29.11.19

“Hồng Kông, hãy đứng vững!”: khi cư dân mạng Trung Quốc ủng hộ người biểu tình + Hồng Kông: “Tất cả chúng tôi đều ở tuyến đầu”


“HỒNG KÔNG, HÃY ĐỨNG VỮNG!”: KHI CƯ DÂN MẠNG TRUNG QUỐC ỦNG HỘ NGƯỜI BIỂU TÌNH
Cảnh sát bắt giữ một người biểu tình gần Đại học Bách khoa Hồng Kông ở Hồng Kông, Thứ Hai, ngày 18 tháng 11 năm 2019. (Nguồn: WWLP)
Người Trung Quốc đại lục nghĩ gì về cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông? Câu trả lời phổ biến nhất lọt được ra ngoài nước Trung Quốc đi từ sự chỉ trích dữ dội chống lại những người biểu tình ủng hộ nền dân chủ đến sự thờ ơ. Những tuyên bố công khai ủng hộ cuộc biểu tình hiện nay là rất hiếm, người ta buộc phải sống rất thận trọng ở đất nước của Tập Cận Bình. Trong cuộc bao vây Đại học Bách khoa bởi cảnh sát, trang tin tức China Digital Times đã cho đăng những thông điệp ủng hộ người dân Hồng Kông từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hồ sơ được David Bartel bình luận và dịch thuật.
Print Friendly and PDF

27.11.19

Câu chuyện đang huỷ diệt thế giới

CÂU CHUYỆN ĐANG HỦY DIỆT THẾ GIỚI

Mọi vấn đề trên thế giới đều là kết quả của những câu chuyện mà chúng ta kể cho nhau nghe. Khi thay đổi câu chuyện, chúng ta sẽ thay đổi tất cả.



Chúng ta đã nghe rất nhiều câu hỏi cũng như đã tranh luận rất nhiều quanh câu chuyện bằng cách nào để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng ngay lúc này đây, hãy tạm quên chuyện giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đi.

Biến đổi khí hậu thực ra chẳng phải là vấn đề đâu. Biến đổi khí hậu thường được đề cập theo cách đó trong diễn ngôn chủ lưu của chúng ta, cứ như thể vấn đề biến đổi khí hậu chỉ là tác dụng phụ tiêu cực đáng lo ngại của một loại thuốc mà tất cả chúng ta đều đồng ý là nó có lợi, nhưng biến đổi khí hậu không chỉ là một triệu chứng của một vấn đề sâu hơn, mà nó còn là một triệu chứng của một lối sống mà bất luận thế nào thì cũng ít ai trong chúng ta thực sự hài lòng với nó. Điều này trở nên đặc biệt rõ ràng một khi ta đã thoáng thấy khả năng về một thế giới có thể còn hơn thế nữa.
Nếu thực sự muốn đi đến tận gốc rễ của biến đổi khí hậu, ta cần phải bắt đầu tự hỏi bản thân mình một số câu hỏi rất sâu. Những câu hỏi như: Tôi là ai? Chúng ta muốn cùng nhau tạo ra một tương lai như thế nào? Và câu chuyện nào sẽ giúp ta thực hiện được điều đó? Đây là những câu hỏi mà ta cần tập trung vào. Bởi vì nếu có một điều mà tôi học được, thì đó là việc những câu chuyện của chúng ta có một sức mạnh rất lớn để định hình thế giới.

Không một người nào có thể chặt hạ cả một khu rừng hay biến cả một cộng đồng thành nô lệ. Người đó cần một câu chuyện được nhiều người khác tin tưởng để hoàn thành những kỳ công đó. Mỗi vấn đề trên thế giới là kết quả của những câu chuyện mà chúng ta tự kể cho nhau nghe. Chúng cung cấp vai trò và bối cảnh mà trong đó hành vi của ta có ý nghĩa. Chẳng hạn, câu chuyện về “tiến bộ” xem quá trình chuyển đổi rừng thành những sự phát triển dầu cát hắc ín là một điều tích cực cho xã hội.

