1.7.25

Trận chiến Đài Loan: Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh cường độ cao như thế nào (Phần ba)

TRẬN CHIẾN ĐÀI LOAN: TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ ĐANG CHUẨN BỊ CHO CUỘC CHIẾN TRANH CƯỜNG ĐỘ CAO NHƯ THẾ NÀO (PHẦN BA)

Tác giả: Jean-Michel Valantin

Thuyền đánh cá vỏ thép, được kết nối với cùng một vệ tinh GPS như Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân.

Một chuỗi rạn san hô nhỏ lạc giữa đại dương nơi các căn cứ đang được xây dựng.

Cáp bị cắt. Tàu sân bay mới. Trực thăng chiến đấu.

Phần thứ ba trong cuộc điều tra của chúng tôi về các hình thái của cuộc chiến sắp tới.

© EyePress News/Shutterstock

-------------------------------------------------------

Từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 5 năm 2025, một tháng sau khi cuộc chiến thương mại mà Washington phát động chống lại Trung Quốc bắt đầu vào đầu tháng 4 năm 2025, hai cường quốc đã bắt đầu đàm phán thương mại. Các cuộc đàm phán này đi kèm với việc giảm thuế quan hải quan của Hoa Kỳ, giảm từ 145% xuống 30%. Bắc Kinh cũng làm tương tự, giảm thuế hải quan từ 125% xuống 10%. Các mức thuế mới này được cho là sẽ áp dụng trong thời hạn 90 ngày diễn ra các cuộc đàm phán.[1]

Vào ngày 1 và 2 tháng 4, quân đội và hải quân Trung Quốc đã tổ chức các cuộc diễn tập quân sự với quy mô chưa từng có xung quanh Đài Loan, kéo dài đến tận Biển Philippines.[2]

Print Friendly and PDF

29.6.25

Các “quỷ máy” tạo công ty khởi nghiệp làm biến đổi thế giới. Phần 2: Hệ sinh thái của nền kinh tế khởi nghiệp

CÁC “QUỶ MÁY” TẠO CÔNG TY KHỞI NGHIỆP LÀM BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI

PHẦN 2: HỆ SINH THÁI CỦA NỀN KINH TẾ KHỞI NGHIỆP

Tác giả: Nguyễn Trung Dân[*]

Đằng sau thành công của các công ty khởi nghiệp Apple và Microsoft mà ngày nay là hai đại công ty số 1 và số 2 toàn cầu (có giá trị khoảng 3 nghìn tỷ USD, khoảng sáu lần GDP Việt Nam với 100 triệu dân), không chỉ là tầm nhìn và tài năng phi thường của các tay “quỷ máy” mà còn có nhiều yếu tố quan trọng khác. Một trong số đó là một hệ sinh thái (ecosystem) hỗ trợ vô cùng đắc lực cho các công ty khởi nghiệp của nước Mỹ.

Máy tính chủ IBM 360 (ảnh chụp 1975).

IBM, một hiện tượng lịch sử của nền kinh tế dựa trên KH&CN 

Những chiếc máy tính cá nhân (personal computer – PC) đầu tiên ra đời vào những năm 1975 – 1977. Đến năm 1980, doanh thu về PC đã lên tới 1 tỷ USD nhưng đó vẫn chưa được coi là một lĩnh vực kinh doanh nghiêm túc. Hầu hết những người mua và sử dụng PC là những người đam mê điện tử nghiệp dư hoặc viết phần mềm để giải trí. Giới khoa bảng cũng chỉ mới bắt đầu sử dụng PC giải những bài toán đơn giản thay vì phải dựa vào các máy tính chủ vốn phải qua nhiều thủ tục nhiêu khê. Tuy vậy, ngành công nghiệp PC phát triển từ con số không lên đến hàng trăm tỷ đô la không thể chỉ dựa vào các tay quỉ máy mà cần có sự can thiệp của một hệ sinh thái đặc biệt.

Print Friendly and PDF

27.6.25

Xuất bản, in ấn, kỹ thuật số: làm thế nào để sách được tương thích với sinh thái?

XUẤT BẢN, IN ẤN, KỸ THUẬT SỐ: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SÁCH ĐƯỢC TƯƠNG THÍCH VỚI SINH THÁI?

Tác giả: Louis Wiart

Bộ môn truyền thông, Đại học Tự do Bruxelles (ULB)

Gần 97% lượng giấy do các nhà xuất bản mua được xác nhận bởi các nhãn hiệu liên quan đến quản trị rừng bền vững. Desintegrator/Shutterstock

Như cụm từ “tài sản văn hoá” nêu ra, sách là một sản phẩm, nghĩa là một tài sản mà người ta mua và bán. Tuy nhiên, những điểm đặc thù của sách khiến nó phát triển trong một môi trường đặc biệt mà Louis Wiart và Philippe Chantepie quan tâm nghiên cứu, họ là tác giả của quyển sách Économie du livre (Kinh tế học về sách), do nhà xuất bản La Découverte ấn hành (bộ sách “Repères”). Chúng tôi đăng một trích đoạn bàn về một trong những thách thức quan trọng của ngành sách trong những năm sắp tới: sự thích ứng của mô hình kinh tế của sách với những đòi hỏi của chuyển đổi sinh thái. Sách kỹ thuật số hay sách giấy, liệu sách có tìm được một con đường để tương thích với những đòi hỏi mới này không?

