31.5.18

Paul J. Crutzen, Địa chất học của nhân loại

Paul J. Crutzen (1933-)

ĐỊA CHẤT HỌC CỦA NHÂN LOẠI[1]

Paul J. Crutzen
(2002)
(Nguyễn Xuân Xanh dịch và chú thích)

Lời nói đầu. Bài này đã được chúng tôi dịch ra từ lâu, từ lúc xuất bản quyển sách Thế giới một thoáng này của David Christian (nxb Thành Phố). Chúng tôi dự định viết một essay về những vấn đề môi trường, tác động của con người lên nó, nhưng thời gian đã không cho phép. Nay chúng tôi cảm thấy cần công bố bài này của nhà hóa học khí quyển Paul J. Crutzen, người đồng hương của GS Gerard ’t Hooft vừa mới thăm Đà Lạt, và cũng đạt giải Nobel vì đóng góp phát hiện lỗ hổng ozon, nhân sau hội nghị “Khoa học để Phát triển” ở Quy Nhơn ngày 9-10/5 vừa qua, trong đó vấn đề phát triển bền vững là một vấn đề then chốt. Đây là một bài viết đánh dấu khúc quanh trong nhận thức của con người đối với lực tác động của nó. Phần dự định viết thêm sẽ tính sau. NXX

***
“Không phải tất cả gió, bão, động đất, biển cả, và bốn mùa của thế giới, là những thứ đã góp phần nhiều nhất thay đổi triệt để trái đất, mà chính là CON NGƯỜI, thứ quyền năng của một sức sống vô hạn đã làm điều đó từ ngày mà y đặt chân lên trái đất và chiếm hữu nó.”
Horace Bushnell
(Mục sư và nhà thần học của phái Giáo đoàn trong một bài giảng đạo về quyền năng của một sức sống vô hạn thế kỷ 19; trích dẫn của ND)
Print Friendly and PDF

29.5.18

Marx và các công cụ để hiểu thế kỷ XXI

MARX VÀ CÁC CÔNG CỤ ĐỂ HIỂU THẾ KỶ XXI

Michel Husson
Karl Marx (1818-1883)
Khi dựa vào các công trình của những người đi trước, Marx đã ghi tên mình vào lịch sử tư tưởng kinh tế. Tuy nhiên, ông cũng là người sáng lập kinh tế học vĩ mô hiện đại.
John M. Keynes (1883-1946)
Trong một bài báo được đăng vào năm 1925, Keynes đã thốt lên: "Tôi làm thế nào có thể thừa nhận một học thuyết được thiết lập thành Kinh thánh, được miễn trừ mọi phê phán, một cuốn sách kinh tế học chính trị lỗi thời, một học thuyết không chỉ sai từ quan điểm khoa học, mà lại không có bất cứ lợi ích nào, không có bất cứ ứng dụng nào trong thế giới hiện tại?”[1]. Gần với chúng ta hơn, Jonathan Sperber, tác giả cuốn tiểu sử gần đây về Marx, cũng có một quan điểm dứt khoát: "chúng ta tìm thấy trong tác phẩm của Marx ít điều mà các xu hướng của kinh tế học hoặc lý thuyết kinh tế vào cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX quan tâm". Nhưng một số người khác lại nghĩ ngược lại, rằng những đóng góp của Marx[2] không lỗi thời và chúng vẫn là một nguồn tham khảo hiệu quả cho sự hiểu biết về chủ nghĩa tư bản đương đại.
Print Friendly and PDF

27.5.18

Bên trong hộp đen

BÊN TRONG HỘP ĐEN

Con người có thể sẽ không bao giờ hiểu được lí do tại sao các lĩnh vực của Trí tuệ Nhân tạo (AI) hoạt động. Đừng hoảng sợ.

