significant percentage chooses the answer variance of “satisfied and dissatisfied is approximately the same”. There are remarkable differences between groups, strata, and types of middle classes. Job satisfaction rate is decreased from higher groups to lower ones, from higher stratum to lower one. The article suggests to relate this empirical result to the thesis of “enthuasiasm of industrialization and modernization” as an indispensable socio-spiritual factor for a country’s take-off.
 
Bài viết trình bày kết quả phân tích thực nghiệm về mức hài lòng đối với việc làm ở các giai cấp trung lưu Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên bộ số liệu khảo sát năm 2015 của Đề tài cấp Nhà nước “Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020” (KX.02.20/11-15). Kết quả, tỷ lệ “phần nhiều không hài lòng với việc làm nói chung” khá thấp, nhưng tỷ lệ đó cao hơn đối với khía cạnh khả năng phát triển và mức thu nhập của việc làm. Tỷ lệ “phần nhiều hài lòng” với công việc không đến một nửa số người được hỏi. Một tỷ lệ đáng kể chọn phương án “hài lòng và không hài lòng xấp xỉ nhau”. Khác biệt rõ rệt theo nhóm, tầng và kiểu trung lưu. Xu hướng là tỷ lệ hài lòng giảm từ các nhóm, các tầng trên xuống các nhóm, các tầng thấp. Bài viết liên hệ kết quả thực nghiệm này với vấn đề “khí thế công nghiệp hóa hiện đại hóa” như là một yếu tố xã hội-tinh thần không thể thiếu nếu một quốc gia muốn cất cánh.
Print Friendly and PDF

21.2.19

“Sự thông cảm, phần cao quý nhất của bản chất chúng ta”


“SỰ THÔNG CẢM, PHẦN CAO QUÝ NHẤT CỦA BẢN CHẤT CHÚNG TA”
 Charles Darwin (1809-1882)
Charles Darwin (1809-1882)

Trong tác phẩm The Descent of Man [Dòng dõi con người]” (1871), Darwin khẳng định rằng, giống như nhiều loài động vật cao cấpkhác, con người cảm thấy thông cảmvới đồng loại của mình theo bản năng, song bản năng này lại đối lập với một bản năng khác: việc bảo vệ lợi ích của bản thân. Ở con người văn minh, sự thông cảm được củng cố và mở rộng bởi lý trí, dẫn đến việc bảo vệ người yếu nhất; do đó, sự tiến bộ của các xã hội loài người phụ thuộc ít vào sự chọn lọc tự nhiên của những người mạnh nhất hơn là vào sự phát triển của giáo dục và đạo đức.
Con người, một động vật xã hội có lý trí
Tất cả các loài động vật đều có tính xã hội; chúng ta thậm chí còn tìm thấy những loài riêng biệt sống chung với nhau, ví dụ như một số loài khỉ ở châu Mỹ, và các đàn hợp nhất những con quạ mỏ hẹp, quạ gáy xám và chim sáo đá. Con người cho thấy tình cảm tương tự trong tình yêu mãnh liệt đối với loài chó, đến độ chó đáp lại con người với nhiều lợi ích. Hẳn mọi người đã chú ý đến mức độ đau khổ của những con ngựa, con chó, con cừu, v.v. khi chúng bị tách khỏi đồng loại của chúng, và nhận thấy tình cảm mãnh liệt lẫn nhau của hai loài đầu tiên, ít nhất là như vậy, khi chúng lại ở bên nhau. Chúng tôi sẽ giới hạn sự chú ý đến các loài động vật xã hội cao cấp hơn, và không đề cập đến các côn trùng, mặc dù một số loài trong số đó cũng mang tính xã hội và cũng tương trợ lẫn nhau theo nhiều cách quan trọng khác nhau. Sự giúp đỡ qua lại phổ biến nhất ở các loài động vật cao cấp là sự cảnh báo lẫn nhau về một nguy cơ, bằng những giác quan được tập hợp từ tất cả các thành viên của cộng đồng. [...] Các động vật cũng trao đổi cho nhau những sự giúp đỡ quan trọng hơn: ví dụ như những con sói và một số thú dữ khác đều săn mồi theo bầy đàn, và giúp nhau tấn công con mồi của chúng. Những con chim bồ nông cùng nhau bắt cá. Những con khỉ đầu chó Hamadryas giở đá lên để tìm côn trùng; và khi đối mặt với một hòn đá lớn hơn, chúng tụ tập lại càng nhiều càng tốt xung quanh hòn đá, cùng nhau giở hòn đá đó lên và chia sẻ chiến lợi phẩm. Các động vật xã hội bảo vệ lẫn nhau. Những con bò rừng bizon đực ở Bắc Mỹ, khi thấy xuất hiện một mối nguy, liền lùa các con bò rừng cái và các con bê vào phía giữa của đàn, trong khi chúng bảo vệ phần ngoại vi. [...]
Print Friendly and PDF

19.2.19

Đồng cảm (khái niệm)