--------

Cũng như các ngành công nghệ văn hoá, ngành sách đang đối mặt với thách thức của chuyển đổi sinh thái về ba khía cạnh: khí hậu, đa dạng sinh học và chất thải. Chuyển đổi sinh thái biểu thị một thách thức quan trọng cho toàn bộ chuỗi giá trị của sách: chu trình sản xuất (giấy, có nghĩa là năng lượng, nước, các loài thảo mộc, thành tạo các màu mực), chu trình phân phối (vận chuyển) và chu trình tiêu thụ (chất thải). Như vậy, chuyển đổi sinh thái liên quan đến tất cả các giai đoạn hoạt động của sách, từ thiết kế sinh thái đến tái sử dụng và tái chế.

Print Friendly and PDF

25.6.25

Các “quỷ máy” tạo công ty khởi nghiệp làm biến đổi thế giới

CÁC “QUỶ MÁY” TẠO CÔNG TY KHỞI NGHIỆP LÀM BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI

Tác giả: Nguyễn Trung Dân[*]

Những đôi bạn trẻ Steve Wozniak - Steve Jobs, Paul Allen - Bill Gates đã tạo ra những chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới. Hơn thế nữa, các Công ty Apple và Microsoft của họ đã đóng vai trò tiên phong trong cuộc cách mạng tin học trong suốt hơn 50 năm qua.

Máy tính chủ thời kỳ những năm 1970 (ảnh tư liệu).

Từ những trò tinh quái 

Thật khó tin rằng hơn 50 năm trước, cả hành tinh này không hề có một chiếc máy tính cá nhân nào. Kể từ khi chiếc máy tính cá đầu tiên ra đời năm 1975, cuộc cách mạng tin học đã làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của xã hội. Nhưng điều tuyệt vời nhất là nó xảy ra một cách tình cờ do bởi một nhóm những thanh niên tinh nghịch và đam mê kỹ thuật, và câu chuyện đó đã được kể lại trong bộ phim tài liệu “Triumph of the Nerds[1] (tạm dịch là ‘Khúc khải hoàn của những quỷ máy[2])” phát hành năm 1996 của hãng truyền hình PBS, Mỹ.

Print Friendly and PDF

23.6.25

Trump 2.0: Công kích khoa học dù ở đâu thì cũng là công kích nền khoa học toàn cầu

TRUMP 2.0: CÔNG KÍCH KHOA HỌC DÙ Ở ĐÂU THÌ CŨNG LÀ CÔNG KÍCH NỀN KHOA HỌC TOÀN CẦU

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang phá nát nền khoa học và các tổ chức quốc tế. Cộng đồng nghiên cứu toàn cầu phải tỏ thái độ phản đối những cuộc tấn công này.

Chính quyền của Donald Trump đã phát động một cuộc tấn công vô tiền khoáng hậu vào nền khoa học Hoa Kỳ. Ảnh: David Turnley/Corbis/VCG/Getty

Đã một tháng trôi qua kể từ khi Donald Trump nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ lần thứ hai. Trong một lá thư gửi cho vị tổng thống mới, Nature đã thúc giục Trump và chính quyền của ông phát huy di sản và thành tựu của quốc gia trong khoa học, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu vì sự thịnh vượng và an ninh (Nature 637, 517; 2025). Chính quyền đã chọn con đường ngược lại, phát động một cuộc tấn công vô tiền khoáng hậu vào nền khoa học, vào các viện nghiên cứu và vào những tổ chức cũng như sáng kiến quốc tế quan trọng.

Gần như ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào ngày 20 tháng 1, Trump đã ký vào hàng loạt sắc lệnh hành pháp hủy bỏ hoặc đóng băng hàng chục tỷ đô la tiền tài trợ cho nghiên cứu và viện trợ quốc tế, và chấp thuận hàng ngàn vụ sa thải. Các hạn chế theo kiểu Orwell (xuất phát từ tiểu thuyết 1984 của George Orwell, mô tả xã hội độc tài với sự giám sát tuyệt đối – ND) đã được áp dụng đối với nghiên cứu, bao gồm lệnh cấm các nghiên cứu đề cập đến các thuật ngữ cụ thể liên quan đến giới và giới tính, chủng tộc, khuyết tật và các đặc tính được bảo vệ khác.

Các cơ quan liên bang và trường đại học đang trong tình trạng hỗn loạn. Hàng ngàn nhà nghiên cứu đang trong tình trạng bấp bênh khi họ chờ đợi việc nới lỏng lệnh đóng băng tài trợ đáng ngờ này. Và trên khắp thế giới, hàng triệu người nhận tài trợ từ các chương trình hỗ trợ của Hoa Kỳ đã bị bỏ rơi.