Con người cũng bí hiểm như thế. Các quy tắc và quy định hiện hành cũng có thể áp dụng đối với trí tuệ nhân tạo.
Có một chuyện cười cũ rích mà giới phi công hay kể với nhau rằng một đoàn bay lí tưởng bao gồm máy tính, người phi công và chú chó. Nhiệm vụ của máy tính là điều khiển máy bay. Người phi công có trách nhiệm chăm sóc chú chó. Còn chú chó, nhiệm vụ của nó là cắn người phi công ngay tức khắc nếu anh này động chạm đến máy tính.

Việc máy tính đảm nhiệm những công việc phức tạp thì chẳng có gì mới. Nhưng sự tiến bộ đột phá gần đây của học máy (machine learning), một lĩnh vực con của Trí tuệ Nhân tạo, đã cho phép máy tính giải quyết nhiều vấn đề mà trước đây là vượt quá khả năng của chúng. Kết quả của sự bùng nổ AI là việc máy tính đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống từ chẩn đoán y khoa và bảo hiểm cho đến xe tự hành.
Print Friendly and PDF

25.5.18

Trung Quốc: Tìm hiểu sự đảo chiều của Trump trong vụ ZTE

TRUNG QUỐC: TÌM HIỂU SỰ ĐẢO CHIỀU CỦA TRUMP TRONG VỤ ZTE

Jean-Raphaël Chaponnière
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. (Nguồn: Wired)
Các bạn có còn nhớ khi Donald Trump không ngừng đổ lỗi cho Bắc Kinh vì đã phá hủy hàng triệu việc làm tại Hoa Kỳ không? Đó gần như là bài phát biểu duy nhất trong chiến dịch [tranh cử tổng thống] của ông về Trung Quốc. Giờ thì, ông lại quan tâm đến tình hình việc làm ở Trung Quốc! Vào ngày 13 tháng 5 vừa qua, Tổng thống Mỹ đã yêu cầu Bộ thương mại Hoa Kỳ xem xét lại các biện pháp trừng phạt đối với công ty ZTE của Trung Quốccó thể khiến họ phải sa thải lao động ở nước của họ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tôi đang cùng làm việc để tìm ra một lối thoát cho tập đoàn điện thoại của Trung Quốc, ZTE, để họ nhanh chóng hoạt động trở lại, chủ nhân của Nhà Trắng đã đăng tải như vậy trên trang Tweetter. Có quá nhiều việc làm bị mất ở Trung Quốc. Bộ Thương mại đã được giao nhiệm vụ làm việc này.” Thông điệp của Tổng thống đã làm cho Bộ trưởng [Thương mại] Wilbur Ross ngạc nhiên, người mà sau khi đe dọa ZTE đã đưa ra những phát ngôn có tính hòa giải, tuyên bố rằng vấn đề này sẽ được bàn luận trong các cuộc đàm phán thương mại sẽ được tiếp diễn vào ngày 15 tháng 5.
Print Friendly and PDF

23.5.18

Lịch sử văn minh châu Âu (2): Gia tài của đế chế La Mã


GIA TÀI CỦA ĐẾ CHẾ LA MÃ
Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức
Người La Mã tiếp thu nền văn minh Hy Lạp một cách chọn lọc và áp dụng rộng rãi trong đế chế. Nhưng họ rất thực dụng và thể hiện xu hướng đó qua nhiều dạng thức khác nhau. Họ pha chế nền triết học huy hoàng của Hy Lạp và làm cho nó hấp dẫn với đám đông. Nếu Aristotle và các học giả khác đã dày công xây dựng một hệ thống giáo dục tuyệt hảo và phong phú, thì người La Mã thu gọn nó lại thành ngành học hùng biện, vì mọi thành công trong chính trị và kinh doanh đều phụ thuộc vào nghệ thuật diễn đạt và thuyết phục người khác. Nói theo ngôn ngữ hiện đại hôm nay: họ tinh giảm giáo dục xuống thành huấn nghiệp[1].
Charles Van Doren, giáo sư đại học Columbia, USA
Diễn tiến lịch sử kết cấu thành nền văn minh không xảy ra trong một khung thời gian rõ rệt, cho nên việc phân chia các giai đoạn phát triển nền văn minh trong một nước rất khó. Trong một lục địa với nhiều giống dân khác nhau, tiếng nói khác nhau, định chế chính trị khác nhau, việc phân chia ấy càng khó gấp bội. Có ai trong chúng ta có thể phân chia các giai đoạn của văn minh châu Á một cách tổng thể mà vẫn diễn đạt được tính chất của từng quốc gia riêng lẻ? Với châu Âu, chúng ta có thể làm được việc đó, dù khó khăn và mang tính tương đối.
Print Friendly and PDF

