29.4.21

Liệu Covid-19 có dẫn đến việc các nhà kinh tế học xét lại các đánh giá, sơ đồ phân tích, mô hình của họ hay không?

LIỆU COVID-19 CÓ DẪN ĐẾN VIỆC CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC XÉT LẠI CÁC ĐÁNH GIÁ, SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH, MÔ HÌNH CỦA HỌ HAY KHÔNG?

André Cartapanis (1952-)

Jean-Hervé Lorenzi (1947-)

Các nhà kinh tế học André Cartapanis và Jean-Hervé Lorenzi, trong một diễn đàn trên tờ “Monde”, cho rằng giới kinh tế học, mà sự xác tín vào bộ môn này, vốn đã bị lung lay bởi cuộc khủng hoảng y tế, từ nay sẽ tập trung mô tả những cơ chế của một sự thay đổi thực sự về hệ ý.

Diễn đàn. Trong suốt kỳ đại dịch, các nhà kinh tế học, bị các nhà dịch tễ học và virus học thế chỗ trong các chuyên mục của các báo đài đã không thất nghiệp trên các blog, trong các hội thảo trên web, các sách điện tử hoặc tạp chí điện tử chuyên ngành. Tuy không phải bao giờ cũng được giới chính trị lắng nghe, họ vẫn đánh giá các hiệu ứng của đại dịch và của việc phong tỏa đối với việc làm hoặc những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cú sốc cung, mà không quên lắng nghe các tin tức thời sự chính trị. Họ đã xem xét những tác động và chi phí của việc di dời nhà máy sản xuất một số loại dược phẩm. Họ đã nhấn mạnh đến những bất bình đẳng xã hội trong bối cảnh tiếp xúc với virus và tình trạng thất nghiệp. Phần lớn các nhà kinh tế học, bất kể vị trí nắm giữ trong giới học thuật hoặc chuyên môn, đã khuyến nghị hoặc chấp thuận các chính sách phản chu kỳ nằm ngoài các chuẩn mực của các Nhà nước và ngân hàng trung ương, khi từ bỏ những phản xạ giáo điều của chủ nghĩa bảo thủ trong lĩnh vực tiền tệ hoặc ngân sách.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, liệu cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid-19, do quy mô và bản chất của nó, có khiến các nhà kinh tế học xét lại các đánh giá, sơ đồ phân tích, mô hình của họ, và từ đó các chính sách kinh tế được suy ra từ các công cụ này không? Tất nhiên, vẫn còn quá sớm để nói, khi con coronavirus mới xuất hiện chưa đầy một năm. Và phạm trù mà “các nhà kinh tế học” nghiên cứu tất nhiên bao phủ nhiều thực tế mang tính chuyên môn, học thuyết và lý thuyết rất khác nhau, và vì vậy các phân tích cũng mang tính rất tương phản.

Nhưng câu hỏi này có tầm quan trọng cho tương lai. Bởi vì, với việc tìm ra vắc-xin và triển vọng tiêu diệt đại dịch, đồng nghĩa với việc gỡ bỏ phong tỏa và hoạt động bình thường trở lại vào năm 2021, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp: đó sẽ không còn là vấn đề hạn chế đà sụt giảm tăng trưởng nữa so với tiềm năng sản xuất, mà là vấn đề làm tăng trở lại tiềm năng tăng trưởng, vốn đã bị đe dọa bởi sự mất giá của tư bản, sự sụt giảm đầu tư và những trở ngại về chính trị và xã hội đối với việc phân bổ lại các nhân tố sản xuất giữa những ngành nghề của tương lai với những ngành nghề sẽ không còn chỗ đứng trong tình hình mới về y tế và môi trường. Và thực thi điều này mà không gây hại đến đà tăng trưởng ngắn hạn, do đó cần phải tránh bằng mọi giá việc từ bỏ quá sớm các chính sách hỗ trợ cho hoạt động kinh tế. Đây là toàn bộ vấn đề của tiến trình “phục hồi”.

Print Friendly and PDF

28.4.21

Tự do mậu dịch hay sinh thái!

TỰ DO MẬU DỊCH HAY SINH THÁI!

Serge Halimi

Khi chiếm được 10% số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội châu Âu, những người thuộc chủ trương sinh thái đã đánh thức một cuộc tranh luận cũ về vị trí chính trị của phong trào của họ. Có phải đây là một phong trào cánh tả như gợi ý của phần lớn những đồng minh mà họ đã liên kết lâu nay, hay là thiên về xu hướng tự do, như đã cho thấy qua sự liên minh với Emmanuel Macron của nhiều cựu thủ lĩnh phong trào sinh thái (Daniel Cohn-Bendit, Pascal Canfin, Pascal Durand) và một vài liên minh ở Đức đã bao gồm cánh hữu và đảng Xanh?