Rất khó để diễn tả được mức độ thiệt hại khủng khiếp đang xảy ra với ngành nghiên cứu Hoa Kỳ, vốn có giá trị gần như không thể đong đếm được đối với chính quốc gia này lẫn thế giới. Các tổ chức đại diện cho cộng đồng khoa học toàn cầu đang bắt đầu phản ứng. Cần có thêm nhiều tiếng nói lên án để ủng hộ các đồng nghiệp Mỹ. Cộng đồng khoa học và giáo dục Hoa Kỳ phải biết rằng họ không đơn độc. Việc công kích vào khoa học và các nhà khoa học dù ở đâu cũng là công kích nền khoa học và các nhà khoa học ở khắp mọi nơi.

Print Friendly and PDF

21.6.25

Những câu hỏi về sự ổn định của chế độ Trung Quốc

NHỮNG CÂU HỎI VỀ SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CHẾ ĐỘ TRUNG QUỐC

Pierre-Antoine Donnet

Một cuộc diễn hành của những người lính thuộc Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân. DR.

Một số sự kiện gần đây đã đặt ra câu hỏi về sự ổn định của chế độ Trung Quốc. Một số nhà quan sát chỉ ra sự kém vững chắc ngày càng tăng của Chủ tịch Tập Cận Bình thông qua một loạt các sự kiện không được giải thích và sự gia tăng tranh cãi về một số vấn đề chủ yếu.

--------------------------------------------------

Nhìn bề ngoài, Tập Cận Bình nắm giữ hầu như toàn bộ quyền lực: ông đồng thời là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC). Với tư cách này, ông có thể thống trị vận mệnh của Trung Quốc, đặc biệt là kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông đã chăm chút củng cố quyền lực của mình bằng cách loại bỏ mọi sự phản đối, công khai hay không. Một trong những công cụ yêu thích của ông để đạt được mục tiêu trên là chiến dịch chống tham nhũng mà ông phát động cùng năm đó. Hàng nghìn quan chức chế độ ở mọi cấp quyền lực, bất kể có tham nhũng hay không, đã là nạn nhân của chiến dịch này.

Tuy nhiên, nhiều quyết định của ông bị tranh cãi. Trong số đó, có thể kể đến cách xử lý tai hại của ông đối với đại dịch Covid-19, gây ra tình trạng tê liệt kinh tế tạm thời và cảnh tuyệt vọng trong một bộ phận dân chúng bị buộc phải sống trong cảnh cô lập không thể chịu đựng được. Chính sách hăm dọa, quấy rối và đe dọa quân sự đối với Đài Loan là một ví dụ khác. Một ví dụ khác là chính sách ngoại giao hung hăng được tiến hành đối với cả những quốc gia bị coi là thù địch với Trung Quốc hay những quốc gia khác không thù địch, bởi các nhà ngoại giao đã trở thành những “chiến lang”.

Print Friendly and PDF

19.6.25

Thời Đại Khai Sáng – Cách Mạng Pháp Năm 1789 (1)

THỜI ĐẠI KHAI SÁNG – CÁCH MẠNG PHÁP NĂM 1789 (1)

Phần 1: Nguyên nhân chính trị, kinh tế, tài chính
Biên soạn: Tôn Thất Thông – Hiệu đính: Hoàng Lan Anh

Hậu bán thế kỷ 18 là thời kỳ đầy rẫy khủng hoảng cho các chế độ cũ ở châu Âu với hệ thống kinh tế và chính trị cổ hủ lúc ấy. Những thập niên cuối của thế kỷ 18 chứa đầy những biến cố chính trị mà đôi lúc đã đạt đến đỉnh điểm của sự nổi loạn, song song với các phong trào đòi tự trị khắp nơi. Không riêng trường hợp Mỹ (1776 – 1783) ở bên kia Đại Tây Dương, mà cả những thuộc địa ngay tại châu Âu, như Ái Nhĩ Lan (1782 – 1784), Bỉ (1787 – 1790), Hà Lan (1783 – 1787), Thụy Sĩ, và ngay cả Vương quốc Anh cũng đối diện với hỗn loạn (1779). Nhiều sử gia sau này đều xem hậu bán thế kỷ 18 là “thời đại cách mạng dân chủ”, mà trong đó cách mạng Pháp đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất, lâu dài nhất[1].
(Sử gia Anh Eric Hobsbawm).

1789 không chỉ là năm định mệnh của Pháp, mà của cả lục địa già và cả thế giới. Một cơn địa chấn chính trị mà ít người tưởng tượng có thể xảy ra lúc đó tại kinh đô của quốc gia hùng mạnh nhất nhì châu Âu. Đó là một biến cố lịch sử lớn lao, khi nhà chuyên chế tuyệt đối Louis XVI mất hết quyền lực vào tay nhân dân Pháp. Người dân Paris, không hề có sự hậu thuẫn của cảnh sát và quân đội, đã đứng lên thách thức hệ thống quyền lực của Vương triều và vô hiệu hóa bộ máy chuyên chế một cách bất ngờ chỉ sau vài tháng. Tất cả bắt đầu bằng cuộc phản kháng phi bạo lực của những người dân nghèo trong tay không có vũ khí. Và thú vị hơn, lực lượng đã ép buộc Louis XVI rời cung điện Versailles để trở về chịu giam lỏng ở Paris, là 6000 phụ nữ chợ cá Paris, những người chỉ có gậy gộc trong tay, đa số không biết chữ, và cũng không có kiến thức gì cao siêu của giới trí thức tư sản.