21.5.18

Ảnh hưởng của Karl Marx – một cách tiếp cận phản chứng

ẢNH HƯỞNG CỦA KARL MARX

MỘT CÁCH TIẾP CẬN PHẢN CHỨNG

Karl Marx (1818-1883)

Kỷ niệm hai trăm năm ngày sinh của Karl Marx đang dấy lên nhiều hội nghị chuyên đề về rất nhiều (và Chúa biết đã có rất nhiều) khía cạnh trong công trình cuộc đời của Marx. (Tôi sẽ tham dự một hội nghị như vậy ở Haifa.) Ngoài các hội nghị, còn có một lượng lớn hơn nữa các bài viết về sự nghiệp và ảnh hưởng của ông (Peter Singer vừa công bố một bài một vài ngày trước đây), những cuốn sách mới về cuộc đời của ông, một bộ phim về Young Marx [Thời trẻ của Karl Marx] và còn nhiều hoạt động khác nữa.
Trong bài viết này, tôi cũng sẽ xem xét ảnh hưởng trí tuệ của Marx – nhưng từ một góc độ rất khác. Tôi sẽ sử dụng cách tiếp cận phản chứng. Tôi sẽ hỏi ảnh hưởng của Marx là gì nếu không xảy ra ba sự kiện đáng chú ý. Cố nhiên, giống như tất cả các phản chứng, điều này dựa vào hiểu biết của cá nhân khi đọc lịch sử và phỏng đoán. Nó không thể được chứng minh là đúng. Tôi tin chắc rằng nhiều người khác cũng có thể làm việc này với nhiều phản chứng khác nhau – có lẽ còn tốt hơn những cái của tôi.
Print Friendly and PDF

19.5.18

Phục hồi niềm tin vào chuyên gia

PHỤC HỒI NIỀM TIN VÀO CHUYÊN GIA

“Tại sao không ai để ý đến nó?”[*] Nữ hoàng Elizabeth II của Anh đã đặt câu hỏi nổi tiếng trên cho giảng viên của Trường Kinh tế London (London School of Economics) vào tháng 11/2008, ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra. Tại sao, sau gần một thập kỉ, niềm tin vào chuyên gia của công chúng thậm chí còn thấp hơn trước?
LONDON – “Tại sao không ai để ý đến nó?” Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã đặt câu hỏi nổi tiếng trên cho giảng viên tại Trường Kinh tế London vào tháng 11/2008, ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra. Sau gần một thập kỉ, cùng câu hỏi ấy cũng đã được đặt ra cho “các chuyên gia” sau những sự kiện bất thường và không lường trước được trong 12 tháng vừa qua – từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit của Vương quốc Anh cho tới cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kì [với chiến thắng] của Donald Trump [năm 2017].
Print Friendly and PDF