Gary Becker (1930-2014)

Milton Friedman (1912-2006)

Một cách tiên nghiệm, chủ nghĩa tự do và bảo vệ môi trường phải tạo thành một cặp đối kháng dữ dội. Thực vậy, năm 2003, một nhà lý thuyết chính yếu thuộc xu hướng tự do như Milton Friedman đã kết luận: Môi trường là một vấn đề được đánh giá quá cao. (…) Khi chúng ta thở chúng ta đã gây ô nhiễm rồi. Ta sẽ không đóng cửa các nhà máy với cái cớ là loại trừ mọi phát thải khí cacbonic vào không khí. Cầm bằng tự treo cổ ngay tức khắc[1]!” Và trước ông mười năm, Gary Becker, một người công kích khác về điều mà lúc đó người ta chưa gọi là “sinh thái trừng phạt”, ông cũng đã được giải “Nobel kinh tế”, đã nhận định rằng “luật lao động và bảo vệ môi trường đã trở nên thái quá trong phần lớn các nước phát triển”. Nhưng ông đã hy vọng: Tự do mậu dịch sẽ kiềm chế một số điều thái quá này bằng cách buộc chúng phải giữ tính cạnh tranh trước những nhập khẩu từ các nước đang phát triển[2].

Print Friendly and PDF

27.4.21

Quân đội Miến Điện, một đội quân khổng lồ rạn nứt?

QUÂN ĐỘI MIẾN ĐIỆN, MỘT ĐỘI QUÂN KHỔNG LỒ RẠN NỨT?

Francis Christophe

Kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 ở Miến Điện, đã có nhiều vụ sĩ quan trẻ đào ngũ, với số lượng không xác định. (Nguồn: Guardian)

Trước sự thất vọng của phe đối lập phản đối cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2, Tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân đội đảo chính, đã được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của ASEAN về Miến Điện vào ngày 24 tháng 4. Những người phản đối, ủng hộ cựu bà Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, đã thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc, và đã yêu cầu được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh này thay cho vị tổng tư lệnh quân đội. Việc phản đối một chế độ độc tài mới ở Miến Điện đã bắt đầu tạo ra những hiệu ứng mới: việc các sĩ quan trẻ của Tatmadaw, tên gọi chính thức của quân đội Miến Điện, tham gia biểu tình và đào ngũ không còn là những trường hợp cá biệt. Liệu sự rạn nứt này, vốn rất khó đánh giá, có thể một ngày nào đó phá vỡ quyền lực của giới tướng lĩnh?

Trong 10 tuần, kể từ ngày Thống tướng Minh Aung Hlaing thực hiện cuộc đảo chính, quân đội Miến Điện đã không cam lòng trở thành kẻ câm lặng nữa. Họ đã trở thành một ẩn số lớn, trong lòng bị kịch của Miến Điện. Trong mắt và tiếng nói của đại đa số người dân Miến Điện, Tatmadaw hùng mạnh, khi duyệt binh hoành tráng vào ngày 27 tháng 3, đã lột xác biến thành “Bon Yan Thu” (“kẻ thù chung”), kể từ ngày 1 tháng 2. Giới tướng lĩnh phe đảo chính, lần đầu tiên trong lịch sử Miến Điện kể từ khi giành được độc lập, đã gần như thành công trong việc thống nhất đất nước. Sát cánh với họ và các công cụ tay sai của họ, là quân đội. Nhưng kể từ ngày 2 tháng 2, tất cả những người phản đối cuộc đảo chính đã coi lực lượng vũ trang Miến Điện là “lực lượng khủng bố” một cách có hệ thống.

Print Friendly and PDF

25.4.21

Đọc lại Tư bản (I)

Trần Hải Hạc

ĐỌC LẠI TƯ BẢN (I)

LƯU Ý CỦA TÁC GIẢ - DỊCH GIẢ.

Trần Hải Hạc (1945-)

Năm 2003, công trình nghiên cứu Pháp ngữ Relire Le Capital. Marx, critique de l’économie politique et objet de la critique de l’économie politique của Trần Hải Hạc ra mắt ở nhà xuất bản Page Deux (Lausanne, Thụy Sĩ) và gồm hai tập sách (t.1, 397 trang; t.2, 366 tr.). Từ đầu năm 2021, với nhan đề Đọc lại Tư bản. Marx, phê phán chính trị kinh tế học và đối tượng của phê phán chính trị kinh tế học, bản dịch tiếng Việt do tác giả tự thực hiện sẽ được công bố từng phần trên trang Phân tích kinh tế.

