15.5.18

Ngày nay có nên đọc Marx không?

NGÀY NAY CÓ NÊN ĐỌC MARX KHÔNG?

CHRISTIAN CHAVAGNEUX

Jean-Marc Daniel
Robert Boyer
Jean-Marc Daniel, Phó Giáo sư tại ESCP Châu Âu
Robert Boyer, Giám đốc nghiên cứu tại CNRS, Giám đốc học thuật tại EHESS và nhà nghiên cứu tại Cepremap





Các ông đã giáp mặt với công trình của Marx như thế nào?
David Ricardo (1772-1823)
Léon Walras (1834-1910)
Jean-Marc DanielTôi thuộc về một thế hệ mà các giáo sư sử học gần với đảng cộng sản: vì thế, khi còn học ở trung học, tôi không chỉ được nghe nói rất nhiều về Lenin, mà còn về Marx nữa, nhưng một chút thôi. Cuộc gặp gỡ về mặt trí thức diễn ra sau đó, khi tôi còn là sinh viên. Ở trường Ensae [École nationale de la statistique et de l'administration économique – Trường thống kê và quản lý kinh tế quốc gia], André Orléan đã cho chúng tôi đọc Piero SraffaDavid Ricardo và Karl Marx. Sau đó, tôi đã có một kỳ thực tập ở Praha, vào năm 1978. Ở đó, tôi phát hiện ra một thành phố đầy những bức chân dung của Marx và một cộng đồng người dân nguyền rủa ông ấy, cáo buộc ông ấy chịu trách nhiệm về các điều kiện sống thảm hại của họ.
Robert BoyerỞ trung học, tôi có một giáo sư sử phát triển một phân tích marxistkể cả về cuộc Cách mạng PhápSau đó, thế hệ của những năm 1960, một cách ngầm hiểu hoặc công khai, tất cả chúng tôi đều là những người theo chủ nghĩa Mác, những người marxist giáo điều hoặc phê phán. Marx đã cho tôi, ngay lập tức, một cách để hiểu thế giới, một công cụ trí tuệ, trong khi vẫn duy trì một quan hệ phê phán. Cuốn Le capital [Tư bản luậnkhông hề dễ đọc, nhưng nó không bao giờ nhàm chán!