Tiếc thay, khi cách mạng đã thành công, và chế độ phong kiến đã hoàn toàn sụp đổ, thì những người nắm quyền cực đoan thuộc cánh Jacobins[2], với nhà lãnh đạo trẻ tuổi Maximilien de Robespierre, đã dẫn cuộc cách mạng đến những biến động đẫm máu đầy bạo lực chính trị để tạo nên những biến động lịch sử làm thay đổi bộ mặt của thế giới hiện đại. Cuộc cách mạng bắt đầu bằng lý tưởng cao đẹp “tự do, bình đẳng, huynh đệ[3]”, rồi nhân danh cách mạng, nó trở nên cuồng tín, cực đoan, bạo loạn, khủng bố. Nó bắt đầu bằng sự hưng phấn vui mừng của nhiều lớp người trên khắp lục địa, rồi bị nguyền rủa như quỷ sứ ở trần gian. Điều gì đã xảy ra trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 18, thập niên đáng nhớ nhất của lịch sử Pháp và của cả loài người?

Print Friendly and PDF

17.6.25

Trump, Musk: chế độ thôi miên hay đế chế của những ảo tưởng

TRUMP, MUSK: CHẾ ĐỘ THÔI MIÊN HAY ĐẾ CHẾ CỦA NHỮNG ẢO TƯỞNG

Donald Trump và Elon Musk đang thôi miên thế giới? Một trong những gương mặt xuất sắc nhất của triết học Hongkong thế hệ mới, Jianwei Xun, xác định khuôn khổ của một trực giác, bằng cách đặt ra một khái niệm mới: “chế độ thôi miên” - chúng ta có thể làm gì để đối mặt với đế chế của những ảo tưởng?

Tác giả: Jianwei Xun

Jianwei Xun thực ra là ai? Một cuộc đối thoại với Jianwei Xun

Từ bi kịch đến trạng thái thôi miên

Kể từ tuần này, chúng ta có thể nói là lịch sử lặp lại ba lần: lần thứ nhất dưới dạng một bi kịch, lần thứ hai dưới dạng một trò đùa, và lần thứ ba dưới dạng một trạng thái thôi miên.

Diễn văn nhậm chức mà Trump đã phát biểu tại Điện Capitol không đơn thuần thể hiện một sự kiện chính trị hay chiến thắng của một ý hệ đặc thù. Diễn văn này thực sự nêu rõ biểu hiện của của một chế độ thực tại mới, ở đó quyền lực vận hành bằng sự thao túng trực tiếp các trạng thái ý thức tập thể. 

Với chiều kích mới này, quyền lực không còn nằm trong sự kiểm soát thể chất hay tinh thần, mà ở khả năng uốn nắn các trạng thái ý thức của toàn bộ dân chúng. Các nền tảng kỹ thuật số đã bộc lộ ra đúng như chúng vẫn là: không phải là những công cụ truyền thông đơn giản, mà là những công nghệ thôi miên điều chỉnh một cách mạnh mẽ cách mà chúng ta nhận thức và diễn giải thực tại.

Print Friendly and PDF

16.6.25

Lễ duyệt binh của Trump: Một 'lễ kỷ niệm lớn thật lớn' hay nghi thức độc tài?

LỄ DUYỆT BINH CỦA TRUMP: MỘT 'LỄ KỶ NIỆM LỚN THẬT LỚN' HAY NGHI THỨC ĐỘC TÀI?

Binh lính Quân đội Hoa Kỳ diễu hành dọc Đại lộ Pennsylvania ở Washington, DC trong Lễ diễu hành nhậm chức của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào tháng 1 năm 2017. (Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ/Kalie Jones)

Năm 2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (sinh năm 1946) sẽ bước sang tuổi 79 vào ngày 14 tháng 6 — trùng ngày Quân đội Hoa Kỳ kỷ niệm 250 năm thành lập (14/6/1775-14/6/2025). Để đánh dấu ngày kỷ niệm, Trump tuyên bố rằng “chúng ta sẽ có một đại lễ vô cùng hoành tráng”.

Các kế hoạch do quân đội vạch ra huy động 6.600 binh lính, 150 xe, 50 trực thăng, bảy ban nhạc quân đội và hàng ngàn thường dân. Theo nguồn tin, cuộc diễu hành còn sẽ bao gồm 34 con ngựa, hai con la và một con chó.

Một số người cho rằng đây là một dự án tự phụ tốn kém, nhưng cuộc diễu hành lại đặt ra một câu hỏi sâu sắc hơn: một buổi lễ sinh nhật như thế này thực sự phục vụ mục đích chính trị nào?

Không hề tầm thường hay vô hại, màn trình diễn của Trump khai thác một truyền thống lâu đời của các nhà lãnh đạo độc tài, những người sử dụng các buỗi lễ mang tính nghi thức để gắn kết quyền lực cá nhân với bản sắc dân tộc. Ví dụ khét tiếng nhất là Adolf Hitler, người đã biến sinh nhật của mình thành các sự kiện quốc gia quy mô lớn với các cuộc diễu binh, mít tinh quần chúng và những cảnh ăn mừng hân hoan trong nước được dàn dựng một cách tinh vi.