Print Friendly and PDF

25.11.19

Ấn Độ từ bỏ chính sách mậu dịch tự do ở châu Á-Thái Bình Dương


ẤN ĐỘ TỪ BỎ CHÍNH SÁCH MẬU DỊCH TỰ DO Ở CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 tại Nonthaburi, Thái Lan, ngày 4 tháng 11 năm 2019. (Nguồn: Indian Express)
Ấn Độ từ bỏ chính sách mậu dịch tự do ở châu Á-Thái Bình Dương là thông tin chính thức kể từ ngày 4 tháng 11 vừa qua. Ấn Độ không còn muốn là thành viên của Hiệp định đối tác kinh tế khu vực toàn cầu (RCEP, Regional Comprehensive Economic Partnership), một hiệp định mậu dịch tự do, mà ngay từ khi bắt đầu đàm phán đã không có Hoa Kỳ, trong khi Trung Quốc thì là một trong số các thành viên. Được đàm phán ròng rã trong 6 năm qua, RCEP tập hợp các nền kinh tế chính của châu Á-Thái Bình Dương. Việc New Delhi rút khỏi [RCEP] sẽ làm suy yếu phạm vi và lợi ích của hiệp định trong tương lai. Đó là sự thừa nhận một sự yếu kém, đánh dấu sự mong manh của một nền kinh tế Ấn Độ đang tăng trưởng chậm lại và không được trang bị tốt để đối mặt trực tiếp với sự cạnh tranh dữ dội của châu Á.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba của RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực) được tổ chức tại Bangkok, [thủ tướng] Narendra Modi đã chính thức xác nhận việc Ấn Độ rút khỏi các cuộc đàm phán. Hiệp định này dự định tập hợp Ấn Độ và 15 nước khác thuộc châu Á-Thái Bình Dương – 10 nước của ASEAN cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand –, tức một nửa dân số và một phần ba của cải của thế giới. Thái Lan, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, đã tuyên bố các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục mà không có Ấn Độ cho đến khi đạt được thoả thuận vào năm 2020.
Narendra Modi đã viện dẫn đến anh linh của Mahatma Gandhi để biện minh cho quyết định của mình, với việc trích dẫn lời của vị cha già dân tộc Ấn Độ: Hãy nhớ đến số phận của người nghèo nhất và người yếu nhất mà bạn đã gặp, và hãy tự hỏi liệu dự án của bạn có thể giúp được gì cho người đó hay không.Ngoài số phận của người nghèo, sự liên kết của phe đối lập khi quy tụ các cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức nông nghiệp, toàn bộ các đảng phái chính trị đối lập và rất nhiều giới lãnh đạo của đảng BJP đang cầm quyền, đã đẩy lùi các tham vọng của chính phủ trong cuộc đàm phán này.
Print Friendly and PDF

23.11.19

Chủ nghĩa thực chứng không phải là một chủ nghĩa kinh nghiệm (1839)


KHOA HỌC THỰC CHỨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM (1839)
Tác giả: Auguste Comte*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
*
Auguste Comte (1798-1857)

Ngay từ đầu Chuyên luận[1] này, và sau đó trong tất cả các phần khác của nó, chúng tôi đã thừa nhận, một cách thiết tưởng đã đủ rõ ràng, sự không thể tồn tại, ngay từ đầu và trên bất kỳ chủ đề nào, của một lý thuyết thực sự thực chứng – hiểu như một quan niệm được xây dựng một cách thuần lý trên một hệ thống thích hợp những quan sát đã được thực hiện trước. Bởi vì, ngoài vấn đề thời gian đáng kể mà sự tích lũy chậm chạp những quan sát như vậy đòi hỏi, trí tuệ của ta thậm chí còn không có khả năng thực hiện chúng mà không bị, trước là sự điều khiển và sau đó là sự liên tục quấy rầy, của một số lý thuyết sơ bộ nào khác. Mỗi ngành quan trọng của triết lý tự nhiên đều đã liên tiếp cung cấp cho chúng ta những lý do mới để xác nhận rằng, nói gì thì nói, chủ nghĩa kinh nghiệm tuyệt đối[2] chẳng những sẽ hoàn toàn vô sinhmà thậm chí còn tuyệt đối không thể tồn tại đối với trí thông minh của ta, bởi vì nó không thể nào và trong bất kỳ lĩnh vực nào, vất bỏ một học thuyết [ngầm] nào đó, hiện thực hoặc hư ảo, mơ hồ hay chính xác, đang tập hợp và nhất là kích thích những nỗ lực bột phát của mình, nhằm thiết lập một sự liên tục thiết yếu cho dòng tư tưởng mà nếu không có thì mọi hoạt động tinh thần nhất thiết phải vụt tắt. Chẳng hạn, vì sao các bộ sưu tập khoa học chồng chất của chúng ta, về cái mệnh danh là những quan sát khí tượng, ngày nay lại thiếu thực dụng, thậm chí vô nghĩa một cách nghiêm trọng như vậy? Chắc chắn, đấy là vì tính thực nghiệm một cách máy móc của chúng. Chúng chỉ có thể đạt tới một giá trị thực sự, và trở nên hữu hiệu về mặt suy đoán, nếu được hướng dẫn thường xuyên bởi một lý thuyết đúng nghĩa phù hợp, cho dù lúc đầu nó chỉ có tính giả thuyết tới mức nào. Ngược lại, những người chờ đợi rằng, về một vấn đề phức tạp như vậy, thứ lý thuyết này sẽ được đề xuất bởi chính những quan sát, những người đó hoàn toàn hiểu sai sự vận hành tất yếu của trí tuệ con người: ngay cả trong loại nghiên cứu đơn giản nhất, nó luôn luôn phải đặt trước các quan sát khoa học một quan niệm nào đó về những hiện tượng tương ứng.
Print Friendly and PDF