Phần thứ nhất (I) bao gồm các nội dung như sau:

- Lời nói đầu và Lời dẫn nhập [nối kết]

- Lời kết

- Thư mục

- Mục lục

Do không có đầy đủ bản Việt ngữ các trước tác của Marx, dịch giả chọn sử dụng bản Pháp ngữ của các tác phẩm và tự chuyển ngữ. Trong thư mục, các văn bản của Marx được xếp theo thứ tự năm xuất bản tác phẩm gốc hoặc năm Marx biên soạn bản thảo, tiếp theo là nhan đề tiếng Việt của tác phẩm và quy chiếu của văn bản tiếng Pháp. Đặt ở phía sau mỗi chương, các chú thích trích dẫn tác phẩm của Marx gồm có tên của văn bản Việt ngữ và quy chiếu đến văn bản Pháp ngữ.

Khi chuyển ngữ một số thuật ngữ của Marx chưa được thông dụng, lần đầu chúng tôi kèm theo từ Pháp ngữ trong dấu ngoặc đơn, đồng thời phía sau đây chúng tôi gom các thuật ngữ đó trong một bảng đối chiếu Việt - Pháp. Khi cần thiết, chúng tôi bổ sung bảng thuật ngữ với những chú giải về chọn lựa cách chuyển ngữ.

Print Friendly and PDF

23.4.21

Khi tác động Xã hội gặp gỡ Kinh tế học Hành vi

KHI TÁC ĐỘNG XÃ HỘI GẶP GỠ KINH TẾ HỌC HÀNH VI

Nate Andorsky

Nếu như tổ chức có tác động xã hội của bạn dựa vào những người ủng hộ đã bỏ ra thời gian, tiền bạc và các nguồn lực (họ há chẳng vậy rồi sao?) để đóng góp thì bạn có thể tự hỏi làm sao mọi người lại dấn thân nhiều hơn vào lý tưởng của bạn — không chỉ để biểu lộ sự cảm thông mà còn để đầu tư theo hướng tích cực. Nếu như bạn cảm thấy thật khó để thúc đẩy mọi người cam kết tham gia, thì đó cũng chẳng phải là lỗi của bạn. Hãy đổ lỗi cho hoạt động truyền thông của bạn. Và hãy đổ lỗi cho kinh tế học nữa.

Tại sao các tổ chức có tác động xã hội lại đòi hỏi cách truyền thông khác nhau

Hiểu được cách mọi người ra quyết định là chìa khóa cho bất kỳ tổ chức nào, nhất là khi mục đích là để thúc đẩy đối tượng mục tiêu cam kết bỏ thời gian hoặc tiền bạc cho một điều thiện — tuy mơ hồ — nhưng lớn lao hơn. Hãy nghĩ về điều đó — khi bạn nhìn thấy một quảng cáo từ hãng Zappos, nó có thể ảnh hưởng đến việc bạn mua một đôi giày. Bạn sẽ thanh toán cho hãng và vài ngày sau, bạn sẽ nhận được một đôi giày qua đường bưu điện. Nhưng khi quyên góp tiền cho dự án Make a Wish |Thực hiện một điều ước|, bạn có được sự hài lòng trong tận đáy lòng khi biết mình đã hỗ trợ một tổ chức thực hiện sứ mệnh biến ước mơ của một đứa trẻ thành hiện thực. Với một số nhà tài trợ tiềm năng, sự hài lòng trong tận đáy lòng là động lực thúc đẩy, còn với những người khác, điều đó vẫn chưa đủ. Những người tạo thêm nhiều động lực, thông qua các bài học về kinh tế học hành vi, có thể tiếp cận đối tượng này và tăng khát khao được tham gia của họ.

Print Friendly and PDF

21.4.21

Đối với Đại học Singularity, liệu Covid-19 có biện minh cho việc tăng tốc sử dụng các kỹ thuật công nghệ ... gây thiệt hại cho các quyền tự do?

ĐỐI VỚI ĐẠI HỌC SINGULARITY, LIỆU COVID-19 CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TĂNG TỐC SỬ DỤNG CÁC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ... GÂY THIỆT HẠI CHO CÁC QUYỀN TỰ DO?