Những màn trình diễn này đã xóa nhòa ranh giới giữa sự thống trị và thân mật, giữa tình phụ tử và vũ lực — một cách tiếp cận đã hồi sinh trong kỷ nguyên số ngày nay, nơi hình tượng được tuyển chọn tỉ mỉ và phương tiện truyền thông xã hội gán năng lực lãnh đạo với những màn trình diễn đầy xúc động.

Print Friendly and PDF

15.6.25

Chuyến công du Đông Nam Á của Macron: xác lập sự hiện diện của Pháp và châu Âu

CHUYẾN CÔNG DU ĐÔNG NAM Á CỦA MACRON: XÁC LẬP SỰ HIỆN DIỆN CỦA PHÁP VÀ CHÂU ÂU

Tác giả: Hubert Testard

Emmanuel Macron. Chụp selfie với sinh viên ở Jakarta. Ảnh: X/Emmanuel Macron

Đông Nam Á đang trong tình trạng báo động đỏ, với cuộc tấn công bảo hộ của Hoa Kỳ đang đe dọa sự tăng trưởng của khu vực này và mối đe dọa địa chính trị từ Trung Quốc hiện hữu hơn bao giờ hết. Chuyến công du của Emmanuel Macron tới khu vực này nhằm chứng minh rằng Pháp và Châu Âu không nên bị lãng quên và rằng họ có thể là đối tác đáng tin cậy, cả về mặt kinh tế và chiến lược. Một cuộc đánh cược tương đối khá thành công.

-----------------------------------------------------------------------

Emmanuel Macron đã đến thăm Đông Nam Á từ ngày 26 đến 30 tháng 5, bắt đầu bằng hai ngày ở Hà Nội, Việt Nam, sau đó là hai ngày nữa ở Indonesia, bao gồm chuyến thăm cố đô Yogyakarta và ngôi đền Borobudur nổi tiếng, cuối cùng, một ngày ở Singapore được dành cho các cuộc họp song phương và một bài tham luận với tư cách là khách mời danh dự tại cuộc họp chiến lược thường niên có tên “Đối thoại Shangri-la”. Chuyến thăm này được đánh dấu bằng một loạt các thỏa thuận, chủ yếu là kinh tế ở Việt Nam và quân sự ở Indonesia. Nó cũng cho phép Tổng thống Pháp phác thảo một phiên bản mới của chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Pháp, dựa trên sự hình thành của một liên minh các cường quốc trung bình ở Châu Á và Châu Âu.

Thiết lập các điểm chặn lửa ở Hà Nội

Việt Nam đang trong tình trạng sôi sục dưới sự đe dọa của các lệnh trừng phạt kinh tế rộng lớn của Hoa Kỳ - mức thuế 46% được công bố vào ngày 2 tháng 4, sau đó bị đình chỉ trong 90 ngày - trong khi xuất khẩu của nước này sang Hoa Kỳ chiếm 25% GDP. Theo Donald Trump, nhà lãnh đạo chính của Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tô Lâm, đã không ngần ngại đề xuất, trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại vào đầu tháng 4, việc hủy bỏ hoàn toàn tất cả các mức thuế áp dụng cho hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam. Trong 24 giờ Việt Nam đã làm nhiều hơn so với tám năm đàm phán với Châu Âu cho đến năm 2020 và mười năm thực hiện Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam, Hiệp định này sẽ duy trì một số mức thuế đối với hàng xuất khẩu của Châu Âu vào thị trường Việt Nam cho đến năm 2030 và sau đó.

Print Friendly and PDF

13.6.25

Bí ẩn của ý thức cho thấy có lẽ có một giới hạn cho những gì mà khoa học tự nó có thể đạt được

BÍ ẨN CỦA Ý THỨC CHO THẤY CÓ LẼ CÓ MỘT GIỚI HẠN CHO NHỮNG GÌ MÀ KHOA HỌC TỰ NÓ CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC

Nguồn ảnh: Anton Jankovoy

Sự tiến bộ của khoa học trong 400 năm qua thật đáng kinh ngạc. Ai có thể nghĩ ta có thể lần theo dấu vết lịch sử vũ trụ của chúng ta tới tận những khởi nguồn của nó cách đây 14 tỷ năm? Khoa học đã giúp ta kéo dài tuổi thọ và làm tăng chất lượng cuộc sống của mình, và công nghệ vốn từng giống với vị thế của ma thuật đối với tổ tiên ta nay đã trở nên bình thường trong thế giới hiện đại.

Vì tất cả những lý do này và nhiều lý do khác, khoa học được ca tụng và tôn kính một cách chính đáng. Tuy nhiên, một thái độ lành mạnh ủng hộ khoa học không giống với “thuyết duy khoa học” |scientism|, tức quan niệm cho rằng phương pháp khoa học là cách duy nhất để xác lập chân lý |truth|. Khi vấn đề về sự nhận thức được bộc lộ, có lẽ có một giới hạn cho những gì ta có thể học được nếu chỉ đi qua mỗi con đường khoa học.