17.5.18

Thư gởi anh Diệu

GS TS Phan Đình Diệu (1936-2018), Ảnh: Lê Anh Dũng
THƯ GỞI ANH DIỆU
Cao Huy Thuần
PTKT: Bài dưới đây được đăng lại trong số đặc biệt Phan Đình Diệu của báo Diễn Đàn:
LTS. Bài viết này đã đăng trên Diễn Đàn báo giấy, số 137, tháng 2.2004 dưới nhan đề “Thư đầu năm”. Sự ra đời của nó, bạn đọc chỉ cần đọc vài dòng đầu ắt hiểu. Nhưng nội dung của nó, bạn cũng dễ thấy, vượt qua thời gian để còn đọng tới hôm nay những phân tích sâu sắc về vị trí của người trí thức trong xã hội. Bức thư được đăng lại trong tuyển tập Thế giới quanh ta của tác giả, do nxb Đà Nẵng xuất bản năm 2006. Giới thiệu cuốn sách này, nhà văn Nguyên Ngọc đã mượn một ý trong bài để đặt tít, đồng thời tạo ra một cụm danh từ dành cho tác giả, khó có thể hay hơn: “người xớ rớ uyên thâm"! Nhưng đây không chỉ là một bài viết bình thường, xuất phát từ bản thân người viết khi nghĩ về một chủ đề trừu tượng nào. Nó trước hết là một bức thư, gửi một người bạn thân thiết, và người đọc thấy rõ, những ý tưởng trong bài là những ý tưởng tác giả trao đổi với người nhận thư, mà nếu là một người khác thì không hẳn ông cũng nảy ra những ý tương tự. Người nhận thư đó chính là giáo sư Phan Đình Diệu, một “người xớ rớ uyên thâm” khác. 
Anh Diệu vừa từ giã chúng ta hôm qua. Nhớ tới Anh, Diễn Đàn trân trọng đăng lại trên mạng diendan.org lá Thư này.
14/5/2018
Anh Diệu thân mến,
Print Friendly and PDF

15.5.18

Ngày nay có nên đọc Marx không?

NGÀY NAY CÓ NÊN ĐỌC MARX KHÔNG?

CHRISTIAN CHAVAGNEUX

Jean-Marc Daniel
Robert Boyer
Jean-Marc Daniel, Phó Giáo sư tại ESCP Châu Âu
Robert Boyer, Giám đốc nghiên cứu tại CNRS, Giám đốc học thuật tại EHESS và nhà nghiên cứu tại Cepremap





Các ông đã giáp mặt với công trình của Marx như thế nào?
David Ricardo (1772-1823)
Léon Walras (1834-1910)
Jean-Marc DanielTôi thuộc về một thế hệ mà các giáo sư sử học gần với đảng cộng sản: vì thế, khi còn học ở trung học, tôi không chỉ được nghe nói rất nhiều về Lenin, mà còn về Marx nữa, nhưng một chút thôi. Cuộc gặp gỡ về mặt trí thức diễn ra sau đó, khi tôi còn là sinh viên. Ở trường Ensae [École nationale de la statistique et de l'administration économique – Trường thống kê và quản lý kinh tế quốc gia], André Orléan đã cho chúng tôi đọc Piero SraffaDavid Ricardo và Karl Marx. Sau đó, tôi đã có một kỳ thực tập ở Praha, vào năm 1978. Ở đó, tôi phát hiện ra một thành phố đầy những bức chân dung của Marx và một cộng đồng người dân nguyền rủa ông ấy, cáo buộc ông ấy chịu trách nhiệm về các điều kiện sống thảm hại của họ.
Robert BoyerỞ trung học, tôi có một giáo sư sử phát triển một phân tích marxistkể cả về cuộc Cách mạng PhápSau đó, thế hệ của những năm 1960, một cách ngầm hiểu hoặc công khai, tất cả chúng tôi đều là những người theo chủ nghĩa Mác, những người marxist giáo điều hoặc phê phán. Marx đã cho tôi, ngay lập tức, một cách để hiểu thế giới, một công cụ trí tuệ, trong khi vẫn duy trì một quan hệ phê phán. Cuốn Le capital [Tư bản luậnkhông hề dễ đọc, nhưng nó không bao giờ nhàm chán!