ĐỒNG CẢM

Tác giả: Bruno Bettelheim*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

Từ tương đương với đồng cảm là empathy (Anh) hay empathie (Pháp). Dù xuất phát từ empatheia của Hy Lạp cổ đại (với nghĩa khác là đam mê, nhiệt tình), hay chỉ mới được nhà tâm lý học Anh-Mỹ G. G. Titchener (1867-1927) dịch từ Einfühlung của Đức trong khoảng thế kỷ XIX-XX, empathy chỉ sự hiểu biết người khác thông qua cảm thông nhờ cùng chia sẻ những tình cảm chung của con người, hay phương thức tìm hiểu kẻ khác bằng cách tự đặt mình vào chỗ của họ. Ngày nay, đồng cảm là khái niệm nền tảng của nhiều triết phái, cũng như của hầu hết các bộ môn khoa học nhân văn và xã hội.
*
Freud nói về sự cảm thông giữa cái vô thức của một người với vô thức của người khác; ông còn cho rằng chúng ta có thể hiểu cái vô thức của một bên thứ ba nữa mà chỉ cần thông qua vô thức của chính ta. Người đời không thể diễn giải thích đáng, bằng lời, thế nào là tình yêu, giận dữ, ghen tuông, lo lắng,… và ngay cả lời nói cũng không thể nào biểu đạt nổi cái gọi là “trầm cảm” và “hưng phấn” có nghĩa là gì đối với họ. Nhưng nếu ta đã trải qua các trạng thái sống ấy, chúng ta đều biết những gì kẻ khác có thể phải cảm thấy. Khi sống đồng cảm với một ai đó, chúng ta rất gần gũi với người ấy, ta hiểu rõ kẻ ấy hơn là nếu chỉ phải bằng lòng với những gì kẻ ấy nói. Ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải cầu viện đến loại ngôn ngữ biểu tượng để chuyển tải những cảm xúc sâu sắc của họ đến độc giả. Họ nói bằng ẩn dụ, phúng dụ, bởi vì không một phát biểu trực tiếp nào có đủ sức biểu nghĩa cho mục đích của họ. Để phát hiện ra ý nghĩa của chúng, ta cần phải đọc giữa các dòng, và nhận thức được điều mà ngôn ngữ biểu tượng gợi lên trong vô thức của chính ta.

Chúng ta không nên tin rằng con em của ta có khả năng nói lên những gì chúng cảm nhận từ thâm sâu, bởi vì chúng hoàn toàn không có khả năng biểu đạt những gì đang xảy ra trong vô thức. Để hiểu được những động cơ ẩn của trẻ con, chúng ta phải dựa vào loại phản ứng đồng cảm; tinh thần duy lý của ta phải vận hành như thế nào để tìm hiểu những gì chúng đang cố nói với ta, qua lời nói và động thái, trong khi vô thức của chính ta, nhờ sự “phóng chiếu vào đối tượng chiêm nghiệm của mình”, cũng nỗ lực nhận biết chúng trong quan hệ với những kinh nghiệm nội tâm của mình, hiện nay và đã qua. Bằng cách đó, chúng ta vừa hiểu con em của mình, vừa tự hiểu bản thân mình hơn. Vì vậy mà cách đây có hơn hai nghìn năm, Menandros* từng nói:  “Hãy tự biết mình” là điều rất tốt, nhưng chắc chắn không tốt cho mọi tình huống. Thường thì tốt hơn nên nói: “Hãy biết người khác”.
Bruno Bettelheim,
Pour être des parents acceptables
(Để là những cha mẹ có thể chấp nhận được),
Paris, R. Laffont, 1988,
tr. 100-101
Nguồn:  Đồng cảm (Khái niệm), Ired.Edu.Vn
Print Friendly and PDF

17.2.19

Ai thắng, ai thua trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

AI THẮNG, AI THUA TRONG CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI GIỮA TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ
Cảng container Thượng Hải. (Nguồn: FT)
Những “tổn thất gián tiếp” ở châu Á trong cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là gì? Trong khi nhiều quốc gia đang chịu ảnh hưởng đặc biệt từ sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc, thì việc tăng thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc ảnh hưởng đến các sản phẩm “được sản xuất tại châu Á”, do toàn khu vực đều tham gia vào các chuỗi giá trị gắn với các sản phẩm “được sản xuất tại Trung Quốc”. Tuy nhiên, một số Nhà nước đang tính cách thoát khỏi cảnh khó xử của mình, cứu vãn vốn đã bỏ ra. Ai là người chiến thắng? Ai là người thua cuộc?
Print Friendly and PDF

14.2.19

Liệu các hiệp định thương mại có thể trở thành người bạn của người lao động không


 

LIỆU CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI CÓ THỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI BẠN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG?