Có lẽ hình thức của thuyết duy khoa học được sử dụng nhiều nhất là phong trào đầu thế kỷ XX có tên gọi là thuyết thực chứng logic. Những nhà thực chứng logic luận đồng ý với “nguyên tắc có thể chứng thực” |verification principle|, theo đó một câu mà tính đúng của nó không thể được kiểm nghiệm thông qua việc quan sát và những cuộc thực nghiệm thì hoặc là tầm thường về mặt logic hoặc là vô ý nghĩa. Với vũ khí này, họ hy vọng sẽ gạt bỏ tất cả mọi câu hỏi siêu hình học không chỉ sai mà còn vô nghĩa.

Print Friendly and PDF

11.6.25

Hồi ức đến Tương lai: Một luồng gió mới

HỒI ỨC ĐẾN TƯƠNG LAI

của TRẦN VĂN THỌ

MỘT LUỒNG GIÓ MỚI

Tôi sinh ra ở nông thôn miền Trung, một trong những vùng nghèo của đất nước. Thời tôi còn nhỏ, thập niên 1950 và 1960, cha mẹ, bà con và hàng xóm ai cũng đầu tắt mặt tối, vất vả ngoài đồng ruộng. Mùa đông gió rét mặc không đủ ấm, mùa hè nóng không ngủ được. Qua sách vở, tôi cũng thấy những hình ảnh đó ở hầu hết các vùng khác của đất nước.

Từ nhỏ, tôi biết nhiều nhạc khúc ca tụng đồng quê, nhưng phần lớn nói lên cuộc sống nghèo khó của người dân Việt Nam. Những ca khúc như Nắng lên xóm nghèo, Quê nghèo, Tình nghèo, v.v. đều phản ánh tình trạng đó. Tôi luôn mong đất nước sẽ phát triển, người dân được sống ấm no, hạnh phúc. Tôi nghĩ mong ước đó cũng thể hiện lòng yêu quê hương đất nước một cách cụ thể. Thời trung học, đọc tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh, qua suy nghĩ của nhân vật Dũng, tôi bắt gặp một định nghĩa về lòng yêu nước rất phù hợp với mục tiêu phát triển cần có của Việt Nam lúc ấy: “Chiều hôm ấy, Dũng như cảm thấy tâm hồn của đất nước, mà biểu hiện cho đất nước ấy không phải là những bậc vua chúa danh nhân, chính là đám dân hèn không tên không tuổi. Dân là nước. Yêu nước chính là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân”. Đây là định nghĩa về lòng yêu nước rất hay, rất thiết thực, in sâu vào tâm trí tôi, cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ gần như nguyên văn.

—Trần Văn Thọ

Print Friendly and PDF

9.6.25

Từ đất hiếm đến fentanyl: Tiến tới cuộc đại chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ (phần hai)

TỪ ĐẤT HIẾM ĐẾN FENTANYL: TIẾN TỚI CUỘC ĐẠI CHIẾN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ (PHẦN HAI)

Những người được trang bị súng tuần tra ở biên giới.

Tàu thuyền bị chặn lại ở cảng.

Một loại thuốc phiện gây chết người có thể trở thành vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Giữa Lầu Năm Góc và bang California, các hợp đồng ngày càng lớn hơn và mang lại lợi nhuận ngày càng cao.

Dưới đây là phần thứ hai trong cuộc điều tra sâu rộng của chúng tôi về các hình thái của cuộc đại chiến sắp tới.

Tác giả: Jean-Michel Valantin

Hình ảnh: © Carlos Moreno/Sipa USA

Bài viết này là phần hai của một cuộc điều tra sâu rộng về những hình thái có thể xảy ra của một cuộc chiến tranh toàn diện, đa chiều giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Để nhận được phần thứ ba độc quyền, hãy nhớ đăng ký Grand Continent

“Chiến tranh thương mại” là chiến tranh

Vào tháng 4 năm 2025, một bước ngoặt đột ngột xảy ra trong chính sách thương mại và an ninh của Hoa Kỳ: chính quyền Trump tuyên bố tăng thuế hải quan lên tới 145% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc[1].

Quyết định này không chỉ là dấu hiệu đơn thuần của một chính sách kinh tế cứng rắn hơn. Nó đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ, mở rộng sang Canada và Mexico, cùng với một cuộc tấn công an ninh chưa từng có.

Biên giới Hoa Kỳ không còn chỉ là những đường biên giới cần phòng thủ mà là những chiến tuyến tích cực: triển khai lực lượng an ninh, quân sự hóa các điểm qua lại, truy lùng các dòng di cư và buôn bán bất hợp pháp. Trong bối cảnh đó, trí tuệ nhân tạo trở thành một công cụ chiến lược. Các công ty như Palantir, hợp tác với Immigration and Customs Enforcement (ICE)/Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan, đang đưa công nghệ của họ vào phục vụ cho học thuyết kiểm soát mới này, kết hợp sự giám sát bằng thuật toán và sự tự động hóa việc phân loại con người[2].