Print Friendly and PDF

13.5.18

Sai lầm của các nhà khoa học xem thường lịch sử khoa học

SAI LẦM CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC XEM THƯỜNG LỊCH SỬ KHOA HỌC

Tác giả: Charles Singer*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Tự họ, các học giả phân biệt lịch sử phát triển của môn học mà họ theo đuổi với công việc họ đang làm để đưa nó tới những bước phát triển mới. Sự phân biệt này là một trong nhiều hệ quả của sự chuyên môn hóa. Ở các học giả của thế kỷ thứ XVII và XVIII – ít chuyên môn hơn, nhưng không kém văn hóa hơn – dường như không có sự phân biệt trên. Và nếu chịu khó suy nghĩ một chút, ta sẽ nhận thấy rằng ngay ở thế kỷ thứ XX cũng không nên làm cái sự phân biệt mà ngay cả ý thức thông thường cũng lên án này. Bất kỳ phát triển mới nào của khoa học cũng nhất thiết phải dựa trên những gì đã tồn tại. Thế nhưng những gì đã tồn tại không phải lúc nào cũng dừng lại ở những giới hạn thật rõ ràng. Giữa cái đã biết và cái chưa biết không có một đường ranh xác định nào mà chỉ có một bờ rìa nhạt nhòa. Trước khi bước tới vùng đất đủ rắn chắc để xây nền, nhà bác học phải lui lại sau khá xa mới mong ra khỏi khu vực không ổn định vừa nói. Nếu muốn mở rộng hơn một chút lĩnh vực khoa học mà ta theo đuổi, để đảm bảo có đủ tầm nhìn, nhiều khi ta cần phải lội ngược dòng lịch sử để tìm cho ra một cơ sở. Nếu không chấp nhận một điểm khởi đầu đủ rộng về mặt lịch sử, chúng ta sẽ không xác định được vị trí thực sự của những vấn đề lớn hiện còn đang được thảo luận.
Print Friendly and PDF

11.5.18

Big Data [Dữ liệu lớn] gặp Big Brother [Đại ca] khi Trung Quốc tiến tới việc chấm điểm công dân họ

BIG DATA [DỮ LIỆU LỚN] GẶP BIG BROTHER [ĐẠI CA] KHI TRUNG QUỐC TIẾN TỚI VIỆC CHẤM ĐIỂM CÔNG DÂN HỌ

Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch khởi động Hệ thống Uy tín Xã hội vào năm 2020. Mục đích? Để đánh giá mức độ đáng tin– hay không đáng tin – của 1,3 tỷ cư dân của họ
Ngày 14 tháng 6 năm 2014, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố một tài liệu đáng ngại có tên là "Đề cương kế hoạch xây dựng Hệ thống Tín nhiệm Xã hội". Theo cách viết của Trung Quốc trong các tài liệu chính sách, đây là một dự án dài hạn và khá khô khan, nhưng nó có một ý tưởng triệt để. Điều gì sẽ xảy ra nếu có một hệ thống chấm điểm quốc gia, phân loại bạn thuộc dạng công dân nào?
Print Friendly and PDF

9.5.18

Một ảnh hưởng tri thức lâu dài

Karl Marx (1818-1883)

MỘT ẢNH HƯỞNG TRI THỨC LÂU DÀI

Anselm Jappe
Vượt lên trên những hệ quả lịch sử và chính trị mà nó đã tạo ra, sự nghiệp của Karl Marx và sự dấn thân của ông vẫn tiếp tục tác động đến các khoa học nhân văn và triết học.
Không một nhà tư tưởng hiện đại nào lại có một ảnh hưởng lớn như Karl Marx, đặc biệt là vì sự đan xen của sự nghiệp của ông với chính trị và lịch sử. Trong nhiều thập niên, tư tưởng của ông đã trở thành học thuyết chính thức của những nước trong đó một phần ba nhân loại sống. Đã có nhiều đảng phái chính trị lớn khắp thế giới phổ biến tư tưởng của ông, và trong những nước như Pháp và Ý, chủ nghĩa Marx đã là một chặng đường bắt buộc đối với một số đông trí thức. Năm 1960, Jean-Paul Sartre đã từng tuyên bố chủ nghĩa Mác Xít là “triết học của thời đại của chúng ta: nó không thể bị vượt qua vì những điều kiện đã sản sinh ra nó vẫn chưa bị xóa bỏ”. Những năm 1970 đã cho thấy sự suy yếu đầu tiên của ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Xít ở phương Tây. Sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh đã được những ai chống đối Marx xem như là sự phủ định dứt khoát chủ nghĩa này. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà người ta tuyên bố là người đàn ông râu xồm của thành phố Trèves đã chết để rồi sau đó lại hồi sinh. Chúng ta hãy thử điểm lại ảnh hưởng hiện nay của Karl Marx, đặc biệt là ở Pháp.
Print Friendly and PDF