Cho đến nay, các điều khoản lao động trong các hiệp định thương mại vẫn là một chiếc lá vả [che đậy một điều gì đó khó nói], không hề nâng cao các tiêu chuẩn lao động ở nước ngoài cũng như bảo vệ lao động tại chính quốc. Một sự thay đổi thực sự đòi hỏi một cách tiếp cận khác biệt đáng kể bao gồm cả việc các hiệp định thương mại đã duy trì và thực thi các quyền của người lao động như thế nào.
CAMBRIDGE – Những người ủng hộ người lao động từ lâu đã phàn nàn rằng các hiệp định thương mại quốc tế được thúc đẩy bởi những chương trình nghị sự của các tập đoàn kinh tế và chúng ít chú ý đến lợi ích của người lao động. Lời nói đầu của Hiệp định về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đề cập đến mục tiêu “toàn dụng lao động”, nhưng các tiêu chuẩn lao động khác vẫn nằm ngoài phạm vi của cơ chế thương mại đa phương. Ngoại lệ duy nhất là một điều khoản còn sót lại từ Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại [GATT] năm 1947 (tiền thân của WTO), cho phép các chính phủ hạn chế nhập khẩu các sản phẩm do lao động tù nhân làm ra.
Những hiệp định thương mại khu vực, ngược lại, từ lâu đã đưa các tiêu chuẩn lao động vào. Mối liên hệ giữa việc tiếp cận thị trường ưu đãi với việc tuân thủ các quyền cốt lõi của người lao động trong các hiệp định này ngày càng hiển nhiên. Trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ [NAFTA] ban đầu, được kí kết vào năm 1992, các tiêu chuẩn lao động bị đẩy xuống thành một thỏa thuận bên lề. Kể từ đó, các hiệp định thương mại của Hoa Kì thường bao gồm một chương về lao động.
Theo những người ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định này sẽ yêu cầu Việt Nam, Malaysia và Brunei cải thiện đáng kể các hành vi đối xử với người lao động của họ – và yêu cầu Việt Nam phải công nhận các nghiệp đoàn độc lập. Và chính quyền của Tổng thống Hoa Kì Donald Trump tuyên bố rằng thỏa thuận sửa đổi với Mexico có các điều khoản lao động mạnh nhất so bất kì hiệp định thương mại nào trước đây.
Print Friendly and PDF

11.2.19

Câu lạc bộ các tạp chí kinh tế học hàng đầu


CÂU LẠC BỘ CÁC TẠP CHÍ KINH TẾ HỌC HÀNG ĐẦU
Jakob Kapeller
Không đơn thuần là chất lượng nghiên cứu, mà chính định kiến và sự thông đồng quyết định lượng trích dẫn của tạp chí
Các kinh tế gia thường căn cứ vào lượng trích dẫn để đánh giá chất lượng được cho là của các nhà nghiên cứu, các tổ chức, các tạp chí, hoặc các ngành học thuật. Quan điểm như vậy rất phù hợp với những suy đoán thường trực về bản chất của quá trình khoa học phổ biến trong kinh tế học - đơn cử như suy đoán cho rằng nghiên cứu tốt nhất được thực hiện tại những cơ sở hàng đầu hoặc nghiên cứu kinh tế luôn vượt trội hơn nghiên cứu thuộc các ngành tương cận như xã hội học hay chính trị học. Tuy nhiên, cách nhìn trên đã không tính đến thực tế là các mô thức trích dẫn bị tác động bởi những hạn chế về mặt cơ chế, vấn đề danh tiếngđặc thù của ngành học thuậtnghiên cứu gần đây được INET tài trợ đã chỉ rõ.
Print Friendly and PDF

8.2.19

Liệu có thể mô hình hoá xã hội hay không? + Bảng phả hệ cái nhìn “phức hợp” về xã hội

LIỆU CÓ THỂ MÔ HÌNH HÓA XÃ HỘI HAY KHÔNG?
Pablo Jensen, phòng thí nghiệm vật lý của trường École Normale Supérieure ở Lyon
Giống như hình ảnh một đám đông khán giả, một hệ thống phức hợp được hình thành từ nhiều yếu tố tương tác lẫn nhau mà không cần sự phối hợp trung tâm.
Cả đến cấu trúc xã hội có vẻ cũng đáp ứng định nghĩa về một hệ thống phức hợp. Ví dụ các nhà tin học và các nhà khoa học xã hội đang nỗ lực sử dụng những kỹ thuật mô hình hóa toán học để giải thích và dự đoán các hành vi xã hội. Nhưng tính phức hợp của con người chống lại việc xây dựng các mô hình ổn định.
Sự tương tác “tự phát” giữa các “yếu tố” – con người – không có một kế hoạch tổng thể được hình thành trước, đã cho phép xuất hiện một cách nhìn “phức hợp” về xã hội, được xác thực bởi hai ví dụ cụ thể, một thuộc lý thuyết thuần túy và một sử dụng các dữ liệu thực.
Print Friendly and PDF

5.2.19

Chúc mừng Tết nguyên đán Kỉ Hợi

CHÚC MỪNG TẾT NGUYÊN ĐÁN KỈ HỢI!
PTKT thân chúc Quý bạn đọc, cộng tác viên cùng gia quyến đón Tết Kỉ Hợi an vui và Một năm mới nhiều năng lượng, dồi dào sức khỏe và thành công.

Print Friendly and PDF