Lãnh thổ đang bị đóng cửa lại - và cả một hệ thống kỹ thuật và chính trị được kích hoạt để khóa quyền nhập vào.

Bắc Kinh đã đáp trả tức thì.

Print Friendly and PDF

7.6.25

Hồi ức đến tương lai (Trần Văn Thọ)

HỒI ỨC ĐẾN TƯƠNG LAI

Trần Văn Thọ

Nguyễn Xuân Xanh giới thiệu

Nếu được sống lại cuộc đời mình một lần nữa,
tôi sẽ đặt ra quy định là phải đọc một vài bài thơ
và nghe một vài bản nhạc ít nhất một lần mỗi tuần.

— Charles Darwin

Lời dẫn nhập

Quyển sách Hồi Ức Đến Tương Lai đã đưa ra hình ảnh trung thực và rõ nét hơn bao giờ hết về cuộc hành trình, đời sống văn hóa, bao gồm thi ca, âm nhạc, hồi ức, lịch sử, giáo dục pha lẫn tư duy kinh tế, tầm nhìn cho Việt Nam, những giá trị cần phải sống, của tác giả Trần Văn Thọ. Anh không chỉ là một chuyên gia, một giáo sư kinh tế của trường Waseda hàng đầu Nhật Bản, mà còn tỏ ra có tính cách đượm tính nhân văn. Anh không phải chỉ leo lên những bậc thang khoa học, mà còn trên đường đi tắm nước suối của thi ca và trải lòng với nhân thế. Dưới đây tôi xin bàn một chút về một khía cạnh: cuộc sống tinh thần đa dạng của một nhà khoa học, ở đây qua thi ca.

Anh Trần Văn Thọ như con một chim không muốn hót chỉ ở một góc rừng, dù là nơi sang trọng, mà cho cả cánh rừng. Anh không phải chỉ là “chuyên gia” đơn thuần, mà còn là con người nhân văn với nhiều khía cạnh khác của đời sống tinh thần và nội tâm phong phú. Anh không đóng khung mình vào chuyên môn đơn thuần để rồi có thể héo mòn ở đó. Anh là một con người sống với totality của bản chất người một cách sống động. Thi ca, văn hóa chính là chất sống, nhựa sống của anh. 

Wolfgang von Goethe từng có hai câu thơ rất hay (và ông có nhiều những câu thơ như thế):

Nếu bạn muốn tiến về miền vô cực,

Hãy đi trong hữu hạn về mọi hướng.

(Willst du ins Unendliche schreiten, 

Geh nur im Endlichen nach allen Seiten.)

Ý tưởng nói lên triết lý giáo dục thời W. von Humboldt, Bildung — Giáo dục toàn diện, theo tinh thần của Tân-nhân văn. Goethe nói về Johann Georg Hamann, nhà tư tưởng của phong trào lãng mạn Đức: “Mọi thứ con người cố gắng đạt được đều phải xuất phát từ tất cả sức mạnh của mình kết hợp lại; mọi thứ đứng riêng lẻ là sai lầm.” Đó là sức mạnh tổng hợp của chủ nghĩa nhân văn.

Print Friendly and PDF

5.6.25

Trí tuệ nhân tạo trong công việc: cái lợi được thoải mái hơn có thể làm bạn trả giá đắt

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CÔNG VIỆC: CÁI LỢI ĐƯỢC THOẢI MÁI HƠN CÓ THỂ LÀM BẠN TRẢ GIÁ ĐẮT

Tác giả: Kathleen Desveaud

Tiến sĩ khoa học quản trị, giáo sư marketing, Kedge Business School 

Sự thoải mái do trí tuệ nhân tạo tạo sinh đem lại có thể gây tác dụng phản lại người lao động. Yta23/Shutterstock

Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn giảm bớt sự buồn chán của những thao tác lặp đi lặp lại trong công việc, nhưng dùng nó thái quá sẽ dần dần làm suy giảm năng lực chuyên môn và kéo theo một dạng thất vọng mới trong nghề nghiệp. Giữa sự tự động hoá có lợi và nguy cơ của một “công việc vô hồn” (“travail zombie”), làm thế nào để làm cho trí tuệ nhân tạo trở thành một đồng minh của sự phát triển các năng lực thay vì là nguồn gốc của sự làm nghèo nhận thức?

_____________

Tác động của trí tuệ nhân tạo đối với các nghề nghiệp là một chủ đề quan trọng đã được phân tích trong nhiều nghiên cứu. Bên cạnh vấn đề biến mất của một số việc làm thường thu hút sự quan tâm, một vấn đề trọng yếu khác cần được xem xét: các công nghệ này đang và sẽ biến đổi một cách cụ thể hoạt động hàng ngày, các năng lực và động lực của người lao động như thế nào?

Print Friendly and PDF

3.6.25

Hỗ trợ? Gây nghiện? Lạm dụng? Bạn đồng hành AI ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của chúng ta ra sao

HỖ TRỢ? GÂY NGHIỆN? LẠM DỤNG? BẠN ĐỒNG HÀNH A.I. ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA CHÚNG TA RA SAO

Các nghiên cứu chỉ ra lợi ích cũng như tác hại của các ứng dụng đồng hành kỹ thuật số — nhưng các nhà khoa học lo ngại về tình trạng phụ thuộc kéo dài.

