4.5.25

Tiến tới cuộc đại chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ (phần một)

TIẾN TỚI CUỘC ĐẠI CHIẾN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ (PHẦN MỘT)

Ở hai bên bờ Thái Bình Dương, hai gã khổng lồ đang chuẩn bị cho trận chiến.

Hàng triệu máy bay không người lái, hàng nghìn tàu chiến, vệ tinh, trung tâm dữ liệu và thuế quan... Những yếu tố của cuộc đối đầu, một phần, đã có rồi. Chúng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để biết được chiến tranh công khai sẽ như thế nào.

Tập đầu tiên của cuộc điều tra sâu rộng của Jean-Michel Valantin.

Tác giả: Jean-Michel Valantin[*]

Hình: © SIPA

Trên không, hàng ngàn máy bay không người lái được trang bị AI tiến hành chiến tranh mà không cần sự chỉ huy của con người, hoạt động giống như một siêu quân đội không có người lãnh đạo.

Chúng quyết định mọi thứ, hạ cánh và bay từ một tàu sân bay khổng lồ được chế tạo riêng cho chúng.

Chúng sắp bao vây Đài Loan...

Khi cuộc đối đầu trở nên gay gắt, chiến tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể diễn ra dưới hình thức nào?

Chúng tôi công bố phần đầu tiên của cuộc điều tra để chuẩn bị cho cuộc đối đầu sắp tới. Để nhận các tập tiếp theo trong hộp thư điện tử của bạn, hãy đăng ký Le Grand Continent.

Print Friendly and PDF

Vòm Titus: Hai phù điêu lối đi (Khảo cổ học, N. L. Việt và N. L. Dũng)

Vòm Titus: Hai phù điêu lối đi

“Chiến thắng” và “Chiến lợi phẩm”

Nguyễn Lương Việt& Nguyễn Lương Dũng**

*Cử nhân Khảo cổ học (Đại Học Würzburg, Đức)
**Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cơ học (Đại Học Bách Khoa TP.HCM)

Mở đầu

Các mái vòm khải hoàn, những tượng đài độc lập hình cổng, được xây dựng ở Rome, nước Ý, để tôn vinh các hoàng đế chiến thắng. Chúng được dùng để chứng minh sự bất khả chiến bại của người La Mã và nhắc nhở các thế hệ sau về vô số chiến thắng của họ. Khải Hoàn Môn Titus ở Quảng trường La Mã tại Rome là khải hoàn môn cổ đại lâu đời nhất còn sót lại với chỉ một lối đi duy nhất. Nó được xây dựng vào năm 81 sau Công nguyên trên đỉnh núi Velia, một dãy núi nối Palatine với Esquiline.  Đây cũng là điểm cao nhất của đường Via Sacra chính và lối vào Quảng trường La Mã (Forum Romanum). Có rất ít tài liệu về Khải Hoàn Môn Titus từ thời cổ đại. Khải hoàn môn có lẽ được Thượng viện của Đế chế La Mã xây dựng cho Titus để kỷ niệm chiến thắng của Titus (39-81, Hoàng đế La Mã 79-81 SCN) và cả cha ông là Vespasian (9-79, Hoàng đế La Mã 69-79 SCN) chống lại người Do Thái. Bài viết này mô tả về Khải Hoàn Môn Titus nổi tiếng, bao gồm các phù điêu và dòng chữ khắc trên đó, nhằm làm rõ lý do xây dựng công trình này. Các phù điêu trên hành lang rất quan trọng: “Phù điêu chiến thắng” và “Phù điêu chiến lợi phẩm”. Bài viết cũng mô tả lý do xây dựng một khải hoàn môn hoành tráng như vậy: chiến thắng của Titus trong cuộc chiến chống người Do Thái và sự phong thánh cho Titus do Viện nguyên lão La Mã quyết định sau khi Titus qua đời.

Vòm Titus ở Rome (Theo Pogorzelski, 2015)

Print Friendly and PDF

2.5.25

Nợ quốc gia của Hoa Kỳ là gót chân Achilles của nước này, nhưng Trung Quốc lại thấy đó là cơ hội

NỢ QUỐC GIA CỦA HOA KỲ LÀ GÓT CHÂN ACHILLES CỦA NƯỚC NÀY, NHƯNG TRUNG QUỐC LẠI THẤY ĐÓ LÀ CƠ HỘI

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vỗ tay tại lễ ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 6 năm 2024. (Ảnh: AP, Jade Gao)

Trung Quốc đang dần khẳng định mình là nhân tố chính trong tổ chức mà gần đây được gọi là Phương Nam Toàn cầu, vốn là Phong trào Không liên kết trước đây. Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới của các nước đang phát triển. Điều đó khiến nhiều người lo ngại rằng nước này sẽ khuất phục các đối tác thông qua “bẫy nợ” và dùng nó để thiết lập “phạm vi ảnh hưởng bá quyền”.

Vị thế kinh tế của Trung Quốc mạnh đến mức hiện điều này được coi là mối đe dọa chính đối với đồng đô la Mỹ. Trung QUốc là một thành viên có ảnh hưởng của nhóm BRICS+ (bao gồm cả Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi). Nhóm này đang nỗ lực thiết lập một thế giới đa cực thách thức sự bá quyền của phương Tây, cụ thể là sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Tôi đã phân tích vấn đề này trong một bài viết trước.

Dù không trực tiếp dùng từ “mối đe dọa” [threat] nhưng chính quyền Hoa Kỳ hiện coi Trung Quốc là “thách thức lâu dài nghiêm trọng bậc nhất” đối với trật tự quốc tế. Chuyện dễ hiểu khi mà mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là chấm dứt sự thống trị của đồng đô la Mỹ, nền tảng của quyền bá chủ Hoa Kỳ.

Là một nhà nghiên cứu về kinh tế chính trị quốc tế tại Đại học Laval, tôi đang tìm hiểu vai trò của Trung Quốc trong quá trình phi đô la hóa thế giới.

Print Friendly and PDF