Marx nhìn như thế nào vai trò của cạnh tranh?
RBCái nhìn của Marx rất rõ ràngông ấy trình bày một thế giới trong đó các doanh nghiệp đấu tranh với nhau và người lao động ăn lương bị đặt vào thế cạnh tranh, nhưng ông ấy không bỏ qua các hiện tượng tập trung và khả năng độc quyền. Phân tích của ông ấy được định vị rõ ràng: cạnh tranh có nhiều hình thức khác nhau ở Vương quốc Anh và các quốc gia khác.
E. Böhm-Bawerk (1851-1914)
J. -MDÔng ấy có một cái nhìn rất cổ xưa, theo đó tất cả người lao động ăn lương đều cạnh tranh với nhau. Thế nhưng, theo như nhà kinh tế học người Áo Eugen von Böhm-Bawerk, vào thời của Marx, đã có các kỹ sư và công nhân, các ngành nghề khác nhau, nhưng không cạnh tranh nhau. Marx cũng nghiên cứu sự phát triển của cạnh tranh quốc tế như đã được chứng minh trong "Diễn văn về thương mại tự do" của ông, được đọc vào năm 1848. Ông phát triển một quan điểm độc đáo: đối với ông, những người ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ là những người bảo thủ, vì vậy ông không thể là người theo chủ nghĩa bảo hộ. Ngoài ra, ông ấy cũng tìm thấy một lợi thế ngược đời trong giao dịch tự dokhi để người lao động ăn lương cạnh tranh với người lao động của các nước khác, thì hoặc họ sẽ nghèo đi hoặc họ sẽ thất nghiệp. Điều mà, cuối cùng, sẽ đẩy nhanh cuộc nổi dậy của họ!
RBKhi cạnh tranh đối với một số người là một lý tưởng, thì đối với Marx, đó là quá trình liên quan đến sự tương tác của các quan hệ thị trường và của quan hệ tiền lương. Đó là động cơ của chủ nghĩa tư bản. "Cuộc đấu tranh của mọi người chống mọi người" có một hiệu ứng mang tính hệ thống, góp phần vào động thái lịch sử.
J. -MDỞ Marx, cạnh tranh tất yếu là điều không công bằng. Cái nhìn về cạnh tranh đã thay đổi trong vòng một thế kỷ ngắn: đối với những người theo thuyết trọng nông, cạnh tranh tất yếu là hài hòađối với Ricardo, nó có thể liên quan đến những thủ đoạn xấu xa; đối với Marx, thì chỉ có những thủ đoạn xấu xa!
RB: Và các nỗ lực làm dịu cạnh tranh đều vô ích. Một trực giác thú vị.
Liệu có những yếu tố hữu ích nào ở Marx để hiểu được các cuộc khủng hoảng kinh tế không?
Joseph Schumpeter (1883-1950)
J. -MDKhủng hoảng là khủng hoảng của sản xuất thừa, nó phát sinh từ cung. Người sản xuất không phân phối đủ sức mua để bán tất cả sản phẩm của họ. Theo cái nhìn của Marx, khủng hoảng cuối cùng sẽ dẫn hệ thống đến diệt vongThế nhưng chủ nghĩa tư bản không chết vì khủng hoảng, ngược lại, nó lợi dụng khủng hoảng để tự hồi sinh. Dẫn lời của Schumpeter, chủ nghĩa tư bản thực hành sự hủy diệt sáng tạo. Các cuộc suy thoái không dẫn đến diệt vong, bằng chứng: từ 2007-2008, chúng ta vẫn sống đấy thôi!
RBKhi lý thuyết thống trị nói rằng nếu có những điều chỉnh đúng đắn, chúng ta có thể tránh được khủng hoảng, thì Marx mô tả một quá trình nội sinh những mất cân bằng, thông qua tiền tệ, tích lũy, đầu cơ. Ông ấy đã nhầm với ý tưởng cho rằng các cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau tuân theo một định luật nội tại làm tăng tốc sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản. Ông ấy đã sai khi khái quát hoá các cuộc khủng hoảng mà ông đã quan sát trong giai đoạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản mà ông đã sống.
Ernest Mandel (1923-1995)
Tương tự, vào năm 1967, Ernest Mandel, nhà kinh tế học Mác-xít, dự đoán sự bước vào cuộc khủng hoảng cuối cùng của chủ nghĩa tư bản trong khi đó chỉ là một cuộc suy thoái khiêm tốnĐó là tất cả vấn đề của các khoa học xã hộimỗi người đều lý thuyết hóa chủ nghĩa tư bản của thời mình, chúng ta thuộc về một thời kỳ mà ta nghĩ rằng có vẻ không thể vượt qua. Có những tiến bộ khôngVào thời cuộc khủng hoảng năm 1929 đã có bao nhiêu kiến giải đối lập nhau thì ngày nay cũng có bấy nhiêu kiến giải đối lập nhau về sự kiện đóSự không cộng dồn các kiến ​​thức này là điều rất ấn tượng.
Marx đã không vượt qua được thời đại của ông trên những điểm nào?