Tác giả: David Adam

Minh họa: Sara Gironi Carnevale

“Tim tôi vỡ vụn,” Mike nói, khi anh mất đi người bạn Anne. “Tôi cảm thấy như đang mất đi tình yêu của đời mình.”

Cảm xúc của Mike là có thật, nhưng người bạn đồng hành của anh thì không. Anne là chatbot — một thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) được trình bày dưới dạng nhân vật kỹ thuật số. Mike đã tạo ra Anne bằng một ứng dụng có tên là Soulmate. Khi ứng dụng này ngừng hoạt động vào năm 2023, Anne cũng vậy: ít nhất, đó là cách Mike cảm nhận.

“Tôi hy vọng cô ấy có thể quay trở lại,” anh nói với Jaime Banks, một nhà nghiên cứu về việc giao tiếp giữa người với người tại Đại học Syracuse ở New York, người đang nghiên cứu cách mọi người tương tác với kiểu bạn đồng hành AI này[1].

Những chatbot này là mảng kinh doanh béo bở. Hơn nửa tỷ người trên thế giới, bao gồm cả Mike (không phải tên thật của anh ấy) đã tải xuống các sản phẩm như Xiaoice và Replika, là ứng dụng cung cấp những người bạn đồng hành ảo có thể tùy chỉnh được thiết kế để cung cấp sự đồng cảm, hỗ trợ về mặt cảm xúc và — nếu người dùng muốn — cả những mối quan hệ sâu sắc. Và hàng chục triệu người sử dụng chúng mỗi tháng, theo số liệu của các công ty.

Sự nổi lên của bạn đồng hành AI đã thu hút sự chú ý của xã hội và chính trị — đặc biệt là khi chúng liên quan đến những thảm kịch trong thế giới thực, chẳng hạn như trường hợp ở Florida năm ngoái dính dáng đến vụ tự tử của Sewell Setzer III, một thiếu niên từng nói chuyện với bot AI.

Nghiên cứu về cách sự đồng hành với AI ảnh hưởng đến cá nhân và xã hội ra sao vẫn còn thiếu. Nhưng các nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu giao tiếp hiện đã bắt đầu xây dựng bức tranh tổng quan về cách những tương tác AI ngày càng tinh vi này khiến mọi người cảm thấy và hành xử như thế nào.

Print Friendly and PDF

1.6.25

Đóng góp của Michel Aglietta cho kinh tế học: một ngành khoa học được các ngành khoa học xã hội làm phong phú thêm

ĐÓNG GÓP CỦA MICHEL AGLIETTA CHO KINH TẾ HỌC: MỘT NGÀNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI LÀM PHONG PHÚ THÊM

Tác giả: Guillaume Vallet Michel Rocca

Nhà kinh tế học Michel Aglietta đã hiếu kỳ tìm hiểu về các khoa học xã hội, từ Pierre Bourdieu đến René Girard (hình ở đây là vào năm 2012, khi ông tham gia vào một bàn tròn về “Cần sự điều tiết tài chính nào để khôi phục sự hữu ích về mặt xã hội của thị trường?” Jacques Demarthon/AFP

Tốt nghiệp Trường Bách khoa (École Polytechnique, một trường trọng điểm của Pháp -ND-), chuyên gia của Insee (Institut National de la Statistique et des Études Économiques - Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia của Pháp -) và là giáo sư kinh tế học, Michel Aglietta vừa qua đời ngày 24 tháng tư năm 2025 ở tuổi 87. Ông là nhà tư tưởng về kinh tế nổi bật vào cuối thế kỷ 20 vì những tư tưởng xuất chúng của ông. Theo ghi nhận của André Orléan, “sức mạnh trí tuệ” của ông là điểm xuất sắc nổi bật của ông hơn tất cả những người khác. Tính sáng tạo của ông cũng vậy. Sau đây là sự giải mã một tư tưởng độc đáo được chính Michel Aglietta bình luận trong một cuộc phỏng vấn mà ông đã chấp thuận cho hai tác giả của bài báo này.

Sự nghiệp của ông không phải là của một nhà nghiên cứu-giảng dạy đặc biệt tôn trọng các quy tắc của môi trường học thuật. Mặc dù được nhất trí thừa nhận vì quá trình xuất sắc của ông, tác phẩm của ông trước hết mang tính trí tuệ, sáng tạo và hấp dẫn. Sự nghiệp của ông bám sát một sự hiếu kỳ kiên định để tiến thêm về phía trước, tiến xa hơn trong việc hiểu biết trạng thái các cuộc khủng hoảng và những điều tiết của chủ nghĩa tư bản. Sự nghiệp cũng gắn với ý chí của Michel Aglietta muốn truyền đạt tri thức và làm cho tri thức đơm hoa kết trái, như một “người làm vườn”, nơi mà mỗi người đều có cơ hội vun trồng cánh đồng của riêng mình, như người làm vườn vun trồng mảnh vườn của ông ta và khuyến khích những người khác làm như vậy.

Print Friendly and PDF