21.11.19

Chừng nào tăng trưởng kinh tế vẫn còn tiếp tục, chúng ta sẽ chẳng bao giờ từ bỏ thói quen sử dụng nhiên liệu hoá thạch đâu

CHỪNG NÀO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VẪN CÒN TIẾP TỤC, CHÚNG TA SẼ CHẲNG BAO GIỜ TỪ BỎ THÓI QUEN SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH ĐÂU
Có thể có nhiều xe đạp hơn, nhưng cũng sẽ có nhiều máy bay hơn. Chúng ta vẫn không dám nhìn nhận quy mô của mối đe dọa này đối với hành tinh của mình.
Ảnh minh họa: Sébastien Thibault
Có phải chúng ta đang trở nên tốt hơn không? Chúng ta đang thực hiện quá trình chuyển dịch sang một tương lai chạy các thiết bị hoàn toàn bằng điện. Bây giờ chúng ta có thể để cho nhiên liệu hóa thạch nằm yên dưới lòng đất và ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu. Hoặc chúng ta có thể tưởng tượng ra viễn cảnh đó nếu [chịu khó] theo dõi tin tức công nghệ.
Vậy làm thế nào mà lần đầu tiên trong lịch sử, ngành sản xuất dầu cán mốc 100 triệu thùng mỗi ngày? Làm thế nào mà ngành công nghiệp dầu mỏ dự kiến ​​nhu cầu sẽ không ngừng tăng cho đến những năm 2030? Làm thế nào mà ở nước Đức, nơi có quá trình chuyển đổi năng lượng (Energiewende) được coi là một hình mẫu cho thế giới, [lại có cảnh tượng] những người biểu tình bị cảnh sát đánh đập khi họ cố gắng bảo vệ khu rừng Hambacher 12.000 năm tuổi tránh khỏi việc người ta khai thác than lộ thiên loại than bẩn nhất? Tại sao việc đầu tư vào cát dầu tại Canada nguồn dầu mỏ bẩn nhất lại tăng gấp đôi chỉ trong một năm?
Print Friendly and PDF

20.11.19

Quyết định của Tòa án Hồng Kông về lệnh cấm đeo mặt nạ trong các cuộc biểu tình chọc giận Bắc Kinh


QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN HỒNG KÔNG VỀ LỆNH CẤM ĐEO MẶT NẠ TRONG CÁC CUỘC BIỂU TÌNH CHỌC GIẬN BẮC KINH
Tòa án tối cao Hồng Kông đã ra phán quyết cho rằng lệnh cấm đeo mặt nạ của cơ quan hành pháp là vi hiến.
HuffPost và AFP
Ảnh: ASSOCIATED PRESS
Quyết định của tòa án Hồng Kông về lệnh cấm đeo mặt nạ chọc giận Bắc Kinh (người biểu tình với chiếc mặt nạ Guy Fawkes vào ngày 7 tháng 11 năm 2019)
TIN QUỐC TẾ – Trong bối cảnh những căng thẳng mới ở Hồng Kông chống lại sự kìm kẹp của Trung Quốc trên vùng lãnh thổ tự trị, hành động can thiệp này của Bắc Kinh có nguy cơ khiến cho những người biểu tình trở nên gay gắt hơn một chút. Vào hôm thứ ba, ngày 19 tháng 11, một phát ngôn viên của quốc hội Trung Quốc đã chỉ trích quyết định của cơ quan tòa án cao nhất Hồng Kông, nơi đã phán quyết lệnh cấm đeo mặt nạ trong các cuộc biểu tình là vi hiến.
Vào hôm thứ ba, một trong những phát ngôn viên của Quốc hội Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng Quốc hội Trung Quốc là cơ quan duy nhất có thể chế định hiến-pháp-mini của Hồng Kông. 
“Quyết định của Tòa án tối cao Hồng Kông làm suy yếu nghiêm trọng sự điều hành của người đứng đầu cơ quan hành pháp và chính quyền đặc khu hành chính” (SAR, Special Administrative Region), theo lời của Jian Tiewei, phát ngôn viên của Ủy ban Pháp chế Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC, quốc hội Trung Quốc), theo các cơ quan truyền thông nhà nước.
Print Friendly and PDF

19.11.19

Sự sụp đổ của Bức tường, cách nay ba mươi năm


Sự sụp đổ của Bức tường, cách nay ba mươi năm
Tháng 11 năm 1989, cùng với sự sụp đổ của bức tường ngăn cách Đông Berlin với Tây Berlin, là sự tự sụp đổ không chỉ của một hệ thống chính trị mà còn của toàn bộ một hệ thống kinh tế.
Sự sụp đổ của bức tường Berlin vào tháng 11 năm 1989 tượng trưng cho sự kết thúc một nước Đức bị chia cắt làm hai kể từ Thế Chiến thứ hai. Đây là điểm kết thúc của một quá trình: sự bảo đảm của Mikhail Gorbachev về việc Liên Xô không can thiệp vào [vấn đề của] “các nước anh em” và việc tổ chức các cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 1989 với các ứng cử viên độc lập tại chính đất nước Liên Xô, làm tăng tốc quá trình dân chủ hóa ở Ba Lan và Hungary trước tháng 11. Ngay từ tháng 5, dãy dây thép gai giữa Hungary và Áo đã bị tháo dỡ: kể từ đó bức tường Berlin chỉ có việc sụp đổ.
Print Friendly and PDF

17.11.19

Toán học xã hội

Nicolas de Condorcet (1743-1794)

TOÁN HỌC XÃ HỘI

Olivier Martin Marc Barbut
Sự xuất hiện đầu tiên đáng chú ý của thuật ngữ “toán học xã hội” bắt nguồn từ những bài viết của Condorcet: nó đánh dấu quyết tâm của tác giả này đặt nền tảng cho một khoa học tổng quát về con người và xã hội. Là một hỗn hợp của số học chính trị và lí thuyết các lựa chọn tập thể, lí thuyết của ông cũng có tham vọng trở thành một hệ thống quy phạm về việc cai trị con người và hành động của con người: nó muốn vừa là một khoa học vừa là một “nghệ thuật xã hội”. Các công trình số học chính trị của Graunt và Petty trong thế kỉ XVII, những nghiên cứu về vật lí-thần học của Derham hay của Süssmilch, những nghiên cứu của nhà kinh tế Quesnay, của Buffon, của các nhà toán học và nhà xác suất Bernouilli hay Leibniz nằm trong số những nghiên cứu góp phần hình thành ý tưởng “toán học xã hội”.
Print Friendly and PDF

16.11.19

Chiến tranh thương mại: đình chiến Trung-Mỹ, nhưng lại mở ra các mặt trận mới về công nghệ và tài chính


CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI: ĐÌNH CHIẾN TRUNG-MỸ, NHƯNG LẠI MỞ RA CÁC MẶT TRẬN MỚI VỀ CÔNG NGHỆ VÀ TÀI CHÍNH
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng vào ngày 11 tháng 10 năm 2019, ở Washington. (Nguồn: NBCNEWS)
Sau một thuật ngoại giao mới đầy mâu thuẫn theo kiểu [đăng] tweet, Donald Trump và chính quyền của ông đã đồng ý đình chiến với người Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Một cử chỉ [hòa hoãn] sau chuyến thăm của Lưu Hạc [Liu He], phó thủ tướng và là nhà đàm phán chính của Tập Cận Bình, đến Washington, vào hôm Thứ Sáu, ngày 11 tháng 10. Nhưng thỏa thuận [đình chiến] này chỉ mang tính tạm thời và không có nghĩa là một thời kỳ tạm yên sóng gió trên mặt trận chiến tranh công nghệ, mà còn hoàn toàn ngược lại. Vì lẽ người Mỹ, bây giờ, muốn mở một mặt trận tài chính mới với Trung Quốc.
Cần phải biết cách thức kết thúc một cuộc chiến thương mại. Sau mười lăm tháng thù địch, người Mỹ và người Trung Quốc có lý do chính đáng để ký một thỏa thuận đình chiến. Cho đến mùa hè năm ngoái, cuộc xung đột đã tác động khá ít đến sự tăng trưởng kinh tế của hai nước. Ở Trung Quốc, sự tăng trưởng kinh tế chậm lại được giải thích bởi những biện pháp được thực hiện để làm giảm sự tăng trưởng của nợ. Ở Hoa Kỳ, nền kinh tế đang bùng nổ đã hấp thụ tác động của việc tăng thuế quan lên khả năng mua sắm của các hộ gia đình, và người nông dân miền Trung Tây là nạn nhân duy nhất của cuộc chiến thương mại.
Print Friendly and PDF

15.11.19

Phân tích kinh tế bước vào năm hoạt động thứ sáu


PTKT BƯỚC VÀO NĂM HOẠT ĐỘNG THỨ SÁU

Mới đó mà đã tròn 5 năm PTKT được vinh dự phục vụ bạn đọc.
Lời đầu tiên, tất nhiên là cảm ơn bạn đã theo dõi PTKT thời gian qua. Tiếp theo đó là lời cảm ơn các tác giả, dịch giả, cộng tác viên mà những bài viết phong phú đã góp phần giúp cho PTKT ngày càng đến được với ngày càng đông bạn đọc trên mọi miền đất nước và cả các bạn đọc hiện đang du học.
Thay vì những con số khô khan, PTKT thân mời bạn đọc cùng nhìn lại chặng đường tập tễnh lớn lên của mình qua các bài kỉ niệm sinh nhật những năm trước tại đây. Nhân dịp này, xin lưu ý bạn đọc là các hình ảnh trong mỗi bài không chỉ để minh hoạ cho nội dung của bài mà còn chuyển tải thông tin: trong chừng mực hiểu biết của mình, PTKT chú ý chọn đăng ảnh bìa các bản dịch tiếng Việt của tác phẩm nước ngoài được đề cập. Ví dụ, đó là trường hợp của cuốn La dynamique du capitalisme của Braudel (Cơ năng của kinh tế tư bản chủ nghĩa, NXB Thế giới 1995) và Economics của Samuelson với hình bìa các bản dịch trước và sau năm 1975.
Bằng cách vận dụng những tiện ích như trên mà công nghệ truyền thông hiện đại cung cấp, PTKT nỗ lực tự đặt mình trong dòng chảy, đôi lúc bị gián đoạn, của truyền thống tìm hiểu tư tưởng của thế giới.
Print Friendly and PDF

13.11.19

Richard Blair: “Orwell là một người cha tuyệt vời”


RICHARD BLAIR: “ORWELL LÀ NGƯỜI CHA TUYỆT VỜI”

Nhân dịp ra mắt cuốn sách mới Trong suy tư của Orwell (Dans la tête d'Orwell), người con trai của tác giả cuốn 1984 trải lòng mình về “hậu vận” cuốn tiểu thuyết của thân phụ mình.
Thomas Mahler ghi
Tiểu thuyết gia người Anh, Eric Blair - bút danh George Orwell
Mười bảy năm sau khi bản in bằng tiếng Anh ra mắt và tám năm sau khi tác giả qua đời, nhà xuất bản Saint-Simon đã có ý tưởng chuyển dịch cuốn Trong suy tư của Orwell (Christopher Hitchens). Trong cuốn tiểu sử tuyệt vời này, gương mặt nổi bật theo chủ nghĩa vô thần và là tay bút chiến cay độc Hitchens đã tỏ lòng kính trọng và biết ơn nhà văn quan trọng nhất thế kỷ XX. Nhân dịp này, chúng tôi gặp gỡ Richard Blair, người con nuôi của Eric Blair (bút danh George Orwell). Richard Blair tầm 70 tuổi và hiện đang trông coi Hội Orwell, ông lý giải vì sao tác phẩm của cha ông luôn có thêm những độc giả mới, trong khi nhiều tác giả khác lại không có được điều này.
Sau đây là cuộc trò chuyện.
Print Friendly and PDF