Yaëlle Amsallem

Tổ chức do giám đốc trí tuệ nhân tạo của Google đồng sáng lập vào năm 2009 giải thích việc dùng đến kỹ thuật trí tuệ nhân tạo (AI) nhiều hơn có thể giúp hạn chế những hiệu ứng của đại dịch. Ảnh: PopTika/Shutterstock

Những phản ứng khác nhau khi đối phó với đại dịch coronavirus đặt ra nhiều câu hỏi sâu sắc về mối quan hệ của chúng ta với quyền tự do. Bên cạnh những hạn chế rõ ràng về quyền tự do của chúng ta do các biện pháp được chính phủ ban hành - đeo khẩu trang bắt buộc, đóng cửa doanh nghiệp, giới nghiêm, cách ly -, đã xuất hiện một hình thức kiểm soát khác, gián tiếp và nham hiểm hơn, liên quan đến việc phổ biến một điều không tưởng về công nghệ trong xã hội, đặc biệt là có thể nhìn thấy được vào thời điểm này thông qua các ứng dụng truy vết đại dịch.

Ray Kurzweil (1948-)
Peter Diamandis (1961-)

Có những tổ chức đóng vai trò then chốt trong việc chính đáng hóa các giải pháp công nghệ mới này. Công thức của họ: thúc đẩy những công nghệ như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, công nghệ nanô, như là những công cụ hiệu quả để chống lại cuộc khủng hoảng hiện tại, và đặc biệt là chống lại tất cả các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Tôi đã có dịp quan sát một trong các tổ chức này, Đại học Singularity, trong một chuyến đi nghiên cứu ở Thung lũng Silicon. Tổ chức lai tạp này, vừa là một think tank, vườn ươm và tổ chức đào tạo, được nhà tương lai học Ray Kurzweil, giám đốc về trí tuệ nhân tạo tại Google và Peter Diamandis, giám đốc và là người sáng lập quỹ X Prize, thành lập vào năm 2009.

Print Friendly and PDF

19.4.21

Từ phương pháp luận đến phương pháp nghiên cứu (chứ không phải ngược lại)

TỪ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐẾN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (CHỨ KHÔNG PHẢI NGƯỢC LẠI)

Dẫn nhập cho Hồ sơ “Từ quan sát đến sản xuất kiến ​​thức. Các sự trung gian trong nghiên cứu khoa học xã hội”

Nathalie Mondain, Jean-Marc Larouche Stéphanie Gaudet

Tóm tắt

“Dữ liệu” thường bị giới hạn trong các thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu trong khi chúng là kết quả của các động thái về quan hệ đã góp phần tạo ra nó. Hồ sơ này tập hợp một mẫu những suy nghĩ về chủ đề này tại Đại học mùa hè thứ 9 của RéDoc (Mạng lưới quốc tế các trường đào tạo tiến sĩ về xã hội học/khoa học xã hội của Hiệp hội quốc tế các nhà xã hội học nói tiếng Pháp/Réseau international d'écoles doctorales en sociologie/sciences sociales de l'Association internationale des sociologues de langue française) được tổ chức tại Đại học Ottawa năm 2018. Các cuộc thảo luận tập trung vào động thái của các mối quan hệ xã hội định hướng quá trình sản xuất tri thức mới từ khái niệm trung gian xã hội. Khái niệm này, vừa đề cập đến các mối quan hệ giữa người quan sát và người được quan sát, vừa đề cập đến các trung gian tạo những cột mốc suốt quá trình nghiên cứu, từ sự thiết kế đối tượng nghiên cứu đến sự phân tích dữ liệu thông qua sự khảo sát thực địa, cho phép chúng ta có cái nhìn phê phán về việc (tái) sản xuất kiến ​​thức và diễn ngôn.

==========================================================


Howard S. Becker (1928-)
Một vấn đề cơ bản và ngày càng mang tính thời sự đối với nhiều nhà nghiên cứu (nam và nữ) trong khoa học xã hội là việc đặt câu hỏi về những chiều kích liên quan đến việc tạo ra kiến thức, trong khi vẫn tránh rút gọn những vấn đề này thành một cuộc thảo luận về các phương pháp để tập trung nó vào khái niệm phương pháp luận phức tạp hơn. Howard S. Becker, trong cuốn sách Những mẹo của nghề/Les Ficelles du métier, chẳng hạn gợi ý những hướng giúp các nhà nghiên cứu “tiến bộ khi họ đối mặt với những vấn đề nghiên cứu cụ thể” (Becker, 2002, trang 25). Theo hướng này, cần phải suy nghĩ về cách thức mà các trải nghiệm xã hội hóa (cá nhân, nghề nghiệp) của những người này đã định hướng quan điểm của họ về một dạng thực tại xã hội cụ thể (mà họ sẽ nghiên cứu) và xem xét sự thiết kế phương pháp luận như một phần không thể thiếu của quá trình lý thuyết hóa (Lahire, 2012, 2007). Thật vậy, khi việc sản xuất kiến thức dựa trên sự lao động thực nghiệm, lao động này thường có xu hướng bị rút gọn thành việc “thu thập dữ liệu” tách ra khỏi toàn bộ quá trình khái niệm hoá đã dẫn đến việc thực hiện nghiên cứu thực địa. Kết quả của điều này là việc tạo ra các kiểu phân loại thực tại xã hội bằng những kỹ thuật đa dạng (điều tra bảng câu hỏi, phỏng vấn định tính, v.v.) dẫn đến việc hình thành hoặc tái tạo các biểu tượng về các nhóm và các sự kiện xã hội. Tuy nhiên, nếu dữ liệu được tạo ra tách rời khỏi quá trình lý thuyết hóa mà toàn bộ nghiên cứu dựa vào, thì không chỉ sự nghiên cứu thực địa mất đi ý nghĩa của nó, mà cả những biểu tượng xã hội này cũng sẽ tự tách rời khỏi thực tại xã hội mà chúng dựa vào. Do đó, “thực địa” nghiên cứu tạo nên chính không gian xã hội trong đó những vấn đề này hiện thực hóa, do đó thu hút mạnh mẽ sự chú ý của các nhà nghiên cứu, đôi khi gây thiệt thòi cho sự suy nghĩ phương pháp luận sâu sắc (Stavo-Debauge et al., 2017) mà khái niệm về các trung gian xã hội giúp chúng ta có thể xem xét trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Print Friendly and PDF