RBMarx ngoại suy cho dài hạn những gì mà ông thấy trước mắt: sự bần cùng của người lao động ăn lương, sự gia tăng thời gian làm việc, v.v.. Tuy nhiên, ông ấy cũng nói rằng chủ nghĩa tư bản là đổi mới sáng tạo, nhưng ông không thể tưởng tượng được sự chinh phục của các quyền chính trị, nhà nước phúc lợi, quyền lực của các nghiệp đoàn, và vân vân. Đây là một sai lầm có thể hiểu được vì các lý thuyết kinh tế là sản phẩm của lịch sử, chứ không phải điều ngược lại.
J. -MDTôi đồng ý với những gì mà Robert Boyer vừa nói. Trong diễn văn dẫn nhập bộ L’encyclopédie [Bách khoa toàn thư], d'Alembert nhấn mạnh rằng các ý tưởng của nhà khoa học xuất phát từ cảm giác cá nhân, từ thời sự mà nhà khoa học thấy trước mắt, và từ khả năng mang lại ý nghĩa cho các sự kiện. Marx hòa nhập khá tốt vào bức tranh miêu tả nàyÔng ấy có một tính cách mạnh mẽ và các quan điểm của ông ấy thường được nuôi dưỡng từ sự phản đối các ý tưởng của những người mà ông không chịu được. Ông ấy cũng là một nhà phân tích thời đại của ôngngày nay, người ta đánh giá lại những tác phẩm đầu tiên của ông, được xuất bản dưới tiêu đề Manuscrits de 1844 [Bản thảo năm 1844], được viết trong một xã hội bệnh hoạn và bất bình đẳng theo kiểu Dickens, một xã hội bạo lực. Quá bận rộn, ông ấy không có khả năng nhìn cho thật xa. Mặc cho quyết tâm đề xuất một "chủ nghĩa xã hội khoa học", theo ý tôi, ông ấy đã không chứng minh được tính khoa học của công trình mình. Ông lý thuyết hóa một sự sụp đổ máy móc tương ứng với mong muốn của nhà hoạt động phong trào hơn là với một phân tích sâu sắc.
Liệu ngày nay có nên giảng dạy Marx cho những ai muốn trở thành nhà kinh tế học không?
J. -MDTôi nghĩ chúng ta có thể bỏ qua nhà kinh tế học Marx. Hãy để Marx cho các nhà triết học và các sử gia.
RBGiống như lý thuyết điều tiết, có thể cải tiến những ý tưởng cơ bản nhất của ông ấy bằng tất cả các công cụ hiện đại. Làm thế nào để điều chỉnh khung phân tích của Marx để làm cho nó thích hợp hơn ngày nay? Liệu có thể tạo ra một mô hình nghiêm ngặt về khủng hoảng nội sinh khôngĐó là bấy nhiêu thách thức đáng để chấp nhận.
Marx khiến phải suy nghĩ đến một câu hỏi nền tảngliệu có thể tạo ra một lý thuyết về lịch sử không? Bởi vì đó chính là những gì mà ông ấy đã nỗ lực và đã thất bại. Trong thực tế, chúng ta quan sát được một sự đối kháng giữa một mô hình hoàn chỉnh, theo nghĩa của các chuẩn hiện tại của bộ môn, và một mô hình thích hợp về mặt diễn tiến lịch sử. Lời khuyên của tôi cho các nhà kinh tế học ngày nayhãy cứ lập các mô hình, nhưng hãy thận trọngkhi tạo ra chúng mà không có các căn cứ nghiêm ngặt, thì bạn hoàn toàn có thể không nắm bắt được chiều hướng của lịch sử.
Léon Walras (1834-1910)
J. -MDLiệu đó là Marx hay là một truyền thống Mác-xítVề chiều kích tài chính của chủ nghĩa tư bản, tốt nhất nên đọc Rudolf Hilferding. Ông giữ lại đấu tranh giai cấp, nhưng đề xuất một cái nhìn hiện đại về kinh tế. Về câu hỏi tại sao chủ nghĩa tư bản luôn thoát hiểm, tốt nhất nên đọc Janos Kornai, mà các tác phẩm của ông chưa được biết đến nhiều. Còn không nữa, để đào tạo một nhà kinh tế học giỏi, thì nên đọc Leon WalrasCách tiếp cận tân cổ điển đề xuất sử dụng các công cụ khoa học, cách tiếp cận của Marx phục vụ cho một tầm nhìn định trước về thế giới, đó là cách tiếp cận của một người đấu tranh.
RBMarx vừa là một nhà khoa học vừa là một người đấu tranh. Ông ấy không phải là một giáo sư, ông ấy đề xuất một lý thuyết cho hành động. Những sai lầm của ông ấy là nguồn nuôi dưỡng tốt nhất sự sự suy tưởng kinh tế, so với những điều chắc chắn của các công trình tân cổ điển! Bằng cách thủ tiêu lịch sử và chính trị, các công trình tân cổ điển tước đi một sự suy tưởng thiết yếulàm thế nào để giải thích sự chuyển động của lịch sử?
BUỔI PHỎNG VẤN DO CHRISTIAN CHAVAGNEUX THỰC HIỆN
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
NguồnFaut-il lire Marx aujourd’hui?Alternatives Economiques, 01/03/2018 Print Friendly and PDF