11.11.19

Hình thành giai cấp và chủ nghĩa tư bản nông nghiệp


Tania Murray Li (1959-)

HÌNH THÀNH GIAI CẤP VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NÔNG NGHIỆP

Tania Murray Li (Đại học Toronto, Canada)
Chuyển ngữ: Bùi Thế Cường (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ)
Ai sở hữu cái gì? Ai làm gì? Ai kiếm được gì? Họ làm gì với thặng dư? Bốn câu hỏi đó, nhà nông học Henry Bernstein đặt ra, là một xuất phát điểm tốt cho phân tích hình thành giai cấp nông thôn. Những câu hỏi ấy đặc biệt phù hợp cho những nơi chế độ sở hữu ruộng đất và năng lực đầu tư thặng dư để làm tăng quy mô và hiệu quả canh tác, chúng quyết định nông hộ nào thì có thể duy trì sản nghiệp và tích lũy, nông hộ nào thì bị vặt trụi ruộng đất. Tôi đã nghiên cứu một nơi như vậy ở vùng sâu vùng xa nông thôn Indonesia, ở đó tôi dõi theo sự hình thành nhanh chóng những giai cấp nông thôn sau khi các hộ nông dân cao nguyên bản địa nhận phần từ đất công hữu trước kia và bắt đầu trồng cacao. Kể từ đó, họ không còn khả năng quay trở lại nền sản xuất tự cung tự cấp nữa, vì mảnh đất nhỏ của họ không thể cung đủ lương thực cho gia đình và đủ tiền mặt cho nhu cầu quần áo, học phí, v.v.. Do vậy, họ phải tăng cường sản xuất cho thị trường, hy vọng kiếm đủ tiền cho nhu cầu gia đình và duy trì sản xuất. Kẻ thất bại thì mất đất. Đấy chính xác là trường hợp, mà sách giáo khoa đã dạy, sẽ xảy ra khi nông hộ nhỏ trở nên giống hệt công ty nhỏ: bị thống trị bởi các quan hệ tư bản chủ nghĩa, nông hộ nhỏ­­­ dễ mất đi tất cả khi không thể đầu tư để giữ cho doanh nghiệp của mình đủ sức cạnh tranh; và họ lại không còn khả năng cứ mãi đầu tư khi không thể kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống.
Quá trình hình thành giai cấp mà tôi vừa mô tả ngày càng bị biến dạng vì những yếu tố khác. Quan trọng nhất là những trợ cấp [transfers] của Chính phủ và tiền di dân gửi về nhà. Một nông hộ nhận trợ cấp Chính phủ (chẳng hạn chương trình Bolsa Família ở Brazil) hoặc người nhà ở nơi khác gửi tiền về thì chống chọi được với nguy cơ mất sản nghiệp trong thời gian khó khăn (sản phẩm mất giá, nợ không thể trả, mùa màng thất bát, gia đình có người đau ốm hoặc gặp sự cố). Có thể dùng tiền gửi để mua đất, cho vay lãi, hoặc đầu tư vào giáo dục. Cũng có thể dùng để xây nhà lớn hay làm đám cưới hoành tráng, trông bề ngoài tưởng là chi phí vô bổ, song thực ra để tạo dựng mạng lưới xã hội cho gia đình và tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất (kiếm được hợp đồng, tín dụng, thông tin, nâng đỡ). Ngày nay, ta có thể nhìn thấy “những ngôi nhà nhờ tiền gửi về” và vô vàn dấu hiệu khác thể hiện sự chuyển đổi của đất, lao động, và tư bản trên mọi vùng nông thôn châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Ở đây, bốn câu hỏi nêu trên (ai sở hữu cái gì, ai làm cái gì, ai kiếm được cái gì, và họ làm gì với thặng dư) vẫn có thể dùng để phân tích sự hình thành giai cấp nông thôn, nhưng cần diễn giải chúng rộng hơn kết hợp với một loạt các quan hệ phi nông.
Print Friendly and PDF