17.4.21

Thăng trầm của Maya – Bài học về môi trường

THĂNG TRẦM CỦA MAYA – BÀI HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG

Tác giả: Tôn Thất Thông

Phần 1. Tổng quan về lịch sử Maya, có video

Ai có một ít quan tâm đến văn hóa cổ châu Mỹ La-Tinh chắc hẳn đã biết đến Maya. Đó là một dân tộc lạ kỳ, đã phát triển văn minh rất cao từ những năm trước Công Nguyên, nhưng rồi suy tàn một cách bí ẩn. Về thiên văn, Maya với kiến thức chính xác về thuyết nhật tâm (Heliocentrism) đã đi trước châu Âu hơn 1500 năm. Về toán học, họ có một hệ thống số độc đáo bao gồm cả số 0, vốn dĩ là thành tố quan trọng hàng đầu trong toán học hiện đại. Để so sánh: châu Âu hơn 1000 năm sau, đến thế kỷ 12 mới biết sử dụng số 0 để tích hợp vào hệ thống thập phân hôm nay. Nhưng nguyên do nào đã khiến Maya lặp lại chu kỳ hưng thịnh rồi thoái trào nhiều lần trong lịch sử? Chúng ta học được gì từ bài học Maya?

***

Cho đến giữa thế kỷ 19, không ai hay biết gì về một nền văn minh huy hoàng đã từng hiện hữu ở Trung Mỹ. Người Tây Ban Nha khi đến xâm chiếm châu Mỹ có hai mục đích lớn: mang của cải từ vùng đất chiếm được về cho mẫu quốc và truyền bá Thiên Chúa giáo vào châu Mỹ. Để thực hiện nhiệm vụ đó, các giáo sĩ thừa sai được quyền làm mọi chuyện để tiêu diệt dị giáo. Chắc hẳn họ cũng đã thấy ít nhiều các công trình văn hóa ở Trung và Nam Mỹ, nhưng họ mang sứ mạng phải tiêu diệt tận gốc tôn giáo và văn hóa bản địa, làm sao họ nghĩ đến chuyện khai quật để nghiên cứu? Sau khi Tây Ban Nha thôn tính hầu hết khu vực Trung Mỹ giữa thế kỷ 16, phải đợi thêm 300 năm sau, một cuốn sách ra đời ở Nữu Ước năm 1842 của hai nhà thám hiểm nghiệp dư, luật sư John Stephens người Mỹ và trắc họa viên Frederik Catherwood người Anh. Cuốn sách trình bày về 44 công trình kiến trúc độc đáo của một dân tộc bản địa chưa ai hề biết nguồn gốc. Mỗi công trình là một tác phẩm kiến trúc và điêu khắc tinh xảo. Trên các bức tường bên trong cũng như mặt ngoài đều có ghi những biểu tượng khó hiểu, mà mãi đến đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ mới giải mã rằng, đó là chữ viết của người Maya.