7.5.18

Nhật Bản - “thực tập sinh kỹ thuật”, những người nhập cư “được tuyển chọn” và bị trả lương thấp

NHẬT BẢN: “THỰC TẬP SINH KỸ THUẬT”, NHỮNG NGƯỜI NHẬP CƯ “ĐƯỢC TUYỂN CHỌN” VÀ BỊ TRẢ LƯƠNG THẤP

Một “thực tập sinh kỹ thuật” Trung Quốc tại một nhà máy chế biến hàu ở Hiroshima, tháng 3 năm 2015. (Nguồn: Japan Times)
Nhật Bản chưa bao giờ là xứ tiếp nhận người nước ngoài. Mặc cho cuộc khủng hoảng di cư quốc tế, đảo quốc này vẫn duy trì một chính sách rất hạn chế đối với người xin tị nạn. Năm 2017, nước này đã đồng ý tiếp nhận 20 người tị nạn, bác bỏ hầu hết các đơn xin tị nạn, trong khi các nhà bảo vệ nhân quyền hối thúc chính phủ tiếp nhận nhiều người tị nạn hơn nữa. Mặc cho sự thiếu hụt nhân lực và tỷ suất sinh giảm, nhưng nước này vẫn có thái độ dè dặt với ý tưởng mở cửa biên giới cho người lao động nhập cư dài hạn. Thay vào đó, là một chính sách nhập cư trá hình thành chính sách “thực tập sinh kỹ thuật” bị bóc lột.
Print Friendly and PDF

5.5.18

Marx có phải là người cộng sản không?


Karl Marx (1818-1883)

MARX CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI CỘNG SẢN KHÔNG?

Jean-Numa Ducange
Tuy cùng với Friedrich Engels là đồng tác giả của Tuyên ngôn Đảng cộng sản nhưng không thể quy tư tưởng của Marx về những chủ nghĩa cộng sản khác nhau viện dẫn đến ông.
Cách nhau vài tháng, hai ngày kỉ niệm nối tiếp nhau: 100 năm cách mạng tháng 10 Nga năm 2017 (vào tháng 11 theo dương lịch) và 200 năm ngày sinh (5 tháng 5 - ND) của Marx vào tháng năm 2018. Làm sao không thể biết đến mối quan hệ giữa hai biến cố này? Trong thế kỉ XX, nhiều người đã đọc Marx vì cuộc cách mạng Nga làm đảo lộn thế giới nhân danh ông đã diễn ra. Trước hết, Marx há chẳng đã tượng trưng cho cuộc cách mạng thế giới được ca ngợi trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản. Và thật vậy, về mặt lịch sử không thể tách biệt việc phổ biến đại chúng và việc đọc các văn bản của Marx với thử nghiệm của chủ nghĩa cộng sản vốn chọn ông làm tác giả quy chiếu chính của mình. Là người cộng sản thời bấy giờ có nghĩa là người marxist.
Trong một thời gian dài, không thể tách rời việc tôn vinh giá trị cũng như phê phán Marx với chính quyền xô viết, rồi với những chế độ (Trung Quốc, Cuba, v.v.) viện dẫn đến ông. “Chủ nghĩa Mác-Lê”, được sáng chế sau khi Lénine mất và được phổ biến đại chúng trong các văn bản của Staline, cơ sở ý thức hệ của nhiều nước “cộng sản” trong thế kỉ XX, bao giờ cũng quy chiếu về Marx. Đối với hàng triệu người, Tuyên ngôn Đảng cộng sản báo trước các đảng cộng sản của thế kỉ XX. Chủ nghĩa cộng sản của Marx có vẻ như được thực hiện bởi những chế độ viện dẫn ông. Và người ta vẫn còn thường nghe hay đọc rằng Marx, thậm chí cả những trực giác ban đầu của ông, nằm ở cội nguồn của những chính quyền “toàn trị” như thế.
Print Friendly and PDF

3.5.18

Liệu Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc có tốt hơn Kế hoạch Marshall không?