Print Friendly and PDF

16.4.21

Tập đoàn dầu khí Total ở Miến Điện: sự lung lay của điều kiêng kỵ

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ TOTAL Ở MIẾN ĐIỆN: SỰ LUNG LAY CỦA ĐIỀU KIÊNG KỴ

Francis Christophe

Trong số những người biểu tình Miến Điện ở Kanbauk ngày 12 tháng 2 năm 2021, có các nhân viên của chương trình phát triển kinh tế và xã hội mà tập đoàn dầu khí Total rất tự hào là nhà tài trợ đường ống dẫn khí đốt của họ trong khu vực. Người biểu tình đã yêu cầu dừng tài trợ cho các tướng lĩnh thực hiện cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2. Nhiều người trong số họ đã tham gia Phong trào Bất tuân dân sự (CDM, Civil Disobedience Movement), phong trào bị nhóm đảo chính truy đuổi. (Nguồn: Compte Facebook de Dawei Watch [Tài khoản Facebook của Dawei Watch])

Kể từ khi các tướng lĩnh Miến Điện thực hiện cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 vừa qua, thì không một chính trị gia Pháp nào, không một quan chức, một đại biểu dân cử khi nói đến thảm kịch ở Miến Điện, thốt lên từ kiêng kỵ: Total. Thế nhưng, ai cũng biết rằng bản thân tập đoàn dầu khí, và thông qua sự quản lý của tập đoàn, đang khai thác mỏ dầu Yadana ngoài khơi Miến Điện và cung cấp khí đốt cho Thái Lan, là thứ cược “moneyline, nguồn cung cấp thiết yếu về tài chính cho sự tồn tại của nhóm quân sự đảo chính Miến Điện. Theo các nguồn tin chuyên ngành được trang Asialyst tham khảo, thì tổng các dòng tiền cộng lại vào khoảng 500 triệu US$ mỗi năm. Ở Hoa Kỳ, Quốc hội hiện đang xem xét trường hợp của Chevron, đối tác chính của Total ở Miến Điện. Vào hôm Chủ nhật tuần này, ngày 4 tháng 4, luật im lặng [omerta] đã bị phá vỡ bởi Patrick Pouyanné, Tổng giám đốc của Total.

Trong một diễn đàn trên tờ Journal du Dimanche, có tựa đề “Pourquoi Total reste en Birmanie [Tại sao Total vẫn ở Miến Điện]”, Patrick Pouyanné đã lao vào một thuyết trình nửa vời và sai sự thật. Ngoài ra, còn có hai lời thú nhận đáng lo ngại của ngài Tổng giám đốc của Total: “Chúng ta có nên ngừng chi trả tiền thuế và nghĩa vụ cho Nhà nước Miến Điện hay không? Trước hết, phải biết rằng việc không chi trả tiền thuế và nghĩa vụ là một trọng tội theo luật pháp địa phương, và nếu chúng ta đã không làm điều đó, ví dụ bằng cách chuyển trả 4 triệu US$ tiền thuế và nghĩa vụ hàng tháng vào một tài khoản ủy thác như đã từng xem xét, thì chúng ta sẽ khiến các nhà quản lý công ty con chúng ta có nguy cơ bị bắt giam và bỏ tù.” Đến giữa tháng 3, Total có 17 người nước ngoài làm việc ở Miến Điện, những người từ nay bị giới chủ của họ coi gần như là con tin, bởi vì “luật địa phương”, mà Patrick Pouyanné viện dẫn, rất xa vời với Pháp quyền, một cách nghiêm trọng.

Print Friendly and PDF

15.4.21

Chúng ta có trên cùng một con tàu không? Một cách đọc nữ quyền về những hậu quả của Covid-19

CHÚNG TA CÓ TRÊN CÙNG MỘT CON TÀU KHÔNG? MỘT CÁCH ĐỌC NỮ QUYỀN VỀ NHỮNG HẬU QUẢ CỦA COVID-19

Tác giả: Margarita Olivera[*]

Những khoảng cách về giới bị hằn sâu bởi phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc mang tính cấu trúc và mang nhiều chiều kích: sự phân bổ các công việc chăm sóc, các điều kiện làm việc, tình trạng thất nghiệp, những chênh lệch về lương, tiếp cận các dịch vụ công cộng, những tình huống về an toàn. Ở đây Margarita Olivera thực hiện một cuộc điều tra mà bà đề nghị một cách đọc qua lăng kính nữ quyền về những hậu quả của khủng hoảng y tế, đặc biệt dựa trên trường hợp của Brazil.

Đại dịch đặc biệt ảnh hưởng đến nữ giới, vì họ phải chịu thêm gánh nặng việc nhà không được trả lương, phân bố không đều, và những đặc điểm của sự tham gia nghề nghiệp của họ vốn bị hằn sâu bởi những cách biệt lớn về giới và chủng tộc.

Tại Brazil, những phụ nữ da đen, nạn nhân của sự tách biệt chủng tộc trên thị trường lao động và chịu những điều kiện việc làm và tuyển dụng bấp bênh hơn, đã mất việc làm và cùng với đó là mất nguồn sống của gia đình.

Đại dịch còn làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng mang tính lịch sử kết hợp với chủ nghĩa tư bản gia trưởng và bị hằn sâu bởi sự phân biệt chủng tộc mang tính cấu trúc, trong đó ngành nghề có nhiều lao động nữ phải đối mặt với những điều kiện áp bức, bóc lột và lệ thuộc còn tồi tệ hơn.

Print Friendly and PDF

13.4.21

Toán học và triết học (M. Black, 1933)

TOÁN HỌC VÀ TRIẾT HỌC (1933)

Tác giả: Max Black[1]
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Max Black (1909-1988)

Sự thành công của phương pháp khoa học đã khiến giới triết gia mơ tưởng tới một thứ triết lý mang tính khoa học, và có triển vọng một ngày nào đó đạt được mức độ chắc chắn, cũng như những thành tựu chồng chất của khoa học, bằng cách vay mượn chính những kỹ thuật của các ngành khoa học thiết định. Tuy nhiên, trong chức năng phê phán của nó – và chỉ với khía cạnh này của triết học mà chúng ta quan tâm ở đây – triết học không thể trông mong cạnh tranh với các ngành khoa học được. Việc phát hiện ra và khái quát hóa những kinh nghiệm là công việc của các ngành khoa học thực nghiệm, việc xây dựng những định luật hiển nhiên thuộc về toán học, và cả hai lĩnh vực này đều nằm ngoài phạm vi của triết học phê phán. Đối tượng của nó ở đây là làm sáng tỏ bằng tinh thần phê phán phần tri ​​thc đã được t chc, h thng hóa; và trong các hệ thống này, nó thiên về các ngành khoa học xưa cũ hơn, phát triển hơn, kết hợp được vừa sự phức tạp cực độ trong lý thuyết, vừa sự chặt chẽ nhất quán trong thực tiễn. Bởi vì các phẩm chất này, khi được liên kết với mức độ tiện ích cao trong các ứng dụng thực tiễn, gây ra nơi những người sáng tạo và ngưỡng mộ khoa học một trạng thái tự ý thức mời gọi triết học vào dịch vụ biện giải. Ở mỗi khía cạnh trên, khoa toán học là một lĩnh vực đáng ngưỡng mộ nhất để thực thi triết học ứng dụng.

Khẳng định hàm ý rằng những khoa học thiết định lâu đời đều đã đạt mức độ chặt chẽ cao cần được làm nhẹ bớt, bằng sự thừa nhận rõ ràng rằng không một khoa học nào đang còn trong tiến trình phát triển đã vượt quá trạng thái nhất quán một phần nào đó mà thôi. Bởi vì đặc trưng của nghiên cứu khoa học là luôn luôn phải lựa chọn giữa các lý thuyết xung khắc với nhau, là tình trạng thiếu những dữ liệu liên quan sâu sát, nên thường phải đặt như định đề* các giả thuyết tạm thời, mà sau đó phải hạn chế trong ứng dụng hoặc thậm chí phải vất bỏ hoàn toàn.

Print Friendly and PDF

11.4.21

Cổ điển (trường phái)

TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN

Classical School

Adam Smith (1723-1790)

Trường phái cổ điển ra đời vào thế kỉ XVIII. Adam Smith (1723-1790) đã trình bày trạng thái đầy đủ nhất của kinh tế học chính trị của ông trong Của cải cuả các dân tộc vào năm 1776, nhưng một số lớn những mệnh đề cơ bản của ông trước đấy đã được xác lập ở Pháp. Tiếp đó lập luận của Smith đã được Thomas R. Malthus (1766-1834), David Ricardo (1772-1823) và John Stuart Mill (1806-1832) tại Anh và Jean-Baptiste Say (1767-1832) phát triển. Một phần lớn phân tích kinh tế của Karl Marx (1818-1883) cũng mang tính cổ điển.

Phân tích của trường phái cổ điển dựa trên bốn mệnh đề cơ bản: 1) Các nền kinh tế hoạt động hiệu quả nhất khi tất cả các thị trường có tính cạnh tranh và khi chính những chủ sở hữu xác định những quyết định đầu tư và sản xuất. Để cho những quyết định này có hiệu quả thì doanh nghiệp phải chắc chắn là họ có được một quyền hợp pháp sử dụng của cải họ tạo ra. 2) Một số hoạt động là có tính sản xuất và có khả năng sinh ra một thặng dư thuần. Một số khác, và đặc biệt là những hoạt động do Nhà nước tổ chức, và chỉ có thể được duy trì nhờ thặng dư của những hoạt động sản xuất. 3) Tăng trưởng của các nền kinh tế phụ thuộc vào việc đầu tư lại những thặng dư do hoạt động sản xuất sinh ra. Nếu những thặng dư này bị những hoạt động phi sản xuất hấp thụ hoặc hơn thế nữa thì sẽ không còn gì cho đầu tư nữa khiến cho sản phẩm quốc gia tất yếu đình đốn hay sụt giảm. 4) Dân số sẽ tăng vô tận để thích nghi với cầu nhân công ở một mức lương cho phép gia đình đảm bảo một mức sống sao cho một số con cái đủ sống sót.