LIỆU SÁNG KIẾN ​​VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC CÓ TỐT HƠN KẾ HOẠCH MARSHALL KHÔNG?

Làm thế nào để so sánh các dự án về cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trên thế giới với kế hoạch tái thiết châu Âu thời hậu chiến của Mỹ
George Marshall (1880-1959)
Bảy mươi năm trước, Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Hợp tác Kinh tế, còn được biết nhiều với tên gọi Kế hoạch Marshall. Lấy cảm hứng từ bài diễn văn của George Marshall, Ngoại trưởng của Hoa Kỳ, tại Đại học Harvard, Kế hoạch Marshall có chủ đích là khôi phục các nền kinh tế của Châu Âu bị tàn phá bởi chiến tranh. Gần 5 năm trước đây, tại một tổ chức giáo dục cao cấp ít tiếng tăm bằng, Đại học Nazarbayev ở Kazakhstan, chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã phác thảo tầm nhìn về sự hào phóng kinh tế của chính ông. Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), như đã được biết, có chủ đích là rải các dự án cơ sở hạ tầng, thương mại và sự thông cảm ở hơn 70 nước, từ vùng Baltic đến Thái Bình Dương.
Print Friendly and PDF

1.5.18

Tại sao bất bình đẳng toàn cầu lại quan trọng

TẠI SAO BẤT BÌNH ĐẲNG TOÀN CẦU LẠI QUAN TRỌNG

Tôi sẽ bắt đầu bằng việc xem xét tầm quan trọng của bất bình đẳng trong các cuộc tranh luận công khai những năm gần đây. Như chúng ta đã biết, bất bình đẳng đã bị xem nhẹ trong cả giới học thuật lẫn chính trị - đặc biệt là ở cánh tả - nơi đáng lẽ phải nhạy cảm nhất đối với những vấn đề xã hội. Sau đó, cùng với sự bùng nổ của khủng hoảng, bất bình đẳng lại bất ngờ chiếm một vai trò trung tâm, mà cho đến tận gần đây là không thể đoán trước được. Báo chí bắt đầu nói về nó, thậm chí nó còn là một vấn đề được bàn luận giữa các ứng cử viên Đảng Dân chủ chạy đua vào Nhà Trắng. Bạn nghĩ điều gì đã thay đổi?
Với nội dung của câu hỏi này, tôi sẽ phải phân chia câu trả lời thành hai phần. Tôi sẽ bắt đầu từ việc tại sao bất bình đẳng đột nhiên lại trở thành một chủ đề được bàn luận nhiều đến vậy. Rõ ràng nguồn gốc của sự thay đổi này, đối với tôi, là khủng hoảng kinh tế. Chính những yếu tố vật chất đã ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và cách suy nghĩ của họ: bất bình đẳng chắc chắn không phải một hiện tượng mới, nhưng trong 25 năm qua, tầng lớp trung lưu đã có thể che giấu sự vắng mặt của gia tăng thu nhập thông qua tín dụng, đó là vay mượn. Tuy nhiên khi khủng hoảng xảy ra, bong bóng này đã bị vỡ, hàng triệu người dân thường bị ảnh hưởng nặng nề, họ rơi vào thế bất lợi vì kinh tế suy thoái và tiền lương giảm; không thể trả những khoản nợ, đặc biệt là nợ trong thị trường bất động sản. Đừng quên rằng nợ tư nhân của Mỹ còn cao hơn cả GDP quốc gia.
Print Friendly and PDF