Trường phái cổ điển đoàn kết nhau để ủng hộ tự do cạnh tranh, tôn trọng việc không giới hạn những quyền sở hữu tư bản chủ nghĩa, những đặc tính tốt của tinh thần tiết kiệm so với sự hoang phí và việc duy trì một mức thuế và mức chi tiêu công cộng thấp.

Print Friendly and PDF

9.4.21

Giữa Trung Quốc và phương tây, gia tăng sự đối kháng không gì lay chuyển

GIỮA TRUNG QUỐC VÀ PHƯƠNG TÂY, GIA TĂNG SỰ ĐỐI KHÁNG KHÔNG GÌ LAY CHUYỂN

Pierre-Antoine Donnet

H&M, gã khổng lồ ngành dệt may của Thụy Điển, đang đối mặt với một chiến dịch tẩy chay trên các mạng xã hội ở Trung Quốc, vì đã ngừng mua nguyên liệu bông ở Tân Cương sau các báo cáo về tình trạng cưỡng bức lao động ở khu vực phía tây bắc Trung Quốc này. (NguồnCNN)

Có thể nói gì về cơn sốt bất ngờ này, vốn làm sôi sục các mạng xã hội Trung Quốc từ ngày 24/3 xoay quanh mối lo ngại sâu sắc của H&M về các thông tin cưỡng bức lao động tại các cánh đồng bông ở Tân Cương? Tập đoàn dệt may Thụy Điển, sau đó, đã cho biết họ sẽ không mua nguyên liệu bông từ Khu tự trị Tây Bắc Trung Quốc. Làn sóng phẫn nộ này đã trở thành khối u áp-xe cô đng, làm Trung Quốc và phương Tây đối đầu với nhau xoay quanh thảm kịch của người Duy Ngô Nhĩ.

Tuy nhiên, mối lo ngại này đã diễn ra một năm trước đó. Nhưng nó đã gây ra một loạt những lời bình thù hằn trên các mạng xã hội. “Tung tin đồn để tẩy chay nguyên liệu bông Tân Cương trong khi vẫn muốn kiếm tiền ở Trung Quốc? Đó là một cầu mong hão huyền, Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố trên trong một dòng tin đăng trên nền tảng tiểu blog Weibo, và đã nói thêm một lát sau đó rằng bông Tân Cương “sẽ không nuốt chửng chúng ta”.

H&M, cùng với nhiều thương hiệu khác đang nằm trong tầm ngắm của người dùng Internet Trung Quốc, là thành viên của tổ chức Sáng kiến ​​Bông chất lượng cao, một tổ chức thúc đẩy một nền sản xuất bông bền vững. Vào tháng 10 năm 2020, H&M đã tuyên bố từ bỏ việc mua nguyên liệu bông ở Tân Cương.

Print Friendly and PDF

7.4.21

Tranh luận: Thuốc, đối tượng khoa học, xã hội hay chính trị?

TRANH LUẬN: THUỐC, ĐỐI TƯỢNG KHOA HỌC, XÃ HỘI HAY CHÍNH TRỊ?

Régis Bordet[1]

Régis Bordet

Émile Durkheim (1858-1917)
Đối với nhiều người dân chúng ta, thuốc trước hết là một đối tượng khoa học trong tay các chuyên gia y tế, những người mà người dân mong đợi một kết quả mà không nhất thiết cần phải quan tâm đến sự sáng chế, cơ chế hoạt động hoặc đánh giá chúng, ngay cả khi những lo ngại về rủi ro tiềm tàng của chúng đã tăng lên trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, nó không chỉ là một công cụ cho việc sử dụng cá nhân. Đây là một sự kiện xã hội, theo định nghĩa của nhà xã hội học Émile Durkheim, được chứng minh ngày nay qua sự biến đổi trong việc tiêu thụ một số loại thuốc và những nguyên nhân của những biến đổi này. Trong số các yếu tố nhân quả này, có một phần có tính chuẩn tắc và quy định mang lại một chiều kích chính trị cho thuốc, phần đã phát triển và biến đổi trong những tháng gần đây. Vậy, thuốc là đối tượng khoa học, xã hội hay chính trị?

Print Friendly and PDF